I. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ nhớ và thực hiện đúng các động tác thể dục và vận động đã học buổi sáng.
- Rèn cho trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện vận động cơ bản và sửa sai cho trẻ.
- Tập cho trẻ có ý thức kỷ luật, chờ tới lươt khi thực hiện, hào hứng thực hiện.
II. Chuẩn bị
- Nhạc đệm
- ván kê dốc
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ hát bài hát về chủ đề đã học.
- Hỏi trẻ tên bài tập thể dục đã học buổi sang.
- Cách thực hiện bài tập thể dục.
- Cô thực hiện lại cho trẻ xem
- Sau đó, cô gọi 1- 2 trẻ thực hiện được lên thực hiện và sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ thi đua thực hiện
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Củng cố và giáo dục
- Chơi “Pha nước cam”
116 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề học: Trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lươt khi thực hiện, hào hứng thực hiện.
II. Chuẩn bị
- Nhạc đệm
- ván kê dốc
III. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ hát bài hát về chủ đề đã học.
- Hỏi trẻ tên bài tập thể dục đã học buổi sang.
- Cách thực hiện bài tập thể dục.
- Cô thực hiện lại cho trẻ xem
- Sau đó, cô gọi 1- 2 trẻ thực hiện được lên thực hiện và sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ thi đua thực hiện
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Củng cố và giáo dục
- Chơi “Pha nước cam”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1/. Tình trạng sức khỏe:
.........................................................................................................
2/. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
.......................................................................................................
3/. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....
Thứ 3, ngày .tháng năm
A/ HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ VÀ TRÒ CHUYỆN
-Trò chuyện với trẻ về trường MN, xem tranh ảnh về trường Mầm Non.
-Trẻ nhận ra tên trường lớp, tên cô giáo, các bạn trong lớp. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác(chỉ số 35)
-GD trẻ yêu trường, lớp, biết đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau.
*THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Khởi động:
-Trẻ đi vòng tròn theo nhạc kết hợp các kiểu đi chạy kiểng chân.
*Trọng động:
*Bài tập phát triển chung:
Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Động tác tay 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)
Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm gót chân.
Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
3/.Hồi tỉnh: hít thở nhẹ nhàng.
B/. HỌAT ĐỘNG HỌC::
TOÁN: ÔN SỐ LƯỢNG 3,4 NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 3,4
ÔN SO SÁNH CHIỀU RỘNG
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ luyện tập nhận biết số lượng 3 ,4và chữ số 3,4. Luyện tập so sánh chiều rộng
-Rèn kĩ năng so sánh chiều rộng
-Tập trung chú ý, Tham gia hoạt động tích cực
II.Chuẩn bị:
1.Đồ dùng cho giáo viên :
-1 băng giấy màu đỏ, 4 băng giấy màu xanh ( Có 3 băng giấy rộng bằng băng giấy màu đỏ, 1 băng giấy hẹp hơn băng giấy màu đỏ ) Thẻ số: 1 , 2, 3, 4
2. Đồ dùng cho trẻ:
- mỗi trẻ 1 băng giấy màu đỏ, 4 băng giấy màu xanh ( Có 3 băng giấy rộng bằng băng giấy màu đỏ, 1 băng giấy hẹp hơn băng giấy màu đỏ )
- Thẻ số: 1 , 2, 3, 4
- Một số nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng là 2, 3, 4
III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định:
- Cô cho cả lớp hát bài hát: “Cùng đi đều”
- Trong bài hát đếm như thế nào?
2/Luyện tập nhận biết số lượng là 3,4
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp có những đồ dùng đồ chơi có số lượng là 3, 4
- Cho trẻ chơi trò chơi: Ai đếm đúng
Cô chuẩn bị một số hình khối đựng vào một hộp có nắp để trẻ không nhìn thấy. Cho 2->3 trẻ lên chơi trẻ chỉ được sờ tay vào trong hộp không được lấy ra và đếm xem có mấy đồ chơi bạn nào đếm đúng bạn đó thắng.
* Nhận biết số 3, 4, ôn so sánh chiều rộng
* Cô làm mẫu:
Cô dán băng giấy màu đỏ lên bảng sau đó dán làn lượt những băng giấy màu xanh rộng bằng băng giấy màu đỏ qua bên trái, dán băng giấy hẹp hơn băng giấy màu đỏ qua bên phải.
- Có mấy băng giấy rộng bằng băng giấy màu đỏ?
- Có mấy băng giấy hẹp hơn băng giấy màu đỏ?
3.Trẻ luyện tập
Gió thổi, gió thổi
- Thổi những băng giấy màu đỏ ra trước mặt
- Bây giờ thổi những băng giấy màu xanh rộng bằng băng giấy màu đỏ qua bên trái.
- Và xếp những băng giấy còn lại qua bên bên phải?
- Băng giấy màu xanh như thế nào với băng giấy màu đỏ?
- Có mấy băng giấy hẹp hơn?
- Có mấy băng giấy rộng hơn?
- Tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô giơ thẻ số từ 1 ->4 và cho trẻ vỗ tay tương ứng với thẻ số của cô và đọc to số đó.
*Luyện tập nhận biết số trong phạm vi 3,4
- Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ số và cho chơi trò chơi “Tìm nhà”
- Cách chơi: Xung quanh lớp có những ngôi nhà có số chấm tròn từ 1 -> 4 cả lớp vừa đi vừa hát bài " Trường chúng cháu là trường mầm non" khi có hiệu lệnh "Tìm nhà" thì bạn nào có thẻ số mấy sẽ chạy về nhà có số chấm tròn bằng số lượng trong thẻ số của mình.
- Luật chơi: Ai tìm sai sẽ phải nhảy lò cò
- Trẻ chơi 2->3 lần
4/Kết thúc: Cả lớp hát: “Ngày vui của bé” kết thúc
Nhận xét tiết học kết thúc
C.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát toàn cảnh trường mầm non
TCVĐ: Tìm bạn thân
- chơi tự do
I. Mục đích - yêu cầu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ, biết phản ứng theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ được vận động thoải mái, góp phần phát triển thể lực cho trẻ.
- Rèn luyện ý thức kỉ luật và ý thức tập thể cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi cô mang theo; ...
- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nơi chơi rộng, phẳng, an toàn cho trẻ.
- Địa điểm quan sát.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định, tổ chức:
Cho trẻ xếp thành 2 hàng ( Cô kiểm tra sĩ số)
- Nhắc nhở trẻ biết ý nghĩa, mục đích của buổi hoạt động.
- Dẫn trẻ ra sân nơi cô đã chuẩn bị. Nhắc nhở trẻ trước khi đi. Vừa đi vừa hát “ Khúc hát dạo chơi”
2. Nội dung:
2.1. Quan sát toàn cảnh trường mầm non
Cô giới thiệu: Giờ hoạt động ngoài trời hôm nay cô con chúng mình cùng quan sát trường mầm non của chúng mình nhé.
Cô dẫn trẻ đi tới các khu vực và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? ( Cổng)
+ Trên cổng có cái gì?
+ Biển hiệu viết gì trên đó?
+ Vào cổng trường chúng ta nhìn thấy gì?
+ Những phòng học để làm gì?
+ Ngoài các phòng học còn có những phòng gì?
+ Nhà bếp để làm gì?
+ Trên sân trường có những gì? ( Trẻ kể tên các đồ chơi)
+ Khi chơi các đồ chơi chúng mình phải như thế nào?
+ Trên sân ngoài những đồ chơi còn có những gì nữa?
+ Cây giúp ích gì cho sân trường ?
+ Muốn cho sân trường luôn sạch đep chúng mình phải làm gì?
Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ trường, lớp.
*Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi bình thường.
2/ Trò chơi vận động: “Tìm bạn thân ”:
-Cô nêu luật chơi: Làm theo hiệu lệnh của cô.
-Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh của cô tìm bạn thân, thì 2 bạn sẽ chạy đến nắm tay lại với nhau thành một đôi, ai không tìm được bạn, bạn đó sẽ ra ngoài một lần chơi, hoặc hát cho cô và các bạn cùng nghe - Nhắc trẻ khi chơi không được xô đẩy. động viên trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và khen trẻ.
- Giáo dục: Khi chơi các con nhớ không được xô đẩy bạn, không tranh dành, không chạy quá nhanh sẽ bị té nha các con.
- Cho trẻ chơi thử.
- Cho trẻ chơi lần 1: cho 1 trẻ làm
- Chơi lần 2: Cô mời 2 bạn khác.
- Chơi lần 3.
- Cô theo dõi trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi đúng luật.
- Trẻ nhận xét
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Thế các con thấy trò chơi này như thế nào?
- Các con chơi rất vui và rất giỏi lần sau cô sẽ cho các con chơi tiếp nhe.
*Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng.
2.3. Chơi tự do.
- Các con ơi! Các con vừa chơi trò chơi rất vui nè! Hôm nay cô còn chuẩn bị cho các con rất nhiều đồ chơi nè, các con cùng đi xem với cô nhe!
Cô cho trẻ chia 4 nhóm chơi:
+ Chơi với đồ chơi ngoài trời.
+ Chơi với phấn ( vẽ phấn trên sân)
+ Chơi với bóng, vòng.
+ Chơi với lục bình.
- Khi chơi các con phải chơi như thế nào? (không tranh giành)
Trẻ chơi và tiến hành chơi theo ý thích.
- Cô quan sát, theo dõi trẻ chơi.
3. Kết thúc:
- Cô tập trung trẻ lại, khen động viên và nhận xét buổi chơi, nhắc lại tên trò chơi, cho trẻ và về lớp rửa tay bằng xà phòng.
D/. HOẠT ĐỘNG CHƠI
1/ Góc xây dựng:
-Xây trường mầm non
2/ Góc nghệ thuật :
-Vẽ, cắt dán, xé dán tô màu trường mầm non.
-Hát múa về trường Mầm non.
3/ Góc Phân vai
- Cô giáo
4/ Góc sách truyện
- Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Rối câu chuyện “ Gà tơ đi học”
5/ Góc thiên nhiên-Khoa học:
- Tưới cây, chăm sóc cây trong vườn trường mầm non.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thực hiện quyển tập toán chữ số
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ thực hiện được theo yêu cầu của cô,trẻ ngồi trật tự khi thưc hiện, trẻ viết được chử số
- Rèn kỷ năng cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
-Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn tập vở cận thận không rách.
2. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh về chử số cho trẻ quan sát.
- Bàn, ghế,tập, bút màu, bút chì.
3. Tổ chức hoạt động
- Cô cùng trẻ hát bài hát về chủ đề đã học.
- Cô cho trẻ xem tranh về chủ đề và trò chuyện.
- Cô cho trẻ quan sát tranh chử số mẫu và đàm thoại.
- Cô ngồi làm mẫu kết hợp phân tích, cách mở vở, cách cầm bút và cách ngồi khi tô.
- Cô cho trẻ đọc theo yêu cầu trong vở, cô chỉ vào chữ số và cho trẻ đọc theo cô, cô đọc hướng dẫn cho trẻ nghe để trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ cầm thử bút và chuẩn bị tô, thực hiện theo yêu cầu .
-Cô nhắc trẻ lại cách cầm bút: Khi tô con nhớ tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. Cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu cô đề ra.
-Trẻ thực hiện.
-Cô bao quát lớp , gợi ý những trẻ vẽ lúng túng , khuyến khích để trẻ hoàn thành sản phẩm.
-Trưng bày và nhận xét sản phẩm trẻ.
-Cho trẻ xem 1 số bài tô đúng và đẹp của bạn .
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ thực hiện bài tốt, đẹp, khuyến khích trẻ chậm hòan thành bài .
- Củng cố và giáo dục trẻ vâng lời ông bà cha mẹ.
- Trẻ thu dọn đồ dùng
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1/. Tình trạng sức khỏe:
.........................................................................................................
2/. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
.......................................................................................................
3/. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....
Thứ 4, ngày .tháng năm
A/ HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ VÀ TRÒ CHUYỆN
-Trò chuyện với trẻ về trường MN, xem tranh ảnh về trường Mầm Non.
-Trẻ nhận ra tên trường lớp, tên cô giáo, các bạn trong lớp. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác(chỉ số 35)
-GD trẻ yêu trường, lớp, biết đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau.
*THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Khởi động:
-Trẻ đi vòng tròn theo nhạc kết hợp các kiểu đi chạy kiểng chân.
*Trọng động:
*Bài tập phát triển chung:
Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Động tác tay 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)
Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm gót chân.
Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
3/.Hồi tỉnh: hít thở nhẹ nhàng.
B/. HỌAT ĐỘNG HỌC::
TẠO HÌNH : BÉ VẼ TRƯỜNG MẦM NON( đè tài)
(chỉ số 6)
I.Mục đích yêu cầu:
-Trẻ phối hợp các đường nét (dọc , nghiêng , ngang) để tạo nên ngôi trường .
- Khuyến khích trẻ sáng tạo thêm mặt trời , đường đi , hoa trong vườn trường để có bức tranh hoàn chỉnh .
-- Trẻ Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ: Cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.Tô màu đều Không chờm ra ngoài nét vẽ.
-Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp , biết bảo vệ trường lớp sạch đẹp
II.Chuẩn bị:
1.Đồ dùng cho giáo viên :
Tranh gợi ý : trường có 1 tầng , có đường đi , hoa .Máy catset
2.Đồ dùng cho trẻ:
Vỡ bút màu
III. Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định:
Hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non”
Mỗi sáng khi ông mặt trời thức dậy các con làm gì? Và đi đâu ?
Ai chở con đến trường ?
Đến trường để làm gì?
Con thích học môn nào ?
Hôm nay mình sẽ vẽ về trường Mầm non nhé !
2/ Quan sát tranh
Cô cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại .
Tranh 1 :
Tranh vẽ gì ? Vì sao con biết ?
Tranh được vẽ bằng những nét gì ? Hình gì ?
Đây là nơi các cháu vui chơi suốt cả ngày.
Tranh 2 :
Bức tranh này vẽ gì ? Đây là con đường đưa con vào lớp .
Hai bên có gì mà bướm hay đậu ? Trên cao có gì ? Hàng cây xanh để làm gì ?
3/ Gợi hỏi ý định trẻ
Cô trò chuyện và hỏi ý tưởng của trẻ : Con sẽ vẽ ngôi trường thế nào ?
Có những gì ? Khuyến khích trẻ sáng tạo thêm mặt trời , đường đi , hoa trong vườn trường để có bức tranh hoàn chỉnh .
-Khi vẽ xong con sẽ làm gì để bức tranh đẹp hơn ?
4/ Trẻ thực hiện.
-Khi vẽ con ngồi thẳng lưng tay phải cầm bút, bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa, vẽ xong con tô màu khi tô: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.Tô màu đều, Không chờm ra ngoài nét vẽ.
- -Cô bao quát lớp , gợi ý những trẻ vẽ lúng túng , khuyến khích để trẻ hoàn thành sản phẩm
5/Trưng bày và nhận xét sản phẩm .
Cô treo tranh của cả lớp lên giá cho trẻ quan sát và nhận xét bức tranh nào đẹp, sáng tạo, cô nhận xét tuyên dương.
*Kết thúc: Hát “Trường mẫu giáo của bé”
C.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát Xích đu
Trò chơi: Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do
I. Mục đích - yêu cầu:
- Được quan sát nhận xét, biết nêu những đặc điểm nổi bật xích đu..
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ, biết phản ứng theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ được vận động thoải mái, góp phần phát triển thể lực cho trẻ.
- Rèn luyện ý thức kỉ luật và ý thức tập thể cho trẻ. Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi cô mang theo; ...
- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nơi chơi rộng, phẳng, an toàn cho trẻ.
- Địa điểm quan sát.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định, tổ chức:
-Các con ơi ! Hôm nay cô thấy thời tiết rất đẹp đấy ! các con có muốn được dạo chơi ngoài trời không? Bây giờ cô cùng các con cùng ra sân để vui chơi nhé ! Trước khi đi ra sân thì các con hãy nhớ đi thẳng hàng, đi theo cô, không được chạy nhảy đùa nghịch mà dễ bị té ngã đấy.
Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”
2. Nội dung:
2.1. Quan sát: Xích đu
- Cùng cô ra ngoài quan sát sân trường .
+ Ai có nhận xét gì về sân trường?
+ Sân trường có những đồ chơi gì?
+ Đây là đồ chơi gì?
+ Ai có nhận xét gì về xích đu?
+ Xích đu có tác dụng gì?
+ Con có thích chơi xích đu không?
+ Khi chơi con phải thế nào?
+ Để đồ chơi bền đẹp chúng mình phải như thế nào?
- Côkhái quát lại cho trẻ hiểu.
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể
*Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi bình thường.
2/ Trò chơi vận động: “Dung dăng dung dẻ”:
* Dung dăng dung dẻ
-Cô nêu luật chơi: ai ngồi chậm sẽ bị loại ra ngoài 1 lần chơi
-Cách chơi: Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.
Đến câu “Ngồi xập xuống
- Giáo dục: Khi chơi các con nhớ không được xô đẩy bạn, không tranh dành, không chạy quá nhanh sẽ bị té nha các con.
- Cho trẻ chơi thử.
- Cho trẻ chơi lần 1: cho 1 trẻ làm
- Chơi lần 2: Cô mời 2 bạn khác.
- Chơi lần 3.
- Cô theo dõi trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi đúng luật.
- Trẻ nhận xét
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Thế các con thấy trò chơi này như thế nào?
- Các con chơi rất vui và rất giỏi lần sau cô sẽ cho các con chơi tiếp nhe.
*Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng.
2.3. Chơi tự do.
- Các con ơi! Các con vừa chơi trò chơi rất vui nè! Hôm nay cô còn chuẩn bị cho các con rất nhiều đồ chơi nè, các con cùng đi xem với cô nhe!
Cô cho trẻ chia 4 nhóm chơi:
+ Chơi với đồ chơi ngoài trời.
+ Chơi với phấn ( vẽ phấn trên sân)
+ Chơi với bóng, vòng.
+ Chơi với lục bình.
- Khi chơi các con phải chơi như thế nào? (không tranh giành)
Trẻ chơi và tiến hành chơi theo ý thích.
- Cô quan sát, theo dõi trẻ chơi.
3. Kết thúc:
- Cô tập trung trẻ lại, khen động viên và nhận xét buổi chơi, nhắc lại tên trò chơi, cho trẻ và về lớp rửa tay bằng xà phòng.
D/. HOẠT ĐỘNG CHƠI
1/ Góc xây dựng:
-Xây trường mầm non
2/ Góc nghệ thuật :
-Vẽ, cắt dán, xé dán tô màu trường mầm non.
-Hát múa về trường Mầm non.
3/ Góc Phân vai
- Cô giáo
4/ Góc sách truyện
- Xem tranh ảnh về trường mầm non
- Rối câu chuyện “ Gà tơ đi học”
5/ Góc thiên nhiên-Khoa học:
- Tưới cây, chăm sóc cây trong vườn trường mầm non.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
GDVS :RỬA TAY –LAU TAY
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn , sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn .
- Rèn kỹ năng khi rửa không vẩy nước ra ngoài , không làm ướt quần áo .
-GD trẻ rửa sạch tay không còn mùi xà phòng , rửa trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
II. Chuẩn bị :
- Đồ dùng của cô : 2 cái xô , 2 cái ca , 2 cái thao , 1 cục xà phòng , khăn lau tay .
- Đồ dùng của trẻ : Khăn lau tay mỗi trẻ 1 cái .
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu : ổn định
- Hát bài “ Khám tay ”
- Cho trẻ đi khám tay của bạn ?
- Tay bẩn sẽ có rất nhiều vi trùng bám vào nên dễ gây rất nhiều bệnh .
- Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho con biết cách rửa tay , lau tay nhé !
2. Cô làm mẫu :
Cô làm mẫu lần 1 : không phân tích
Cô làm mẫu lần 2 : phân tích rõ rang. Trước khi rửa , cô xắn cao tay áo cho khỏi ướt, sau đó nhúng 2 bàn tay xuống nước rồi nhắc lên kỳ từ 2 lòng bàn tay , mu bàn tay, các kẽ ngón tay , cổ tay . Kỳ xong nhúng xuống nước rửa sạch . Chổ nào có vết bẩn phải kỳ rửa nhiều lần cho thật sạch rồi lấy khăn lau khô từ lòng bàn tay , ngón kẽ tay mu tay và cổ tay . Cuối cùng bỏ tay áo xuống và cài khuy lại (nếu có )
3.Trẻ thực hành
- Cô mời 3 trẻ lên làm lại, cô cho trẻ nhận xét
- Cô cho lần lượt từng cháu thực hiện
- Cô quan sát .
- Tay bẩn có hại như thế nào ?
- Các con nên rửa tay vào những lúc nào ?
+ Giáo dục : Các con phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày cho sạch sẽ nghe.
4.Kết thúc
-Hôm nay cô vừa dạy các con học gì ?
- Rửa tay con phải rửa như thế nào?
-Rửa tay khi nào?
+Đọc bài thơ “ Tay sạch ”.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1/. Tình trạng sức khỏe:
.........................................................................................................
2/. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
.......................................................................................................
3/. Kiến thức và kỹ năng của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....
Thứ 5, ngày .tháng năm
A/ HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ VÀ TRÒ CHUYỆN
- -Trò chuyện với trẻ về trường MN, xem tranh ảnh về trường Mầm Non.
-Trẻ nhận ra tên trường lớp, tên cô giáo, các bạn trong lớp. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác(chỉ số 35)
-GD trẻ yêu trường, lớp, biết đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau.
*THỂ DỤC BUỔI SÁNG:
*Khởi động:
-Trẻ đi vòng tròn theo nhạc kết hợp các kiểu đi chạy kiểng chân.
*Trọng động:
*Bài tập phát triển chung:
Động tác hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o...”
Động tác tay 1: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực (có thể tập với gậy, vòng)
Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục.
Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm gót chân.
Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy)
3/.Hồi tỉnh: hít thở nhẹ nhàng.
B/. HỌAT ĐỘNG HỌC::
VĂN HỌC: TRUYỆN GÀ TƠ ĐI HỌC
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu được nội dung truyện.
- Trẻ bắt chước được giọng điệu, cử chỉ của 1 số nhân vật trong chuyện.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
- Giáo dục trẻ vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo,yêu trường lớp, thích đến lớp học.
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh họa chuyện
Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. Trẻ hiểu được nội dung truyện.
- Trẻ bắt trước được giọng điệu, cử chỉ của 1 số nhân vật trong chuyện.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
- Giáo dục trẻ vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo,yêu trường lớp, thích đến lớp học.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định
- Cô cùng trẻ trò chuyện về năm học mới
Năm nay là năm học cuối cùng của các con ở trường mầm non, sang năm các con sẽ đi học ở tiểu học và học lớp 1, muốn được đi học ở lớp 1 các con phải chăm ngoan, học giỏi và nhe lời cô giáo.
- Các con có thích đi học lớp 1 không?
- Đến học bên đó các con sẽ được học những môn gì?
-Có câu chuyện kể về 1 chú gà đi học nhưng không biết bạn ấy có thích đi học, có vâng lời mẹ và cô giáo không. Muốn biết được cô mời các con cùng lắng nghe câu chuyện “ Gà tơ đi học” Các con nghe cô kể chuyện “Gà tơ đi học” - tác giả : Cẩm Linh nhé!
2. Nghe cô kể chuyện
- Cô kể lần 1 : Kể diễn cảm
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?
+ Truyện Gà tơ đi học của tác giả nào ?
+ Trong chuyện có những nhân vật nào ?
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện Gà tơ đi học đấy, chuyện kể về bạn gà tơ vì không chịu nghe lời mẹ đến lớp, đến trường mà lại ham chơi nên bạn không biết đọc chữ .Nhưng cô giáo đã động viên bạn ấy đi học nên cuối cùng bạn Gà tơ cũng chăm chỉ đến lớp và biết đọc, biết viết .
- Lần 2 : Kể trên máy chiếu
- Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai? ( Gà mẹ, gà Tơ, cún bông, Vịt Xám, Mèo Tam Thể, cô giáo Gà Mái Mơ)
- Gà mẹ gọi Gà Tơ dậy đi đâu? (Gà mẹ gọi Gà Tơ dậy đi học)
- Gà Tơ trả lời mẹ như thế nào? ( con biết rồi mà, o tròn như quả trứng gà phải không ạ?)
- Khi Vịt con cầm thông báo về Gà Tơ đọc như thế nào?
( Gà Tơ cầm tờ giây xoay ngược, xoay xuôi nhưng chẳng hiểu gì cả )
- Thế Gà Tơ đọc được không? (Gà Tơ không đọc được)
- Con có biết tờ thông báo viết gì không?
( tờ thông báo viết ngày mai lớp tổ chức đi cắm trại)
- Vì sao Gà Tơ bị lạc? ( vì Gà Tơ không đi học nên không biết chữ, không đọc được tờ thông báo)
- Khi gặp Gà Tơ các bạn đã nói gì?
( Cún Bông: tại sao bạn lại ở đây một mình; Vịt Xám nói: chúng tớ chờ cậu mãi, sao cậu không đi cắm trại cùng cả lớp.)
- Gà Tơ có biết lỗi của mình không?
- Cô giáo bảo Gà Tơ ra sao? ( con chịu khó đi học rồi con cũng sẽ biết đọc, biết viết giống như các bạn)
- Từ đó Gà Tơ đã chữa lỗi của mình như thế nào? ( hôm nào Gà Tơ cũng dậy sớm đi học và sáng nào cũng gáy ò ó o để đánh thức các bạn cùng dậy).
* Kể lần 3: kể bằng rối tay
- Trong câu chuyện con thấy Gà Tơ như thế nào?
- Nếu là con khi mà không đọc được con làm gì?
Giáo dục: khi các con đi học các con phải cố gắng học mới biết được chữ mà cô giáo đã dạy các con và khi đó các con mới giỏi và thành cháu noan của Bác Hồ được.
3. Kết thúc
Cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé”
C.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát đồ dùng đồ chơi ngoài trời
TCDG: Nu na nu nống.
Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ quan sát nhận xét, biết nêu những đặc điểm nổi bật đồ dùng đồ chơi ngoài trời.
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ, biết phản ứng theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ được vận động thoải mái, góp phần phát triển thể lực cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
II. Chuẩn bị:
- Đồ chơi cô mang theo; ...
- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nơi chơi rộng, phẳng, an toàn cho trẻ.
- Xích đu rồng
III. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định, tổ chức:
-Các con ơi ! Hôm nay cô thấy thời tiết rất đẹp đấy ! các con có muốn được dạo chơi ngoài trời không? Bây giờ cô cùng các con cùng ra sân để vui chơi nhé ! Trước khi đi ra sân thì các con hãy nhớ đi thẳng hàng, đi theo cô, không được chạy nhảy đùa nghịch mà dễ bị té ngã đấy.
Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”
2. Nội dung:
2.1. Cho trẻ làm đoàn tàu dạo quanh các khu vực trong trường.
- Cùng cô ra ngoài quan sát sân trường .
+ Ai có nhận xét gì về sân trường?
+ Sân trường có những đồ chơi gì?
+ Đây là đồ chơi gì?
+ Ai có nhận xét gì về xích đu?
+ Xích đu có tác dụng gì?
+ Con có thích chơi xích đu không?
+ Còn đây là đồ chơi gì?
+ còn đồ chơi gì trên sân mình nữa?
+ Khi chơi con phải thế nào?
+ Để đồ chơi bền đẹp chúng mình phải như thế nào?
- Cô khái quát lại cho trẻ hiểu.
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ đồ chơi, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
*Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi bình thường.
2/ Trò chơi vận động: “Nu na nu nống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN LOP LA 20182019_12398212.docx