1. Mục đích:
- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
2. Chuẩn bị:
- 2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
3. Luật chơi:
- Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
4. Cách chơi:
- Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
- Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng
2m. khi cô hô: “hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.
- Cô tổ chức chơi cùng trẻ 1- 2 lần.
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề lớn: Trường mầm non - Chủ đề nhỏ: Ngày hội đến trường của bé - Đề tài: Đồ dùng đồ chơi trong lớp học của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g để tô.
- Trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 quả bóng.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phân loại đồ chơi, ĐD riêng.
- Trẻ xem băng về trường mầm non.
- Trẻ múa hát, đọc thơ về trường MN.
- Trẻ đọc thơ “Nghe lời cô giáo”.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Tham quan quang cảnh lớp mẫu giáo của bé
Trò chơi vận động: Kéo co
Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ được đi dạo chơi, tham quan quang cảnh xung quanh lớp mẫu giáo của bé. Được chơi trò chơi.
- Rèn óc quan sát, ghi nhớ có chủ định, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú thực hiện các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng, bằng phẳng.
- Xung quanh lớp học sạch sẽ, trang trí đẹp.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú:
Cô trò chuyện với trẻ về mục đích của buổi dạo chơi.
Cho trẻ hát bài “Đi chơi” và đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết, cây cảnh xung quanh trường, hít thở không khí trong lành.
HĐ 2: Phát triển bài:
HĐCCĐ “ Tham quan quang cảnh lớp mẫu giáo của bé”
- Cô cho trẻ đi dạo chơi xung quanh lớp học của bé (Trong và ngoài lớp), nhắc trẻ quan sát lớp mình xem có đặc điểm gì?
- Cho trẻ kể về lớp học của mình những gì mà trẻ quan sát được.
- Cô bao gợi ý câu hỏi giúp trẻ kể.
- Cô nhận xét. Giáo dục trẻ yêu thích lớp mình, giữ gìn vệ sinh lớp, chăm sóc cây cảnh
* Trò chơi vận động: Kéo co
- Cách chơi: Cô chọn 2 đội chơi có số lượng trẻ bằng nhau. Nhiệm vụ của 2 đội là phải đoàn kết dùng sức mạnh của cả đội để kéo được chiếc nơ qua vạch chuẩn về phía đội của mình.
- Luật chơi: Đội nào kéo được nơ về qua vạch của đội mình thì đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương.
* Chơi tự do:
HĐ 3: Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ hát bài “Càng lớn càng ngoan”
- Trò chuyện cùng cô
Trẻ quan sát lớp học của mình,
- 4-5 trẻ kể về những gì trẻ biết, quan sát được.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi hứng thú cùng cô
Chơi tự do trên sân
- Hát và đi vào lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Kể cho trẻ nghe chuyện ‘’Đôi bạn tốt’’
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài: Đàn gà con.
HĐ2. Phát triển bài
- Cô cho trẻ xem tranh (Gà con, vịt con) hỏi hình ảnh trong tranh.
- Cô nói: Gà và Vịt là một đôi bạn rất thân, muốn biết Gà con và Vịt con chơi với nhau như thế nào, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện: “Đôi Bạn Tốt” thì sẽ rõ nhé.
- Cô kể chuyện:
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời kết hợp điệu bộ minh hoạ cho trẻ nghe
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Lần 2: Cô kể lại câu chuyện kết hợp tranh minh hoạ
+ Trong câu chuyện Đôi bạn tốt có những nhân vật nào?
+ Vịt Mẹ gửi Vịt Con ở đâu?
- Cô kể trích: Thím Vịt bận đi chợ xa........ gọi Gà Con ra chơi với Vịt Con (Tranh 1)
+ Gà Con và Vịt Con cùng chơi với nhau ở đâu? Tại sao Vịt con lại bỏ ra ao tìm tép ăn?
- Cô kể trích: Gà con xin phép Mẹ dẫn Vịt con.........một mình vậy (Tranh 2)
+ Gà Con đã gặp chuyện gì?
- Cô kể trích: Vịt Con thấy Gà con.Chiếp, chiếp, chiếp! (Tranh 3)
+ Ai đã cứu Gà con thoát chết?
- Cô kể trích: Vịt con đang lặn ngụp............ra xa (Tranh 4)
+ Gà con đã nói gì với Vịt con?
- Cô kể trích:hết truyện (Tranh 5)
+ Trong câu chuyện “Đôi bạn tốt” con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Qua câu chuyện này thì các con nhớ là luôn cùng chơi với bạn, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn
- Cô kể lại câu chuyện lần thứ 3 trên màn vi tính.
HĐ3. Kết thúc
+ Vừa rồi cô đã kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Khi về nhà các con hãy nhớ kể lại câu chuyện này cho ông bà bố mẹ mình nghe nhé. Còn bây giờ cô và các con cùng chơi TC “Gà gáy- Vịt kêu” nhé.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 3 ngày 19 tháng 9 năm 2017
THỂ DỤC
Đề tài: - Bật xa 35-40cm
- Trò chơi: Kéo co
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết cách nhún bật xa 35-40 cm đúng thao tác.
- Rèn kỹ năng bật, nhanh nhẹn, chơi thành thạo trò chơi.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị
- Quần áo trẻ gọn gàng. Vạch chuẩn
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Khởi động
- Trò chuyện về bản thân mình và tác dụng của việc tập thể dục.
- Cho trẻ khởi động tay, chân, bụng, bật kết hợp theo nhạc bài “Cháu đi mẫu giáo”.
HĐ2. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
Tập kết hợp theo nhạc bài hát “Vui đến trường”.
- Tay: Tay đưa sang ngang, 2 bàn tay chạm vai.
- Chân: Ngồi xuống đứng lên.
- Bụng: Nghiêng người xang 2 bên.
- Bật: Bật tại chỗ.
- Động tác nhấn mạnh: Chân, tay.
- Cô bao quát khuyến khích trẻ tập theo nhạc.
*Vận động cơ bản: Bật xa 35-40cm
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Không phân tích.
+ Lần 2: Kết hợp phân tích động tác;
- Cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh bật cô đứng trước vạch xuất phát đầu gối hơi khụy rồi bật về phía trước đồng thời tay đưa phía trước giũ thăng bằng.
- Trẻ thực hiện:
+ Cho 1 trẻ khá thực hiện
+ 2 Trẻ lần lượt thực hiện: Cô quan sát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ.
*Trò chơi: Kéo co
- Cô chia trẻ thành 2 đội, cho 1-2 trẻ nhắc lại tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần, cô bao quát trẻ chơi.
HĐ3. Kết thúc
- Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ khởi động kết hợp theo nhạc bài “Cháu đi mẫu giáo”.
- Về đội hình 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
- 2L X 8N
- 2L X 8N
- 2L X 8N
- 3L X 8N
- 2L X 8N
- Trẻ quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ quan sát cô làm mẫu.
- 1 trẻ thực hiện.
- Lần lượt 2 trẻ thực hiện: 2 tổ thi đua bật.
- 1-2 trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi 2- 3 lần.
- Trẻ thả lỏng tay và đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Dạo chơi, hát và vận động bài “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
Trò chơi vận động: Thỏ đổi chuồng
Chơi tự do
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, hát và vận động bài “Trường chúng cháu là trường mầm non. Biết chơi trò chơi.
- Rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
- Trẻ biết yêu quý trường lớp của mình
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ
- Phấn, đồ chơi ngoài trời.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú: Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
HĐ 2: Phát triển bài:
* Hoạt động có chủ đích: Hát và vận động bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô hát âm la một đoạn trong bài hát và cho trẻ đoán tên bài hát, tên tác giả.
- Cô cho trẻ hát và vận động cùng cô
- Cho trẻ biểu diễn theo tập thể, nhóm, cá nhân.
- Giáo dục Trẻ yêu quý trường lớp của mình.
* Trò chơi vận động: Thỏ đổi chuồng
- Cách chơi:
Cô cho 2 trẻ một cầm tay nhau để làm chuồng thỏ (5 cái chuồng). Số trẻ còn lại làm các chú thỏ đi chơi, vừa đi vừa đọc bài thơ “Trên bãi cỏ, bầy thỏ non có sói gian, đang rình bắt”. Trẻ chạy nhanh về chuồng.
- Luật chơi: Mỗi chuồng chỉ được 1 chú thỏ ở. Chú thỏ nào vào sau sẽ thua và phải thay bạn làm chuồng.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 5-6 lần.
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương.
* Chơi tự do
- Cô bao quát trẻ chơi
HĐ 3: Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non:
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát, thảo luận
- Cả lớp hát kết hợp vận động vỗ tay, lắc lư theo tiết tấu chậm. – Trẻ biểu diễn.
- Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi cùng cô.
Chơi tự do trên sân với các đồ chơi ngoài trời
- Hát, đi nhẹ nhàng vào lớp.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Dạy trẻ trò chơi : Chạy tiếp cờ
1. Mục đích:
- Phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
2. Chuẩn bị:
- 2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
3. Luật chơi:
- Phải cầm được cờ và chạy vòng quanh ghế.
4. Cách chơi:
- Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau.
- Trẻ xếp thành hàng dọc. Hai cháu ở đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu đứng
2m. khi cô hô: “hai, ba”, trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ 2 và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ, cháu thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu.
- Cô tổ chức chơi cùng trẻ 1- 2 lần.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 4, ngày 20 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: LQ VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: Ghép đôi
I.Mục đích yêu cầu:
-Trẻ biết ghép đôi xếp tương ứng 1-1 từng đôi của 2 nhóm đồ vật. Củng cố nhận biết hình vuông và hình tròn.
-Trẻ có kỹ năng ghép đôi tương ứng 1-1 các sản phẩm của cô chú công nhân tạo thành đôi.
-Rèn kỹ năng đếm và nâng cao khả năng cách sắp xếp cạnh nhau trên cùng mặt phẳng.
-Rèn ý thức tham gia hoạt động tập thể trong môn học toán.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
-Giáo án điện tử,máy chiếu,có các hình ảnh bát, thìa, đĩa chén,hình vuông,hình tròn.
-Một số đồ dùng để xung quanh lớp, đồ dùng cho trẻ chơi luyện tập.
2. Đồ dùng của trẻ:
-Rổ đựng đồ dùng, mỗi trẻ 3 chiếc bát con, 3 chiếc thìa, 3 chiếc đĩa, 3 chiếc chén, mỗi trẻ 1 bảng con, tranh nối, bút sáp.
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Gây hứng thú:
-Cô cùng trẻ chơi trò chơi “tập tầm vông”
Cô cho trẻ nhận biết gọi tên hình vuông hình tròn .
-Trò chơi :Nhìn nhanh nói nhanh.
+ Cô cho trẻ nhận biết đồ dùng có dạng hình vuông, hình tròn.
.Tất cả là đồ dung, đồ chơi ở lớp vì vậy các con phải biết giữ gìn?
-Các con nói giỏi cô tặng 1 bài thơ “ bạn mới”.
*Hoạt động 2: Phát triển bài: Dạy trẻ ghép đôi
-Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Các con học ở trường nào? Lớp nào
- Các cô đã tặng cho các con rất nhiều đồ chơi như bát thìa, đĩa chén để cho các con chơi ở góc đấy!
-Cô mời các con cùng lấy ở phía sau ra nào?
-Đã đến giờ ăn cơm rồi các con hãy lấy bát và thìa ra để ăn cơm nhé?
-Các con nhớ xếp từ trái sang phải theo hàng ngang, 1 chiếc bát ở dưới và 1 chiếc thìa ở trên.
-Các con nhìn xem có chiếc bát nào chưa có thìa không?
-Có chiếc thìa nào thừa ra không?
-Cô cùng các con kiểm tra đếm xem có bao nhiêu chiếc bát và thìa nhé?
-Vậy có mấy chiếc bát và mấy chiếc thìa?
-Các con xếp thìa và bát như thế nào?
-Cô khái quát lại: Khi xếp 1 chiếc bát với 1 chiếc thìa ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau là 1 chiếc bát cùng với 1 chiếc thìa đấy?
-Khi xếp tương ứng 1-1 con xếp như thế nào?
(Gọi 2-3 trẻ)
-Cùng kiểm tra lại trên máy?Cho trẻ nói
-ăn cơm xong rồi các con đem cất bát và thìa đi lấy từ phải sang trái? 1 chiếc bát và 1 chiếc thìa.
-ăn cơm xong chúng mình phải làm gì?
-Khi uống nước các con dùng cái gì?
-Các con hãy lấy đĩa và chén ra để uống nước nhé?và nhớ là xếp 1 chiếc đĩa và 1 chiếc chén thẳng hàng ngang xếp từ trái sang phải?
-Các con nhìn xem có chiếc đĩa nào chưa có chén không?
-Các con cùng đếm xem có bao nhiêu chiếc đĩa và chén nhé?
-Vậy có mấy chiếc đĩa và mấy chiếc chén?
-Con xếp đĩa và chén như thế nào?
(Gọi 2 – 3 trẻ)
- Cô khái quát lại: Khi xếp 1 chiếc đĩa với 1 chiếc chén ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau là 1 chiếc đĩa với 1 chiếc chén đấy !
-Vậy khi xếp tương ứng 1-1 con xếp như thế nào?
(Gọi 2-3 trẻ)
-Cô và trẻ cùng kiểm tra lại
(Cho trẻ nói)
-Uống nước xong rồi các con cất đĩa và chén đi và nhớ cất từ phải sang trái?1 chén và 1 đĩa.
* Trò chơi “tinh mắt” (2-3 phút)
-Các con học rất ngoan và giỏi cô tặng trò chơi thi xem mắt bạn nào tinh nhìn xung quanh lớp xem có đồ dùng, đồ chơi nào ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 (Gọi 2 – 3 trẻ)
-Khi chơi bóng xong con cất bóng vào đâu?
-Con hãy cất mỗi quả bóng vào 1 chiếc rổ giúp cô? Cho trẻ cất và kiểm tra
-Các con nhìn thấy gì nữa không?
-Khi chơi bán hàng con bầy quả lên đâu?
-Con hãy lấy 1 quả dứa bày vào 1 chiếc đĩa và cho cả lớp kiểm tra.
* Luyện tập kỹ năng ghép đôi
-Cô cho trẻ chơi bé làm công nhân
-Cô mời 3 nhóm lên chơi chọn một loại đồ dùng theo yêu cầu của cô và đem về xếp ngăn nắp thành 1 đôi tương ứng 1-1 với nhau,nếu nhóm nào chọn sai sẽ không được tính.
-Tổ hoa hồng:Chọn đồ dùng học tập
-Tổ hoa cúc: Chọn đồ dùng để chơi
-Tổ hoa sen :Chọn đồ dùng để uống.
-Trước khi đi chọn các tổ phải đi qua 1 con đường hẹp để lấy đồ dùng, đồ chơi ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1 và trò chơi được tính bằng 1 bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Khi hết bài hát là các tổ không được đi lấy nữa.
-Cô kiểm tra 3 tổ xem chọn có đúng yêu cầu của cô không?
+Giáo dục: Để làm ra các sản phẩm cho mọi người sử dụng các cô chú công nhân rất vất vả.Chúng mình phải biết giữ gìn các đồ dùng hàng ngày nhé.
* Hoạt động 3:Kết thúc (1 phút)
-Đọc bài đồng dao “1 tay đẹp” ra chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và trả lời
-Trẻ đọc thơ về chỗ ngồi
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời.
-Trẻ lấy đồ dùng
-Trẻ thực hiện.
-Trẻ trả lời
-Trẻ đếm cùng cô.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Con xếp 1 chiếc bát với 1 chiếc thìa ạ
-Trẻ trả lời
-Trẻ cất theo cô
-UỐng nước ạ
- đĩa và chén
-Trẻ xếp đĩa chén
-Trẻ trả lời
-Trẻ đếm cùng cô.
-Có 3 đĩa, Có 3 chén
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
Con xếp 1 chiếc đĩa và 1 chiếc chén
-Trẻ trả lời
-Trẻ cất theo cô
-Trẻ tim nhanh và trả lời
-Con nhìn thấy bóng và rổ
-Trẻ lên cất
-Trẻ trả lời con nhìn thấy đĩa và quả dứa
-Trẻ trả lời
-Trẻ lên bày và kiểm tra
-Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện chơi
-Trẻ trả lời
-Trẻ đọc đi ra
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Xem tranh ảnh về trường mầm non
Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu
Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ được quan sát tranh và nói được các hình ảnh về trường mầm non. Biết chơi trò chơi.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú thực hiện các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
- Chỗ ngồi cho trẻ hoạt động: Trải chiếu dưới bóng cây.
- 2 Tranh chụp về trường MN thành phố và trường MN nông thôn.
- Phấn, đồ chơi ngoài trời.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú:
Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
HĐ 2: Phát triển bài:
* HĐCCĐ “Xem tranh ảnh về trường mầm non”.
- Cho trẻ ngồi thành 2 nhóm, quan sát tranh mà cô đã chuẩn bị, các nhóm thảo luận và nói về đặc điểm của trường mầm non
- Cô cho trẻ giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Giáo dục trẻ yêu trường, giữ gìn vệ sinh chung
* Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu
- Cách chơi: cô cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc, cô chuyền bóng mẫu
- Luật chơi: Dùng 2 tay chuyền bóng trên đầu và không làm rơi bóng. Đội nào chuyền xong trước sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Chơi tự do
HĐ 3: Kết thúc:
Nhận xét chơi, hát bài “Em biết vâng lời”
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát, thảo luận
- Cá nhân 4-5 trẻ.
- Lắng nghe
- Trẻ nghe cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi và thi đua 2 đội
- Chơi tự do trên sân với phấn, các đồ chơi ngoài trời.
- Hát, đi nhẹ nhàng về lớp.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Hướng dẫn trẻ chơi góc phân vai, góc xây dựng.
I. Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi đầy đủ ở các góc phân vai, góc xây dựng.
II. Tiến hành:
Ổn định, gây hứng thú qua bài hát “Em biết vâng lời”
*Thỏa thuận
- Hỏi trẻ về chủ đề chơi và các góc chơi,
- Cho trẻ lấy biểu tượng về góc.
* Quá trình chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ bầu ra nhóm trưởng, gợi ý nội dung và nhiệm vụ của từng vai chơi, hướng dẫn trẻ chọn vai chơi, cách sử dụng các đồ dụng đồ chơi trong góc chơi phân vai, góc xây dựng.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau.
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 5, ngày 21 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: Bạn mới.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ: Bạn mới, đọc thuộc bài thơ. Hiểu nghĩa của từ “nhút nhát”
- Rèn trẻ kỹ năng đọc thuộc thơ, biết thể hiện tình cảm qua lời đọc.
- Giáo dục trẻ yêu quý các bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài thơ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoat động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài hát: “Cháu đi mẫu giáo”.
Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề lớp học của bé.
HĐ 2: Phát triển bài:
a- Cô đọc thơ diễn cảm:
- Cô đọc thơ 1 lần, và giới thiệu tên bài thơ Bạn mới, tên tác giả.
- Lần 2: Cô đọc thơ và giới thiệu nội dung bài thơ “Nói về những người bạn mới đi học, khi đến lớp vẫn còn nhút nhát. Các bạn trong lớp đã dạy bạn hát, rủ bạn cùng chơi cô giáo rất vui vì các bạn đã biết chơi đoàn kết. Các con cần chơi đoàn kết với bạn, giúp đỡ các bạn mới nhé”.
-Cô giải thích từ “nhút nhát”, cho trẻ phát âm.
- Cô đọc lần 3 kết hợp tranh cho trẻ nghe.
b- Đàm thoại:
- Bài thơ có tên là gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Trong bài thơ có những ai?
- Bạn mới đến trường nên vẫn còn như thế nào?
- Bạn ở trong lớp phải như thế nào với nhau?
- Cô giáo dục trẻ vui vẻ đoàn kết với nhau trong lớp.
c- Dạy trẻ đọc thuộc thơ:
- Cô cho trẻ luân phiên theo các hình thức khác nhau.
- Cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
HĐ 3: Kết thúc
Hát: Cô và Mẹ.
- Trẻ hát, trò chuyện về chủ đề cùng cô.
- Trẻ lắng nghe, nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả.
- Trẻ lắng nghe, nhớ, hiểu nội dung bài.
- Lắng nghe, phát âm.
- Bạn mới.
- Bạn nhỏ mới đến trường.
- Các bạn trong cùng một lớp.
- Còn nhút nhát.(1-2 trẻ trả lời)
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ luân phiên nhau đọc theo nhóm, tổ, lớp, cá nhân.
- Trẻ hát 2 lần.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Chơi với phấn: vẽ lớp học của bé (theo ý thích)
Trò chơi vận động: Thỏ đổi chuồng
Chơi theo ý thích
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết dùng phấn để vẽ thành hình lớp học của bé theo ý thích. Biết chơi trò chơi.
- Rèn óc suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng khéo léo của đôi tay khi vẽ hình, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú thực hiện các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng, bằng phẳng.
- Phấn đủ cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú: Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
HĐ 2: Phát triển bài:
HĐCCĐ “ Chơi với phấn vẽ hình lớp học của bé”
- Cô chuyện cùng trẻ về lớp học của trẻ, hỏi ý tưởng mà trẻ sẽ vẽ
- Cho trẻ vẽ theo ý thích.
- Cô bao quát, gợi ý giúp đỡ trẻ yếu.
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn.
- Giáo dục trẻ yêu thích lớp mình, thích vẽcho trẻ thu dọn phấn
* Trò chơi vận động: Thỏ đổi chuồng
- Cách chơi, luật chơi:
Cô mời 1-2 trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương.
* Chơi tự do:
- Cô bao quát trẻ
HĐ 3: Kết thúc:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ, cho trẻ hát bài “Càng lớn càng ngoan”
- Trò chuyện cùng cô
Trẻ nhớ lại lớp học của mình, nói ý tưởng và tự vẽ theo ý thích của mình.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét và thu dọn đồ chơi
Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi hứng thú cùng cô
Chơi tự do trên sân
- Hát và đi vào lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Ôn lại vận động bật xa 35 – 40 cm
I. Chuẩn bị:
- Các đồ chơi ở lớp: củ, quả, đồ chơi nấu ăn.
- 4 chiếc rổ
- Hai vạch kẻ cách nhau 35- 40 cm
II. Tiến hành:
Ổn định, gây hứng thú qua bài hát “Trường của cháu đây là trường mầm non”
- Hỏi trẻ ở lớp có những đồ chơi gì? .
* Cách chơi:
- Cô sẽ làm thỏ mẹ, trẻ làm thỏ con. nhiệm vụ của các chú thỏ con là phải bật qua rãnh sang bên kia lấy đồ chơi về cho mẹ (để vào rổ). Cô hỏi lại trẻ cách bật.
- Cô chia các chú thỏ thành hai nhóm.
* Luật chơi:
- Nhóm thỏ nào lấy được nhiều đồ chơi hơn sẽ dành chiến thắng.
* Nhận xét sau khi chơi.
- Cô và trẻ cùng đếm và nhận xét kết quả hai đội.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 6, ngày 22 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
Tên đề tài: VĐ bài hát: Em đi mẫu giáo
Nghe hát: Bàn tay cô giáo
Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát thuộc đúng giai điệu bài hát, kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp.
- Chú ý nghe hát hưởng ứng theo cô. Biết chơi đúng luật trò chơi.
- Rèn khả năng vận động và tai nghe nhạc của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu trường, lớp, các bạn và cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- Đàn óc gan – thanh gõ, xắc xô, bài cô hát.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ đọc thơ Tình bạn,
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói đến tình bạn của ai?
- Các con đang học ở lớp gì?
- Trong lớp có những ai?
- Khi đi học các con phải như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ yêu cô , yêu bạn , châm chỉ đi học đều
* HĐ2: Phát triển bài
* VĐ hát bài Em đi mẫu giáo:
- Hôm nay trời rất đẹp, các bạn nhỏ khắp nơi cùng nhau đến trường chào đón năm học mới. Vậy các con hãy cùng nhau ca hát bài “Em đi mẫu giáo” sáng tác của Dương Minh Viên.
để chào mừng ngày vui được đến trường cùng các bạn nhé!
- Cô hát cả bài một lần
* Giảng nội dung:
- Năm học mới bắt đầu, các bạn khắp nơi nô nức đến trường với niềm vui gặp bạn, gặp cô!
+ Đàm thoại:
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Bài hát nói đến điều gì?
*Dạy vận động:
- Bài hát sẽ còn hay hơn nữa nếu các con biết gõ theo nhịp bài hát nhé!
- Cô dạy trẻ cách vận động TTTC: phách 1 – 2 – 3 vỗ vào, phách 4 mở ra.
- Cô cùng trẻ vận động theo nhịp đếm: 1-2-3- mở. 3-4 lần.
- Cô cùng trẻ vận động kết hợp với lời bài hát.
- Cô cháu cùng vận động 2- 3 lần.
- Cô cho trẻ vận động theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô sửa sai cho trẻ.
* Nghe hát: "Bàn tay cô giáo"
- Cô hát lần 1.
- Bạn nhỏ đến trường được học được chơi, được cô chăm sóc, vá áo, tết tóc, chăm từ bữa ăn, giác ngủ. Nhờ sự chăm sóc thương yêu của cô giáo mà các bạn thích được đến trường học hơn và tình cảm đó luôn đuợc khắc sâu trong lòng bạn xem cô giáo như người mẹ thứ hai.
- Cô hát 2 lần nữa
* Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật.
+ Cô phổ biến cách chơi: Khi trẻ nghe thấy tiếng hát to hay nhỏ hơn giọng hát cô đang hát thì tìm đồ vật ở đó.
+ Luật chơi: Ai không tìm được phải nhảy lò cò.
+ Cô cho trẻ chơi:
HĐ3: Kết thúc: Cô cho trẻ hát và vận động bài “Cháu đi mẫu giáo”
- Cả lớp đọc thơ.
- Bài thơ Tình bạn.
- Tình bạn của thỏ nâu, gấu, mèo, hươu, nai.
- Chúng con đang học ở lớp mẫu giáo 4t TDP 4
- Trẻ kể tên các bạn và cô giáo trong lớp.
- Trẻ nghe cô giáo dục.
- Cả lớp hát bài hát 2 lần.
- Trẻ lắng nghe.
- trẻ lắng nghe và hát.
- Bài hát Em đi mẫu giáo.
- Nhạc sĩ Dương Minh Viên.
- Nói về bàn tay cô giáo, chăm sóc cho chúng cháu.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát cô vỗ tay.
- Trẻ vỗ tay cùng cô và đếm
- Trẻ vỗ tay kết hợp lời bài hát.
- Trẻ hát và vỗ tay.
- Lớp, tổ, cá nhân hát và vỗ tay dưới nhiều hình thức.
- Trẻ lắng nghe
- Nghe cô giới thiệu và hát.
- Trẻ lắng nghe cô hát và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ nghe và hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi, trẻ chơi.
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát sân trường
TCVĐ: Nu na nu nống
Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ được đi dạo chơi, tham quan quang cảnh xung quanh sân trường của bé. Được chơi trò chơi.
- Rèn óc quan sát, ghi nhớ có chủ định, nhanh nhẹn khi chơi trò chơi.
- Trẻ hứng thú thực hiện các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi rộng, bằng phẳng.
- Xung quanh sân trường sạch sẽ, nhiều đồ chơi, trang trí đẹp.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú:
Cô trò chuyện với trẻ về mục đích của buổi dạo chơi.
Cho trẻ hát bài “Đi chơi” và đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết, cây cảnh, đồ chơi xung quanh trường, hít thở không khí trong lành.
HĐ 2: Phát triển bài:
HĐCCĐ “ Tham quan quang cảnh sân trường của bé”
- Cô cho trẻ đi dạo chơi xung quanh sân trường, nhắc trẻ quan sát trường mình xem có đặc điểm gì?
- Cho trẻ kể về sân trường của mình những gì mà trẻ qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 3.doc