Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 20 - Chủ đề nhánh: Mùa xuân của bé

I.Yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ thực hiện đúng, nhớ tên vận động chuyền bóng qua đầu, qua chân.

- Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng định hướng chuyền bóng.

- Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện vận động.

- Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc.

3. Thái độ:

- Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động.

- Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị:

- Nhạc

- Bóng

 

docx20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 20 - Chủ đề nhánh: Mùa xuân của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ chơi tự do Quan sát hoa mùa Xuân. - Quan sát: Hoa mai, hoa đào. - Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của hoa mai, hoa đào. Trẻ biết được đặc trưng hoa mai nở ở miền Nam. Hoa đào nở ở miền Bắc. - Chuẩn bị: Tranh, ảnh hoa mai, hoa đào. - Giáo dục: Trẻ phải biết giữ gìn sản phẩm của mình và bạn. * Trò chơi vận động: Lộn cầu vòng -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Quan sát chợ Tết. - Quan sát: Chợ Tết - Yêu cầu: Trẻ biết chợ vào mùa xuân bán rất nhiều mặt hàng: Bánh kẹo, hoa, trái cây không khí chợ rất sôi nổi. Chuẩn bị: Tranh, ảnh chợ Tết. - Giáo dục: Trẻ không xô đẩy bạn khi chơi * Trò chơi vận động: Kéo co. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Quan sát câu đối đỏ. - Quan sát: Câu đối đỏ. - Yêu cầu: Trẻ biết vào ngày tết trong nhà thường treo tranh ông đồ và câu đố tết. Đó là những câu đối chúc nhau những điều may mắn. Chuẩn bị: Tranh, ảnh câu đối đỏ - Giáo dục: Cháu biết cách chơi an toàn và biết bảo quản đồ chơi. * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Quan sát khung cảnh mùa Xuân. - Quan sát: Cảnh mùa xuân. - Yêu cầu: - Trẻ biết khung cảnh nhộn nhịp ngày Xuân: hoa khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc, mọi người diện quần áo mới ra đường, .... - Chuẩn bị: Tranh, ảnh khung cảnh mùa Xuân. * Trò chơi vận động: Kéo co. -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. Kế hoạch hoạt động chung 8h40 - 9h10 THỂ DỤC - VĐCB: Chuyền bóng qua đầu, qua chân. MTXQ Các mùa trong năm TẠO HÌNH - Tô màu tranh ảnh mùa xuân LQVT - Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4. VĂN HỌC Truyện “Sự tích mùa Xuân” ÂM NHẠC - Hát: Mùa Xuân -VĐ: Vỗ tay theo lời ca. - NH: “Cò lả” Hoạt động góc 9h20 - 10h10 *Góc xây dựng: Xây công viên. *Góc phân vai: Gia đình – chợ Tết. *Góc nghệ thuật: Dán mâm ngủ quả, tô tranh ngày Tết. *Góc học tập: Xem tranh ngày Tết, dán hoa theo số lượng cho trước. *Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 15h30 - 17h30 - Ôn kỹ năng: “Chuyền bóng qua đầu, qua chân” - LQ: “Các mùa trong năm” -Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Các mùa trong năm” - LQ: “Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.” -Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: “Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4.” - LQ: Truyện “ Sự tích mùa Xuân - Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: Truyện “Sự tích mùa Xuân” - Làm quen bài hát mới “ Mùa Xuân ” -Nhận xét, tuyên dương. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn truyện, bài hát đã học trong tuần. -Nhận xét cuối tuần. - Cấm cờ bé ngoan. - Vệ sinh trả trẻ.. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: MÙA XUÂN CỦA BÉ Thời gian: 16/01-21/01/2017 I. YÊU CẦU: - Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ. - Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi. - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề “Thực vật và bé ”. - Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Gia đình- chợ Tết. * Nhóm gia đình: - Cha mẹ: Thái độ vui vẻ, yêu thương, chăm sóc con cái. - Con: Hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ. * Nhóm chợ Tết: - Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng. - Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng. 2. Góc xây dựng: Xây công viên. - Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây. - Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý. - Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý thiên nhiên, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp. 3. Góc nghệ thuật: Dán mâm ngũ quả, tô tranh ngày Tết. - Trẻ biết dùng kỹ năng đã học về dán quả ngày Tết. - Phát triển óc sáng tạo của trẻ, trẻ biết phối hợp tạo ra sản phẩm đẹp. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi dán quả – tô màu tranh ngày Tết. 4. Góc học tập: Xem tranh ngày Tết, dán hoa theo số lượng cho trước. - Trẻ biết được không khí vui vẻ ngày Tết. - Trẻ biết chọn hoa dán theo số lượng. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. - Trẻ biết chăm sóc rau xanh : Tưới nước, bắt sâu... - Trẻ biết lấy đồ dùng để chơi - Biết làm vệ sinh sạch sẽ kệ để cây xanh. II. CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Gia đình- chợ Tết. * Nhóm gia đình: - Đồ dùng, đồ chơi gia đình: bàn ghế, bình hoa, * Nhóm chợ Tết. - Bàn ghế, điện thoại, tiền. - Giang hàng bán Tết: bánh mứt, hoa, lịch, câu đối,. 2. Góc xây dựng: Xây công viên - Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh, - Đồ dùng-đồ chơi 3. Góc nghệ thuật: Dán mâm ngũ quả, tô tranh ngày Tết. - Bút màu, giấy vẽ, hồ dán, đất nặn, bảng nặn, khăn. 4. Góc học tập: Xem tranh ngày Tết, dán hoa theo số lượng cho trước. - Hoa - Tranh ngày Tết. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Cô và các bạn cùng hát bài : “Sắp đến Tết rồi”. + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Hoạt động góc lớp mình có mấy góc chơi ? + Các con đang hoạt động ở chủ đề nào? + Với chủ đề “Bé và muà xuân” các con thích chơi ở những góc nào? I/ Thỏa thuận trước khi chơi : 1.Góc phân vai: Gia đình- chợ Tết. - Góc phân vai các con chơi gì? - Gia đình cần có những ai? - Các thành viên trong gia đình như thế nào với nhau? - Nhóm chơi chợ Tết cần những vai chơi nào? - Công việc của chủ cửa hàng là gì? - Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng? - Cho trẻ về góc chơi 2. Góc xây dựng: Xây công viên. - Ở góc xây dựng các con chơi gì ? - Để xây được công trình cần có những ai ? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng? - Khi xây dựng thì các chú công nhân làm việc như thế nào ? - Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ? - Cho trẻ đăng ký chơi ở góc xây dựng. 3. Góc nghệ thuật: Dán mâm ngũ quả, tô tranh ngày Tết. - Các con nghĩ mình sẽ chơi gì ở góc nghệ thuật? - Để thực hiện các con cần có những gì? - Khi chơi các con như thế nào? - Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì? 4. Góc học tập: Xem tranh ngày Tết, dán hoa theo số lượng cho trước. - Hôm nay góc học tập chơi gì? - Các con dự định chơi như thế nào? II/ Quá trình chơi: - Trẻ vào góc chơi mình đăng kí, từng nhóm thỏa thuận vai chơi và bầu trưởng nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi. Vd: + Góc xây dựng: Công nhân không làm nhiệm vụ chủ công trình phân công mà làm việc của người khác Cô đến hỏi chủ công trình đã phân công ai xây khu vực này, bạn đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình chưa? Có thể chủ công trình gọi bạn dó lại xây hoặc phân công một bạn khác + Góc phân vai: Trẻ quên sử dụng ngôn ngữ vai chơi, cô hỏi: chị bán gì? Mẹ đang làm gì?... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. III/ Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét vai chơi, nhận xét thái độ và hành động của nhóm chơi. - Nhận xét công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành. - Khen trẻ chơi tốt, động viên trẻ chưa tích cực tham gia. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ thực hiện -Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe. -Trẻ thực hiện KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai, ngày 16 tháng 01 năm 2017 Đề tài : CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU, QUA CHÂN TCVĐ: Nhảy bao bố I.Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ thực hiện đúng, nhớ tên vận động chuyền bóng qua đầu, qua chân. - Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng định hướng chuyền bóng.. - Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện vận động. - Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc. 3. Thái độ: - Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động. - Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: Nhạc Bóng III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động gây hứng thú. Nhìn xem! Trên tay cô có gì đây?(bóng) - Các con quan sát xem cô làm gì với quả bóng này nha. - Đó là vận động chuyền bóng qua đầu, qua chân. Nhưng trước hết các con cùng cô thực hiện bài tập thể dục nhé! 1. Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 4 hàng ngang cách đều nhau. 2. Hoạt động 2: Bé thể hiện mình. a. Bài tập phát triển chung: + Hô hấp: Gà gáy ( 2 lần 8 nhịp) + Động tác tay vai 2: Đưa hai tay ra trước, gập trước ngực. (4 lần 8 nhịp) + Động tác chân 2: Đứng khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước( 4 lần 8 nhịp) ĐTNM + Động tác lưng bụng 2: Đứng xoay người sang 2 bên. (2 lần 8 nhịp) + Động tác bật 2: Bật tách khép chân. ( 2 lần 8 nhịp) .b.Vận động cơ bản: Chuyền bóng qua đầu, qua chân - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "chuyền bóng qua đầu, qua chân". - Cô thực hiện mẫu lần 1 không phân tích. - Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp phân tích. - TTCB: Cầm bóng 2 tay, bằng các đầu ngón tay, các ngón tay xòe đều 2 bên quả bóng, tay đưa lên cao qua đầu ra phía sau chuyền cho bạn đứng sau. Bạn đứng sau đón bóng bằng 2 tay, tay trên tay dưới, tay đưa lên cao qua đầu ra phía sau chuyền cho bạn đứng sau mình.Tiếp tục thực hiện như thế cho đến bạn cuối cùng, trẻ cuối hàng và các bạn trong hàng sẽ quay lưng lại cuối xuống và chuyền bóng qua chân. - Mời 3 trẻ khá lên thực hiện và sửa sai. * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ xếp thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành tổ thi đua với nhau. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. c. Trò chơi “Nhảy bao bố” - Các bạn thi đua rất giỏi. Bây giờ chúng ta cùng chơi “Nhảy bao bố” nha! - Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội. Trước khi chơi, mỗi đội được phát 1 cái bao bố và xếp thành 1 hàng dọc trước vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh chuẩn bị, những người đứng đầu hàng của mỗi đội bước vào trong bao bố, 2 tay giữ chặt miệng bao. Khi nghe hiệu lệnh nhảy, người chơi phải nhanh chân nhảy từng bước đến đích rồi quay lại đưa bao cho người thứ 2. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Khi chơi các đội nhớ cố gắng giữ thăng bằng vì rất dễ vấp ngã. - Luật chơi: Đội nào hoàn thành trước và không phạm qui là đội chiến thắng. - Khi chơi không chen lấn hay xô đẩy bạn. - Cho trẻ chơi 1 -2 lần * Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe và quan sát Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 17 tháng 01 năm 2017 Đề tài : CÁC MÙA TRONG NĂM I. Yêu cầu: 1.Kiến thức: - Củng cố kiến thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của các mùa trong năm. - Biết được sự thay đổi thời tiết theo mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và đời sống động thực vật. - Phân biệt được những dấu hiệu đặc trưng của các mùa, 2.Kỹ năng: - Có kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa. - Phát triển khả năng phối hợp với bạn cùng chơi. - Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi. - Phát triển ngôn ngữ tự tin khi giao tiếp cho trẻ. - Rèn kỹ năng trả lời tròn câu, đủ ý cho trẻ. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ: - Yêu quý các mùa trong năm. - Biết chúc mừng ngày Tết. II.Chuẩn bị: - Nhạc - Tranh lô tô III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Hoạt động gây hứng thú: Chào mừng các bạn đến tham quan triễn lãm tranh bốn mùa hôm nay! - Vậy các bạn có biết bốn mùa là những mùa nào không? - Để biết thêm về đặc điểm của các mùa thì các bạn cùng cô tìm hiểu nhé! 1.Hoạt động 1: Các mùa trong năm Bây giờ chúng ta cùng tham gia một trò chơi nhỏ: Cô chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ quan sát một bức tranh về các mùa, sau đó cùng thảo luận và cho cô biết tên cũng như đặc điểm của mùa đó? - Bức tranh thể hiện mùa nào? - Mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông có đặc điểm gì? - Thời tiết các mùa như thế nào? - Các bạn có biết vào các mùa thì có những sự kiện nào không? ( Cô hỏi từng nhóm) => Cô chốt lại nội dung và khái quát lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa có nét đặc trưng riêng, đó là: Mùa xuân: Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mai, hoa đào nở rộ . Mùa xuân có ngày Tết cổ truyền, các em bé được mặc áo mới ,được đi chúc tết ông bà. Mùa hạ: Trời nắng gay gắt, thời tiết nóng bức, hoa phượng đỏ rực báo tin một năm học đã kết thúc , học sinh được nghỉ hè, được đi tắm biển, thả diều Mùa thu: Khí hậu dịu mát, gió heo may thổi nhè nhẹ, lá vàng rơi rụng nhiều, có ngày hội đến trường, ngày hội trăng rằm mà trẻ em luôn mong đợi để được phá cỗ, rước đèn. Mùa đông: Bầu trời u ám, mưa phùn, gió bấc. Thời tiết lạnh, cây cối khẳng khiu, trụi lá mọi người phải mặc ấm. Mùa đông có ngày lễ giáng sinh vui nhộn. - Vậy mùa xuân và mùa đông có gì khác nhau ? Mùa xuân Mùa đông - Khí hậu ấm áp - Có nhiều lễ hội mùa xuân - Mặc nhiều quần áo đẹp để tham gia các lễ hội mùa xuân - Cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở.. - Khí hậu lạnh. - Có ít lễ hội trong mùa đông - Mặc quần áo kín, ấm, nhiều áo, đầu đội mũ, chân đi tất - Cây khô, trụi lá, hoa cỏ xơ xác - Con thích mùa nào nhất ? Vì sao ? 2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Mùa nào đẹp nhất” * Giới thệu trò chơi: Mùa nào đẹp nhất * Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm tượng trưng cho 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Các nhóm sẽ dựa vào kinh nghiệm, kiến thức của mình về các mùa để chọn những chi tiết có sẵn hoàn thành bức tranh về mùa mình chọn. * Luật chơi: Trẻ biết chọn những hình ảnh về đặc điểm của mùa. Thời gian 1 bài hát nhóm nào hoàn thành bức tranh đẹp và chính xác sẽ là đội chiến thắng. + Cô mời trẻ tham gia trò chơi. + Cô bao quát, nhận xét kết quả. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Về đúng số nhà” * Giới thiệu trò chơi: Về đúng số nhà * Cách chơi: Cô có 4 ngôi nhà tượng trưng cho 4 mùa, mỗi bạn hãy chọn một thẻ hình có đặc điểm của các mùa, khi dứt tiếng nhạc, ai cầm thẻ hình có dấu hiệu của mùa nào thì về nhà của mùa đó. * Luật chơi: Trong thời gian 2 bài hát, bạn nào về đúng số nhà sẽ thắng, bạn nào về sai nhà sẽ phạt nhảy lò cò. + Cô mời trẻ tham gia trò chơi. + Cô bao quát, nhận xét kết quả. Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương. Trẻ trả lời Trẻ quan sát Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ hai, ngày 16 tháng 01 năm 2017 Đề tài : TÔ MÀU TRANH ẢNH MÙA XUÂN I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết chọn màu và tô màu tranh ảnh mùa Xuân. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng để tạo thành sản phẩm. - Phát triển óc thẩm mỹ sáng tạo sản phẩm đẹp. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. 3. Thái độ: - Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình. - Trẻ hào hứng đón Xuân. - Giáo dục trẻ có thói quen nề nếp trong học tập. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh mùa Xuân. - Bàn ghế cho trẻ ngồi. - Góc trưng bày sản phẩm. - Nhạc không lời. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Ổn định: - Hát “Mùa Xuân” - Bài hát nói về điều gì? - Những đặc trưng của mùa Xuân là gì? * Hoạt động 1: Bé cùng quan sát a) Quan sát hình ảnh mùa xuân Để biết mùa Xuân như thế nào, cô mời các con cùng hướng về màn hình. Con có nhận xét gì về khung cảnh mùa Xuân? =>Mùa Xuân đã đến, khung cảnh xung quanh thay đổi, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa nở tỏa hương, mọi người diện quần áo đẹp ra phố, không khí trở nên nhộn nhịp và vui vẻ. b) Quan sát tranh mẫu - Cô vừa sưu tầm được một bức tranh mùa xuân rất đẹp, cùng quan sát xem tranh vẽ những gì nha! + Tranh vẽ mùa Xuân như thế nào? + Trong tranh có những loại hoa gì? + Mọi người diện trang phục như thế nào? + Màu sắc của bức tranh như thế nào? c) Cô cho trẻ xem cô làm mẫu: Tô màu tranh ảnh mùa Xuân. + Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tô màu tranh ảnh mùa Xuân nha. - Để tranh thêm đẹp, cô chọn màu sắc phù hợp với từng chi tiết trong tranh; + Cây cối tô màu gì? + Hoa mai, hoa đào có màu gì? + Trang phục của mọi người chọn màu tô như thế nào? + Bạn nào nhắc lại cách cầm bút, tô màu cho các bạn cùng nghe nào? Cầm bút màu bằng 3 đầu ngón tay, tô đều màu và không bị lem ra ngoài. + Khi tô các con ngồi như thế nào? => Ngồi thẳng lưng, ngực không tỳ vào bàn... *Hoạt động 2: Bé cùng thực hiện - Mời trẻ về bàn thực hiện - Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện. - Cô nhắc nhở trẻ tô tranh màu sắc hài hòa. - Cô chú ý đến những trẻ kĩ năng tô yếu. - Trong khi trẻ thực hiện cô có thể mở nhạc nhỏ để tạo không khí vui tươi thoải mái. * Hoạt động 3 : Sản phẩm bé yêu. Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào. - Các con hãy giới thiệu về sản phẩm của mình. - Con thích sản phẩm nào nhất? - Vì sao con lại thích sản phẩm này nhất? - Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình? - Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng => GD: Các con hãy giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn và cùng tạo ra nhiều sản phẩm nữa nhé! * Kết thúc: - Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng. Trẻ thực hiện Trẻ quan sát Trẻ trả lời Trẻ quan sát - lắng nghe Trẻ quan sát - lắng nghe Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: .... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 18 tháng 01 năm 2017 Đề tài : THÊM BỚT TẠO SỰ BẰNG NHAU TRONG PHẠM VI 4 I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4. - Trẻ nhận biết số lượng trong phạm vi 4. Nhận biết số 4. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thêm bớt và so sánh trong phạm vi 4. - Rèn sự chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. - Khả năng diễn đạt mạch lạc, chính xác thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4. 3. Thái độ: - Thái độ tự tin trong hoạt động. II.Chuẩn bị: Tranh bánh chưng, dưa hấu, cành mai, cành đào. Nhạc Đồ dùng trò chơi III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: - Hát “Bé chúc Tết” - Bài hát vừa rồi nhắc đến những gì? Đó là những hình ảnh đặc trưng cho ngày Tết. Nhìn xem cô có gì đây? * Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4 ( Cho trẻ xem các hình ảnh trong bài hát) - Cô có mấy hình ảnh đặc trưng cho ngày Tết đây? - Tương ứng cô gắn thẻ chữ số mấy? - Cô có mấy cái bánh chưng? Tương ứng thẻ số mấy?( Đọc lại) - Cô có mấy quả dưa hấu? Tương ứng thẻ số mấy?( Đọc lại) - Cô có mấy cành mai? Tương ứng thẻ số mấy?( Đọc lại) - Cô có mấy cành đào? Tương ứng thẻ số mấy?( Đọc lại) * Hoạt động 2: Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4 - Để chuẩn bị đón Tết, gia đình Na hôm nay đi chợ mua quần áo mới. - Các con đếm xem gia đình Na có bao nhiêu người?(4 người) - Mẹ Na đã sắm được mấy bộ đồ mới?( 3 bộ) - Xếp các thành viên tương ứng với số quần áo đã mua. - Các con có nhận xét gì về số thành viên và số quần áo đã mua. + Số thành viên nhiều hơn số quần áo là 1. + Số quần áo ít hơn số thành viên là 1. - Vậy muốn cho tất cả các thành viên đều có quần áo mới thì phải làm sao?( Sắm thêm 1 bộ quần áo) - Cho trẻ đếm và so sánh lại sô thành viên và số quần áo đã mua.( Bằng nhau và bằng 4) - Cô bớt dần số quần áo và cho trẻ so sánh đến hết. * Hoạt động 3: Trò chơi a/ Trò chơi 1: Thêm cho đủ - Cô giới thiệu trò chơi: Thêm cho đủ - Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có một tấm bảng. Tấm bảng thể hiện nhiều hình ảnh có số lượng khác nhau. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là nối các nhóm hình ảnh giống nhau sao cho tổng 2 nhóm có số lượng 4. - Luật chơi: Trong thời gian 1 bài hát, nhóm nào nối được nhiều hình ảnh chính xác là nhóm chiến thắng. - Cô mời trẻ tham gia. - Cô bao quát trẻ, nhận xét kết quả. b/ Trò chơi 2: Dán hoa - Cô giới thiệu trò chơi: Dán hoa - Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, có 4 tấm bảng đã dán sẵn những chùm hoa. Từng thành viên của nhóm chạy lên và bật qua con suối đến tấm bảng để thêm, bớt số hoa sao cho mỗi chùm hoa sẽ được 4 bông hoa. - Luật chơi: Trong thời gian 1 bài hát, nhóm nào có nhiều chùm hoa đúng hơn là nhóm chiến thắng. - Cô mời trẻ tham gia. - Cô bao quát trẻ, nhận xét kết quả. *Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương. Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ thực hiện Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 19 tháng 01 năm 2017 Đề tài : Truyện “ Sự tích mùa Xuân” I. Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung truyện: “ Câu truyện nói về một chú Thỏ con hiếu thảo đã đoàn kết được muôn thú và hoa cỏ trong rừng để tạo nên một mùa xuân tuyệt đẹp và ấm áp ” 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý của trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; trả lời to, rõ câu hỏi của cô. - Phát triển tư duy, khả năng kể lại truyện theo trí nhớ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, chú ý lắng nghe cô kể truyện. II.Chuẩn bị: - Nhạc - Video truyện - Tranh minh họa truyện III. Tiến hành: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Gây hứng thú Cô đố, cô đố: - Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? - Trong các mùa thì con thích nhất mùa nào? Dân gian truyền rằng “Ngày xưa chỉ có 3 mùa: mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông”. Vậy mùa Xuân từ đâu đến, các con cùng cô tìm hiểu câu truyện sau đây nhé! - Câu truyện “ Sự tích mùa Xuân” *Hoạt động 1: Bé nghe kể truyện - Cô kể lần 1 diễn cảm kết hợp cử chỉ minh họa. - Các con vừa nghe câu chuyện gì? -Tóm tắt nội dung: “ Câu truyện nói về một chú Thỏ con hiếu thảo đã đoàn kết được muôn thú và hoa cỏ trong rừng để tạo nên một mùa xuân tuyệt đẹp và ấm áp ” - Cô cho trẻ xem video truyện. * Hoạt động 2: Đàm thoại + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Ngày xưa Trái đất có mấy mùa? Đó là những mùa nào? + Mùa Xuân chỉ đến khi nào? + Vì sao chú Thỏ lại quyết tâm tạo nên mùa Xuân? + Chú Thỏ tạo nên mùa Xuân bằng cách nào? + Muôn thú trong rừng đã làm gì để giúp đỡ chú Thỏ? + Khi nghe tin của Thỏ thì hoa cỏ trong rừng tỏ ra như thế nào? - Giáo dục: Qua câu truyện đã giáo dục chúng ta về lòng hiếu thảo và sức mạnh của sự đoàn kết lẫn nhau. Người hiếu thảo sẽ được người khác yêu thương và giúp đỡ. *Hoạt động 3: Kể truyện theo tranh - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ thảo luận để sắp xếp các hình ảnh phù hợp với nội dung truyện và kể tóm tắt truyện theo tranh. - Luật chơi: Đội nào sắp xếp đúng và kể được nhiều chi tiết hơn là đội chiến thắng. *Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương. Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: SỰ TÍCH MÙA XUÂN Ngày xưa trên trái đất chỉ có ba mùa: mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông. Người ta bảo rằng, mùa Xuân chỉ đến khi có một chiếc cầu vồng nhiều màu sắc và có muôn hoa đón chào. Cầu vồng thì chỉ có trong mùa Hạ, khi ông mặt trời xuất hiện sau cơn mưa rào. Còn hoa thì nở quanh năm, lại có khắp nơi trên trái đất nên không thể hẹn nhau cùng nở một lúc được. Vì thế, sau mùa Đông giá buốt là đến mùa hạ nóng bức, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho muôn loài hết sức khổ sở. Ai cũng mong được gặp mùa Xuân ấm áp. Có một chú thỏ sống trong khu rừng xanh với mẹ. Mỗi lúc chuyển mùa, mẹ của thỏ lại bị ốm nặng. Thương mẹ quá, thỏ liền bàn với bác khỉ già thông thái: - Chúng ta hãy cùng nhau làm một chiếc cầu vồng thật đẹp để đón mùa Xuân. - Nhưng bằng cách nào?  -Bác khỉ già hỏi lại. - Cháu sẽ rủ muông thú trong rừng góp những chiếc lông đẹp nhất để làm chiếc cầu vồng nhiều màu sắc. Tin lan truyền đi khắp nơi. Muông thú trong rừng đều muốn gặp mùa Xuân dịu hiền nên vui vẻ góp những sắc màu đẹp nhất. Nào là màu xám của gấu, màu vàng tơ của hươu sao, màu nâu của sóc. Rồi chim công, vẹt, vành khuyên.... cũng góp những chiếc lông nhiều màu sắc của mình. Bầy cá cũng cử cá chép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUAN 20 TPPCT- MUA XUAN CUA BE - CHOI - NGỌC_2_2_2.docx
Tài liệu liên quan