I . YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên, tác dụng của các bộ phận trên cơ thể .
2. Kỹ năng:
- Tập cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể để khỏe mạnh.
II.CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh minh họa câu chuyện “ Mỗi người một việc”.
- Hình ảnh về cơ thể bé. Và ảnh về các giác quan.
- 1 cốc nước lạnh, đĩa mít, cốc nước chanh không đường, một bài hát dân ca.
- 1 cái khăn, 1 tiếng chim hót, 1 đoạn phim có 4 hình ảnh, 1 cái khăn có mùi nước mắm, 5 phần quà nhỏ.
III. HƯỚNG DẪN:
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 5 - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài thơ :Tâm sự của cái mũi.
- LQ: Bài hát “Tập rửa mặt”
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
-Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ hát, biểu diễn văn nghệ.
- Ôn lại kĩ năng rửa tay, rửa mặt cho trẻ.
- Nhận xét cuối tuần.
- Vệ sinh trả trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh: CƠ THỂ TÔI
Từ ngày: 3/10-07/10/2016
I. YÊU CẦU CHUNG
- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi và hoạt động theo chủ đề Bản Thân
- Trẻ nhập vai tự nhiên và thể hiện hành động chơi phù hợp với vai chơi.
- Giáo dục trẻ có thái độ làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, không đùa giỡn.
- Rèn trẻ sử dụng đúng ngôn ngữ vai chơi khi thực hiện vai chơi.
- Biết sử dụng đồ chơi.
- Không tranh giành,quăng ném đồ chơi.
- Lấy và cất đồ chơi gọn gàng , đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn và biết phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn và biết phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
- Có ý thức giữ gì vệ sinh lớp học.
1. Góc phân vai: Tổ chức sinh nhật, bán hàng( giải khát, thực phẩm, quần áo, giày dép, nón mũ)
- Biết cách xưng hô phù hợp với từng vai chơi.
- Biết thể hiện công việc của từng vai chơi: Người bán hàng, người mua hàng, anh chị em, bạn bè,
- Dạy trẻ biết thể hiện đúng thái độ của từng vai chơi.
2. Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị để xây các công trình chính.
- Biết bố trí các công trình phụ như lối đi, hàng rào, cây xanh
- Biết phối hợp với bạn trong khi xây dựng.
3. Góc học tập: Xếp hình về cơ thể bé, xem tranh về cơ thể người và tìm các bộ phận có số lượng bằng nhau
- Trẻ biết xem sách, tranh, kể chuyện theo tranh về , cơ thể người.
- Biết tìm các bộ phận trên cơ thể người có số lượng bằng nhau như 2 tay, 2 chân, 2 tai
- Biết lắp ráp các mảnh ghép thành cơ thể hoàn chỉnh
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
4. Góc nghệ thuật:Tô màu trang phục, in bàn tay bàn chân của mình.
- Trẻ biết phối hợp nhiều màu khác nhau để tô trang phục theo ý thích.
- Biết in bàn tay, bàn chân của mình.
- Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Trẻ biết chăm sóc cây cối.
- Biết quan sát các loại cây và hiểu tác dụng của cây đối với sức khỏe bản thân
- Kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.
II. CHUẨN BỊ
1. Góc phân vai : Tổ chức sinh nhật, bán hàng
- Bộ đồ nấu ăn trong gia đình : Bếp ga, nồi cơm điện, chén, đũa, xoong chảo, muỗng, đĩa, tủ lạnh, thực phẩm.
- Bán hàng :
+ Các loại nước uống, trái cây, sữa, bánh kẹo
+ Quần áo đẹp, giày dép, mũ
- Búp bê, bánh sinh nhật
2. Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê
- Khối gỗ, gạch xây dựng
- Hàng rào, cây xanh, bồn hoa, cây ăn quả, vườn rau ghế đá
- Sân chơi, thảm cỏ,
3. Góc học tập: Xếp hình về cơ thể bé, xem tranh về cơ thể người và tìm các bộ phận có số lượng bằng nhau
- Sách, tranh về cơ thể người, các hoạt động của con người
- Đồ chơi lắp ghép, bút màu, màu nước, đất nặn, giấy
- Que, hột hạt.
- Vở tạo hình, làm quen với toán, truyện tranh.
4. Góc nghệ thuật: Tô màu trang phục, in bàn tay bàn chân của mình
- Kéo, hồ, bút màu, bảng con, giấy A4
- Tạp chí, họa báo, tranh ảnhbản vẽ về trang phục, về các bộ phận trên cơ thể
- Băng nhạc, bài thơ, bài hát về chủ đề bản thân
- Sân khấu, trang phục, dụng cụ âm nhạc
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Bồn nước, ca múc nước, bao tay
- Cây xanh, hoa
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định:
- Cô cho cả lớp hát bài hát: “Tay thơm, tay ngoan”.
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ điểm gì?
- Theo các bạn, hôm nay chúng ta sẽ tổ chức bao nhiêu góc chơi?
- Con hãy nói xem đó là những góc nào?
1. Thỏa thuận trước khi chơi
* Góc phân vai: Tổ chức sinh nhật, bán hàng
- Nhìn vào đồ chơi ở góc phân vai, hôm nay các bạn nên chơi gì?
- Với trò chơi ấy, cần phải có những vai chơi nào?
- Công việc của từng vai chơi?
- Thái độ của từng vai chơi thế nào?
* Góc xây dựng: Xây nhà cho búp bê
- Với những đồ dùng đồ chơi ở góc xây dựng, hôm nay chúng ta nên chơi gì?
- Để xây được ngôi nhà cho búp bê thì cần phải có những ai?
- Và cần phải sử dụng đến những nguyên vật liệu gì?
- Con định xây công trình ấy như thế nào?
- Khi xây công trình ấy, con sẽ bố trí thêm những gì?
- Những người trong công trình làm những việc gì?( chủ công trình làm gì? Các chú công nhân xây dựng có nhiệm vụ gì? )
- Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, mọi người phải làm việc như thế nào?
* Góc học tập: Xếp hình về cơ thể bé, xem tranh về cơ thể người và tìm các bộ phận có số lượng bằng nhau
- Góc học tập hôm nay các con thích chơi gì?
- Các con dự định chơi trò chơi ấy như thế nào?
- Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi: Không nói chuyện lớn trong khi chơi, không xả rác bừa bãi, cùng giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
* Góc nghệ thuật: Tô màu trang phục, in bàn tay bàn chân của mình
- Những ai muốn tham gia vào góc nghệ thuật?
- Các bạn muốn chơi gì ở góc nghệ thuật hôm nay?
- Trong khi chơi các bạn nhớ không làm ồn ào, giữ vệ sinh chung và biết trân trọng sản phẩm của mình nhé.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh
- Góc thiên nhiên hôm nay các con sẽ chơi gì?
- Con sẽ tổ chức chơi như thế nào?
- Cô đưa ra yêu cầu của gó chơi?
2. Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ về góc chơi đã chọn để thỏa thuận vai chơi và bầu nhóm trưởng.
- Cô bao quát trẻ, cho trẻ tự lấy đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng đồ chơi để thực hiện nhiệm vụ của vai chơi.
- Cô nhắc trẻ khi chơi nói chuyện vừa nghe, không la hét và tranh giành đồ chơi với bạn.
- Cô đến từng góc nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi để giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ.
- Cô luôn tạo tình huống để kích thích trẻ nhập vai, biết cùng nhau phối hợp nhiệm vụ trong nhóm và liên kết với các góc chơi khác. Chẳng hạn như tô màu trang phục đẹp để tặng búp bê ngày sinh nhật, rủ các chú công nhân đi dự sinh nhật
3. Nhận xét sau khi chơi:
*Nhận xét hành động qua vai chơi: Cô đến từng góc chơi gợi mở để trẻ nhận xét về vai chơi của mình và của bạn cùng góc chơi. Nhập vai và dùng ngôn ngữ vai chơi nhận xét hành động của từng vai chơi.
*Nhận xét buổi chơi:
- Cô tập chung trẻ lại một góc tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm học hỏi.
- Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những bạn chơi tốt, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên trẻ chơi tốt hơn ở giờ chơi sau.
- Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng và làm vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ về góc chơi và thực hiện nhiệm vụ vai chơi của mình.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2016
Đề tài : Đi díc dắc theo vạch chuẩn
I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết thực hiện vận động “Đi díc dắc theo vạch chuẩn”.
- Biết chơi trò chơi “Kéo co” đúng luật.
2. Kĩ năng
- Phối hợp khéo léo chân – tay nhịp nhàng khi đi theo đường dích dắc, khi đầu không cúi.
- Rèn luyện thể lực, khả năng chú ý khi đi theo đường dích dắc.
- Phát triển cơ chân, tố chất khéo léo và khả năng định hướng trong không gian.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học, chú ý nghe hiệu lệnh của cô, yêu thích các hoạt động thế dục. Từ đó giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục.
- Có tinh thần thi đấu tích cực, sự phối hợp, đoàn kết đồng đội.
II. CHUẨN BỊ
- Đường dích dắc.
- Máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu, loa.
- Một số bài hát. (Bài hát: Con cào cào, Bé khỏe bé ngoan).
- Trống.
- Trang phụ thể thao của trẻ. (màu xanh, đỏ, vàng, trắng). Dây buộc đầu cho trẻ.
- Dây thừng cho trẻ chơi trò chơi kéo co.
- Trang phục dân gian, loa cho cô giáo phụ.
- 24 vòng thể dục cho mỗi trẻ.
- Trang phục thể thao cho cô giáo.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú
* Cô đánh một hồi trống: Tùng, tùng, tùng...........(cô phụ loa).
Loa! loa! loa! loa!
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè ngày hội
Thể dục thể thao
Bé khỏe ngoan nào
Tham gia ngày hội
Cùng nhau sôi nổi
Cùng nhau đua tài
Loa! loa! loa! loa!
- Xin chào mừng tất cả các vận động viên đến tham dự ngày hội thể thao hôm nay với chủ đề “Sức khỏe là vàng”và đồng hành cùng các vận động viên nhí trong chương trình ngày hôm nay là cô Nhi(cho cả lớp vỗ tay).
- Đến với ngày hội thể thao hôm nay gồm có 4 đội đại diện cho 4 tổ của lớp chồi chúng ta.
- Đội Bé khỏe đại diện cho tổ 1.
- Đội Bé đẹp đại diện cho tổ 2.
- Đội Bé ngoan đại diện cho tổ 3.
- Đội Bé thông minh đại diện cho tổ 4.
- Để cho cơ thể của chúng mình khỏe mạnh thì chúng mình phải làm gì?
- Giáo dục: Để cho cơ thể của chúng mình khỏe mạnh thì hằng ngày ở trường, về nhà chúng mình phải ăn uống đủ chất, siêng năng tập thể dục để rèn luyện sức khỏe nhé.
- Giới thiệu phần thi tiếp theo mang tên “Vận động viên khởi động”.
* Hoạt động 1: Nào chúng ta cùng tập thể dục
*Khởi động
- Bốn đội sẽ lần lượt khởi động theo nhạc không lời kết hợp làm một số động tác: đi thường, đi kiễng gót, chạy nhanh, chạy chậm...theo nhạc (cô đi vào giữa, cùng làm động tác và cô đi ngược chiều với trẻ).
* Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
Vừa trải qua phần một của chương trình tất cả các vận động viên đều đã được khởi động rồi, và tiếp theo đến với phần thi thứ 2 mang tên “Vận động viên đồng diễn”. Tất cả các vận động viên sẽ cùng tập bài tập phát triển chung trên nền nhạc của bài hát “ Con cào cào”.
- Thực hiện các động tác kết hợp với bài hát: “Con cào cào”.
- Động tác tay – vai 1: Hai tay đưa lên cao, hai tay đưa ra trước.. (thực hiện 2 lần x 8 nhịp).
- Động tác chân 3: đứng đưa 1 chân ra phía trước (thực hiện 4 lần x 8 nhịp). ĐTNM
- Động tác bụng – lườn 2 : đứng nghiêng người sang hai bên. (2 lần x 8 nhịp).
- Động tác bật nhảy 3: Bật tách chân, khép chân. (2 lần x 8 nhịp).
b. Vận động cơ bản
- Xin chúc mừng các vận động viên đã có màn đồng diễn thật dễ thương. Tiếp theo là phần thực hiện vận động “Đi đường dích dắc theo vạch chuẩn” với phần chơi “Vận động viên nào khéo léo?”.
- Để làm được tốt, xin mời các vận động viên theo dõi phần hướng dẫn của Ban tổ chức nhé!
- Cô làm mâu lần 1: Không phân tích.
- Lần 2: Vừa làm vừa phân tích động tác: “Đứng chân trước chân sau trước vạch xuất phát, hai tay nắm hờ, mắt nhìn thẳng về phía trước, khi có hiệu lệnh phối hợp tay nọ chân kia đi theo đường dích dắc theo vạch chuẩn”.
- Cô vừa thực hiện xong bài tập gì? (Cho trẻ nhắc lại tên vận động).
- Cho 1, 2 trẻ lên thực hiện mẫu.
- Cho trẻ ở dưới nhận xét.
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c. Trò chơi vận động: Kéo co
- Chương trình sẽ tiếp tục với phần vô cùng hấp dẫn, đó là phần trò chơi vận động “Kéo co”
- Cách chơi: Hai đội có số lượng người chơi bằng nhau xếp thành 2 hàng dọc đứng đối diện nhau và cách đều vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh, tất cả cùng kéo mạnh sợi dây về phía mình.
- Luật chơi: Nếu người đứng đầu hàng của nhóm nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. (trong quá trình trẻ chơi cô giáo phụ đánh trống cho trẻ chơi).
- Cô quan sát trẻ chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, động viên khuyến khích đội thua cố gắng hơn.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi thành vòng tròn, hít thở nhẹ nhàng theo nhạc. (1-2 vòng).
- Nhận xét, khen ngợi, tuyên dương và phát phần thưởng cho các đội.
- Cô tuyên bố kết thúc hội thao.
- Ngày hội thể thao của chúng ta đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại tất cả các vận động viên vào ngày hội lần sau.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
-Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ tham gia vào trò chơi
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2016
Đề tài : Cắt dán khuôn mặt biểu lộ cảm xúc
I.YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết các cảm xúc của bản thân, vui, buồn, giận giữ,
2. Kỹ năng:
- Rè kỹ năng cắt, dán các cảm xúc của cơ thể
- Rèn tư thế ngồi và cách vẽ bằng những nét đơn giản
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết cách thể hiện cảm xúc của mình
II. CHUẨN BỊ
- Tranh mẫu của cô.
- Hồ dán, kéo
- Nhạc chủ điểm.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Ổn định: Trò chơi “Chiếc túi kỳ diệu”
Cho trẻ tham gia trò chơi “Chiếc túi kỳ diệu” Cho trẻ lấy hình ảnh khuôn mặt ra và nói xem đó là cảm xúc gì
* Hoạt động 1: Quan sát
* Trẻ xem những hình ảnh về cảm xúc của bé
- Chúng ta có những cảm xúc gì?
- Khi vui sẽ như thế nào?
- Còn khi buồn thì sao?
* Cho trẻ xem tranh mẫu
+ Cho trẻ xem tranh cắt dán những hình ảnh biểu lộ cảm xúc vui
- Cô có tranh gì đây?
- Tranh cắt dán những cảm xúc gì?
- Khuôn mặt vui biểu hiện như thế nào? Có giống nhau hay không?
+ Cho trẻ xem tranh cắt dán những hình ảnh biểu lộ cảm xúc buồn
- Cô có tranh gì đây?
- Tranh cắt dán những cảm xúc gì?
- Khuôn mặt buồn biểu hiện như thế nào? Có giống khuôn mặt vui hay không?
+ Cho trẻ xem tranh cắt dán những hình ảnh biểu lộ cảm xúc giận giữ
- Cô có tranh gì đây?
- Tranh cắt dán những cảm xúc gì?
- Khuôn mặt giận dữ biểu hiện như thế nào?
Khái quát: Khuôn mặt thứ nhất thể hiện sự vui vẻ, cái miệng tươi cười. Khuôn mặt thứ hai là khuôn mặt buồn. Khuôn mặt thứ ba thể hiện sự giận dữ với đôi lông mày trau lại...
- Cô trò chuyện cùng trẻ về một số trạng thái tình cảm của trẻ . Khi nào trẻ vui, khi nào trẻ thấy buồn và giận dữ...
- Cho trẻ thể hiện một số trạng thái khác nhau trên khuôn mặt của mình .
- Chúng mình có muốn cắt dán các khuôn mặt giống như các bức tranh này không ?
- Để cắt dán những bức tranh này cô phải làm như thế nào?
- Để dán được bức tranh đẹp, cô phải bôi hồ như thế nào?
* Hoạt động 3: họa sĩ nhí
- Con định cắt dán khuôn mặt có cảm xúc gì? (Tùy trẻ trả lời cô gợi mở cho trẻ)
+ Cô hướng dẫn trẻ cách cắt, dán. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng).
+ Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện.
+ Củng cố cho trẻ kỹ kỹ năng cầm kéocho trẻ.
+ Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện .
+ Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi và cách kéo cho trẻ.
- Cô động viên trẻ tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh
* Hoạt động 3 : Sản phẩm bé yêu.
Cô cho trẻ trung bày sản phẩm.
- Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình)
- Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất?
- Vì sao con lại thích bức tranh này nhất?
- Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình?
- Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng
=> GD: Khi tô thì ngồi ngay ngắn, tô màu không lem ra ngoài..
* Kết thúc:
Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
-Trẻ xem tranh mẫu trên máy.
-Trẻ nói theo ý tưởng của mình.
-Trẻ mang tranh lên giá trưng bày.
- Cá nhân trẻ nhận xét sản phẩm tranh của mình hoặc bạn.
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2016
Đề tài : Trò Chuyện Về Các Bộ Phận Trên Cơ Thể Bé
I . YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên, tác dụng của các bộ phận trên cơ thể .
2. Kỹ năng:
- Tập cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Có kỹ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể để khỏe mạnh.
II.CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh minh họa câu chuyện “ Mỗi người một việc”.
- Hình ảnh về cơ thể bé. Và ảnh về các giác quan.
- 1 cốc nước lạnh, đĩa mít, cốc nước chanh không đường, một bài hát dân ca.
- 1 cái khăn, 1 tiếng chim hót, 1 đoạn phim có 4 hình ảnh, 1 cái khăn có mùi nước mắm, 5 phần quà nhỏ.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài hát “Ồ sao bé không lắc”.
- Đàm thoại:
+ Cô vừa cho các con hát bài hát gì nào?
+ Bài hát nhắc đến bộ phận nào trên cơ thể chúng ta?
+ Ngoài những bộ phận đó trên cơ thể chúng ta còn những bộ phận nào nữa?
* Hoạt động 1: bé biết những giác quan nào?
Cho trẻ xem hình ảnh từng bộ phận và hỏi trẻ: Trên cơ thể chúng ta có những giác quan nào?
a. Mắt:
- Mỗi người chúng ta có bao nhiêu con mắt?
- Dùng khăn bịt mắt một vài trẻ và yêu cầu trẻ xác định 1 bạn nào đó đứng đâu? (trẻ không nhìn thấy và không xác định được).
- Mắt dùng để làm gì?
- Mắt để nhìn và gọi là thị giác.
b. Mũi: Bịt mắt trẻ và cho trẻ ngửi 1 số loại quả: Mít, cam.
- Cô có quả gì? Vì sao con biết?
- Mũi dùng để làm gì?
- Mũi để ngửi và thở, gọi là khứu giác.
c. Lưỡi: Cho trẻ nếm nước chanh không đường.
- Con cảm thấy như thế nào?
- Lưỡi giúp chúng ta làm gì?
- Lưỡi để nếm và gọi là vị giác.
d. Tai: Bịt mắt trẻ và cô cho trẻ nghe một bài hát.
- Bài hát gì?
- Con nghe bài hát được nhờ bộ phận nào?
- Tai để nghe và gọi là thính giác.
e. Tay: Cho trẻ dung tay sờ vào nước đá và phân biệt: Vì sao con biết?
- Da là giác quan xúc giác.
Giáo dục: Mỗi một giác quan đều rất quan trọng vì nó giúp cho chúng ta mỗi việc khác nhau. Vì vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn các giác quan?
* Hoạt động 3: Bé tham gia trò chơi
Trò chơi: “Đồng đội chung sức”
- Cách chơi: Cô có 3 bức tranh bên trái là hình biểu tượng cho các giác quan bên phải là các số từ 1 đến 6 nhiệm vụ của chúng mình là hội ý với nhau để nối đúng số lượng các giác quan với số tương ứng
- Luật chơi: thời gian là một bản nhạc kết thúc đội nào thắng được một phần quà.
Trò chơi: “Đội nào nhanh hơn”
- Cách chơi: Lớp mình chia thành 3 đội chơi, nhiệm vụ của mỗi đội là sẽ lên chọn và gắn những bộ phận còn thiếu trên cơ thể.
- Luật chơi: Thời gian được tính trong một bài hát, đội nào tìm và gắn nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc.
- Cho trẻ thực hiện.
* Kết thúc: Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể.
*Kết thúc:Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng
- Trẻ hát bài hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời.
-Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe và thực hiện.
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2016
Đề tài : Nhận biết bên phải – bên trái của bản thân.
I.YÊU CẦU :
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, định hướng không gian.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, hoạt bát trong hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
- Búp bê màu đỏ, xanh.
- Rổ đồ dùng cho trẻ có: Nón, giầy, váy đầm, bộ đồ thun, bông hoa
- 2 tấm bảng lớn gắn sẵn 2 cây xanh, hoa đỏ và vàng cho 2 đội
- Nhạc theo chủ đề.
III. Hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú
- Cô và trẻ đứng vòng tròn hát bài: “Tay thơm, Tay ngoan”.
* Hoạt động 1: ôn xác định tay phải-tay trái của bản thân:
- Hướng dẫn trẻ xác định tay phải-tay trái của bản thân:
+Các con vừa hát bài hát về cái gì? (cái tay).
+Bây giờ cô đếm một, hai, ba các con hãy đặt tay phải lên vai của bạn đứng kề mình nhé!
+Cô đếm một, hai, ba các con hãy đặt tay trái của mình lên vai bạn nhé.
- Chơi 2-3 lần cho trẻ nhớ, những lần sau cô không cần đếm chỉ cần nói: Tay phải-tay trái.
* Các bạn cùng xem ai đến thăm lớp mình.
- Chúng ta cùng giơ tay phải chào bạn gấu nhé!
- Chúng ta cùng giơ tay trái chào bạn thỏ con nhé!
2. Hoạt động 2: Bên phải – bên trái của bé
- Bạn gấu gửi đến các bạn 1 lời nhắn: Tay phải các bạn chính là bên phải của các bạn đấy
- Bạn thỏ con gửi đến các bạn 1 lời nhắn: Tay trái các bạn chính là bên trái của các bạn đấy
- Hai bạn gấu và thỏ tặng cho lớp mình rất nhiều đồ chơi, mình cùng xem đó là đồ chơi gì nhé
- Các bạn hãy dùng tay phải lấy cái nón lên nào?
- Mình cùng đặt cái nón xinh đẹp xuống bên phải đi.
- Bây giờ hãy lấy đôi giầy lên bằng tay trái nhé.
- Và đặt đôi giầy ấy sang bên trái đi nào
- Bộ đầm rất đẹp, bạn gấu muốn các bạn đặt sang bên phải của mình
- Còn bộ đồ thun nam, bạn thỏ con muốn các bạn hãy để sang bên trái của mình cho khỏi bị lẫn.
- Và bây giờ chúng mình cùng tặng hoa để cảm ơn hai bạn gấu và thỏ nhé. Hãy đặt bông hoa ấy sang bên phải của mình nào.
* Tương tự khi lấy đồ chơi cất vào rổ, cô chỉ nói đồ chơi ở bên nào chứ không nói tên đồ chơi cho trẻ tự nhận định và lấy.
3. Hoạt động 3: Thử tài của bé
Trò chơi: “Bên phải, bên trái”
- Cách chơi: Khi cô nói bên phải, các bạn sẽ quay qua phía bên phải của mình và nói xem bên phải có những đồ chơi gì? Tương tự với bên trái.
Trò chơi: “Những bông hoa xinh”
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một bức tranh lớn có vẽ sẵn hai cây xanh.
-Yêu cầu trẻ :
+ Đặt những bông hoa màu đỏ vào cây bên trái
+ Đặt những bông hoa màu vàng vào cây bên phải
- Khi thời gian kết thúc, đội nào đặt sai ít hơn là đội thắng cuộc.
được phía phải-trái.
* Kết thúc: Trẻ nghỉ ngơi nhẹ nhàng
- Trẻ hát theo nhạc
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ giơ tay phải vẫy vẫy
- Trẻ giơ tay trái vẫy vẫy
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đặt xuống bên phải.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đặt sang bên trái
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ để sang bên trái.
- Trẻ thực hiện.
Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi.
Nhận xét tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2016
Đề tài : Bài thơ “ Tâm sự của cái mũi”
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ và đọc thuộc thơ.
- Trẻ hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
-Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Trả lời câu hỏi to rõ, mạch lạc, tròn câu.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh họa bài thơ.
- Đoạn phim về một số hoạt động của em bé.
- Tranh về các hình ảnh có trong bài thơ
III/ HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú
Cô và trẻ hát “ tập đếm”
- Các bạn vừa hát bài gì ?
- Trong bài hát bé đang làm gì ?
- Bàn tay bé có mấy ngón tay ?
- Trên cơ thể ngoài tay ra các bạn còn có bộ phận nào khác nữa ?
* Hoạt động 1: Cô đọc thơ
* Trên cơ thể chúng ta gồm có các bộ phận như : tay, chân, thân, đầu và trên đầu gồm có mắt, mũi, miệng, mỗi 1 bộ phận có một ý nghĩa đối với cơ thể. Hôm nay cô sẽ dạy các bạn đọc 1 bài thơ nói về 1 bộ phận trên cơ thể của chúng ta đó là bài thơ “ Tâm sự của cái mũi “ của tác giả Lê Thu Hương (lớp nhắc lạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 04- cơ thể tôi-lớp chôi.doc