Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 5 - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Cơ thể bé

I /YÊU CẦU CHUNG :

- Trẻ biết thể hiện vai chơi qua các trò chơi

- Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi

- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề bản thân-tết trung thu.

- Biết thể hiện vai chơi và hành động chơi phù hợp.

- Trẻ biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn.

- Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.

1. Góc phân vai: Mẹ con

- Bước đầu tập cho trẻ biết mô phỏng lại hành động giữa người mẹ và người con.

-Trẻ tập sử dụng ngôn ngữ vai chơi:Người mẹ và con.

2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé.

- Trẻ biết xây ngôi nhà của bé, biết bố trí công trình hợp lí.

-Bước đầu tập cho trẻ phối hợp khi làm việc

3. Góc nghệ thuật: Tô màu tóc bạn trai, bạn gái.

- Trẻ cầm bút bằng tay phải, tô không lem ra ngoài.

4. Góc học tập:Bé phân biệt một và nhiều, chơi với tay phải tay trái.

- Trẻ nhận biết tay phải, tay trái, một và nhiều

 

docx19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 10997 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 5 - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Cơ thể bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu từ qua bài thơ,bài hát - Trẻ biết phát triền kỹ năng giao tiếp qua vui chơi,qua giao tiếp với bạn,cô giáo để trẻ bày tỏ mong muốn của mình qua ngôn ngữ 3. PHÁT TRIỂN THÊ CHẤT - Phát triển vận động cơ bản ném xa bằng một tay.. - Phát triến sự phối hợp,vận động các giác quan,định hướng và giữ thăng bằng khi ném... - Để cơ thể mạnh khõe cần ăn đủ chất,giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục không ăn nhìu bánh kẹo 4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI - Hứng thú và có ý thức tham gia vào các hoạt động lao động trên sân trường - Trẻ biết đoàn kết với các bạn trong lớp, giao lưu cùng chơi với các bạn lớp khác trong trường - Biết tô, vẽ, kể chuyện về trường lớp. - Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. 5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - Biết cảm nhận và yêu thích vẻ đẹp của cách bày biện, trang trí lớp học - Biết thể hiện cảm xúc thông qua các bài hát, bài thơ, ca daonói về Bản thân. - Thói quen giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ,trường lớp KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 2: BẢN THÂN 3 TUẦN: Từ ngày 26/09 đến 15/10/2016 NỘI DUNG TUẦN 4 Tuần 4 PPCT (Từ 26/9 đến 01/10) TRANG PHỤC CỦA BÉ TUẦN 5 Tuần 5 PPCT (Từ 03/10 đến 08/10) CƠ THỂ BÉ TUẦN 6 Tuần 6 PPCT (Từ 10/10 đến 15/10) BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Truyện: “Bé Minh Quân dũng cảm”. Thơ: “Cái lưỡi”. Thơ: “Tập thể dục”. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ ÂM NHẠC -Hát: “Đi học về”. -VĐ: Vỗ đệm theo phách -NH: “Cái mũi”. -TC: “Đoán tên bạn hát”. TẠO HÌNH - Tô màu mũ bạn trai, mũ bạn gái ÂM NHẠC -Hát: “Rửa mặt như mèo”. -VĐ: Vỗ đệm theo phách -NH: “Tay thơm, tay ngoan”. -TC: “Tai ai tinh”. TẠO HÌNH Trang trí khăn mùi soa ÂM NHẠC -Hát: “Lời chào buổi sáng” -VĐ: Vỗ đệm theo phách. -NH: “Bé khỏe bé ngoan”. -TC: “Ai đoán giỏi”. TẠO HÌNH - Nặn quả tròn PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC KHÁM PHÁ KHOA HỌC - Bé thích trang phục nào. LQVT - Nhận biết phân biệt trước sau của bé. KHÁM PHÁ KHOA HỌC - Trò chuyện về những bộ phận trên gương mặt bé? LQVT - Nhận biết một và nhiều. KHÁM PHÁ KHOA HỌC - Bé ăn gì để lớn? LQVT. - Nhận biết tay phải tay trái của bé. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THỂ DỤC -VĐCB: Bật liên tục tại chỗ 3-4 lần -TC: “Bắt bướm”. THỂ DỤC -VĐCB: Ném xa bằng một tay. -TC: “Trời nắng trời mưa”. THỂ DỤC - VĐCB: Đi bước dồn ngang kết hợp ném xa bằng một tay PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI -Biết yêu thương bản thân, siêng năng tập thể dục, ăn uống đủ chất, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để cơ thể khỏe mạnh. -Biết tên, ngày sinh của mình. -Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. KẾ HOẠCH TUẦN 05 Chủ đề nhánh : Cơ Thể Bé Thời gian: Từ ngày 03/10/2016 – 08/10/2016 HỌAT ĐỘNG Thứ 2 03/10/2016 THỨ 3 04/10/2016 THỨ 4 05/10/2016 THỨ 5 06/10/2016 THỨ 6 07/10/2016 Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp: Hướng dẫn trẻ cất nón dép. - Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần tạo trẻ cảm giác vui vẻ khi đến lớp - Trò chuyện về trường mầm non. Thể dục sáng * Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi. * Trọng động: - Động tác cổ: - Động tác tay : Đưa hay tay ra trước, lên cao . - Động tác Lưng – bụng – lườn: tay chống hông, xoay người sang hai bên. - Động tác chân : tay chống hông, đưa một chân về trước, khụy chân kia. - Động tác bật : bật tại chổ. * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động ngoài trời Trò chuyện đầu tuần -Quan sát tranh: Bé ngoan, ăn giỏi,giúp ba mẹ chăm em, cất đồ chơi, các bạn mặc đồng phục đi học - Chuẩn bị: Tranh hình ảnh bé ngoan, bé ăn giỏi, chăm em, cất đồ chơi,mặc đồng phục ,.. -Yêu cầu:Trẻ nói được khi về nhà trẻ biết giúp ba mẹ chăm em , cất đồ chơi, ngoan, biết hôm nay là ngày đầu tuần. -GD: phải đi học ngoan, vâng lời cha mẹ, vâng lời cô để được bé ngoan. - TCVĐ: Ngón tay nhúc nhích - Cho trẻ chơi tự do Cơ thể bé -Quan sát: Bạn trong lớp - Chuẩn bị:Sân sạch sẽ -Yêu cầu: Trẻ biết gọi tên đầu,thân, Mình,hai tay,hai chân Trẻ biết cơ thể có thể di chuyển và hai tay có thể làm nhiều việc - GD: Trẻ biết giử gìn cơ thể sạch sẽ. - TCDG: Tập tầm vông - Cho trẻ chơi tự do Bộ phận trên cơ thể. - Quan sát: Tranh “Cơ thể bé” - Chuẩn bị: Tranh “cơ thể bé” -Yêu cầu: Trẻ biết trên cơ thể có những bộ phận nào công dụng của từng bộ phận. -GD: phải thường xuyên tập luyện thể dục để khỏe mạnh. - TCVĐ: -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Đồ chơi bên phải, bên trái - Quan sát: Những đồ chơi - Chuẩn bị: Một số đồ chơi cho trẻ - Yêu cầu:Trẻ nói được bên phải có đồ chơi gì?, bên trái có đồ chơi gì? -GD: Trẻ khi chơi không được giành đồ chơi với bạn - TCDG: Tập tầm vông - Cho trẻ chơi tự do Bé Là ai? -Quan sát: Cô và các bạn -Chuẩn bị : Sân sạch sẽ - Yêu cầu: Trẻ biết giới thiệu về mình, giới tính. - GD: phải ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh. - TCVĐ: - Cho trẻ chơi tự do Kế hoạch hoạt động chung THỂ DỤC - VĐCB: Ném xa bằng một tay. TC: Trời nắng, trời mưa ÂM NHẠC - Hát: “ Rữa mặt như mèo” - Vỗ đệm theo phách. - NH: tay thơm tay ngoan. - TCVĐ: Tai ai tinh KPXH Trò chuyện về những bộ phận trên mặt bé. LQVT Nhận biết một và nhiều. LQVH - Thơ “Cái Lưỡi” TẠO HÌNH Trang trí khăn mùi soa Kế hoạch hoạt động góc *Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé *Góc phân vai: Mẹ con *Góc Nghệ thuật: Tô màu tóc bạn trai, bạn gái *Góc học tập: Bé phân biệt một và nhiều, chơi với tay phải tay trái. . Hoạt động chiều - Ôn: “ Ném xa bằng một tay ” - Ôn bài hát “ Rữa mặt như mèo”. - LQ:Những bộ phận trên mặt trẻ. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn:“những bộ phận trên mặt trẻ”. -LQ: Nhận biết một và nhiều - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn: “Một và nhiều” -LQ: “ Cái lưỡi”. - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn : Thơ “Cái lưỡi ” -LQ:: Trang trí khăn mùi soa - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn: các bài thơ, bài hát đã học trong tuần. - Nhận xét nêu gương cuối tuần. - Vệ sinh trả trẻ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: CƠ THỂ BÉ Thời gian: Từ ngày 03/10/2016 – 08/10/2016 I /YÊU CẦU CHUNG : - Trẻ biết thể hiện vai chơi qua các trò chơi - Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề bản thân-tết trung thu. - Biết thể hiện vai chơi và hành động chơi phù hợp. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Mẹ con - Bước đầu tập cho trẻ biết mô phỏng lại hành động giữa người mẹ và người con. -Trẻ tập sử dụng ngôn ngữ vai chơi:Người mẹ và con. 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé. - Trẻ biết xây ngôi nhà của bé, biết bố trí công trình hợp lí. -Bước đầu tập cho trẻ phối hợp khi làm việc 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tóc bạn trai, bạn gái. - Trẻ cầm bút bằng tay phải, tô không lem ra ngoài. 4. Góc học tập:Bé phân biệt một và nhiều, chơi với tay phải tay trái. - Trẻ nhận biết tay phải, tay trái, một và nhiều II/ CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Mẹ con - Bàn ghế - Các đồ chơi trong gia đình 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé - Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh, 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tóc bạn trai bạn gái. -Tranh chưa tô màu -Bút màu. - Bàn ghế. 4. Góc học tập: :Bé phân biệt một và nhiều, chơi với tay phải tay trái. - Những hình ảnh một và nhiều. - Một số đồ chơi III / HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô và các bạn cùng hát bài : « Trường chúng cháu là trường mầm non » + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Lớp con có mấy góc chơi ? + Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào ? => Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ : I/ Thỏa thuận trước khi chơi : 1.Góc phân vai: Mẹ con. Trước khi cho trẻ về góc chơi, cô và trẻ cùng nhau thảo luận và phân công từng vai cụ thể. -Góc đóng vai các con sẽ chơi gì? - Mẹ cho bé ăn, cho bé uống sửa như thế nào? - Mẹ nói chuyện với bé như thế nào ? - Khi bé ốm mẹ làm gì? - Cho trẻ về góc chơi 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé - Ở góc xây dựng các con chơi gì ? - Để xây được ngôi nhà các con xây như thế nào? - Chúng ta cần những vật liệu gì để xây - Để xây ngôi nhà, chúng ta cần có ai? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng? 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tóc bạn trai, bạn gái. - Các con sẽ làm gì cho bức tranh thêm đẹp ? - Các con cầm bút bằng tay nào để tô? - Các con sẽ cầm bút bằng tay phải ba ngón tay Cái-Trỏ-giữa để tô. Khi tô màu không cho lem ra ngoài. 4. Góc học tập : Bé phân biệt một và nhiều, chơi với tay phải tay trái. - Với những đồ chơi này chúng ta cần làm gì? -Chúng ta sẽ sắp xếp đồ chơi như thế nào? II/ Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ: + Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào? + Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh. + Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé. + Góc đóng vai: đóng vai bác hàng xóm qua chơi ... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. III/ Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm. - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2016. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: NÉM XA BẰNG MỘT TAY TCVĐ: TRỜI NẮNG TRỜI MƯA I .YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Rèn kỹ năng ném xa bằng một tay. 2. Kỹ năng: - Tập cho trẻ kĩ năng ném xa bằng một tay. - Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân, khả năng chú ý, tư duy.. - Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi. 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi chơi. II .CHUẨN BỊ - Dụng cụ thể dục -Túi cát - Nhạc . - Sân tập rộng, sạch sẽ và an toàn. III.HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú. - Để chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt bước vào năm học mới với bao hoạt động lý thú và bổ ích, cô và các bạn hãy cùng nhau siêng năng tập thể dục nhé. * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân , khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 4 hàng ngang cách đều nhau. * Hoạt động 2: Bé thể hiện mình. a. Bài tập phát triển chung: - Động tác cổ: cúi đầu, ngước sau, nghiêng trái, nghiêng phải ( 2 lần 8 nhịp) - Động tác Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao (4 lần 8 nhịp) ).- Động tác nhấn mạnh - Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống liên tục. ( 2 lần 8 nhịp). - Động tác lưng - bụng 1: Trẻ đứng quay thân sang bên 90 độ. ( 2 lần 8 nhịp). - Động tác bật 1: Bật tại chỗ theo nhịp. ( 2 lần 8 nhịp). - Về đội hình 4 hàng ngang chuẩn bị bài tập: “ném xa bằng một tay” b.Vận động cơ bản: Ném xa bằng một tay. Hôm nay cô sẽ dạy các bạn bày vận động” Ném xa băng một tay. - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: + TTCB:Đứng trước vạch chuẩn, Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, tay phải cầm túi cát đưa về trước. +TH: Khi có hiệu lệnh đưa tay từ trước hạ xuống ra sau và lên cao rồi ném túi cát đi xa ở điểm tay cao nhất. Sau đó chạy lên nhặt túi cát và đi về cuối hàng . - Lần 1: đội hình các tổ - Lần 2: bạn trai bạn gái thi đua 3.Hoạt động 3: Trò chơi “”. Để thưởng cho lớp mình vận động giỏi bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi , trò chơi “ Trời nắng trời mưa”. - Cách chơi :Cả lớp vừa đi vừa hát bài “trời nắng trời mưa”và minh họa theo lời bài hát, đến câu “Mưa to rồi, mau mau mau về thôi” Các con phải chạy nhanh về nhà kẻo bị ướt. - luật chơi: Khi về nhà các bạn không được chen lấn kẽo làm ngã bạn nhé. - Số lần chơi tùy theo hứng thú của trẻ. * Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. 4.Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. -Trẻ tập hợp thành 4 tổ đứng 4 hàng dọc. - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát - Trẻ thực hiện - Trẻ chơi -Trẻ đi lại nhẹ nhàng. Nhận xét tiết dạy: . Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2016. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MĨ ĐỀ TÀI: HÁT “RỮA MẶT NHƯ MÈO” VẬN ĐỘNG: VỖ ĐỆM THEO PHÁCH NGHE HÁT: TAY THƠM TAY NGOAN 1.YÊU CẦU : 1/Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc bài hát. - Trẻ biết vận động vỗ đệm theo phách 2/ Kỹ năng : - Trẻ hát rỏ lời và đúng giai điệu bài hát. - Phát triển khả năng nghe của trẻ. - Hình thành khả năng cảm nhận âm nhạc. 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ biết giử gìn vệ sinh sạch sẽ II. CHUẨN BỊ: - Trống lắc - Xắc Xô - phách tre - Nơ múa III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú - Cho trẻ xem tranh con mèo đang ở gần hồ nước, hỏi trẻ: con thấy gì trong tranh? -Cô có một bài hát nói về con mèo rữa mặt, bây giờ các con hãy lắng nghe xem mèo rữa mặt như thế nào nhé. * Hoạt động 1:Giọng hát nhí - Cô hát lần 1 kết hợp nhạc. Nội dung: bài hát nói về một chú mèo rửa mặt không sạch và không được mẹ yêu và còn bị đau mắt nửa. Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc - Cả lớp hát 2-3 lần -Cô chú ý sửa sai cách phát âm và lời bài hát. *Hoạt động 2: Nào ta cùng thể hiện - Để cho bài hát thêm sinh động theo ý các con chúng ta nên lam gì:?( cô cho cá nhân trả lời) - Co rất nhiều cách như các bạn nói và hôm nay cô sẽ cùng các con vổ tay theo phách nhé. -Cô hát lần 1 vổ tay theo phách. - Cô hát lần 2. Phân tích: Vỗ đệm theo phách là mỗi phách trong ô nhịp vỗ vào 1 tiếng, ứng với bài hát này ta bắt đầu vỗ vào từ “ Meo ”, “Meo” cứ như vậy vỗ cho đến hết bài hát. - Cả lớp cùng hát và vổ tay( 2 lần) - Từng tổ , cá nhân thực hiên. - Cô cho trẻ lấy dụng cụ và chon nhóm thực hiên. Chú ý sửa sai cho trẻ. * Vận động sáng tạo: Cho trẻ tự vận động theo ý trẻ thích. * Giáo dục: Các con phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rữa tay, rữa mặt và dùng đúng khăn của minh lau mặt cẩn thận. * Hoạt đông 3: sân khấu nhí - Bây giờ các con sẽ được xem các bạn biểu diễn. + Cho tiết mục song ca, tốp ca hoặc đơn ca biểu diễn. + Cô hát “ Tay thơm, tay ngoan” lần 1 kêt hợp minh họa. + lần 2 cô khuyến khích trẻ minh họa cùng cô. - Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc - trẻ trả lời - trẻ lăng nghe - Trẻ thực hiên - Trẻ thực hiên - Trẻ thực hiên - Trẻ thực hiên Nhận xét tiết dạy: Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐẾ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG BỘ PHẬN TRÊN MẶT BÉ I . YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên các bộ phận trên mặt bé. - Trẻ nhận biết được tác dụng của chúng đối với cơ thể. 2. Kỹ năng: - Hình thành khả năng tự tin khi giao tiếp, nói mạch lạc. - Gọi đúng tên các bộ phận - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ 3. Giáo dục - Phải biết vệ sinh thân thể sạch sẽ và bảo vệ các bô phận trên cơ thể. II. CHUẨN BỊ: - Tranh quần áo, quần áo bé trai bé gái. - Tranh bé trai bé gái - Nhạc theo chủ đề. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động gây hứng thú - Cho cả lớp hát”Cái mũi” - Các bạn vừa hát bài gì? - Vậy cái mũi giúp chúng ta điều gì? => Cái mũi giúp chúng ta thở và ngữi các mùi cũng là bộ phận trên mặt mình.Còn gọi là khứu giác nữa đó các bạn. Bây giờ, để các bạn biết thêm một số bộ phận trên mặt mình và tác dụng của chúng thì cô cùng các bạn khám phá nhé!h 1. Hoạt động 1: Trò chuyên về bộ phận trên mặt bé - Cô cho trẻ xem tranh về các bộ phận trên mặt. - Các con thấy những bộ phận này nằm ở đâu trên cơ thể của mình. * Trẻ biết tên gọi và tác dụng các bộ phân trên mặt. - Trên đầu của mình thì có gì?( tóc, mặt, tai) - Trên khuôn mặt có gì?( mắt, mũi, miệng). - Mắt để làm gì? Có mấy con mắt?( Để nhìn và có hai con mắt) -Tai, mũi miệng để làm gì nữa?( tai để nghe, mũi để ngửi, miệng để ăn , nói) * Bé biết thêm chức năng các bộ phận trên mặt. - Mắt dùng để nhìn ( cơ quan thị giác). -Tai dùng để nghe ( cơ quan thính giác). - Mũi dùng đễ thở và ngữi ( cơ quan khứu giác). - Lưỡi dùng để nếm vị thức ăn ( cơ quan vị giác). - Da dùng để cảm nhận ( cơ quan cảm giác) - Cô chỉ vào từng bộ phận và cho trẻ nói tên cùng cô. Giáo dục : luôn giử gìn sạch sẽ thân thể, và ăn uống đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh,thông minh. 2. Hoạt động 2: Ai nhanh tay - Cô sẽ phát cho mỗi bạn một rổ đụng các bộ phận trên khuôn mặt. Khi cô nói cô cần một đôi mắt thì các bạn chọn đôi mắt giơ lên. Bạn nào chọn đúng và nhanh sẽ được cô khen. - Tiếp tục cô yêu cầu trẻ giơ bộ phận khác. 3. Hoạt động 3: Bé cùng thi tài Cô chia lớp thành 3 nhóm,mỗi nhóm cô phát cho mỗi bạn một rổ đựng khuôn mặt bé . Cách chơi: lần lượt từng bạn trong nhóm chạy lên chọn một bộ phận gắn lên khuôn mặt còn thiếu. Sau đó chạy về cuối hàng, đến bạn khác trong nhóm tiếp tục. - luật chơi: nhóm nào gắn đúng và nhiều khuôn mặt có đầy đủ các bộ phận nhất là nhóm chiến thắng. - thời gian trong một bài hát. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương. - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: Thứ tư, ngày 05 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI:MỘT VÀ NHIỀU I.YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ phân biệt được một và nhiều. - So sánh được nhóm một và nhóm nhiều. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định. 3. Giáo dục - Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi - Trẻ ngoan, có ý thức học và thích học môn toán. II. CHUẨN BỊ : - Tranh - Nhạc theo chủ đề. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Gây hứng thú: - Các bạn lớp mầm ơi, sáng nay đến lớp cô nhận được một món quà của Bác Gấu tặng lớp mình.Không biết là quà gì nữa, bây giờ lớp minh cùng xem là gì nhé! - Bạn búp bê tặng chúng ta rất nhiều món quà nhỏ Bây giờ chúng ta mở quà nhé. * Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng một. - Cô cho trẻ khám phá hộp quà màu đỏ. - Các con đếm xem coa bao nhiêu hộp quà màu đỏ ( một hộp quà màu đỏ)( gắn chử số tương ứng) - Quà này có gì? ( bông hoa ) - Bông hoa màu gì?( màu đỏ) - Có bao nhiêu bông hoa?( một bông hoa) ( gắn chử số tương ứng). * Hoạt động 2: Nhận biết môt và nhiều - Chúng ta cùng khám phá món quà màu xanh lá cây. - Các bạn biết đây là gì không?( quả bóng) - Có mấy quả bóng?( Một) ( gắn chử số tương ứng) - Ngoài một quả bóng còn gì nữa?( xe ô tô) - Có một hay nhiều xe ô tô( nhiều xe ô tô) => Cô cho trẻ cùng nhắc lại một quả bóng và nhiều xe ô tô. - Cô hỏi cá nhân trẻ nhắc lại nhiều lần. Bây giờ là hộp quà màu vàng - Đây là gì?( em búp bê) - Em búp bê này là bạn gái hay bạn trai?( bạn gái) - Có bao nhiêu em búp bê?( một em búp bê gái) - Đây là gì?( em búp bê) - Em búp bê này là bạn gái hay bạn trai?( bạn trai) - Có bao nhiêu em búp bê trai?( nhiều em búp bê trai) => Cô cho trẻ nhắc lại một em búp bê gái và nhiều em búp bê trai. *Hoạt động 3 Trò chơi củng cố a. Trò chơi 1 : Bạn nào giỏi * Cả lớp hãy về tổ của mình và chơi với cô một trò chơi xếp đồ chơi. Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng nhiều loại đồ chơi và 2 rổ không. - Cô yêu cầu trẻ hãy chọn một đồ chơi và nhiều đồ chơi bỏ vào rổ. Cho cháu nói kết quả thực hiện được. b. Trò chơi 2:Thi xem ai nhanh Cô có hai bức tranh, một cái bánh và nhiều cái bánh - Cách chơi: Cô phát cho mỗi đội một rổ đựng tranh cái bánh. Từng bạn trong đội sẽ chạy lên chọn tranh đúng với tranh cô, và dán lên bảng. - Luật chơi: Đội nào dán nhanh và đúng theo yêu cầu của cô sẽ là đội thắng. Thời gian trong vòng một bài hát. Kết thúc: Cho Trẻ hát một bài hát . - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện. Nhận xét tiết dạy: .................................... \ Thứ năm, ngày 06 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: THƠ “ CÁI LƯỠI” I . YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc bài thơ. Biết tên tác giả. - Cảm nhận âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của bài thơ. - Cảm nhận được tình cảm giữa cô và bé trong bài thơ. 2. Kỹ năng: -Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ. - Trả lời câu hỏi to rõ, mạch lạc, tròn câu. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Giáo dục. - Trẻ biết lễ phép, lịch sự trong khi ăn, biết vâng lời cô giáo - Biết thổi thức ăn khi ăn.. II. CHUẨN BỊ : - Hình ảnh minh họa bài thơ. - Các mảnh ghép các bức tranh tương ứng với nội dung bài thơ “ Cái lưởi” III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Gây hứng thú: - Tạo tình huống: Bạn thỏ bông tặng nhiều trái cây cho lớp mình, bây giờ lớp mình cùng ăn trái cây. - Quả mít có vị gì?(vị ngọt) - Vì sao các con biệt là vị ngọt?( vì con nếm) - Vậy các con biết bộ phận nào giúp chung ta biết vị của thức ăn?( cái lưỡi) * Hoạt động 1: Bé nghe đọc thơ - Cô có một bài thơ nói về cơ quan vị giác của chúng ta đó là bài thơ “cái lưỡi” cũa tac giả “ Lê Thị Mỹ Phương”, các con chú ý lăng nghe nhé. - Cô đọc diễn cảm lần 1 - Cô đọc thơ lần 2 : Kết hợp tranh ảnh minh họa. - Bài thơ nói về điều gì? “Bài thơ nói về cái lưỡi của chúng ta, cái lưỡi giúp chúng ta nếm vị thức ăn, thưc ăn nóng các con không nên ăn vì sẽ làm lưỡi đau.” * Hoạt động 2: Bé yêu đọc thơ - Cô và các con cùng đọc lại bài thơ này nha. - Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô. - Mời nhóm bạn trai, bạn gái đọc. - Mời 2,3 bạn đọc. - Mời cá nhân trẻ đọc. - Mời cả lớp đọc to nhỏ theo hiệu lệnh tay của cô. * Hoạt động 3: Thử tài bé yêu - Chúng ta vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói đến bộ phận nào của cơ thể chúng ta? - Trong bài thơ cái lưỡi giúp chúng ta điều gi? - Vậy chúng ta làm gì để bảo vệ lưỡi không bị đau? * Giáo dục: Trẻ biết lễ phép mời mọi người cùng ăn, lịch sự trong khi ăn, biết thổi thức ăn khi ăn.. * Hoạt động 4: Bé Yêu thi tài Cô chia lớp mình thành 3 đôi. Mỗi đội sẽ có một rổ bức tranh. Nhiệm vụ của mỗi đội ghép tranh đung theo trình tụ nội dung bài thơ. Cả lớp cùng đọc lại bài thơ. - Kết thúc  Cả lớp đi ra ngoài rữa mặt.. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời - Trẻ đọc thơ - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: ........................ Thứ sáu, ngày 07 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ ĐỀ TÀI: TRANG TRÍ KHĂN MÙI SOA I . YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ trang trí khăn mùi soa 2. Kỹ năng: - Trẻ trang trí ngay ngắn - Phát triển khả năng so sánh và nhận biết cái đẹp 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ dùng đúng khăn của mình lau mặt cẩn thận. II. CHUẨN BỊ - Nhạc bài hát theo chủ đề - Khăn mẫu - Hoa trang trí - Khăn cho trẻ trang trí III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động : Ổn định gây hứng thú -Cô nhìn thấy có một bạn rữa mặt nhưng chưa lau mặt. chúng ta phải làm sao?( bảo bạn ấy lấy khăn lau mặt cẩn thận). - Giáo dục: khi rữa mặt xong các con phải dùng đúng khăn của mình để lau mặt cẩn thận * Hoạt động1 :Quan sát hình ảnh khăn mùi soa - Cô có hình ảnh gì đây?( khăn mùi soa) - Khăn mùi soa có màu gì?( màu đỏ) - Trên khăn mùi soa có gì?( có chú chim màu vàng) - Cô cho trẻ xem hình ảnh các khăn mùi soa khác * Hoạt động 2: quan sát mẫu a. quan sát khăn mùi soa thêu những chú bướm - Cô có gì đây? ( Khăn mùi soa) - Trên khăn mùi soa này có gì?( có nhiều chú bướm) - Vậy làm sao có những chú bướm này trên khăn mùi soa( thêu) b. quan sát khăn mùi soa được in hình các con vật - Khăn mùi soa này có gì?( hình những chú gấu) - tại sao những chú gấu có trên khăn mùi soa này?( được in lên) c. quan sát khăn mùi soa được trang trí mẫu - Cô cũng có một chiếc khăn mùi soa nữa. - Khăn mùi soa này có gì ?( những bông hoa) - Vậy cô làm thế nào để khăn mùi soa có những bông hoa?( cô dán hoa lên). - Các con có muốn trang trí khăn mùi soa của mình cho đẹp không nào? * Cô giới thiệu và làm mẫu: -Cô trãi khăn ngay ngắn trên bàn. Cô chọn những bông hoa có màu sắc cô thích và gắn lên khăn theo ý cô cho đẹp. - Bây giờ các con hãy về bàn và trang trí khăn của mình cho đẹp nhé. * Hoạt động 3 Bé khéo tay - Các con hãy trang trí theo ý thích các con cho đẹp nhé. - Chú ý quan sát và nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế , giữ khăn ngay ngắn. - Khuyến khích đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPPCT tuần 5.giao an tuan 5.docx