Trò chơi vận động: Hái quả
- Phần thi cuối cùng mang tên “hái quả”
- Cách chơi: Trong rừng có rất nhiều quả chín. Ở phần thi này nhiệm vụ của 2 đội là lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ đi trong đường hẹp và trèo thang để hái quả.
+ Lượt đi: Bạn đứng đầu hàng đứng trước vạch xuất phát đi trong đường hẹp, đến thang và trèo lên thang hái quả.
+ Lượt về: Khi hái được quả thì các bạn sẽ xuống thang và đi trong đường hẹp để mang quả về cho đội của mình.
- Luật chơi: Trong vòng một bài hát, nếu đội nào hái được nhiều quả hơn thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: để không mất thời gian của hai đội thì thành viên đầu tiên của mỗi đội sau khi đã hái được quả rồi thì thành viên tiếp theo sẽ tiếp tục bước đến vạch xuất phát để thực hiện.
- Cô khuyến khích trẻ tham gia trò chơi.
- Sau mỗi lượt chơi cô kiểm tra kết quả cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện 1 -2 lần tùy vào thời gian của giờ học.
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 22 - Chủ đề nhánh: Bé tham gia giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn thành công trình.
- Biết phân công nhiệm vụ cho từng “chú công nhân”.
- Biết bố trí công trình hợp lí.
3. Góc nghệ thuật: Làm album các loại phương tiện giao thông, làm các PTGT đường bộ
- Trẻ biết tô màu, cắt dán làm album các loại phương tiện giao thông
- Trẻ biết dùng các nguyên liệu mở làm các PTGT đường bộ
4. Góc học tập: Phân loại phương tiện giao thông. Xếp ô tô bằng hình học, đếm số lượng hình học ở mỗi ô tô.
- Trẻ biết phân loại các phương tiện giao thông
- Trẻ biết dùng các hình học để xếp thành ô tô
- Biết đếm và đặt số tương ứng
- Biết giữ trật tự khi hoạt động nhóm.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với cát nước.
- Trẻ biết chăm sóc cây: tưới nước, cắt lá vàng.
- Chơi với cát: đóng bánh, đắp núi
- Trẻ hứng thú với trò chơi đong nước vào chai không làm ướt quần áo. So sánh chai đầy, chai vơi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Góc đóng vai: “Cửa hàng bán xe” – Quầy giải khát
- Bàn ghế, máy vi tính, điện thoại, tiền.
- Xe máy, xe đạp, xe ô tô ......
- Bàn máy vi tính, kệ trưng bày.
- Sách hướng dẫn du lịch và lô gô quảng cáo các loại xe.
- Hộp đồ dùng sữa xe
- các loại nước: Trà xanh, C2,.....
2. Góc xây dựng: Xây “Ngã tư đường phố”
- Khối gỗ, gạch xây dựng, gạch xây vỉa hè.
- Đồ chơi các loại: Xe chở hàng, xe đạp, xe ô tô.....
- Biển báo giao thông
- Cột đèn giao thông, vạch cho người đi bộ sang đường.
- Cây xanh, hoa, cỏ, cột đèn, ghế đá
3. Góc nghệ thuật: Làm album các loại phương tiện giao thông, làm các PTGT đường bộ
- Tranh, bìa cứng, bút màu album....
- Các nguyên vật liệu mở: Chai, hợp sữa, hộp thuốc, mướp... .
4. Góc học tập: Phân loại phương tiện giao thông. Xếp ô tô bằng hình học, đếm số lượng hình học ở mỗi ô tô.
- Tranh, các loại phương tiện giao thông
- Các hình học và số lượng
- Bàn ghế.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với cát nước.
- Dụng cụ làm vườn: bình tưới, kéo
- Xô, ca múc nước
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cô và các bạn cùng hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Sau giờ học đến giờ gì?
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ điểm gì?
- Bạn hãy kể tên những góc chơi.
- Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào?
- Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
1. Góc đóng vai: “Cửa hàng bán xe” – Quầy giải khát
- Ở góc đóng vai các con chơi gì?
- Người bán hàng phải như thế nào?
- Người mua hàng phải như thế nào?
2. Góc xây dựng: Xây “Ngã tư đường phố”
- Ở góc xây dựng bạn xây gì?
- Để xây được công trình bạn cần có những ai?
- Chủ công trình và công nhân làm công việc gì?
- Con sẽ xây thêm gì?
- Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao?
3. Góc nghệ thuật: Làm album các loại phương tiện giao thông, làm các PTGT đường bộ
- Ở góc nghệ thuật các bạn chơi gì?
- Dự định tổ chức như thế nào?
- Cho trẻ đăng kí chơi ở góc nghệ thuật.
Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi
4. Góc học tập: Phân loại phương tiện giao thông. Xếp ô tô bằng hình học, đếm số lượng hình học ở mỗi ô tô.
- Góc học tập các bạn chơi gì?
- Trò chơi Phân loại phương tiện giao thông cách chơi như thế nào?
- Sau khi ô tô bằng hình học các bạn phải làm gì?
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, chơi với cát nước.
- Góc thiên nhiên các bạn định chơi gì?
Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi
2. Quá trình chơi
- Cho trẻ về góc chơi, chọn nhóm trưởng, thỏa thuận vai chơi.
- Cô bao quát, cho trẻ tự lấy đồ chơi, bày trí thực hiện nhiệm vụ vai chơi. Giúp đở trẻ những công việc khó: bê bàn, bê tủ,
- Cô đến hòa vào nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ.
Ví dụ:
*Góc xây dựng: Khi “ Chú công nhân” xây hàng rào chưa ngay ngắn. Cô đến và nói “ Chào các chú công nhân, nếu hàng rào không được xây ngay ngắn sẽ dễ đỗ và xãy ra tai nạn lao động”.
- Trẻ giành đồ chơi ở góc: Chào anh có anh đang xây khu nào vậy ạ. Anh đang cần nguyên vật liệu này còn anh kia cũng cần nguyên vật liệu này nhưng công trình hết nguyên vật liệu này phải không? Vậy anh nên liêu hệ với chủ công trình kêu chủ công trình mua thêm nhe. Và công trình anh còn thiếu nguyên vật liệu gì khác không? Nếu còn thiếu thì tôi nghĩ trong thời gian chủ công trình đem nguyên vật liệu về cho anh thì anh nên đi lấy nguyên vật liệu khác xây cho hoàn chỉnh khu anh nhé
- Trẻ chưa nhập vai chơi: Cho hỏi anh xây khu nào vậy ạ. Công trình anh hoàn thiện chưa? Nhưng chắc do anh mệt nên không muốn xây nữa phải không. Vậy thì mình nên đến chủ công trình xin nghĩ làm ngày hôm nay khi nào hết mệt sẽ đi làm lại he
* Góc đóng vai: Khi “ Cô phục vụ” chưa biết chào mời khách. Cô đóng vai là khách hàng “Tôi thấy cửa hàng chị trưng bày các loại xe rất đẹp mắt. Nhưng nếu chị chào hỏi nhiệt tình lần sau tôi mới ghé”
* Góc học tập: Trẻ lúng túng khi chơi. Cô có thể đến vừa chơi với trẻ vừa trò chuyện về cách chơi.
3/ Nhận xét:
a) Nhận xét hành động chơi qua vai chơi:
- Cô đến từng góc chơi, dùng ngôn ngữ trò chơi gợi mở trẻ nhận xét về vai chơi của mình, của bạn cùng góc chơi, nhập vai cùng trẻ nhận xét hành động từng vai chơi.
b) Nhận xét buổi chơi:
- Cô tập trung trẻ lại một góc chơi tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm và học hỏi.
- Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những trẻ chơi tốt. Nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên trẻ chơi tốt ở giờ chơi sau.
Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, làm vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể tên
- Trẻ kể tên
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ về góc chơi và thực hiện nhiệm vụ vai chơi của mình.
Thứ hai, ngày 06 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : NÉM XA BẰNG 1 TAY
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết ném xa bằng một tay đúng kỹ thuật
- Biết thực hiện các hoạt động nhịp nhàng theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn cho trẻ qua hoạt động và trò chơi.
- Rèn cho trẻ kỷ năng phối hợp giữa tay, chân để thực hiện các bài tập.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú trong các hoạt động cũng như chơi trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Trống lắc, quả , túi cát, đồ dùng đồ chơi của trẻ.
- Nhạc.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định, gây hứng thú:
- Mời lớp chúng mình cùng tham gia cuộc thi “Bé vui khỏe”
- Các bạn có muốn tham gia cùng cô không?
- Vậy cô mời lớp mình cùng tham gia phần thi đầu tiên, đó là phần thi “Khởi động”.
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi : Đi thường, đi mũi chân , đi thường , khom lưng, đi thường ,đi thường, chạy chậm ,chạy nhanh, chạy chậm dần, đi thường.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Động tác cổ: Thực hiện 2 lần 8 nhịp.
- Động tác tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.(Thực hiện 4 lần 8 nhịp_Động tác nhấn mạnh).
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân.
+ Nhịp 1, 3: Bước chân trái sang bên một bước rộng bằng vai, tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2: Tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Tương tự như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bước chân phải sang bên.
- Động tác bụng 1: Đứng cúi gặp người về phía trước, tay chạm ngón chân.(Thực hiện 2 lần 8 nhịp).
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1, 3: Bước chân trái sang bên một bước nhỏ, tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
+ Nhip 2: Cúi người về phía trước (chân thẳng), tay chạm ngón chân.
+ Nhip 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Tương tự như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bước chân phải sang bên
- Động tác chân 5 : bước khụy chân trái sang bên, chân phải thẳng.(Thực hiện 2 lần 8 nhịp).
+ TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1, 3: Tay chống hông, bước chân trái ra trước, chân sau thẳng.
+ Nhịp 2: Khụy chân trái, chân phải thẳng, tay đưa ngang (lòng bàn tay sấp).
+ Nhịp 4: Về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4, nhưng đổi bên.
- Đông tác bật 2 : Bật tách khép chân (thực hiện 2 lần 8 nhịp):
+ TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 1, 3: Bật tách chân sang 2 bên (chân rộng bằng vai), tay đưa ngang lòng bàn tay sấp.
+ Nhịp 2, 4: Bật khép chân, tay thả xuôi.
+ Nhịp 5, 6, 7 ,8: Thực hiện như nhịp 1, 2, 3, 4.
- Chúc mừng các bạn đã vượt qua phần thi “Khởi động”, xin mời các bạn tiếp tục qua phần thi “Tay ai khỏe”.
b. Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay
- Để biết phần thi như thế nào thì cô mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
- Cô giới thiệu tên vận động: Ném xa bằng một tay.
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát:
+ Làm mẫu lần 1.(không giải thích).
+ Cô làm mẫu lần 2 phân tích:
- TTCB: Đứng sát vạch chuẩn, chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng chiều với chân sau, đưa ra phía trước. Mắt nhìn thẳng phía trước.
- TH: Khi có hiệu lệnh ném, đưa tay xuống dưới, ra sau, lên cao và ném túi cát đi xa ở điểm tay đưa cao nhất.
Để chuẩn bị tốt cho phần thi “Tay ai khỏe” thì cô mời các bạn cùng cô thực hiện.
- Lần 1: Cho trẻ đứng đội hình 4 hàng dọc thực hiện.(BH: Cùng múa hát dưới trăng)
X X X X
+ Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện 3-4 lần.
+ Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
- Lần 2: Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng dọc đối diện nhau.
+ Chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập. Lần này hàng thứ nhất các bạn chọn túi cát màu vàng, hàng thứ hai chọn túi cát màu đỏ sau đó thực hiện vận động ném xa bằng 1 tay.
+ Cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần.
+ Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
X
X
- Lần 3: Trò chơi: “Tay ai khỏe”
Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng dọc.
X X
+ Cách chơi: Các bạn sẽ chia ra 2 đội. 2 đội sẽ thực hiện ném xa hình thức thi đua theo từng đôi. Bạn nào thực hiện đúng và ném xa thì bạn đó sẽ được tặng một bông hoa mang về cho đội mình.
+ Trẻ thực hiện.
+ Cô bao quát sửa sai.
c.Trò chơi vận động: Hái quả
- Phần thi cuối cùng mang tên “hái quả”
- Cách chơi: Trong rừng có rất nhiều quả chín. Ở phần thi này nhiệm vụ của 2 đội là lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ đi trong đường hẹp và trèo thang để hái quả..
+ Lượt đi: Bạn đứng đầu hàng đứng trước vạch xuất phát đi trong đường hẹp, đến thang và trèo lên thang hái quả.
+ Lượt về: Khi hái được quả thì các bạn sẽ xuống thang và đi trong đường hẹp để mang quả về cho đội của mình.
- Luật chơi: Trong vòng một bài hát, nếu đội nào hái được nhiều quả hơn thì đội đó sẽ là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: để không mất thời gian của hai đội thì thành viên đầu tiên của mỗi đội sau khi đã hái được quả rồi thì thành viên tiếp theo sẽ tiếp tục bước đến vạch xuất phát để thực hiện.
- Cô khuyến khích trẻ tham gia trò chơi.
- Sau mỗi lượt chơi cô kiểm tra kết quả cho trẻ.
- Cho trẻ thực hiện 1 -2 lần tùy vào thời gian của giờ học.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi tự do, hít thở nhẹ nhàng...
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 06 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài : TÔ MÀU CHÚ CẢNH SÁT GIAO THÔNG
I/ YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tô chú cảnh sát giao thông.
- trẻ biết gọi tên một số đồ dùng chú cảnh sát giao thông sử dụng khi làm nhiệm vụ.
2. Kỹ năng:
- Cầm bút bằng tay phải và bằng 3 đầu ngón tay.
- Tô từ ngoài vào trong, tô kín hình không lem ra ngoài.
3. Thái độ:
- Trẻ biết gìn giữ sản phẩm của mình tạo ra.
- Có nề nếp trong giờ học.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh mẫu của cô cho trẻ quan sát.
- Vở tạo hình, bút màu.
- Giá treo sản phẩm.
- Bàn ghế cho trẻ.
- Nhạc theo chủ đề.
III-TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú
- Hát “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Các chú cảnh sát giao thông thường làm điều khiển giao thông ở các ngã tư đường phố đấy các con.
* Hoạt động 1: Trẻ cùng quan sát:
a . Quan sát hình ảnh chú cảnh sát giao thông
Cô cho trẻ hình ảnh chú cảnh sát giao thông và cùng đàm thoại:
- Đây là là ai?
- Chú cảnh sát giao thông đang làm gì? (Điều khiển giao thông)
- Chú sử dụng những đồ dùng gì khi làm nhiệm vụ? (Còi, gậy chỉ huy giao thông).
- Trang phục của chú có màu gì?
b . Quan sát tranh mẫu:
- Cô có bức tranh gì?
- Chú cảnh sát giao thông được những màu gì?
+ Trang phục, nón: Màu vàng trứng gà.
+ Gậy, còi: Màu đen.
+ Bục: Màu xanh dương, đỏ.
- Để tô được bức tranh này thì cô dùng kỹ năng gì? (Tô màu)
- Cô mời trẻ nhắc lại cách cầm viết. Kỹ năng tô màu.
* Cách cầm viết: Cầm viết bằng tay phải, cầm bằng 3 đầu ngón tay (ngón tay cái,ngón trỏ,ngón giữa)
* Kỹ năng tô màu: Cô tô từ trái qua phải,từ trên xuống dưới ,không được tô lem ra ngoài,chú ý tô kín hình.
- Gọi một vài trẻ nhắc lại cách tô.
* Hoạt động 2: Bé cùng tô màu
- Trẻ ngồi vào bàn và thực hiện.
- Cô mở nhạc nhắc trẻ ngồi đúng tư thế và cầm bút màu.
- Cô gợi ý ý tưởng cho trẻ.
- Trong khi tô cô chú ý quan sát trẻ tô.
* Hoạt động 3: Nhận xét tranh của bé.
- Những trẻ tô xong đem trưng bày lên giá treo tranh.
- Cho trẻ nhận xét bức tranh của bạn: con thích tranh nào? Vì sao?
-Khen những bức tranh đẹp.
-Khuyến khích sản phẩm chưa hoàn thành.
-Hỏi trẻ kĩ năng tô.
*Kết thúc tiết học.
- Cho trẻ hát bài hát “Đường em đi” và đi ra ngoài rửa mặt rửa tay.
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Trẻ trẻ lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhận xét và chú ý
- Trẻ hát cung cô.
Nhận xét tiết dạy:
Thứ ba, ngày 07 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH
KHI THAM GIA GIAO THÔNG
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được một số qui định giao thông đường bộ: Người đi bộ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải. Trẻ em qua đường phải có người lớn dắt. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm
- Trẻ biết có nhiều lọai phương tiện giao thông đường bộ.
2. Kỹ năng:
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng và đầy đủ.
- Chơi các trò chơi trong tiết học đúng cách chơi và luật chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo án điện tử.
- 4 bảng đã chia ô và đánh số thứ tự.
- Tranh ảnh hành động đúng sai khi tham gia giao thông
- Nhạc chủ điểm
III. TIẾN HÀNH:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA COÂ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú:
- Cho trẻ xem 1 đoạn phim các loại xe, người đi bộ lưu thông trên đường.
- Để không xảy ra tai nạn giao thông và giữ an toàn cho chúng ta. Cô và các con cùng tìm hiểu một số quy định khi tham gia giao thông nhé.
* Hoạt động 1: Bé cùng tìm hiểu
a. Một số quy định dành cho người đi bộ.
- Cô cho trẻ xem lần lượt các hình ảnh
+ Người đi bộ đi trên vỉa hè (hoặc lề đường bên phải)
+ Ở ngã tư người đi bộ qua đường phải đi trên vạch trắng.
+ Trẻ em qua đường phải có người lớn dắt.
- Cô lần lượt hỏi ở mỗi tranh:
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Trong tranh có ai?
+ Người đi bộ đang làm gì?
=> Tóm lại: Người đi bộ phải đi trên vỉa hè (hoặc lề đường bên phải). Ở ngã tư người đi bộ qua đường phải đi trên vạch trắng. Trẻ em khi qua đường phải có người lớn dắt.
b. Một số quy định dành cho người đi xe gắn máy, ô tô
- Cô cho trẻ xem lần lượt các hình ảnh
+ Người chạy xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
+ Trẻ em ngồi phía sau phải ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn.
+ Khi ngồi trên xe ô tô phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài.
- Cô lần lượt hỏi ở mỗi tranh:
+ Đây là hình ảnh gì?
+ Những người trong hình đang làm gì?
=> Tóm lại: Người chạy xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Trẻ em ngồi phía sau phải ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn, khi xe dừng lại mới được xuống xe. Khi ngồi trên xe ô tô phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài.
c. Quan sát tranh ngã tư đường phố. (Ý nghĩa của đèn giao thông)
- Đây là hình ảnh gì? (Ngã tư đường phố)
- Để xe cộ qua lại trên ngã tư không xảy ra tai nạn là nhờ đèn tín hiệu giao thông.
- Đèn giao thông có những màu gì?
- Công dụng của mỗi đèn là gì?
=> Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi, đèn vàng chạy chậm lại.
* Hoạt động 2:Trò chơi “Ô cửa bí mật”
- Các bạn vừa tìm hiểu về 1 số quy định khi tham gia giao thông. Bây giờ cô và các bạn cùng tham gia trò chơi “Ô cửa bí mật”.
- Cách chơi như sau:
+ Trên màn hình có các ô cửa bí ẩn. Máy tính sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một ô số, các bạn có nhiệm vụ trả lời câu hỏi của từng ô số.
- Dự định câu hỏi cho trẻ (5 ô cửa)
+ Trẻ nghe bài hát “Đường em đi”. Bài hát nhắc đến quy định gì khi tham gia giao thông?
+ Trẻ xem hình ảnh em bé ngồi trên xe ô tô thò tay ra ngoài. Hành động của bạn nhỏ đúng hay sai? Khi ngồi trên ô tô bạn phải làm gì?
+ Trẻ xem hình ảnh cột đèn tín hiệu giao thông. Đây là gì? Hãy nói công dụng của 3 màu đèn giao thông?
+ Khi đi qua đường bé phải làm gì?
+ Bạn có biết đoạn thơ nào nói về em bé khi ngồi trên xe gắn máy?
(Ngồi trên xe gắn máy
Nhớ ôm chặt mẹ nha
Khi dừng mẹ đỡ xuống
Không đùa giưỡn hét la)
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh trí”
- Cách chơi: Chia lớp làm 4 đội. Mỗi đội có 1 bảng và tranh ảnh những hành động đúng, những hành động sai khi tham gia giao thông đường bộ. Lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ đi qua đường hẹp và lượt chọn hình ảnh có hành động đúng gắn vào bảng có mặt cười, hình ảnh có hành động sai gắn vào bảng có mặt buồn.
- Luật chơi: Trò chơi sẽ kết thúc khi các đội lựa chọn hết hình ảnh. Đội nào có ít hình sai và hoàn thành nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
- Cô nhận xét kết quả và khen động viên trẻ.
- Kết thúc: Hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ chọn tranh và thảo luận.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
Nhận xét tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 08 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : XÁC ĐỊNH BÊN PHẢI, BÊN TRÁI CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁC
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết bên phải, bên trái của đối tượng khác
- Xác định được phía phải, phía trái của đối tượng khác
- Thông qua các hình thức nhận biết bên phải, bên trái trẻ biết được một số luật lệ giao thông phổ biến đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phân biệt một số biển báo giao thông
- Rèn kỹ năng diễn đạt câu mạch lạc, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết cách đi đường đúng luật lệ giao thông, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Mô hình ngã tư đường phố
- Búp bê, biển báo giao thông( biển cấm , biển chỉ dẫn).
2. Đồ dùng của trẻ.
- Tranh về đường giao thông( đường làng, đường phố).
- Hình ảnh trẻ đi học
- Búp bê, biển báo giao thông (biển cấm, biển chỉ dẫn), kích thước nhỏ hơn đồ dùng của cô.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú:
- Các con ! Hôm nay ai đưa các con đi học ? Khi đi đường chúng mình đi bên nào ? Vậy chúng mình cùng tập đi đường nhé.
- Cô cùng trẻ hát bài hát” Đường em đi” và đi vòng tròn. Khi trẻ hát hết bài cô hỏi trẻ.
- Hôm nay cô thưởng cho cácc con một chuyến đi du lịch.Để chuyến đi du lịch được vui vẻ, thoải mái chúng mình cùng khởi động để chuẩn bị có sức khỏe tốt tham gia cùng chuyến đi nhé!
Chúng mình cùng xếp thành ba hàng nào.
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết phía phải, phía trái của bản thân.
- Tay phải của các con đâu? Các con chống tay phải vào hông bên phải.
- Tay trái của các con đâu? Các con chống tay trái vào hông bên trái.
- Nghiêng đầu về bên phải, nghiêng đầu về bên trái( trẻ tập hai lần).
- Trẻ chống hai tay vào hông, vặn người sang bên phải, vặn người sang bên trái( trẻ tập hai lần).
- Chân phải các con đâu? Các con dậm chân 5 cái
( trẻ vừa dậm chân vừa đếm).
- Chân trái các con đâu? Các con dậm chân 5 cái .
( Trẻ vừa dậm chân vừa đếm )
* Hoạt động 2 : Xác định phía trái phía phải của đối tượng khác
- Cô hỏi trẻ?
+ Chúng mình thấy người có khỏe không?
+ Chúng mình hãy đi du lịch nhé!( Cô dẫn trẻ đến mô hình ngã tư đường phố).
- Chuyến du lịch tại đây: Các con nhìn thấy trước mặt các con có những hình ảnh gì ? Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời.
a. Xác định phía phải, phía trái của chú cảnh sát giao thông.
- Chú cảnh sát đang làm gì?
- Chú đang cầm gậy chỉ đường bằng tay nào?
Khi chú cảnh sát chỉ gậy về phía nào thì phía đó được đi đấy!
- Phía tay phải của chú cảnh sát có những loại phương tiện giao thông gì ?( Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời)
- Phía tay trái của chú cảnh sát có những loại phương tiện giao thông gì ?( Cô mời 2 – 3 trẻ lên trả lời)
- Các con ạ! Trên đường có rất nhiều loại xe cộ đi lại và có nhiều biển báo giao thông, nếu mọi người không nắm được các loại biển báo giao thông và cách đi đường thì rất dễ gây tai nạn .
b. Xác định phía phải, phía trái của búp bê.
- Các bạn búp bê có nói với cô các bạn ấy không biết đi đường thế nào cho đúng, các bạn đó muốn đến học với các con , chúng mình mời các bạn búp bê vào học cùng nhé! (Mỗi trẻ lấy một rổ gồm búp bê.
- Chúng mình mời bạn búp bê đứng về phía phải của các con .
- Các bạn búp bê đến học còn mang theo đồ dùng gì ? (Biển cấm biển chỉ dẫn).
- Cô trò chuyện ý nghĩa của biển cấm và biển chỉ dẫn .
- Bạn búp bê muốn học cùng các con. Các con hãy mời bạn búp bê đứng phía trước cùng hướng với các con .
- Cô hỏi trẻ :
+ Bạn búp bê chào cô bằng tay nào ?
+ Tay phải của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ?
+ Tay trái của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ?
+ Các con hãy đặt biển cấm ở phía phải của bạn búp bê !
+ Các con hãy đặt biển chỉ dẫn ở phía trái của bạn búp bê !
- Các con hãy nghe bạn búp bê hỏi :
+ Biển cấm đứng ở phía nào của tôi ?
+ Biển chỉ dẫn đứng ở phía nào của tôi ?
- Các con thi đua xem ai nói nhanh nhé ?
- Cô nói phía .....búp bê – trẻ nói tên biển báo giao thông .
- Cô nói tên biển báo giao thông – trẻ nói phía ....của búp bê
- Các con ơi! Bạn búp bê muốn ngồi thảo luận bài cùng các con. Con hãy đặt bạn búp bê đứng đối diện cùng với con .
- Cô hỏi trẻ :
+ Tay phải của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ?
+ Tay trái của bạn búp bê cùng phía với tay nào của các con ?
- Các con hãy đặt biển cấm ở phía trái của bạn búp bê .
- Các con hãy đặt biển chỉ dẫn ở phía phải của bạn búp bê .
- Các con hãy nghe bạn búp bê hỏi :
+ Biển cấm ở phía nào của tôi ?
+ Biển chỉ dẫn ở phía nào của tôi ?
- Bạn búp bê cảm ơn các con rất nhiều , các con hãy giúp bạn búp bê đứng ở phía trái của các con !
* Hoạt động 3 : Trò chơi củng cố ôn luyện
a. Trò chơi “Bé và búp bê”
- Các bạn búp bê rất muốn nghe các con hát, các con hát tặng bạn búp bê nhé ! ( Cô mời 3 trẻ đứng lên hát ) . Khi trẻ hát xong cô mời 1 bạn đứng ở giữa hỏi :
+ Bạn ........đứng ở phía nào của tôi ? ....
- Cô mời trẻ chơi 2-3 lần.
b. Trò chơi “Người dẫn đường”
- Cô mời trẻ tham gia trò chơi “Người dẫn đường”
- Cách chơi :
+ Cô treo 2 bức tranh và hỏi trẻ ?
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Tại sao con biết bức tranh này vẽ về đường phố ?
+ Tại sao con biết bức tranh này vẽ về đường nông thôn ?
- Có các bạn học sinh đi học về , các bạn ấy chưa biết đi đúng đường , các con hãy giúp các bạn đi đúng đường nhé .
Chúng mình hãy chia làm 2 đội , 1 đội giúp các bạn học sinh đi đúng đường ở phố , 1 đội giúp các bạn học sinh đi đúng đường ở nông thôn . Khi có hiệu lệnh từng bạn bật nhảy qua các vòng lên giúp 1 bạn học sinh đi đúng đường chạy về phía sau hàng đứng , bạn khác lên chơi tiếp . khi hết thời gian cô kiểm tra kết quả của từng đội và động viên khích lệ trẻ .
- Luật chơi : Mỗi lần chơi là 2 phút . Gắn bạn đi đúng đường, mỗi lần chỉ được gắn 1 bạn
- Cô mời trẻ tham gia trò chơi 1 – 2 lần.
- Cô bao quát, nhận xét.
* Kết thúc :
- Chúng mình vừa giúp các bạn học sinh đi đúng đường rồi đấy . Chúng mình phải nhớ khi đi đường phải đi đúng phần đường của mình , nếu không rất dễ bị xẩy ra tai nạn . Bây giờ chúng mình xếp hàng đi ra sân chơi giao thông nhé .
- Cô và trẻ hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Lắng nghe yêu cầu và thực hiện
- Trẻ hát cùng nhạc
Nhậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 22 be tham gia GT CHOI. Ma Linh (2).doc