Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 28 - Chủ đề: Một số loại côn trùng

I.YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi được tên một số côn trùng

- Trẻ nhận biết một số con côn trùng có lợi và một số con côn trùng gây hại.

 2. Kỷ năng:

- Trẻ so sánh, phân biệt các loại côn trùng

- Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ qua các hoạt động .

 3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ bảo vệ côn trùng có lợi và biết tránh xa côn trùng có hại.

II.Chuẩn bị:

- Hình ảnh các con côn trùng trên máy: Con ong, con bướm, con muỗi, con kiến

- Các con côn trùng khác như con sâu, con nhện, con ruồi, con bọ

- 6 bức tranh lớn về các loại côn trùng; dấu chấm màu xanh và màu đỏ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 19882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 28 - Chủ đề: Một số loại côn trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Động tác chân: Chân bước ra trước khụy gối, chân sau thẳng. - Động tác bật: Bật nhảy tại chổ. * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng. - TC: Ngửi hoa. Hoạt động ngoài trời 8h->8h30 Trò chuyện mở chủ đề. * Trò chuyện đầu tuần. - Trò chuyện cùng trẻ về ngày đầu tuần: + Hôm nay là thứ mấy? + Con hãy kể cho cô nghe về ngày chủ nhật vừa rồi của con... - Cho trẻ trả lời các câu đố về một số con côn trùng * Trò chơi vận động: Lăn trứng về tổ - Cho trẻ chơi tự do Vườn hoa nhà bé có những loại côn trùng nào? Quan sát và trò chuyện về con bướm - Chuẩn bị : Hình ảnh con bướm - Yêu cầu: Trẻ biết một số đặc điểm, lợi ích của bướm và đối với cuộc sống của con người. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ môi trường sống của các loại côn trùng * Trò chơi vận động: Nhảy bao bố - Yêu cầu: Trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do. * Trò chơi vận động: Chim bay, cò bay -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Những côn trùng có hại. Quan sát và trò chuyện về con ruồi, con muỗi - Chuẩn bị : Hình ảnh con ruồi, con muỗi - Yêu cầu: Trẻ biết một số đặc điểm, tác hại của con ruồi, con muỗi đối với cuộc sống của con người. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh để ngăn chặn sự phát triển của những côn trùng có hại *Trò chơi vận động: Bắt bướm -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Những người thợ chăm chỉ Quan sát và trò chuyện về con kiến, con ong - Chuẩn bị : Hình ảnh con con kiến, con ong - Yêu cầu: Trẻ biết một số đặc điểm, lợi ích của con kiến, con ong đối với cuộc sống của con người. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ môi trường sống của các loại côn trùng * Trò chơi vận động: Chim bay, cò bay -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Những chú chuồn chuồn ngộ nghĩnh Quan sát và trò chuyện về con chuồn chuồn - Chuẩn bị : hình ảnh chuồn chuồn ớt và chuồn chuồn kim. - Yêu cầu: Trẻ biết một số đặc điểm của chuồn chuồn. Sự giống và khác nhau giữa chuồn chuồn ớt và chuồn chuồn kim. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ môi trường sống của các loại côn trùng * Trò chơi vận động: Bắt bướm -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Kế hoạch hoạt động chung 8h60 ->9h10 THỂ DỤC - VĐCB: Bò thấp chui qua cổng 1,2 x 0,6m KPXH - Tìm hiểu về một số loại côn trùng. TẠO HÌNH Vẽ tô màu con bướm. LQVT Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 6, nhận biết số 6 LQVH - Ong và bướm. ÂM NHẠC - Hát: “Kìa con bướm vàng.” - Vận động: vận động theo nhạc. - NH: Hoa thơm bướm lượng. - TCVĐ: Bạn ở đâu? Kế hoạch hoạt động góc 9h20-> 10h10 *Góc xây dựng: Xây Vườn hoa của bé. *Góc phân vai: Bán hàng *Góc Nghệ thuật: Tô màu hình cácloại côn trùng. *Góc học tập: Chơi Đô mi nô, làm album về một số loại côn trùng. *Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. Hoạt động chiều 15h30 ->17h30 - Ôn kỹ năng: “ bò thấp chui qua cổng”. - Làm quen: “Một số loại côn trùng.” - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn:“một số loại côn trùng” - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn: “Ôn luyện số lượng trong phạm vi 6, nhận biết chữ số 6. - Làm quen “ Ong và bướm”. - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn : Ong và bướm. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn các bài thơ, bài hát đã học trong tuần. - Nhận xét nêu gương cuối tuần. - Vệ sinh trả trẻ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG. Thời gian: Từ ngày 20/03-24/03/2017 I /YÊU CẦU CHUNG : - Trẻ biết thể hiện vai chơi qua các trò chơi - Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề. - Biết thể hiện vai chơi và hành động chơi phù hợp. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Bán hàng. - Trẻ biết chơi theo nhóm và phối hợp các hành động chơi trong nhóm nhịp nhàng - Biết phân vai chơi, thỏa thuận nội dung chơi. 2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé - Trẻ biết sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo. - Biết dùng nguyên vật liệu phong phú khác nhau để xây dựng. - Hình thành cho trẻ tính phối hợp, tinh thần làm việc nghiêm túc. 3. Góc học tập: Chơi đôminô; làm thiệp từ tranh côn trùng - Trẻ biết đặc điểm, ích lợi của một số con côn trùng - Phát triển óc quan sát, khả năng phán đoán của trẻ 6. Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán trang trí con côn trùng thành bộ sưu tập. - Trẻ biết vẽ và cắt dán tranh về côn trùng thành bộ sưu tập. - Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Bước đầu hình thành cho trẻ tình cảm về cái đẹp, biết yêu cái đẹp. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh - Các cháu thích chơi với nước từ chai này sang chai khác không làm nước ướt quần áo - Trẻ biết tưới cây, cắt lá vàng II./ CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Bán hàng. - Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi “ bán hàng”: Một số hộp thuốc, bao tay, giầy, quầy bán nước. - Bộ đồ chơi bác sĩ, sổ y bạ, giấy bút 2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé - Gạch, cây xanh, cỏ, hoa có số lượng nhiều, - Hàng rào, các con côn trùng như bướm, chuồn chuồn, ong, kiến, sâu 3. Góc học tập: Chơi đôminô; làm thiệp từ tranh côn trùng - Các loại lô tô, đồ chơi đôminô do cô và cháu cùng làm - Tranh ảnh về các con côn trùng, 2 cuốn anbum. 6. Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán trang trí con côn trùng thành bộ sưu tập. - Giấy vẽ, bút màu, đất nặn,.. - Giấy màu, hột hạt, 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh - Nước và dụng cụ đựng nước như chai nhựa, bình tưới cây, ca múc nước - Tạp dề, khăn lau - Cây cảnh, bồn hoa III / HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ ĐỊNH HƯỚNG HĐ CỦA TRẺ Cả lớp hát một bài về chủ điểm. - Sau giờ học đến giờ gì? - Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đề gì? -Theo các con chúng ta nên tổ chức bao nhiêu góc chơi? - Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ: 1. Thỏa thuận trước khi chơi. * Góc phân vai: Bán hàng. - Góc phân vai các bạn dự định chơi trò chơi gì? - Trong cửa hàng cần có những ai? - Người bán hàng và nhân viên phục vụ làm làm những công việc gì? - Để cửa hàng có nhiều khách mọi người phải làm việc như thế nào? * Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé - Với những đồ dùng đồ chơi ở góc xây dựng, hôm nay chúng ta sẽ chơi gì? - Để xây được công trình thì cần có những ai? - Nếu con là chủ công trình con sẽ xây công trình này như thế nào? - Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, mọi người phải làm việc như thế nào? - Trong quá trình chơi thì các chú công nhân và chủ công trình phải như thế nào với nhau? * Góc học tập: Chơi đôminô; làm thiệp từ tranh côn trùng - Hôm nay góc học tập các bạn dự định sẽ chơi gì? - Trò chơi đominô, cách chơi như thế nào? (Bạn có quân cờ con 2 con bướm sẽ đi trước, sau đó những bạn có quân cờ có một đầu hình con bướm tiếp theo sẽ đi và lần lượt đến những quân cờ khác. Bạn nào hết cờ trong tay trước sẽ là người chiến thắng) - Khi chơi, các bạn phải chú ý điều gì? * Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán trang trí con côn trùng thành bộ sưu tập. - Lớp mình đang thực hiện chủ đề những con vật xung quanh ta với những nguyên vật liệu mở ấy các bạn dự định sẽ chơi gì ? - Con sẽ chơi như thế nào? - Làm xong con mang đi đâu trưng bày? 2. Quá trình chơi - Cho trẻ về góc chơi, chọn nhóm trưởng, thỏa thuận vai chơi. - Cô bao quát, cho trẻ tự lấy đồ chơi, bày trí thực hiện nhiệm vụ vai chơi. Giúp đở trẻ những công việc khó: bê bàn, bê tủ, - Cô đến hòa vào nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ: + Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào? + Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh. + Góc học tập: Khi trẻ chơi không nhập vai cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé. + Góc đóng vai: Khi “ Cô phục vụ” chưa biết chào mời khách. Cô đóng vai là khách hàng “Tôi thấy cửa hàng chị rất sạch sẽ, thức ăn lại ngon, tôi rất thích đến cửa hàng ăn. Nhưng nếu chị chào hỏi nhiệt tình lần sau tôi mới ghé” - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. 3. Nhận xét sau khi chơi *Nhận xét hành động qua vai chơi: Cô đến từng góc chơi gợi mở để trẻ nhận xét về vai chơi của mình và của bạn cùng góc chơi. Nhập vai và dùng ngôn ngữ vai chơi nhận xét hành động của từng vai chơi. *Nhận xét buổi chơi: - Cô tập chung trẻ lại một góc tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm học hỏi. - Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những bạn chơi tốt, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên trẻ chơi tốt hơn ở giờ chơi sau. - Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng và làm vệ sinh cá nhân. Kết thúc: Nhẹ nhàng chuyển sang hoạt động khác. - Trẻ hát cùng cô. - Giờ hoạt động góc. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ nêu ý tưởng. -Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ thực hiện chơi. Thứ hai , ngày 20 tháng 3 năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : BÒ THẤP CHUI QUA CỔNG 1,2 x 0,6M TCVĐ: Lăn trứng về tổ. I .YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết cách bò thấp đúng tư thế. 2. Kỹ năng: - Tập cho trẻ kĩ năng bò thấp chui qua cổng. - Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân, khả năng chú ý, tư duy.. - Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi chơi. II .CHUẨN BỊ - Cổng 1,2 x 0,6m. - Bóng. - Nhạc . - Sân tập rộng, sạch sẽ và an toàn. III.HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú. - Để chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt cô và các bạn hãy cùng nhau siêng năng tập thể dục nhé. * Hoạt động 1: Bé cùng khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 3 hàng ngang cách đều nhau. * Hoạt động 2: Bé thể hiện mình. a. Bài tập phát triển chung: - Động tác Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao . (6lần 4 nhịp) - Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống liên tục. ( tập 8 lần 6 nhịp).- Động tác nhận mạnh. - Động tác lưng - bụng 1: Trẻ đứng quay thân sang bên 90 độ. ( tập 6 lần 4 nhịp). - Động tác bật 1: Bật tại chỗ theo nhịp. ( tập 6 lần 6 nhịp). - Về đội hình 6 hàng dọc chuẩn bị bài tập: “Bò thấp chui qua cổng” b.Vận động cơ bản: Bò thấp chui qua cổng. - Nhìn xem phía trước các con có gì nè. - Mình sẽ chơi gì với những chiếc cổng này nhé? - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: - TTCB: 2 lòng bàn tay úp sát vạch chuẩn, 2 lòng bàn chân sát sàn, mắt nhìn thẳng về trước, đầu không cúi - TH: Khi có hiệu lệnh thì bò tiến về phía trước, phối hợp tay nọ chân kia nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng đầu không cúi. Cứ như thế bò thấp từ từ chui qua cổng. Chú ý khi bò lòng bàn chân sát sàn - Cô vừa thực hiện xong bài tập gì? (Cho trẻ nhắc lại tên vận động). - Cho 1, 2 trẻ lên thực hiện mẫu. - Cho trẻ ở dưới nhận xét. * Trẻ thực hiện: - Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần). - Cho trẻ đứng thành 6 hàng dọc và thi đua giữa 6 đội. - Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác. * Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem. c. Trò chơi “Lăn trứng về tổ”. Để thưởng cho lớp mình vận động giỏi bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi , trò chơi “ Lăn trứng về tổ”. - Cách chơi :Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội và cô có chuẩn bị cho mỗi đội rất nhiều trứng, nhiệm vụ của từng thành viên trong đội sẽ đi lên lấy những quả trứng lăn bằng 2 tay theo đường dích dắc và mang về tổ của mình. - Luật chơi: Trong thời gian một bài hát nếu đội nào lăn được nhiều trứng hơn sẽ là đội thắng cuộc. - Số lần chơi tùy theo hứng thú của trẻ. - Cô mời trẻ tham gia trò chơi - Cô quan sát, nhận xét. * Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chú ý quan sát và chú ý lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe và thực hiện trò chơi. - Trẻ thực hiện. Nhận xét tiết dạy: . . .. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ hai, ngày 20 tháng 3 năm 2017 Đề tài : VẼ TÔ MÀU CON BƯỚM. I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ biết sử dụng các nét cơ bản: nét cong, nét lượn để vẽ con bướm - Nắm được hình dạng và đặc điểm đặc của con bướm 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho con bướm - Rèn kỹ năng cầm bút và ngồi đúng tư thế - Phát triển khả năng chú ý, quan sát, thực hành - Khuyến khích trẻ sáng tạo khi tạo dáng con cá theo ý tưởng của riêng trẻ. - Phát triển óc thẩm mỹ sáng tạo sản phẩm đẹp. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. 3.Thái độ - Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình. - Giáo dục trẻ có thói quen nề nếp trong học tập. - Giáo dục trẻ khi tham gia tàu phải ngồi ngay ngắn và không thò đầu ra ngoài khi đi đi tàu II. CHUẨN BỊ: - Đồ chơi: Con bướm - Tranh vẽ mẫu con bướm - Giấy A6, màu, bút sắp..... - Bàn ghế cho trẻ ngồi. - Góc trưng bày sản phẩm. - Nhạc không lời. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú: Câu đố: Đôi cánh màu sặc sỡ Hay bay lượn la cà Vui đùa với hoa nở Làm đẹp cả vườn hoa. Là con gì? * Hoạt động 1: Những chú bướm xinh a) Quan sát hình ảnh con bướm * Cô cho trẻ quan sát con bướm + Các con vừa thấy con vật gì? + Con bướm có đặc điểm gì? ( Có thân, cánh , mắt, râu ) + Các bạn có nhận xét gì về màu sắc của chú bướm này? + Ngoài ra, cô còn có rất nhiều chú bướm với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau. (cho trẻ xem thêm hình ảnh một số loại bướm khác nhau) b) Quan sát tranh mẫu - Ngoài ra cô còn vẽ tặng cho các bạn 1 bức tranh nữa các bạn cùng ngắm nhìn nhé! - Cô cho trẻ xem tranh mẫu: Tranh vẽ bướm đang bay - Đây là bức tranh vẽ gì? - Bạn nào có nhận xét về hình dạng của bướm? (Thân bướm có dạng dài, cánh bướm dang rộng ra) - Cô dùng kỹ năng gì để vẽ con bướm? - Cô sắp xếp bố cục như thế nào? -> Cô nhấn mạnh: Trước tiên cô vẽ nét nét cong bên trái, nét cong bên phải làm thân bướm, tiếp theo vẽ 2 nét lượn 2 bên làm cánh bướm, cuối cùng là nét cong để vẽ 2 râu của bướm. Tranh vẽ bướm đang đậu. - Đây là bức tranh vẽ gì? - Bạn nào có nhận xét về hình dạng của bướm? (Thân bướm có dạng dài, cánh bướm xếp lại) - Cô dùng kỹ năng gì để vẽ con bướm? - Cô sắp xếp bố cục như thế nào? -> Cô nhấn mạnh: Trước tiên cô vẽ nét cong bên trên, nét cong bên dưới làm thân bướm, tiếp theo vẽ 1 nét lượn phía trên làm cánh bướm, cuối cùng là nét cong để vẽ 2 râu của bướm. + Để cho bức tranh thêm đẹp chúng ta vẽ thêm gì? (hoa, cỏ) - Thế các con dự định vẽ con bướm như thế nào? - Cô mời trẻ nói lại kỹ năng vẽ con bướm - Vậy các muốn vẽ những chú bướm xinh không? Mời các bạn về vị trí * Hoạt động 2: Bé vui thử tài: - Cô cho trẻ về nhóm thực hiện. - Các nhóm thực hiện theo ý tưởng của mình. - Cô bao quát và động viên cháu thực hiện sản phẩm của mình. Giáo dục trẻ khi vẽ con cá phải giữ gìn vệ sinh và giữ gìn sản phẩm của mình nhé! * Hoạt động 3:Sản phẩm bé yêu - Sau khi hoàn thành xong cô cho trẻ đem sản phẩm treo lên giá và nhận xét: + Cô mời một vài bạn lên chọn sản phẩm nào con thích nhất? Vì sao con thích? + Mời tác giả lên giới thiệu sản phẩm của mình. + Cô nhận xét một vài sản phẩm đẹp, khen ngợi trẻ. + Mời trẻ trình bày lại kỹ năng vẽ con cá - Động viên những trẻ chưa hoàn thành, lần sau cố gắng hơn nữa. * Kết thúc: Lớp hát 1 bài. Nhắc trẻ rửa tay. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Con cá - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ thực hiện - Trẻ nêu ý - Trẻ hát. Nhận xét tiết dạy: . . .. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 21 tháng 3 năm 2017 Đề tài : TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI CÔN TRÙNG I.YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết đặc điểm và gọi được tên một số côn trùng - Trẻ nhận biết một số con côn trùng có lợi và một số con côn trùng gây hại. 2. Kỷ năng: - Trẻ so sánh, phân biệt các loại côn trùng - Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ qua các hoạt động . 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ bảo vệ côn trùng có lợi và biết tránh xa côn trùng có hại. II.Chuẩn bị: - Hình ảnh các con côn trùng trên máy: Con ong, con bướm, con muỗi, con kiến - Các con côn trùng khác như con sâu, con nhện, con ruồi, con bọ - 6 bức tranh lớn về các loại côn trùng; dấu chấm màu xanh và màu đỏ. III. HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú - Cô và trẻ hát bài: “Con chuồn chuồn”. - Các con vừa hát bài hát nói về con gì? - Chuồn chuồn là con vật thuộc nhóm gì? - Ngoài ra còn nhiều côn trùng khác với các đặc điểm khác nhau cô cháu ta cùng tìm hiểu nhé! * Hoạt động 1: Côn trùng quanh bé *Con ong: - Cho trẻ đoán câu đố về con ong: “Con gì bé xíu Chăm chỉ suốt ngày Bay khắp vườn cây Tìm hoa gây mật?” - Cô có tranh con gì đây? - Con có nhận xét gì về con ong? - Con ong thường bay ở đâu để làm gì? - Ong cho ta mật ngọt và giúp thụ phấn cho hoa. Vậy ong là côn trùng có lợi hay có hại? - Cô củng cố và bổ xung kiến thức cho trẻ: Ong là côn trùng có ích nhưng nếu ai đến chọc phá tổ của nó thì cả đàn nó sẽ bay ra để chích và bảo vệ con của chúng. Vì thế các con nên tránh xa , không nên chọc phá tổ ong, nếu không sẽ bị ong chích đau lắm đấy. *Con bướm: - Trẻ nghe một đoạn nhạc bài “ Kìa con bướm vàng” và đoán về con bướm. - Xem tranh con bướm. - Con có nhận xét gì về con bướm? - Con thường thây bướm bay ở đâu? - Bướm bay được là nhờ có gì? - Cô tóm ý: Con bướm giúp hoa thụ phấn và kết quả. Nhưng có hại là bướm sinh ra trứng, nở thành sâu cắn phá lá cây. * Con muỗi “Con gì khi ta ngủ Nếu không mắc màn che Quanh người kêu vo ve Châm vào người hút máu” - Cho trẻ xem hình ảnh con muỗi - Con biết gì về con muỗi? - Cô tóm ý: Muỗi có vòi dài, thích hút máu người, là loại côn trùng có hại, nếu bị muỗi chích con sẽ bị ngứa hoặc truyền cho con bệnh sốt rét, sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Vì thế con cần ngủ mùng, thoa thuốc, mặc quần áo dài để không bị muỗi chích nhé! *So sánh con muỗi và con ong + Giống nhau:đều thuộc nhóm côn trùng, đều bay được. + Khác nhau: Con ong Con muỗi - Côn trùng có lợi - Côn trùng có hại - Hút mật hoa, tạo ra mật ong - Hút máu người và động vật, gây ra nhiều dịch bệnh *Mở rộng kiến thức: Cho trẻ xem hình ảnh về một số con côn trùng khác và hoạt động của chúng như con ruồi, con sâu, con bọ , con nhện *Giáo dục trẻ: Yêu quí, bảo vệ những con côn trùng có lợi và tránh xa những con côn trùng có hại. * Hoạt động 2: Trò chơi “Ô số bí mật” - Trò chơi “Ô số bí mật” cách chơi như sau: + Trên màn hình có các ô số. Máy tính sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một ô số các bạn có nhiệm vụ lắng nghe câu đố trong ô số và đón xem đó là con vật gì, con vật đó có lợi hay có hại. - Dự kiến câu đố : + Đôi cánh màu sặc sỡ Hay bay lượn la cà Vui đùa với hoa nở Làm đẹp cả vườn hoa. Là con gì?? + Con gì nho nhỏ Lưng nó uốn cong Bay khắp cánh đồng Kiếm hoa làm mật? + Chỉ to như hạt đỗ đen, Thường bay đến đậu cơm canh của người, Thức ăn phải đậy ai ơi!, Kẻo nó gieo bệnh làm người ốm đau? + Cánh gì mỏng tựa như sa Tên thì ai gọi cũng ra hai lần Bay vừa nó báo: trời râm Bay cao: trời nắng, thấp dần: trời mưa. + Con gì bé tí Đi lại từng đàn Kiếm được mồi ngon Cùng tha về tổ? * Hoạt động 3: Tìm bộ phận cho các con vật. Cách chơi: Cả lớp chia làm 6 đội, mỗi đội chọn cho mình một bức tranh lớn có hình ảnh rất nhiều con côn trùng, nhiệm vụ của các đội là đánh dấu chấm đỏ vào con côn trùng có hại và đánh dấu chấm xanh vào con côn trùng có lợi. Luật chơi: Sau khi thời gian kết thúc, đội nào ít lỗi sai nhất sẽ là đội chiến thắng. - Cô mời trẻ tham gia trò chơi - Cô quan sát, nhận xét kết quả chơi Giáo dục trẻ yêu quí bảo vệ các loài côn trùng có lợi. *Kết thúc - Trẻ vệ sinh, nghỉ ngơi nhẹ nhàng -Trẻ hát -Trẻ trả lời - Côn trùng -Trẻ trả lời . -Trẻ trả lời tự do. -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ nghe và đoán -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ so sánh -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. -Trẻ so sánh -Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi và tham gia trò chơi. Nhận xét tiết dạy: . . .. Thứ tư, ngày 22 tháng 3 năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : ÔN NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 6, NHẬN BIẾT SỐ 6 I.YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết đếm từ 1 đến 6. - Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 1, 2, 3, 4,5,6. Nhận biết chữ sô 6. - Tạo nhóm 6 đồ dùng đồ chơi. 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng đếm, quan sát, so sánh và nêu kết quả của đồ dùng đồ chơi - Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, kỹ năng trả lời các câu hỏi. 3. Thái độ. - Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi - Trẻ ngoan, có ý thức học và thích học môn toán. II. CHUẨN BỊ : - Hình ảnh một số loại côn trùng như: ong và bướm,.... - Chữ số 1,2,3,4,5.6. - Hột hạt. III. HƯỚNG DẪN : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định - Các con ơi! Khu vườn nhà Lan nuôi rất nhiều loại côn trùng bây giờ chúng ta cùng đi tham quan nhé. - Khi đi các con nhớ không được chen lấn xô đẩy lẩn nhau, có rác thì nhớ bỏ vào thùng rác giữ cho môi trường sạch đẹp. * Hoạt động 1: Ai nhanh trí - Các con ơi! Lớp mình cùng đếm số lượng cô trùng xuất hiện nhé - Trên máy tính xuất hiện rất nhiều hình ảnh về các loại côn trùng, nhiệm vụ của các bạn hãy cho biết tên, là côn trùng có lợi hay có hại và chọn chữ số tương ứng. - Cô cho trẻ chơi, chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. * Hoạt động 2: Trò Chơi “ Chung Sức”. - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, và chuẩn bị cho mỗi đội 1 rổ đồ dùng có chứa các tranh lô tô về các loại côn trùng. Từng thành viên của mỗi đội sẽ chọn nhóm côn trùng theo yêu cầu, bật qua suối và thêm hoặc bớt số lượng côn trùng trong phạm vi 6 đúng tương ứng với chữ số cho trước. - Luật chơi: Trong thời gian một bài hát đội nào tạo được nhiều nhóm côn trùng hơn thì là đội thắng cuộc hơn. - Cô cho trẻ chơi, chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai khéo Tay”. - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, và chuẩn bị cho mỗi đội 1 rổ đồ dùng có chứa các hột hạt. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải dùng các hột hạt đó xếp thành các chữ số từ 1 - 6. - Luật chơi: Trong thời gian 2 bài hát nếu đội nào xếp đúng các chữ số đúng và nhanh nhất thì là đội chiến thắng. - Cho trẻ thực hiện trò chơi. - Cô cho trẻ chơi, chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết. * Kết thúc: Cho trẻ đi ra ngoài rửa mặt rửa tay. - Trẻ cùng tham quan mô hình cùng cô. - Trẻ tham gia vào trò chơi - Trẻ tham gia vào trò chơi - Trẻ tham gia vào trò chơi - Trẻ thực hiện. Nhận xét tiết dạy: . . .. Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : ONG VÀ BƯỚM I . YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ tên câu chuyện, và nội dung bài thơ. - Cảm nhận âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ. 2. Kỹ năng: -Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ. - Trả lời câu hỏi to rõ, mạch lạc, tròn câu. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Thái độ. - Trẻ hứng thú trong các hoạt động. II. CHUẨN BỊ : - Trò chơi trên máy vi tính - Hình ảnh minh họa bài thơ. - Các mảnh ghép các bức tranh tương ứng với các câu thơ trong bài thơ “ Ong và bướm” III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định, gây hứng thú: Cô đố, cô đố: Con gì cánh sặc sở Hay bay lượng rập rờn Trên vườn hoa đua nở Làm đẹp them muôn phần ( Con bướm) - Có một bài thơ nói về bạnh bướm và cả bạn ong nữa, cô mời các bạn cùng cô tìm hiểu nhé. * Hoạt động 1: Dạy đọc thà cả : “ Ong và bướm” - Cô đọc mẫu lần 1. - Cô đọc lần 2 kết hợp vơi tranh. - Các bạn có biết vì sao bạn ong không đi chơi cùng chúng mình chưa? - Vì mẹ bạn ấy bảo “ Việc chưa xong, đi chơi rong, mẹ không thích”. Vậy các bạn bướm ơi, các bạn hãy học tập theo bạn ong phải chăm chỉ và nghe lời mẹ nhé. * Hoạt động 2: Bé cùng tìm hiểu: + Các bạn ơi cô vừa đọc cho các bạn nghe bài thơ gì? + Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 28 - Côn trùng - Chồi - NHI.doc
Tài liệu liên quan