Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 7 - Chủ đề nhánh: Gia đình thân yêu của bé

I. YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình vuông,hình tròn,hình tam giác

2. Kỹ năng:

 - Trẻ phân biệt được hình

 - Thực hiện được các bài tập cô đưa ra.

 - Rèn phản xạ nhanh thông qua trò chơi

 - Phát triển khả năng quan sát so sánh

 3.Giáo dục:

 - Biết nhường nhịn bạn khi chơi.

- Giao dục trẻ có thói quen “ thưa cô” trước khi trả lời.

II. CHUẨN BỊ:

- Chiếc túi kì lạ

- 3 hình vuông,hình tròn, hình tam giác

- Que tính,dây thừng để trẻ xếp

 

docx20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 7 - Chủ đề nhánh: Gia đình thân yêu của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng có 1 và đồ dùng có đôi KHÁM PHÁ KHOA HỌC Bé tìm hiểu một số đồ dùng phòng ngủ và phòng khách. LQVT - Nhận biết số lượng trong phạm vi 2 KHÁM PHÁ KHOA HỌC - Chủ nhật bé đi công viên LQVT - Phân biệt to – nhỏ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THỂ DỤC - VĐCB: Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng 2 tay. THỂ DỤC - VĐCB: Bật tiến về phía trước 3-4 bước. -TC: “chơi với bóng”. THỂ DỤC - VĐCB: Chạy chậm 60-80m, bật tiến về phía trước. THỂ DỤC - VĐCB: Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay -TC: “Nhảy qua suối”. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI -Kính trọng các thành viên trong gia đình. -Nhận biết cảm xúc của người khác. -Biểu lộ cảm xúc bản thân với các thành viên trong gia đình. -Hình thành kĩ năng ứng xử, tôn trọng lẫn nhau. KẾ HOẠCH TUẦN 07 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ Thời gian: Từ ngày 17/10 – 21/10/2016 HỌAT ĐỘNG Thứ 2 17/10/2016 THỨ 3 18/10/2016 THỨ 4 19/10/2016 THỨ 5 20/10/2016 THỨ 6 21/10/2016 Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp: Hướng dẫn trẻ cất nón dép. - Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần tạo trẻ cảm giác vui vẻ khi đến lớp - Trò chuyện về gia đình của bé Thể dục sáng * Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi. * Trọng động: - Động tác cổ: - Động tác tay : Đưa hay tay ra trước, lên cao . - Động tác Lưng – bụng – lườn: tay chống hông, xoay người sang hai bên. - Động tác chân : tay chống hông, đưa một chân về trước, khụy chân kia. - Động tác bật : bật tại chổ. * Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi chậm, hít thở nhẹ nhàng Hoạt động ngoài trời *Trò chuyện mở chủ đề. - Quan sát: Tranh bé giúp cha mẹ làm công việc nhỏ: xếp quần áo, dọn dẹp đồ chơi,.. -Chuẩn bị: Tranh bé xếp quần áo, dọn dẹp đồ chơi,.. - Yêu cầu: Trẻ nói được công việc ở nhà giúp cha mẹ làm gì ngày chủ nhật . Bé giúp cha mẹ xếp quần áo, dọn dẹp đồ chơi,.. - Giáo dục: Trẻ biết thương em, mọi người trong gia đình - TCVĐ: Kéo co - Trẻ chơi tự do *Bé vui cùng bố mẹ - Quan sát: Tranh “Bé chơi cùng bố mẹ”. - Chuẩn bị: Tranh “ Bé chơi cùng bố mẹ”. -Yêu cầu: Trẻ nói được bé đang làm gì trong tranh, với ai. - Giáo dục: Trẻ phải ngoan, chăm học, và lắng nghe ba mẹ dạy. - TCDG: Bịt mắt bắt dê - Cho trẻ chơi tự do * Gia đình của bé - Quan sát: tranh gia đình - Chuẩn bị: Tranh “Gia đình”. - Yêu cầu: Trẻ nói được các thành viên trong gia đình bé - Giáo dục: Trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ. -TCVĐ: Kéo co - Cho trẻ chơi tự do * Bé chăm ngoan - Quan sát: Cho trẻ xem tranh bé chào bố mẹ, người lớn, - Chuẩn bị: Tranh bé chào bố mẹ, người lớn,.. - Yêu cầu: Trẻ nói được nội dung trong tranh bé chào bố mẹ, người lớn,.. - Giáo dục: Trẻ lễ phép với cha mẹ, người lớn, Cô giáo, - TCDG: Bịt mắt bắt dê -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do * Bé hiếu thảo - Quan sát: Tranh bé đi thăm ông bà -Chuẩn bị: Tranh bé đi thăm ông bà - Yêu cầu: Trẻ nói được nội dung trong tranh bé đi thăm ông bà. - Giáo dục: Trẻ biết yêu thương ông bà, nhớ ông bà và biết đi thăm ông bà - TCVĐ: Kéo co - Cho trẻ chơi tự do Kế hoạch hoạt động chung THỂ DỤC - VĐCB: Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng 2 tay ÂM NHẠC - Hát: “Cả nhà thương nhau” - Vỗ đệm theo phách. - NH: Cho con - TCVĐ: Ai đoán giỏi? KPXH -Gia đình bé có những ai LQVT Nhận biết hình tròn ,hình vuông,hình tam giác. LQVH -Truyện” Gấu con ngoan” TẠO HÌNH -Tô màu tranh gia đình Kế hoạch hoạt động góc *Góc xây dựng: Xây nhà của bé *Góc phân vai: Bán hàng *Góc Nghệ thuật: Tô màu tranh gia đình bé. *Góc học tập: Bé chơi xếp hình từ những hình học. *Góc thiên nhiên: Bé chăm sóc vườn rau nhà bé Hoạt động chiều - Ôn: “ Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng 2 tay”. - Ôn bài hát: “Cả nhà thương nhau”. - LQ: Gia đình bé có những ai - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn:“Gia đình bé có những ai” - LQ: Nhận biết hình vuông,hình tam giác,hình tròn - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn: Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn - LQ: Truyện “ Gấu con ngoan”. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn: Truyện “Gấu con ngoan”. - LQ: Tô màu tranh gia đình - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn: Các bài thơ, bài hát đã học trong tuần. - Nhận xét nêu gương cuối tuần. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ Thời gian: Từ ngày 17/10 – 21/10/2016 I /YÊU CẦU CHUNG : - Trẻ biết thể hiện vai chơi qua các trò chơi - Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề bản thân-tết trung thu. - Biết thể hiện vai chơi và hành động chơi phù hợp. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Bán hàng -Người bán hàng:Biết cách xưng hô,biết chào hỏi khách mua hàng,vui vẽ mời khách mua hàng -Người mua hàng biết chọn hàng và biết trả tiền 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé. -Biết dùng nguyên vật liệu bố trí công trình chính(Xây ngôi nhà) -Tập cho trẻ bố trí sáng tạo công trình:Cây xanh.ghế đá,hàng rào,bông hoa -Giao dục trẻ tình làm việc tập thể -Biết sử dụng ngôn ngữ vai chơi 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh gia đình - Trẻ cầm bút bằng tay phải.tô kính hình ,tô không lem ra ngoài -Trẻ biết giữ gìn sản phẩm 4. Góc học tập:Bé chơi sếp hình từ những hình học - Trẻ biết xếp hình ( Nhà, ô tô,) từ những hình học. - Trẻ biết gọi tên hình học. II/ CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Bán hàng -Quần áo,dép,nón,chổi,xúc rát -Tiền,điên thoại 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé - Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh, - Các loại đồ dùng trong gia đình. 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh gia đinh -Tranh gia đình chưa tô màu -Bút màu. - Bàn ghế. 4. Góc học tập: Bé chơi xếp hình từ những hình học - Hình học : hình vuông, tam giác, tròn III / HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô và các bạn cùng hát bài : « Cả nhà thương nhau» + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Lớp con có mấy góc chơi ? + Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào ? => Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ : I/ Thỏa thuận trước khi chơi : 1.Góc phân vai: Bán hàng Trước khi cho trẻ về góc chơi, cô và trẻ cùng nhau thảo luận và phân công từng vai cụ thể. -Góc đóng vai các con sẽ chơi gì? - Con sẽ bán thức ăn gì? -Khách hàng vào ăn thì phải như thế nào? - Nhóm chơi bán hàng cần những vai chơi nào? - Công việc của chủ cửa hàng là gì? - Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng? - Cho trẻ về góc chơi 2. Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé - Để thực hiện được công trình thì cần có những ai -Nếu là chú công nhân thì các bạn phải xây như thế nào -Để công trình hoàn thành đúng thời gian các chú công nhân làm việc như thế nào? -Bước đầu tập cho trẻ phối hợp khi làm việc 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh gia đình - Các con sẽ làm gì cho bức tranh thêm đẹp ? - Các con cầm bút bằng tay nào để tô? - Các con sẽ cầm bút bằng tay phải ba ngón tay Cái-Trỏ-giữa để tô màu gia đình cho con thích.Khi tô màu không cho lem ra ngoài. 4. Góc học tập : Bé chơi xếp hình từ những hình học - Những hình học này là hình gì? - Con có thể xếp được gì? II/ Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ: + Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào? + Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh. + Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé. + Góc đóng vai: Nhắc nhỡ trẻ nếu bàn ghế trong cửa hàng không ngay ngắn hay cửa hàng để đồ dùng không ngăn nấp,nên sắp xếp lại... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. III/ Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm. - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời theo ý tưởng của mình - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. Thứ hai , ngày 17 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI : CHẠY NHANH 10 -12 M, KẾT HỢP TUNG BÓNG LÊN CAO BẰNG 2 TAY I .YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Rèn kỹ năng chạy nhanh 10 -12m, tung bóng lên cao bằng 2 tay. 2. Kỹ năng: - Tập cho trẻ kĩ năng chạy nhanh 10 – 12m, tung bóng lên cao bằng 2 tay. - Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân, khả năng chú ý, tư duy.. - Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi. 3. Giáo dục - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi chơi. II .CHUẨN BỊ - Đường chạy - Bóng - Nhạc . - Sân tập rộng, sạch sẽ và an toàn. III.HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú. - Để chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt bước vào năm học mới với bao hoạt động lý thú và bổ ích, cô và các bạn hãy cùng nhau siêng năng tập thể dục nhé. * Hoạt động 1 : Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 3 hàng ngang cách đều nhau. * Hoạt động 2: Bé cùng đồng diễn a. Bài tập phát triển chung: - Động tác cổ: Nghiêng trước, sau, phải trái. (2 lần 8 nhịp) - Động tác Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao . (4 lần 8 nhịp ) ĐTNM - Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống liên tục. (4 lần 8 nhịp).ĐTNM - Động tác lưng - bụng 1: Trẻ đứng quay thân sang bên 90 độ. ( 2 lần 8 nhịp). - Động tác bật 1: Bật tại chỗ theo nhịp. ( 2 lần 8 nhịp). - Về đội hình 4 hàng chuẩn bị bài tập: “Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng 2 tay” b.Vận động cơ bản: Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng 2 tay Hôm nay cô sẽ dạy các bạn bày vận động”Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng 2 tay - Cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: + TTCB: Đứng trước vạch chuẩn, chân trước chân sau, tay co. +TH: Khi có hiệu lệnh cô chạy nhanh 10 -12m , khi chạy kết hợp tay nọ chân kia,đến hết đường. Lấy bóng, chân đứng rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa ra trước, và tung bóng lên cao. Sau đó cô nhặt bóng bỏ vào rổ, đi về cuối hàng . - Lần 1: trẻ thực hiện đội hình 4 hàng dọc - Lần 2: Trò chơi “ Gia đình cùng vận động” - Cô có một trò chơi giành cho các bạn. Đó là trò chơi “Gia đình cùng vận động ” + Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 gia đình “Gia đình Tuệ Linh, Minh Anh, kaka”. Lần lượt từng thành viên của gia đình sẽ chạy nhanh 10 – 12m kết hợp tung bóng bằng 2 tay. Nhặt bóng bỏ vào rỗ và đi về cuối hàng. + Luật chơi: Gia đình nào tung hết bóng trước sẽ là đội thắng cuộc. Để tránh mất thời gian, khi thành viên đầu tiên tung bóng xong thì thành viên thứ 2 xuất phát. - Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ. * Giáo dục: Trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. -Trẻ tập hợp thành 3 tổ đứng 3 hàng dọc. -Lần lượt từng tổ nối với nhau đi thành vòng tròn và thực hiện các kiểu đi theo cô. - Trẻ tập theo cô. -Trẻ tập theo cô. -Trẻ tập theo cô - Trẻ đứng thẳng, tay chống hông, bật tại chỗ theo nhịp. -Trẻ quan sát rổ bóng. -Trẻ trả lời tự do. -Trẻ quan sát cô thực hiện. -Lắng nghe cô nói cách thực hiện. -Trẻ thực hiện - Trẻ chơi theo cách chơi. - Cố gắng không làm rơi bóng. Nhận xét tiết dạy: ... Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2016 MÔN:GDAN HÁT: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU VẬN ĐỘNG: VỖ ĐỆM THEO PHÁCH NGHE NHẠC: CHO CON I . YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ hát đúng giai điệu, đúng lời, bước đầu thể hiện tính chất vui vẻ của trẻ khi đến lớp. - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Nắm được cách chơi trò chơi. 2. Kĩ năng - Trẻ hát đúng nhịp, hát rõ lời,vổ đúng giai điệu bài hát - Tập trung nghe cô hát, nghe trọn vẹn tác phẩm, cảm nhận được tính chất vui tươi của bài hát. - Giúp trẻ phát triển về tai nghe 3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú với hoạt động. - Trẻ yêu quí trường lớp. II. CHUẨN BỊ: - Trống lắc,phách tre - Tranh ảnh về trường lớp. - Nhạc III. HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định gây hứng thú: - Cho trẻ xem một đoạn hình gia đình bé . Vừa xem hình ảnh , cô vừa gợi mở hỏi trẻ. * Trò chuyện: - Nhìn xem cô có gì đây? - Trong tranh có ai? -Gia đình đang làm gì?? - Gia đình các con có những ai -Hôm nay cô cũng có một bài hát nói đến gia đình rất yêu thương nhau 1.Hoạt động 1: Nào ta cùng hát. - Cô mở một đoạn nhạc trong bài hát “Cả nhà thương nhau” cho trẻ nghe va mời trẻ đoán tên bài hát - Đó là bài hát gì các bạn? - Cô hát trẻ nghe 1 lần. Sau đó giới thiệu bài hát “Cả nhà thương nhau” của nhạc sĩ Phạm Hưng, nội dung nói về” Gia đình rất là yêu thương lẫn nhau” - Cô và trả hát 1- 2 lần. 2.Hoạt động 2: Vận động theo phách - Để bài hát thêm hay thêm sinh động.Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vỗ tay theo phách nhé! - Cô hát và vỗ tay theo phách lần 1. - Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Vỗ đệm theo phách là mỗi phách trong ô nhịp vỗ vào 1 tiếng, ứng với bài hát này ta bắt đầu vỗ vào từ “ Ba ”, cứ như vậy vỗ cho đến hết bài hát. - Lớp hát và vận động. - Tổ hát và vận động. - Nhóm nam, nhóm nữ hát vận động. - Cá nhân hát vận động. - Cả lớp hát và vận động lại 1 lần. * Vận động sáng tạo -Ngoài vỗ tay theo phách ra chúng ta có thể vỗ tay theo nhịp và minh họa theo lời bài hát. -Cô cho các cháu thực hiện vận động của nhóm mình. - Hỏi trẻ: Ngoài vận động minh họa ra, bài hát này con còn có thế vận động bằng cách nào khác?( Múa,nghiêng người,nhún chân, vẫy tay,theo phách, theo nhịp) - Cô cho trẻ về nhóm thỏa thuận cách vận động. - Cho cả lớp vận động tự do 1 lần.(Gợi ý cho trẻ phối hợp với bộ phận trên cơ thể để vận động) - Cô động viên trẻ hát đúng nhịp điệu và vận động minh họa. - Cô mời từng nhóm đứng lên biểu diễn .. 3.Hoạt động 3: Nghe hát “Cho con” - Cô mở nhạc và cho trẻ đoán tên bài hát. - Đó là bài hát “Cho con” nhạc sĩ “Đỗ Mạnh Thường” nói về bạn nhỏ rất khỏe và rất ngoan. Biết ghi nhớ công ơn ba mẹ khi lớn lên. - Cô hát và vận động minh họa cho trẻ xem. - Lần 2: Cô và trẻ cùng vận động tự do. * Kết thúc. Trẻ đi chơi cùng cô. -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ vận động cùng cô *Nhận xét giờ hoạt động: Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH BÉ CÓ NHỮNG AI? I . YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết trò chuyện cùng cô về gia đình mình - Trẻ biết các thành viên trong gia đình.cha,mẹ,anh,chị ,em -Trẻ biết tên thành viên trong gia đình 2. Kỹ năng: - Trẻ biết một số công việc của người thân trong gia đình - Tập cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, làm giàu vốn từ cho trẻ. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ 3. Giáo dục. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, vâng lời, lễ phép với các thầy cô. II. CHUẨN BỊ: - Tranh về gia đình III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động gây hứng thú - Cho cả lớp hát “ Ba ngọn nến lung linh” - Trong bài hát nói về điều gì? - Bây giờ cô và các bạn cùng nhau khám phá nhé! h * Hoạt động 1: Những người thân trong gia đình bé + Mình sẽ đến thăm gia đình bạn lan -Đố các con đây là ai đây?( Cha bạn Lan) - Còn ai nữa?( Mẹ bạn Lan) - Đây là ai? ( Lan) - Trong gia đình bạn lan có mấy người? (3 người) + Cùng đến thăm gia đình bạn Mai - Đây là ai?( Ông bạn mai) - Còn đây là ai?(Bà bạn Mai) - Con nói xem đây là ai?(Mẹ bạn Mai) - Ai đang ngồi cạnh mẹ bạn Mai?( ba bạn Mai) - Còn có ai nửa(Bạn Mai) - Gia đình bạn Mai gồm có mấy người?( 5 người) => Giáo dục: Trong gia đình chúng ta phải biết yêu thương nhau,kính trong ông, bà ,cha, mẹ,, nghe lời cha,mẹ yêu thương nhường nhịn em nhỏ * Hoạt động 2 : Trò chơi ô cửa bí mật -Hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi có tên là « Ô cửa bí mật » sau mỗi ô số là một câu hỏi nhiệm vụ của các bạn là lên chọn ô só mà mình thích trả lời câu hỏi - Bạn hãy giới thiệu về gia đình mình - Gia đình bạn có mấy người ? - Gồm những ai ? - Bố làm gì ? - Mẹ làm gì ? - Bạn làm gì để giúp đỡ ông ,bà,cha,mẹ * Hoạt động 3: Gia đình Cô có rất nhiều tranh vẽ ngôi nhà,những hình ảnh các thành viên tromg gia đình. Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 gia đình ( gia đình Gấu, Cà Rốt, Su Su) Lần lượt từng thành viên trong gia đình sẽ chạy nhanh qua một con đường, quan sát và chọn một thành viên còn thiếu trong mỗi gia đình gắn lên để hoàn thành gia đình có ba , mẹ, và bé. - Luật chơi: Sau thời gian là một bài hát đôi nào hoàn thành được nhiều gia đình đầy đủ các thành viên sẽ là đội thắng cuộc. * Kết thúc: - Trẻ quan sát. - - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và kể lại theo suy nghĩ. - Trẻ thực hiện Nhận xét giờ hoạt động: Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIẾN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI : NHẬN BIẾT HÌNH VUÔNG,HÌNH TRÒN,HÌNH TAM GIÁC I. YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình vuông,hình tròn,hình tam giác 2. Kỹ năng: - Trẻ phân biệt được hình - Thực hiện được các bài tập cô đưa ra. - Rèn phản xạ nhanh thông qua trò chơi - Phát triển khả năng quan sát so sánh 3.Giáo dục: - Biết nhường nhịn bạn khi chơi. - Giao dục trẻ có thói quen “ thưa cô” trước khi trả lời. II. CHUẨN BỊ: - Chiếc túi kì lạ - 3 hình vuông,hình tròn, hình tam giác - Que tính,dây thừng để trẻ xếp - Nhạc. III. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định gây hứng thú: - Lớp hát bài “ Mừng sinh nhật” - À các con ơi! Hôm nay là sinh nhật bạn MiMi. Mi Mi được mọi người tặng rất nhiều quà. Mi Mi mời chúng ta cùng mở quà với Mi Mi! *.Hoạt động 1. Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác a.Hình tròn: Chiếc túi kì lạ - Cho 1 trẻ lên khám phá và đoán xem là hình gì?( hình tròn) - Trẻ nói lên đặc điểm hình tròn . b. Hình vuông - Cô nói đặc điểm : hình gì có 4 cạnh và 4 góc?( hình vuông) - Trẻ nói lên đặc điểm hình vuông. c. HÌnh tam giác - Nhìn xem đây là hình gì?( cô giơ hình tam giác) - Hình tam giác có đặc điểm gì?( 3 cạnh , 3 góc ) - Hình tam giác có lăn được không?( không lăn được vì có cạnh và có góc. * Hoạt động 2: Trò chơi: ai nhanh trí - Hôm nay lớp chúng ta thi xem ai giỏi nhé! Bạn nào trả lời được câu hỏi của cô sẽ là bạn giỏi nhất. - Hình tròn và hình tam giác có điểm gì giống nhau ? => Đều là hình học - Hình tròn và hình tam giác có điểm gì khác nhau ? Hình tròn Hình tam giác - Không có cạnh, không có góc - Lăn được - Có 3 cạnh, 3 góc - Không lăn được *.Hoạt động 3: Trò chơi “Bé nhanh chân” - Cách chơi: Mỗi trẻ chọn cho mình một sợi dây chuyên có mặt hình học. Cô vẽ hình tam giác, hình vuông, hình tròn to dưới sàn nhà .Trẻ vừa đi vừa hát cùng cô khi có hiệu lệnh về ô, trẻ có mặt dây chuyền hình học gì thì nhảy vào ô hình tương ứng. - Luật chơi: Bạn nào về không đúng hình sẽ làm chú vịt xấu xí *Kết thúc:Hát: “Cả nhà thương nhau”. Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ chơi - Trẻ chơi. Nhận xét giờ hoạt động: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ năm, ngày 20 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRUYỆN: GẤU CON NGOAN I/ YÊU CẦU: 1 Kiến thức : - Trẻ biết tên truyện “Gấu con ngoan”. - Trẻ biết tên những nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu được nội dung truyện. 2. Kĩ năng : - Trẻ biết trả lời một số câu hỏi đơn giản. - Biết thể hiện tình cảm của mình với người khác. - Phát triển ngôn ngữ, tăng vốn từ cho trẻ. - Rèn cách phát âm cho trẻ. 3. Giáo dục : - Giáo dục trẻ biết yêu thương người thân trong gia đình. II/ CHUẨN BỊ: - Hình ảnh minh họa truyện “Gấu con ngoan”. - Mũ mão nhân vật trong truyện. III/HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định gây hứng thú: - Cho trẻ hát,vận động theo nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau”. - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói đến những người trong gia đình yêu thương nhau. Hôm nay cô cũng có một câu chuyện rất hay nói đến một bạn gấu rất ngoan và biết yêu thương những người trong gia đình. Các con cùng lắng nghe cô kể chuyện nhé. * Hoạt động 1: Cô kể chuyện - Cô kể diễn cảm lần 1. - Câu chuyện có tên là : “Gấu con ngoan”. - Nội dung: Gấu con được bác Voi tặng một rổ lê thơm Gấu con giành những quả lê to nhất biếu cho Ông nội, Cha Mẹ và Gấu em mọi người rất vui và khen gấu con ngoan. - Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh họa. * Hoạt động 2 : Cùng tìm hiểu truyện. - Ai tặng cho gấu con rổ lê thơm? (Bác Voi). - Gấu con dành tặng những quả lê ngon cho những ai? (ông nội, cha mẹ, gấu em) - Khi được gấu con tặng lê, mọi người trong gia đình như thế nào? (Mọi người rất vui). - Họ khen gấu con như thế nào? (Mọi người khen gấu con rất ngoan) - Hai an em gấu con đã làm gì? (hai anh em Gấu con vừa cười vừa lăn khắp nhà) - Các bạn vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? (Gấu con ngoan). *Hoạt động 3: Trò chơi bé kể chuyện Cách chơi: Cô có những bức tranh rất đẹp, bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm và cô sẽ chọn mỗi nhóm 1 bạn lên chọn tranh nhân vật của câu chuyện gấu con ngoan và cô sẽ mời 1 bạn lên nhìn tranh và kể lại câu chuyện gấu con ngoan. * Kết thúc tiết học. - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời. - trẻ chú ý. - Trẻ lắng nghe cô. - Trẻ chú ý. - trẻ trả lời. - trẻ trả lời - trẻ trả lời - Trẻ thực hiện cùng cô Nhận xét tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Truyện: Gấu con ngoan   Bác Voi tới nhà Gấu con chơi và tặng Gấu con một rỗ lê thơm. Gấu con mừng lắm, không quên cảm ơn bác Voi. Gấu con chon quả lê to nhất mang đến biếu ông nôi, ông nội rất vui, xoa đấu gấu con và bảo:  - Gấu con thật ngoan, đáng yêu nhất nhà Gấu con mang quả lê to thứ nhì mang đến biếu bố và mẹ. Bố mẹ cũng rất vui, ôm hôn Gấu con và bảo: - Gấu con của mẹ, mẹ thương nhất nhà! Gấu con lại chọn quả to thứ ba mang đến cho Gấu em. Gấu em thích quá`, ôm lấy quả lê cười hớn hở. Gấu con thấy Gấu em vui cũng vui theo. Thế là hai anh em Gấu con vừa cưới vừa ôm nhau lăn khắp nhà Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2016 Đề tài: TÔ MÀU TRANH GIA ĐÌNH BÉ MÔN : TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: TÔ MÀU BỨC TRANH GIA ĐÌNH I . YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ tên biết dùng kỹ năng tô màu để tô màu bức tranh - Trẻ biết bố cục tranh , biết phối hợp màu sắc để tạo thành bức tranh đẹp. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ màu năng tô màu không lem ra ngoài. - Phát triển sự khóe léo của đôi tay 3.Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm II. CHUẨN BỊ: - Tranh mẫu của cô. - Nhạc - Bút màu - Tranh trẻ tô màu HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Ổn định: Hát bài “Cả nhà thương nhau”. - Cô có hình ảnh rất đẹp các con xem hình ảnh gì? * Hoạt động 1:Quan sát cùng cô a. Quan sát hình ảnh gia đình - Đây là hình ảnh gì? ( Gia đình) - Có những ai?( ba, mẹ, bé,..) - Ba , me, bé đang làm gì?( ba và bé đang xem ti vi, mẹ đang gọt trái cây cho cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPPCT tuần 7giáo án tuần 7.docx
Tài liệu liên quan