I. YÊU CẦU:
- Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi.
- Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi.
- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề “Các loại hoa quanh bé ”.
- Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
1. Góc phân vai: Nấu ăn, cửa hàng hoa.
* Nhóm cửa hàng hoa:
- Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng.
- Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng.
* Nhóm nấu ăn:
- Trẻ biết sắp xếp dụng cụ trong bếp.
- Trẻ biết nấu các món ăn.
2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa.
- Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây.
- Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý.
- Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý thiên nhiên, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp.
3. Góc nghệ thuật: Cắm hoa, vẽ - tô màu hoa.
- Trẻ biết dùng kỹ năng đã học về vẽ - tô màu hoa.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ, trẻ biết phối hợp tạo ra sản phẩm đẹp.
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 7451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 24 - Chủ đề nhánh: Các loại hoa quanh bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa nào to, hoa nào nhỏ? (Phân biệt to-nhỏ)
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
THỂ DỤC
-Bò thấp
-TC: “Chim bay, cò bay”.
THỂ DỤC
-Bật tách chân, khép chân.
-TC: “Đuổi bóng”.
THỂ DỤC
-Đi ngang bước dồn, trèo qua ghế.
THỂ DỤC
- Bò thấp chui qua cổng.
-TC: “Bắt bướm”.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp, biết chăm sóc cây xanh, biết lợi ích của các loại quả, hoa đối với đời sống con người.
- Trẻ biết rửa tay, biết rửa rau quả trước khi ăn, ăn xong bỏ rác vào thùng, không vứt bỏ hạt, vỏ lung tung.
- Biết quan tâm đến mọi người.
- Yêu thiên nhiên, yêu vẽ đẹp các loài hoa..
KẾ HOẠCH TUẦN 24
Chủ đề nhánh : CÁC LOẠI HOA QUANH BÉ
Thời gian: 20/02 – 25/3/2017
HỌAT ĐỘNG
THỨ 2
20/02/2017
THỨ 3
21/02/2017
THỨ 4
22/02/2017
THỨ 5
23/02/2017
THỨ 6
24/02/2017
Đón trẻ - Trò chuyện
- Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh về một số loại hoa.
- Trò chuyện với trẻ về lợi ích của các loại hoa đối với đời sống con người.
- Trẻ hoạt động theo ý thích.
Thể dục sáng
8h
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
* Trọng động:
- Động tác hô hấp 1: Gà gáy
- Động tác tay vai 1 : Đưa hai tay ra trước, gập trước ngực.
- Động tác lưng - bụng – lườn 2: Đứng xoay người sang 2 bên.
- Động tác chân 2 : Đứng khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước
- Động tác bật 2: Bật tách khép chân.
* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động ngoài trời
8h - 8h30
Trò chuyện đầu tuần
- Cô trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ cuối tuần.
- Động viên trẻ ngoan trong tuần để được khen.
- Cho trẻ dạo quanh sân trường.
- Cho trẻ chơi tự do.
Quan sát hoa trong vườn trường.
- Quan sát: Hoa Màu Gà, hoa Lan.
- Chuẩn bị: Hình ảnh hoa Màu gà, hoa Lan.
- Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của hoa Màu gà, hoa Lan.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt.
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Quan sát hoa trong vườn nhà bé.
- Quan sát: Hoa Hồng, hoa Sứ.
- Chuẩn bị: Hình ảnh hoa Hồng, hoa Sứ.
- Yêu cầu: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của hoa Hồng, hoa Sứ.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt.
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do.
Trò chuyện với trẻ về lợi ích của hoa đối với đời sống con người.
* Quan sát : Cho trẻ quan sát hình ảnh các loài hoa và lợi ích của chúng. * Chuẩn bị :
Cô chuẩn bị hình ảnh cho trẻ quan sát.
* Yêu cầu:
- Trẻ biết về đặc điểm, lợi ích của hoa đối với đời sống con người.
- Thái độ: Yêu thiên nhiên, yêu hoa.
*Trò chơi vận động: Gieo hạt.
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Trò chuyện với trẻ về một số phương thức trồng và chăm sóc hoa hiệu quả.
* Quan sát Cô cho trẻ quan sát tranh một số cách trồng và chăm sóc hoa.
* Chuẩn bị :
Cô chuẩn bị tranh cho trẻ quan sát.
* Yêu cầu :
- Trẻ biết cách trồng và chăm sóc cây, hoa.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Kế hoạch hoạt động chung
8h40 - 9h10
THỂ DỤC
- VĐCB: Bò thấp chui qua cổng.
-TC: Bắt bướm.
ÂM NHẠC
-Hát: “Quà 8-3”.
-VĐ: Phách.
-NH: “Bông hoa mừng cô”.
MTXQ
- Vườn hoa bé yêu.
LQVT
- Hoa nào to, hoa nào nhỏ? (Phân biệt to-nhỏ)
VĂN HỌC
Thơ " Hoa kết trái"
TẠO HÌNH
Vẽ những bông hoa bằng vân tay.
Hoạt động góc
9h20 - 10h10
*Góc xây dựng: Xây vườn hoa.
*Góc đóng vai: Nấu ăn, cửa hàng hoa.
*Góc nghệ thuật: Cắm hoa, vẽ - tô màu hoa.
*Góc học tập: Xem tranh, làm bộ sưu tập các loài hoa.
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
15h30
- 17h30
- Ôn kỹ năng: “Bò thấp chui qua cổng”
- Ôn bài hát đã học: Quà 8-3.
- LQ: Vườn hoa bé yêu.
-Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn:
“Vườn hoa bé yêu”
- LQ: “Hoa nào to, hoa nào nhỏ? (Phân biệt to-nhỏ)”
-Nhận xét, tuyên dương.
- Cấm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn:
“Hoa nào to, hoa nào nhỏ? (Phân biệt to-nhỏ)”
- LQ: Thơ " Hoa kết trái"
-Nhận xét, tuyên dương.
- Cấm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn: Thơ " Hoa kết trái"
- Làm quen hoạt động "Vẽ những bông hoa bằng vân tay"
-Nhận xét, tuyên dương.
- Cấm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn thơ, bài hát đã học trong tuần.
- Hoàn thành sản phẩm.
-Nhận xét cuối tuần.
- Cấm cờ bé ngoan.
- Vệ sinh trả trẻ..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh: CÁC LOẠI HOA QUANH BÉ
Thời gian: 20/02 – 25/3/2017
I. YÊU CẦU:
- Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi.
- Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi.
- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề “Các loại hoa quanh bé ”.
- Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
1. Góc phân vai: Nấu ăn, cửa hàng hoa.
* Nhóm cửa hàng hoa:
- Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng.
- Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng.
* Nhóm nấu ăn:
- Trẻ biết sắp xếp dụng cụ trong bếp.
- Trẻ biết nấu các món ăn.
2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa.
- Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây.
- Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý.
- Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý thiên nhiên, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp.
3. Góc nghệ thuật: Cắm hoa, vẽ - tô màu hoa.
- Trẻ biết dùng kỹ năng đã học về vẽ - tô màu hoa.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ, trẻ biết phối hợp tạo ra sản phẩm đẹp.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi vẽ - tô màu hoa .
4. Góc học tập: Xem tranh, làm bộ sưu tập các loài hoa.
- Trẻ biết làm bộ sưu tập các loài hoa.
- Trẻ biết tên, đặc điểm của các loài hoa.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa.
- Trẻ biết chăm sóc cây xanh : Nhặt lá vàng, tưới cây...
- Trẻ biết lấy đồ dùng để chơi
- Biết làm vệ sinh sạch sẽ kệ để cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Góc phân vai: Nấu ăn, cửa hàng hoa.
* Nhóm nấu ăn:
- Đồ dùng, đồ chơi nấu ăn như : Nồi, bếp, bát, muỗng....
* Nhóm cửa hàng hoa:
- Bàn ghế, điện thoại, tiền.
- Giang hàng bán các loại hoa.
2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa.
- Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh,
- Đồ dùng-đồ chơi
3. Góc nghệ thuật: Cắm hoa, vẽ - tô màu hoa.
- Hoa, lọ, tranh về các loại hoa, bút màu,giấy màu, giấy vẽ, khăn.
4. Góc học tập: Xem tranh, làm bộ sưu tập các loài hoa.
- Tranh hoa, tranh lô tô về các loài hoa.
- Album.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú:
- Cô và các bạn cùng hát bài : “Quà 8-3”.
+ Sau giờ học thì đến giờ gì ?
+ Hoạt động góc lớp mình có mấy góc chơi ?
+ Các con đang hoạt động ở chủ đề nào?
+ Với chủ đề “Các loại hoa quanh bé” các con thích chơi ở những góc nào?
I/ Thỏa thuận trước khi chơi :
1.Góc phân vai: Nấu ăn, cửa hàng hoa.
- Góc phân vai các con chơi gì?
- Nấu ăn cần có những gì?
- Các con sẽ nấu món ăn gì?
- Nhóm chơi bán hàng cần những vai chơi nào?
- Công việc của chủ cửa hàng là gì?
- Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng?
- Cho trẻ về góc chơi
2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa.
- Ở góc xây dựng các con chơi gì ?
- Để xây được công trình cần có những ai ?
- Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng?
- Khi xây dựng thì các chú công nhân làm việc như thế nào ?
- Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ?
- Cho trẻ đăng ký chơi ở góc xây dựng.
3. Góc nghệ thuật: Cắm hoa, vẽ - tô màu hoa.
- Các con nghĩ mình sẽ chơi gì ở góc nghệ thuật?
- Để thực hiện các con cần có những gì?
- Khi chơi các con như thế nào?
- Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì?
4. Góc học tập: Xem tranh, làm bộ sưu tập các loài hoa.
- Hôm nay góc học tập chơi gì?
- Các con dự định chơi như thế nào?
- Các con hãy làm bộ sưu tập các loại hoa cánh dài và cánh tròn nhé!
II/ Quá trình chơi:
- Trẻ vào góc chơi mình đăng kí, từng nhóm thỏa thuận vai chơi và bầu trưởng nhóm.
- Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi.
- Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi.
Vd:
+ Góc xây dựng: Công nhân không làm nhiệm vụ chủ công trình phân công mà làm việc của người khác Cô đến hỏi chủ công trình đã phân công ai xây khu vực này, bạn đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình chưa? Có thể chủ công trình gọi bạn dó lại xây hoặc phân công một bạn khác
+ Góc phân vai: Trẻ quên sử dụng ngôn ngữ vai chơi, cô hỏi: chị bán gì? Mẹ đang làm gì?...
- Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Biết liên kết giữa các góc chơi.
- Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp.
III/ Nhận xét sau khi chơi:
* Nhận xét hành động qua vai chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét vai chơi, nhận xét thái độ và hành động của nhóm chơi.
- Nhận xét công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Khen trẻ chơi tốt, động viên trẻ chưa tích cực tham gia.
* Nhận xét buổi chơi:
- Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau.
- Nhận xét cả lớp.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
- Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ trả lời
-Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ trả lời
-Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ trả lời
-Trẻ nêu ý tưởng
-Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ thực hiện
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Đề tài : BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG
TCVĐ: Bắt bướm
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ thực hiện đúng, nhớ tên vận động bò thấp chui qua cổng.
- Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bò thấp chui qua cổng.
- Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện vận động.
- Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc.
3. Thái độ:
- Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động.
- Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
Nhạc
Cổng
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động gây hứng thú.
Nhìn xem! Nhìn xem! Cô có gì đây?(Nhiều cổng)
- Lớp mình cùng nghĩ xem hôm nay chúng ta sẽ làm gì với những chiếc cổng này!
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con thực hiện vận động "Bò thấp chui qua cổng", trước khi thực hiện được vận động này cô mời các con cùng tập bài thể dục với cô.
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường.
-Trẻ dàn thành 4 hàng ngang cách đều nhau.
2. Hoạt động 2: Bé thể hiện mình.
a. Bài tập phát triển chung:
+ Hô hấp: Gà gáy ( 2 lần 8 nhịp)
+ Động tác tay vai 2: Đưa hai tay ra trước, gập trước ngực. (4 lần 8 nhịp)
+ Động tác chân 2: Đứng khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước( 4 lần 8 nhịp) ĐTNM
+ Động tác lưng bụng 2: Đứng xoay người sang 2 bên. (2 lần 8 nhịp)
+ Động tác bật 2: Bật tách khép chân. ( 2 lần 8 nhịp)
.b.Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng.
- Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "Bò thấp chui qua cổng"
- Cô thực hiện mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp phân tích.
- TTCB: Cô chống cả bàn tay, cẳng chân xuống sàn sát vạch chuẩn, mắt nhìn về phía cổng.
- TH: Cô bắt đầu bò. Khi bò phối hợp chân nọ tay kia, mu bàn chân sát sàn, không cúi đầu mắt nhìn về phía cổng. Khi đến cổng, cô cúi đầu, tiếp đến uốn lưng để không chạm cổng, không làm đổ cổng. Bò đến đích cô đứng dậy đi về cuối hàng.
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c. Trò chơi “Bắt bướm”
* Cô nêu cách chơi: Cô chuẩn bị trước 1 con bướm rồi buộc vào một sơi dây, đầu kia buộc vào cái cây.
Giáo viên hướng dẫn đứng giữa và các bé đứng xung quanh.Cô cầm cây có con bướm và nói : “Chúng ta có một con bướm đẹp đang bay, khi con bướm đấy bay đến trước mặt ai thì người đấy hãy nhảy lên bắt bướm.”
Cô hướng dẫn cầm cây có con bướm giơ lên, hạ xuống ở nhiều chổ khác nhau để cho trẻ vừa nhảy được cao vừa nhảy được xa.
Ai chạm tay vào con bướm coi như bắt được bướm. Ai bắt được nhiều lần sẽ được mọi người hoan hô khen ngợi.
* Luật chơi: Trẻ chỉ cần chạm tay vào con bướm là coi như bắt được bướm.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần.
- Cô quan sát bao quát và khuyến khích trẻ chơi.
* Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe và quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy: ....
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ ba, ngày 21 tháng 02 năm 2017
Đề tài : VƯỜN HOA BÉ YÊU
I. Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên, đặc điểm của một số loài hoa trong vườn.
- Trẻ biết được lợi ích của hoa đối với đời sống con người: trang trí, làm quà tặng...
2.Kỹ năng:
- Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi.
- Rèn kỹ năng trả lời tròn câu, đủ ý cho trẻ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc cây – hoa.
II.Chuẩn bị:
- Nhạc
- Hoa, bình hoa
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Ổn định – gây hứng thú
Cô và trẻ cùng hát bài "Quà 8-3”
- Các con vừa hát bài gì?
- Sắp đến ngày lễ 8-3, bạn nhỏ trong bài hát đã trồng rất nhiều hoa trong vườn để mang tặng cho cô và mẹ. Cùng tìm hiểu xem đó là những loại hoa gì nha!
* Hoạt động 1: Hoa khoe sắc
Kể tên những loại hoa mà con nhìn thấy trong vườn nào?
a/ Quan sát hoa Hồng:
- Cô đố, cô đố:
Cây gì mọc trước cửa nhà
Thân hình nho nhỏ rất là nhiều gai
Hương thơm ngào ngạt sớm mai
Trắng hồng nhung đỏ đó là hoa chi”
(Hoa Hồng)
- Nhìn xem, cô có hoa gì?
- Cả lớp đọc lại: Hoa Hồng
- Hoa Hồng có màu gì?
- Hoa Hồng có những bộ phận nào?
- Cánh hoa Hồng như thế nào?
- Đây là gì?
- Lá có màu gì?
- Ngoài hoa Hồng có màu đỏ, các con còn biết hoa Hồng có màu gì nữa?
=> Hoa Hồng có nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu trắng, Cánh hoa to, tròn mịn, có mùi thơm, với những chiếc lá có răng cưa ở xung quanh. Đặc biệt cành có có nhiều gai nhọn, vì vậy khi cầm hoa Hồng các con nhớ cẩn thận để không bị gai đâm.
- Hoa Hồng dùng để trang trí, để tặng,
b/ Quan sát hoa Hướng Dương:
- Đây là hoa gì?
- Cả lớp đọc: Hoa Hướng Dương.
- Hoa Hướng Dương có màu gì?
- Hoa Hướng Dương có những bộ phận nào?
- Cánh hoa như thế nào?
- Lá hoa có màu gì?
=> Hoa Hướng Dương có màu vàng với những cánh hoa to- dài. Cây hoa cao, lá to - có màu xanh. Hoa luôn hướng về phía mặt trời.
- Hoa Hướng Dương dùng để làm cảnh, trang trí,
* So sánh sự giống và khác nhau giữa hoa Hồng – hoa Hướng Dương:
- Giống nhau: Đều có thân cây, hoa và lá, nhiều cánh hoa, trồng để trang trí nhà cửa, làm cho môi trường sống phong phú hơn.
- Khác nhau:
+ Hoa Hồng: Cánh hoa to có dạng tròn, lá có hình răng cưa, cành có nhiều gai nhọn.
+ Hoa Hướng Dương: Cánh hoa to có dạng dài, thân hoa lớn, hoa hướng về mặt trời.
- Ngoài hoa Hồng và hoa Hướng Dương thì trong vườn nhà bé còn có rất nhiều loại hoa khác nữa như: hoa Sứ, hoa Cúc, hoa Màu Gà, ...
=> Giáo dục: Hoa rất đẹp và có ích cho cược sống. Vì thế, các con hãy luôn yêu quý, không hái hoa bẻ cành và chăm sóc cho vườn hoa cuả chúng ta ngày thêm tươi đẹp nhé!
* Hoạt động 2: Chuyển hoa
- Cô giới thiệu TC: Chuyển hoa
+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội: Đội hoa hồng và đội hoa hướng dương, nhiệm vụ của mỗi đội là đi trong đường hẹp đến vườn để mang hoa theo tên gọi của đội về cho đội mình, trong thời gian 3 bài hát, đội nào mang về được nhiều hoa hơn cho đội mình sẽ thắng cuộc.
+ Luật chơi: Mỗi lược chỉ lấy được một hoa.
* Hoạt động 3: Nhanh tay - lẹ mắt
- Cô giới thiệu TC: Nhanh tay - lẹ mắt
Hai bạn sẽ tạo thành 1 đội. Cô đã chuẩn bị rất nhiều lô tô hoa trong rỗ. Giờ các con hãy phân loại hoa theo đặc điểm cánh hoa: cánh tròn và cánh dài. Đội nào hoàn thành nhanh và chính xác là đội chiến thắng.
+ Trẻ chơi, cô chú ý bao quát trẻ.
* Kết thúc: Trẻ rửa tay, vệ sinh để chuẩn bị cho hoạt đông tiếp theo.
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát-lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Thứ sáu, ngày 24 tháng 02 năm 2017
Đề tài : VẼ NHỮNG BÔNG HOA BẰNG VÂN TAY
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết sáng tạo và vẽ nhiều loại hoa khác nhau.
- Trẻ biết chấm màu tô phù hợp với từng loại hoa.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ hoa.
- Phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ hoa.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét sản phẩm.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn.
- Trẻ biết yêu cây cối, hoa cỏ..
II.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu
- Giấy vẽ, màu vẽ.
- Nhạc
- Góc trưng bài sản phẩm
- Bàn ghế.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Ổn định:
- Hát “ Quà 8-3”
- Các con vừa hát bài gì?
- Các con đã nghĩ mình sẽ chuẩn bị quà gì để tặng cho mẹ vào ngày 8-3 chưa nào?
- Các con cùng quan sát món quà của cô nhé!
* Hoạt động 1: Quà tặng mẹ
* Quan sát hình ảnh
- Cô có gì đây?(những bông hoa)
- Những bông hoa của cô như thế nào?
- Hoa có màu gì?
- Cánh hoa có dạng gì?
* Quan sát mẫu của cô
- Nhìn xem cô có gì đây?
- Hình dáng cánh hoa như thế nào?
- Hoa có màu gì?
- Cô đã sử dụng vân tay để in hình những cánh hoa tạo thành bông hoa,
- Cô dùng nét thẳng để vẽ cành hoa và nét cong để vẽ lá.
- Ngoài hoa màu vàng, cô còn vẽ thêm hoa với nhiều màu sắc khác nhau.
- Các con thấy những bông hoa của cô như thế nào?
* Quan sát cô làm mẫu
- Để có được những bông hoa đẹp, cô đã vẽ rất nhiều cánh hoa đan xen vào nhau.
- Cô vẽ hoa bằng dấu vân tay với nhiều màu sắc.
- Đầu tiên cô dùng ngón tay cái chấm vào màu định vẽ, sau đó in ngón tay lên giấy để tạo thành cánh hoa. Cứ như thế cô vẽ thật nhiều cánh hoa để tạo thành bông hoa.
- Cô dùng nét thẳng để vẽ cành hoa và nét cong để vẽ lá.
- Cô còn vẽ nhiều hoa khác nữa..
- Khi vẽ cô chú ý cân đối bố cục phù hợp.
- Hoa rất đẹp và có ích, nên các con hãy yêu quý và chăm sóc cho vườn hoa thêm tươi nhé!
- Các con có muốn vẽ một vườn hoa cho riêng mình không nào?
*Hoạt động 2: Bé vẽ hoa bằng vân tay.
- Con định vẽ hoa gì?
+ Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng).
+ Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện.
+ Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện .
+ Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi và cách vẽ cho trẻ.
- Cô động viên trẻ vẽ, tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh.
* Hoạt động 3 : Sản phẩm bé yêu.
Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.
- Các con hãy giới thiệu về sản phẩm của mình.
- Con thích sản phẩm nào nhất?
- Vì sao con lại thích sản phẩm này nhất?
- Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình?
- Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng
=> GD: Các con hãy giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn và cùng tạo ra nhiều sản phẩm nữa nhé!
* Kết thúc:
- Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ tư, ngày 22 tháng 02 năm 2017
Đề tài : HOA NÀO TO - HOA NÀO NHỎ (PHÂN BIỆT TO - NHỎ)
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phân biệt độ lớn của hai đối tượng.
-Trẻ biết sử dụng từ ngữ to hơn, nhỏ hơn.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh to hơn, nhỏ hơn
- Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi.
- Rèn sự chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý thiên nhiên.
- Thái độ tính tự tin trong hoạt động.
II.Chuẩn bị:
- Rỗ tranh lô tô, hoa, vườn hoa
- Nhạc
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú:
- Các bạn ơi. Nghe lớp mầm ngoan nên bạn Thỏ đã gửi tặng lớp mình một hộp quà rất đẹp( màu xanh)
- Chúng mình cùng xem búp bê tặng gì cho lớp mình nhé!
* Hoạt động 1: Ôn 2 đối tượng có độ lớn bằng nhau.
- Cô lấy 2 bông hoa hồng màu đỏ và hoa hồng màu vàng có độ lớn bằng nhau.
- Bạn nào giỏi cho cô biết 2 bông hoa này có độ lớn như thế nào với nhau?( bằng nhau)
- Vì sao con biết?( đặt chồng 2 bông hoa không có phần dư ra)
- Cho trẻ nhắc lại: " Hai bông hoa có độ lớn bằng nhau"
* Hoạt động 2: Nhận biết to - nhỏ
a/ So sánh độ lớn 2 bông hoa cúc
- Bạn Thỏ còn tặng hoa gì đây?( hoa cúc)
- Các con cùng đếm xem cô có bao nhiêu bông hoa cúc?( 2 bông hoa)
- Hai bông hoa này như thế nào với nhau. Cô lấy bông hoa cúc màu vàng chồng lên bông hoa cúc màu trắng để trẻ nhìn thấy cánh hoa màu vàng bị thừa ra( hoa cúc vàng to hơn hoa cúc trắng)( hoa cúc trắng nhỏ hơn hoa cúc vàng).
- Vậy độ lớn giữa hoa hồng và hoa cúc như thế nào?(hoa hồng nhỏ hơn hoa cúc vàng và hoa hồng lớn hơn hoa cúc trắng)
b/ So sánh độ lớn của 2 hộp quà
- Nhìn xem cô cũng được bạn thỏ tặng cho 1 hộp quà ( màu đỏ)
- Các con cùng quan sát xem: 2 chiếc hộp như thế nào?(không bằng nhau)
- Độ lớn của 2 chiếc hộp như thế nào với nhau? ( Chiếc hộp màu xanh lớn hơn chiếc hộp màu đỏ, chiếc hộp màu đỏ nhỏ hơn chiếc hộp màu xanh)
- Cho trẻ nhắc lại từ ngữ “To hơn”, “Nhỏ hơn”
* Hoạt động 3: Trò chơi
a/ Hoa to - hoa nhỏ:
- Cô giới thiệu TC: Hoa to - hoa nhỏ
- Cô nêu cách chơi: Mỗi trẻ có một số hoa to nhỏ khác nhau. Cô nói lên yêu cầu trẻ làm theo. Khi cô nói chọn hoa to trẻ chọn hoa to giơ lên. Cô thay đổi yêu cầu.
- Luật chơi: Trẻ nhận biết được hoa to hoa nhỏ.
- Cô mời trẻ tham gia trò chơi.
- Cô bao quát, nhận xét kết quả.
b/ Trồng hoa:
- Cô giới thiệu TC: Trồng hoa
- Cách chơi: Cô có 2 mảnh vườn. Trong mỗi mảnh vườn đó có 2 ô đất( ô đất hình tròn và ô đất hình vuông) và một số hoa to nhỏ khác nhau. Cô chia lớp thành hai đội ( Hoa hồng, Hoa hướng dương). Từng thành viên của mỗi đội là sẽ bật qua một con suối để trồng hoa. Hoa to trồng vào ô đất hình vuông, hoa nhỏ trồng vào ô đất hình tròn.
- Luật chơi: Trong thời gian là một bài hát đội nào trồng được nhiều hoa đúng sẽ là đội thắng cuộc.
- Cô mời trẻ tham gia trò chơi.
- Cô bao quát, nhận xét kết quả.
*Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương.
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy: .
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thứ năm, ngày 23 tháng 02 năm 2017
Đề tài : Thơ " Hoa kết trái"
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc nôi dung bài thơ "Hoa kết trái"
- Trẻ hiểu nội dung thơ: “ Bài thơ Hoa kết trái nói về màu sắc của các loại hoa rất đẹp, khuyên chúng ta đừng nên hái hoa vì hoa sẽ kết thành nhiều quả ngọt"
2. Kỹ năng:
- Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; trả lời to, rõ câu hỏi của cô.
- Phát triển tư duy, khả năng kể lại truyện theo trí nhớ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, chú ý lắng nghe cô kể truyện.
II.Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh minh họa cho bài thơ.
-
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Gây hứng thú
- Cho trẻ tham quan vườn nhà bé!
- Con đã nhìn thấy những loại hoa gì?
- Cô giới thiệu cho trẻ những loại hoa nào làm cảnh, hoa nào kết trái?
- Cô có 1 bài thơ nói về những loại hoa kết trái, đó là bài thơ " Hoa kết trái", các con cùng tìm hiểu nhé!
*Hoạt động 1: Bé nghe đọc thơ
- Cô đọc lần 1 diễn cảm kết hợp cử chỉ minh họa.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
-Tóm tắt nội dung: “Bài thơ Hoa kết trái nói về màu sắc của các loại hoa rất đẹp, khuyên chúng ta đừng nên hái hoa vì hoa sẽ kết thành nhiều quả ngọt”
- Cô đọc lần 2 kết hợp powerpont.
* Hoạt động 2: Thử tài bé yêu
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về điều gì?
+ Trong bài thơ đã nhắc đến những loại hoa nào?
+ Những bông hoa có màu sắc như thế nào?
+Hoa lựu được ví như gì?
-Thái độ:
+ Bài thơ khuyên chúng ta đều gì?
- Giáo dục: Bài thơ giáo dục chúng ta không hái hoa tươi để hoa kết nhiều trái ngon, cung cấp thức ăn nhiều dinh dưỡng.
Hoạt động 3: Bé đọc thơ .
- Lớp đọc bài thơ 2 lần.
- Từng tổ đọc thơ
- Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái đọc nối tiếp nhau.
- Cá nhân đọc thơ.
- Cả lớp đọc lại 1 lần.
*Hoạt động 4: Ai giỏi?
- Cô giới thiệu TC: Ai giỏi
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm. Cô đã chuẩn bị các hình ảnh trong bài thơ. Các nhóm sẽ sếp các tranh hoa theo thứ tự trong bài thơ, sau đó đại diện mỗi đội sẽ đứng lên vừa chỉ vào hình vừa đọc lại bài thơ.
- Luật chơi: Nhóm nào xếp đúng, đọc đúng, diễn cảm hơn là nhóm chiến thắng.
- Cô mời trẻ tham gia.
- Cô bao quát - nhận xét.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 24 TPPCT- CAC LOAI HOA QUANH BE - MAM - NGỌC.docx