I.Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết chọn màu và tô màu tranh vòng đeo cổ.
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để tạo được những sản phẩm đẹp.
- Phát triển khả năng sáng tạo khi tô màu tranh.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn.
*Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc
II.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Tập tạo hình, bút màu
- Nhạc không lời
- Góc trưng bài sản phẩm
- Bàn ghế.
III. Tiến hành:
22 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 6550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 6 - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác bừa bãi
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh : CƠ THỂ TÔI CẦN GÌ ĐỄ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH?
Thời gian: 10/10 - 14/10/2016
HỌAT ĐỘNG
THỨ 2
10/10/2016
THỨ 3
11/10/2016
THỨ 4
12/10/2016
THỨ 5
13/10/2016
THỨ 6
14/10/2016
Đón trẻ - Trò chuyện
-Trò chuyện với trẻ về cơ thể trẻ, các chất có trong mỗi bữa ăn của trẻ.
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, các hoạt động thường ngày của trẻ.
Thể dục sáng
8h
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
* Trọng động:
- Động tác hô hấp 1: Gà gáy
- Động tác tay vai 1 : Đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên.
- Động tác lưng - bụng – lườn 1: Quay sang trái, quay sang phải.
- Động tác chân 1 : Ngồi xổm đứng lên.
- Động tác bật 1: Bật liên tục.
* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng.
- TC: Ngửi hoa.
Hoạt động ngoài trời
8h - 8h30
Trò chuyện với trẻ về bữa ăn của gia đình bé.
* Quan sát:
- Cho trẻ quan sát tranh các quá trình lớn lên của bé trên máy vi tính
* Chuẩn bị:
Cô chuẩn bị tranh cho bé quan sát
* Yêu cầu:
- Trẻ biết về đặc điểm của bé khi bé còn nhỏ và khi lớn lên.
- Thái độ trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể.
* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Trò chuyện với trẻ về nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất béo
* Quan sát: Cô cho trẻ quan sát tranh các loại thực phẩm giàu chất đạm chất béo trên máy vi tính
* Chuẩn bị:
Cô chuẩn bị tranh cho bé quan sát
* Yêu cầu:
Trẻ biết về đặc điểm, lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể.
- Thái độ dinh dưỡng cho trẻ.
* Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Trò chuyện với trẻ về nhóm thực phẩm rau của quả
* Quan sát : Cho trẻ quan sát tranh các loại thực phẩm giàu chất đạm chất béo trên máy vi tính
* Chuẩn bị :
Cô chuẩn bị tranh cho bé quan sát
* Yêu cầu:
- Trẻ biết về đặc điểm, lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể.
- Thái độ dinh dưỡng cho trẻ.
*Trò chơi vận động:: gieo hạt.
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Trò chuyện với trẻ về một số trang phục mà bé yêu thích.
* Quan sát Cô cho trẻ quan sát tranh những bộ trang phục phù hợp với lứa tuổi và thời tiết.
* Chuẩn bị :
Cô chuẩn bị tranh cho bé quan sát
* Yêu cầu :
- Trẻ biết được một số trang phục phù hợp với lứa tuổi
* Trò chơi vận động: gieo hạt
-Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi tự do
Bé tham gia trò chơi dân gian.
Cô tổ chức cho bé tham gia trò chơi dân gian
* Quan sát Hình ảnh trẻ đi mẫu giáo, hình ảnh bé chơi trò chơi
* Yêu cầu : Trẻ biết được đầu năm học mới trẻ được đến trường, được cô chăm sóc, yêu thương, dạy cho hát, múa
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột.
Kế hoạch hoạt động chung
8h40 - 9h10
THỂ DỤC
- VĐCB: Ném xa bằng 2 tay
-TC: Hái quả
MTXQ
- Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm.
TẠO HÌNH
- Tô màu một số thực phẩm
LQVT
- Xác định trên – dưới, trước –sau của bản thân
VĂN HỌC
Truyện:
Heo con đi mua kẹo
ÂM NHẠC
- Hát: “tay thơm tay ngoan”
- VĐ: Minh họa.
- NH: “Dậy sớm”
- TC: Âm thanh ở đâu.
Hoạt động góc
9h20 - 10h10
*Góc xây dựng: Xây khu vui chơi của bé.
*Góc đóng vai: Gia đình, Cửa hàng thực phẩm.
*Góc nghệ thuật: Tô màu tranh, nặn các loại quả.
*Góc học tập: Phân nhóm các nhóm thực phẩm.
*Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
15h30
- 17h30
- Ôn kỹ năng: “Ném xa bằng 2 tay”
- LQ: “Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm.”
-Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn:
“Tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm.”
- LQ: “Xác định trên – dưới, trước - sau”
-Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn:
“Xác định trên – dưới, trước - sau”
- LQ: Truyện “Heo con đi mua kẹo”
-Nhận xét, tuyên dương..
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn: nội dung truyện “Heo con đi mua kẹo”
- Làm quen bài hát mới
“ Tay thơm tay ngoan ”
-Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Ôn các bài thơ, bài hát đã học trong tuần.
-Nhận xét cuối tuần.
- Vệ sinh trả trẻ..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh: CƠ THỂ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH?
Thời gian: Từ ngày 10/10/2016 - 14/10/2016
I. YÊU CẦU:
- Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trò chơi, khả năng giao tiếp và phát triển vốn từ.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi và hành động chơi qua các trò chơi.
- Trẻ biết sử dụng đồ chơi và cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi.
- Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề trường mầm non.
- Thái độ trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi.
1. Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng thực phẩm.
* Nhóm bán hàng:
- Người bán hàng: Thái độ vui vẻ, ân cần chào hàng, giới thiệu hàng và cám ơn khách mua hàng.
- Người mua hàng: Lựa chọn đúng món hàng mình muốn mua, trả tiền khi mua hàng.
* Nhóm đóng vai gia đình.
- Cha,me: Phải biết yêu thương, chăm sóc con. Cha đưa con đi học và đi làm. Mẹ nấu ăn dọn dẹp nhà cửa.
- Con : Phải biết nghe lời cha mẹ, ngoan, biết giúp mẹ.
2. Góc xây dựng: Xây khu vui chơi của bé.
- Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây.
- Biết cách bố trí hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý.
- Qua buổi chơi Thái độ cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý mọi người, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp.
3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh, nặn các loại quả.
- Trẻ biết dùng kỹ năng đã học về vẽ, tô màu tranh các đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
- Trẻ biết dùng kỹ năng nặn các loại thực phẩm.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ, trẻ biết phối hợp tạo ra sản phẩm đẹp.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh khi tô màu và khi nặn.
4. Góc học tập: Phân loại một số nhóm thực phẩm.
- Trẻ biết gọi tên và phân nhóm các loại thực phẩm
- Trẻ biết tác dụng của từng loại thực phẩm.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh.
- Trẻ biết chăm sóc cây xanh : Nhặt lá vàng, tưới cây...
- Trẻ biết lấy đồ dùng để chơi
- Biết làm vệ sinh sạch sẽ kệ để cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng thực phẩm.
* Nhóm gia đình bé:
- Đồ dùng, đồ chơi nấu ăn như : Nồi, bếp, bát, muỗng....
* Nhóm bán hàng:
- Bàn ghế, điện thoại, tiền.
- Giang hàng bán các loại thực phẩm.
2. Góc xây dựng: Xây khu vui chơi của bé.
- Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh,
- Đồ dùng-đồ chơi gia đình
3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh, nặn các loại quả.
- Tranh về các đồ dùng- đồ chơi, bút màu, giấy vẽ, đất nặng, bảng, khăn.
4.Góc học tập: Phân loại các nhóm thực phẩm.
- Tranh lô tô về các loại thực phẩm.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Nước và dụng cụ đựng nước như chai nhựa, bình tưới cây, ca múc nước
- Tạp dề, khăn lau
- Cây cảnh, bồn hoa
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
- Cô và các bạn cùng hát bài : “Vui đến trường”.
+ Sau giờ học thì đến giờ gì ?
+ Hoạt động góc lớp mình có mấy góc chơi ?
+ Các con đang hoạt động ở chủ đề nào?
+ Với chủ đề “Bản thân” các con thích chơi ở những góc nào?
I/ Thỏa thuận trước khi chơi :
1.Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng thực phẩm.
- Góc phân vai các con chơi gì?
- Trò chơi cô giáo cần có những ai?
- Cô giáo làm những công việc gì?
- Các bé học và chơi trong lớp với cô phải như thế nào?
- Nhóm chơi bán hàng cần những vai chơi nào?
- Công việc của chủ cửa hàng là gì?
- Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng?
- Cho trẻ về góc chơi
2. Góc xây dựng: Xây khu vui chơi của bé.
- Ở góc xây dựng các con chơi gì ?
- Để xây được công trình cần có những ai ?
- Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng?
- Khi xây dựng thì các chú công nhân làm việc như thế nào ?
- Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ?
- Cho trẻ đăng ký chơi ở góc xây dựng.
3. Góc nghệ thuật: Tô màu, nặn các loại quả.
- Các con nghĩ mình sẽ chơi gì ở góc nghệ thuật?
- Để thực hiện các con cần những đồ dùng nào?
- Khi chơi các con như thế nào?
- Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì?
4. Góc học tập: Phân loại một số nhóm thực phẩm
- Hôm nay góc học tập chơi gì?
- Các con dự định chơi như thế nào?
II/ Quá trình chơi:
- Trẻ vào góc chơi mình đăng kí, từng nhóm thỏa thuận vai chơi và bầu trưởng nhóm.
- Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi.
- Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi.
- Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Biết liên kết giữa các góc chơi.
- Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp.
III/ Nhận xét sau khi chơi:
* Nhận xét hành động qua vai chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét vai chơi, nhận xét thái độ và hành động của nhóm chơi.
- Nhận xét công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Khen trẻ chơi tốt, động viên trẻ chưa tích cực tham gia.
* Nhận xét buổi chơi:
- Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau.
- Nhận xét cả lớp.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
- Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ trả lời
-Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ trả lời
-Trẻ nêu ý tưởng
- Trẻ trả lời
-Trẻ nêu ý tưởng
-Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thứ hai, ngày 03 tháng10 năm 2016
Đề tài : NÉM XA BẰNG HAI TAY
TCVĐ: HÁI QUẢ
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện vận động ném xa bằng 2 tay.
- Trẻ thuộc các động tác của bài thể dục.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng định hướng và ném xa bằng 2 tay.
- Rèn cho trẻ sự kết hợp khéo léo giữa tay, chân và mắt khi thực hiện ném xa bằng 2 tay.
- Phát triển khả năng chú ý và thực hiện bài thể dục theo nhạc.
3. Thái độ:
- Thái độ trẻ ý thức nề nếp khi tham gia vào các hoạt động.
- Thái độ trẻ thường xuyên tập thể dục và giữ vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh.
*Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc
II. Chuẩn bị:
Nhạc
Túi cát
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động gây hứng thú.
- Để chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt bước vào năm học mới với bao hoạt động lý thú và bổ ích, cô và các bạn hãy cùng nhau siêng năng tập thể dục nhé.
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường.
-Trẻ dàn thành 4 hàng ngang cách đều nhau.
2.Hoạt động 2: Bé thể hiện mình.
a. Bài tập phát triển chung:
+ Hô hấp: Thổi nơ ( 2 lần 8 nhịp)
+ Động tác tay vai 2: Đưa hai tay đưa ra trước, lên cao. (4 lần 8 nhịp)
+ Động tác chân 2: Ngồi khụy gối, lưng thẳng, không kiễng chân, tay đưa ra trước. ( 4 lần 8 nhịp) ĐTNM
+ Động tác lưng bụng 2: Quay người sang bên. (2 lần 8 nhịp)
+ Động tác bật: Bật tại chỗ. ( 2 lần 8 nhịp)
.b.Vận động cơ bản: Ném xa bằng hai tay.
- Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động mới đó là vận động "ném xa bằng hai tay"
- Cô thực hiện mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô thực hiện mẫu lần 2 kết hợp phân tích.
- TTCB: cô đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm túi cát đưa cao lên đầu, một ngón tay ở phía trước-bốn ngón tay ở phía sau.
- TH: Khi có hiệu lệnh ném cô hơi ngã người ra sau dùng sức của thân và tay để ném túi cát ra xa.
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c. Trò chơi “ Hái quả”.
Để thưởng cho lớp mình vận động giỏi bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi , trò chơi “ Hái quả”.
- Cách chơi :Cô sẽ chia lớp mình thành 4 đội, lần lượt các thành viên của mỗi đội sẽ chạy lên hái quả (quả ở trên cao nên trẻ phải nhảy lên để hái) về cho đội của mình, trong thời gian một bài hát, đội nào hái được nhiều quả hơn là đội chiến thắng.
* Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe và quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ ba, ngày 04 tháng 10 năm 2016
Đề tài : TÌM HIỂU VỀ 4 NHÓM THỰC PHẨM
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên, màu sắc và tác dụng: Nhóm thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng ( Rau muống, Rau dền, cà chua, bí, cà rốt..). Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường(Gạo,bánh mì.). Nhóm thực phẩm giàu chất béo (Dầu ăn,lạc..). Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (Thịt, trứng, sữa..)
- Biết thực phẩm đó thuộc nhóm thực phẩm nào.
2.Kỹ năng:
- Trẻ biết chia nhóm để chơi trò chơi.
- Rèn kỷ năng lời nói mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Thái độ trẻ ăn nhiều loại thức ăn để cơ thể có đủ chất.
- Biết giữ gìn vệ sinh: Rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi,ăn những loại thực phẩm tốt
II.Chuẩn bị:
- Bốn giỏ đựng các loại thực phẩm: Rau cải,cà chua,cà rốt,gạo,bánh mì,dầu ăn,đậu phộng ,trứng,sữa.
- Hình ảnh các loại thực phẩm.
- Tranh lô tô các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm.
- Nhạc
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Ổn định – gây hứng thú
- Hát “ mời bạn ăn”
- Giới thiệu hội thi “ ở nhà chủ nhật” với chủ đề: “Những thực phẩm cần thiết”
* Hoạt động 1: Các nhóm thực phẩm
- Hỏi trẻ ngày chủ nhật các gia đình thường ăn những món gì?
* Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
- Cho trẻ quan sát những thực phẩm mà cô đã mua
- Hỏi: Cô mua được gì đây?
- Thịt lợn có thể chế biến được thành những món gì?
- Thịt lợn có chất gì?
- Ngoài thịt lợn ra còn những thực phẩm nào cũng giàu chất đạm?
=> Thực phẩm giàu chất đạm có nguồn góc chủ yếu động vật như các loại thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, ốcNgoài ra còn có một số thực phẩm có nguồn góc thực vật như đậu tương, đậu xanh.
* Nhóm thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng
- Canh nấu từ những loại thực phẩm nào?
- Xem cô mua được rau gì để nấu canh?
- Các con đã được ăn rau bắp cải chưa?
- Được ăn món gì chế biến từ rau bắp cải?
- Rau bắp cảI giàu chất gì? Ngoài rau bắp cải còn những thực phẩm nào giàu vitamin và muối khoáng?
- Thực phẩm nào giàu vitamin A?(Các thực phẩm có màu đỏ, cam, xanh thẫm rất nhiều vitamin A)
=> Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng chính là các loại rau, củ và các loại hoa qua. Ăn nhiều rau, quả sẽ giúp cơ thể có làn da mịn màng, hồng hào. Rau, quả chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
* Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường
- Cô còn mua được một loại thực phẩm nữa đấy, muốn biết đó là gì các con phảI giảI được một câu đố
Hạt gì nho nhỏ
Trong trắng, ngoài vàng
Xay, giã, giần, sàng
Nâu thành cơm dẻo
- Đổ gọa ra khay cho trẻ quan sát. hỏi trẻ gạo dùng để làm gì?
- Gạo giàu chất gì?
- Ngoài gạo ra còn những thực phẩm nào giàu chất bột đường?
=> Thực phẩm giàu chất bột đường giúp cơ thể có nhiều năng lượng, khỏe mạnh, thông minh.
* Nhóm thực phẩm giàu chất béo
- Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các thực phẩm đặc trưng của 3 nhóm chất: Chất đạm, chất bột đường, vitamin và muối khoáng
- Còn nhóm thực phẩm nữa rất cần thiết cho cơ thể đó là nhóm chất nào?
- Chất béo có trong những loại thực phẩm nào? Mỡ, dầu ăn dùng để làm gì?
Giáo dục: Phải ăn đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm để có đầy đủ các chất dinh dưỡng và để cơ thể luôn phát triển khỏe mạnh
* Hoạt động 2: Gia đình thông thái
- Chia làm 3 gia đình: BTC đã chuẩn bị cho mỗi gia đình một tấm bảng chia làm 4 ô có dán sẵn ký hiệu của từng gia đình và các lô tô thực phẩm. Nhiệm vụ của 3 gia đình hãy lựa chọn các thực phẩm và dán đúng vào ô có ký hiệu tương ứng của từng nhóm chất. Trong thời gian một bản nhạc gia đình nào dán đúng yêu cầu sẽ được thưởng 1 bông hoa vào bảng thành tích.
*Hoạt động 3: Gia đình tài năng
- Cách chơi: 3 gia đình đứng thành 3 hàng dọc. Người đứng đầu hàng sẽ đi lên để quan sát các thực phẩm mà cô chuẩn bị sẵn và ghi nhớ, sau đó quay về kể tên thực phẩm cho bạn kế tiếp, cứ như thế bạn đứng cuối hàng sẽ chạy lên chọn lô tô các thục phẩm mình đã nghe được gắn lên bảng, mỗi thực phẩm đúng gia đình sẽ nhận được một bông hoa.
* Kết thúc
Trẻ hát bài hát “Tay thơm tay ngoan”
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát-lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ hát
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Đề tài : TÔ MÀU VÒNG ĐEO CỔ.
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết chọn màu và tô màu tranh vòng đeo cổ.
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để tạo được những sản phẩm đẹp.
- Phát triển khả năng sáng tạo khi tô màu tranh.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn.
*Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc
II.Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô.
- Tập tạo hình, bút màu
- Nhạc không lời
- Góc trưng bài sản phẩm
- Bàn ghế.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Ổn định:
- Các con ơi, ngày mai là sinh nhật của bạn thỏ rồi, và cô đã chuẩn bị một món quà để tặng cho bạn ấy, các con muốn biết đó là gì không?
* Hoạt động 1: Chiếc vòng xinh xắn
* Quan sát vòng đeo cổ
- Nhìn xem, nhìn xem! Xem cô có gì đây?
- Chiếc vòng đeo cổ của cô như thế nào? (Có nhều hạt, mỗi hạt có màu sắc khác nhau)
* Quan sát tranh mẫu
- Hình ảnh vòng đeo cổ của cô có những màu gì? (Màu đỏ, màu xanh, màu vàng)
- Các màu được tô như thế nào? (Tô xen kẽ với nhau)
- Khi tô màu, các con phải tô như thế nào?
* Quan sát cô làm mẫu
- Để chiếc vòng đeo cổ đẹp hơn thì chúng ta phải làm gì?
- Các con cùng quan sát cô tô màu cho chiếc vòng này nha!
- Chọn màu yêu thích, tô đều màu và không bi lem ra ngoài.
- Cô đã có 1 chiếc vòng đeo cổ thật xinh xắn, các con hãy cùng tô tặng cho bạn thỏ những chiếc vòng thật đẹp, có thích không?
*Hoạt động 2: Bé tô màu
- Con định tô màu vòng cổ của mình như thế nào (Tùy trẻ trả lời cô gợi mở cho trẻ)
+ Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng).
+ Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện.
+ Củng cố cho trẻ kỹ kỹ năng cầm bút cho trẻ.
+ Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện .
+ Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi và cách cầm bút cho trẻ.
- Cô động viên trẻ tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh
* Hoạt động 3 : Sản phẩm bé yêu.
Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình)
- Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất?
- Vì sao con lại thích bức tranh này nhất?
- Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình?
- Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng
=> GD: Khi tô thì ngồi ngay ngắn, tô màu không lem ra ngoài..
* Kết thúc:
- Cô sẽ giúp các con gửi quà đến bạn thỏ nhé!
- Trẻ vệ sinh và nghỉ ngơi nhẹ nhàng.
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Thứ tư, ngày 05 tháng 10 năm 2016
Đề tài : XÁC ĐỊNH TRÊN - DƯỚI, TRƯỚC - SAU CỦA BẢN THÂN.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết xác định trên – dưới, trước – sau của bản thân.
- Trẻ xác định các phía của bản thân.
2. Kỹ năng:
- Rèn sự chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
- Khả năng diễn đạt mạch lạc, chính xác phía của bản thân.
- Phát triển kĩ năng quan sát, định hướng.
3. Thái độ:
- Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi.
- Thái độ tính tự tin trong hoạt động.
II.Chuẩn bị:
- Thẻ hình vuông, hình tam giác.
- Bố trí lớp học có: Bong bóng trên trần nhà,
- Trống lắc.
- 4 cái gương,4 đôi dép,4 cái mũ,4 cái cặp sách.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Gây hứng thú:
- Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Tay thơm tay ngoan”
- Tiết trước các con đã được học bài gì?
- Cùng cô chơi một trò chơi để kiểm tra xem các con nhớ được những gì nha!
* Hoạt động 1: Ôn bên phải – bên trái của bé
*Trò chơi “ Chọn nhanh, chọn đúng”
- Cô phát cho mỗi trẻ một rỗ tranh lô tô. Chọn tranh theo yêu cầu của cô:
+ Chọn hình vuông và giơ hình bằng tay trái.
+ Chọn hình tam giác và giơ hình bằng tay phải.
- Cô kiểm tra kết quả và chốt lại: tay phải là tay cầm bút, tay trái là tay giữ tập.
+ Cả lớp cùng giơ lần lượt tay phải và tay trái của mình.
- Cô cho trẻ xác định tên bạn ngồi bên phải và bên trái của mình.
* Hoạt động 2: Xác định trên - dưới - trước - sau của bản thân
- Cô và cả lớp đọc thơ “ Bóng bay xanh
Bay nhanh theo gió
Nhẹ tay, nhẹ tay
Kẻo mà bóng bay
Vỡ ngayBùm.”
a/ Xác định phía trước của bản thân
- Trẻ vừa đọc thơ vừa đi về 4 hàng ngang trước mặt cô.
- Cô đâu, cô đâu?
- Vì sao các con nhìn thấy cô?( Vì cô ở trước mặt các con).
- Trước mặt con còn có gì?
=> Cô dạy trẻ nhận biết phía trước và nhắc lại từ “ phía trước”.
b/ Xác định phía sau của bản thân
- Các con có thấy cô Nhi ở đâu không?
- Bằng cách nào con nhìn thấy cô Nhi?
- Sau lưng con còn có gì nữa?
=>Dạy trẻ nhận biết phía sau và nhắc lại từ phía sau.
c/ Xác định phía trên của bản thân.
- Tìm cho cô những cái bong bóng( Treo trên trần nhà)
- Làm cách nào con nhìn thấy bong bóng?
- Vì sao con phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy? ( vì bong bóng ở phía trên đầu).
- Phía trên các con còn có những gì?
=> Cô dạy trẻ nhận biết phía trên và nhắc lại từ phía trên
d/ Xác định phía dưới của bản thân
- Tìm cho cô các viên gạch hình vuông?
- Vì sao con nhìn thấy các viên gạch này? ( vì con phải cúi xuống dưới)
=> Dạy trẻ nhận biết phía dưới và nhắc lại từ phía dưới.
* Hoạt động 3: Trò chơi
a/ TC: Bé yêu chuẩn bị đi học
- Cô chuẩn bị các đồ dùng : Ly sữa, chiếc cặp sách, đôi dép và cái mũ.
- Cho trẻ về 4 tổ.
- Yêu cầu các tổ thảo luận thi đua sắp xếp vị trí các đồ dùng sao cho phù hợp với bản thân.
- Sau khi hết giờ, cô kiểm tra kết quả các tổ và cho trẻ nhắc lại vị trí các đồ vật.
b/ TC: Cây cao cỏ thấp
- Khi cô nói cây cao - > các bạn đưa tay lên phía trên và nói phiá trên
- Khi cô nói cỏ thấp -> các bạn ngồi xổm xuống tay đưa xuống phía dưới và nói phía dưới
- Khuyến khích trẻ nói phía dưới và phía trên
*Kết thúc: Thái độ trẻ mạnh dạn, tự tin trả lời câu hỏi .
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ đọc thơ
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Nhận xét tiết dạy: .
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thứ năm, ngày 06 tháng 10 năm 2016
Đề tài : Truyện: Heo con đi mua kẹo
I.Yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu nội dung truyện: “ Truyện nói về chú Heo con rất thích ăn kẹo nhưng mẹ lại không cho ăn, vì thế Heo con quyết định tự đi mua kẹo và gặp hai mẹ con Gấu đi khám răng, biết được sự việc Heo con không dám ăn nhiều kẹo nữa..”
2.Kỹ năng:
-Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ; trả lời to, rõ câu hỏi của cô.
- Phát triển tư duy, khả năng kể lại truyện theo trí nhớ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, chú ý lắng nghe cô kể truyện.
- Trẻ biết vâng lời người lớn.
- Trẻ biết ăn nhiều kẹo sẽ bị sâu răng.
II.Chuẩn bị:
-Tranh, ảnh minh họa cho truyện.
-Quà ( hộp kẹo)
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
*Gây hứng thú: Món quà bất ngờ
- Sáng nay, lớp chúng ta nhận được một món quà từ bạn Heo con, cùng xem đó là gì nhé!
- Đó là một hộp kẹo cùng lời nhắn: “ Hãy lắng nghe câu chuyện về Heo con nhé!
- Câu truyện: “ Heo con đi mua kẹo”
*Hoạt động 1: Bé nghe kể truyện
- Cô cho trẻ nghe Heo con kể chuyện.
- Các con vừa nghe câu chuyện gì?
-Tóm tắt nội dung: “ Truyện nói về chú Heo con rất thích ăn kẹo nhưng mẹ lại không cho ăn, vì thế Heo con quyết định tự đi mua kẹo và gặp hai mẹ con Gấu đi khám răng, biết được sự việc Heo con không dám ăn nhiều kẹo nữa..”
- Cô kể diễn cảm kết hợp hình ảnh minh họa.
* Hoạt động 2: Đàm thoại
+ Cô vừa kể câu chuyện gì?
+ Câu chuyện nói về điều gì?
+ Trong câu chuyện bạn Heo con thích ăn gì?
+ Heo con đã mơ thấy những gì?
+ Trên đường đi mua kẹo Heo con đã gặp ai?
+ Tại sao Heo con lại quay về, không đi mua kẹo nữa?
- Thái độ:
+ Bạn Heo con có ngoan không?
+ Các con ăn nhiều kẹo có tốt không?
*Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép tranh theo trí nhớ”
- Cô chia lớp thành 4 nhóm. Cô có các hình ảnh về những tình tiết trong truyện. Mỗi đội sẽ hội ý với nhau và xếp các hình ảnh theo thứ tự nội dung truyện, đội nào hoàn thành sớm và chính xác là đội chiến thắng.
- Phần thưởng cho mỗi thành bạn là 1 viên kẹo từ bạn Heo con.
*Kết thúc: Nhận xét – tuyên dương.
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
Trẻ lắng nghe
Nhận xét tiết dạy:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Thứ sáu, ngày 07 tháng 10 năm 2016
Đề tài: “TAY THƠM, TAY NGOAN”
Nghe hát:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 05-cơ thể tôi cần gì để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh - chồi.doc (1).docx