I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tìm hiểu về mùa xuân biết được cây cối nảy nở vào mùa xuân, trong mùa xuân có ngày tết cổ truyền .
- Thông qua trò chơi vận động giúp trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn hơn.
- Trẻ 𬬬ược tiếp xúc với môi tr¬¬¬ường không khí trong lành.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Tại sân tr¬¬¬ường.
- Vòng, phấn, bóng, lá cây khô
- Cô và trẻ mặc quần áo gọn gàng hợp thời tiết.
III. Hướng dẫn thực hiện.
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 10279 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh: Ngày tết trên quê em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không không có đủ nước uống nên đã bảo Vũ Kỳ thư ký riêng của Bác đi tìm hiểu. Vũ Kỳ đi tìm hiểu thì các chú lính phòng không nói nước chè con không có lấy đâu ra nước ngọt, nước ngọt chỉ để phục vụ cho các ông bà lúc hôi họp thôi. Và Bác Hồ khi nghe tin đo đã gọi điện cho tổng tham mưu và nói với Vũ Kỳ mang sổ tiết kiệm xem con bao nhiêu để ủng hộ các chú lính phòng không. Và cuốn sổ tiết kiệm của người có lương cao nhất đất nước là 25.000
- Cô kể lần 3
- đàm thoại cùng trẻ về nội dung chuyện
+ Vào mùa hè 1976 Bác Hồ đã lo cho các chú lính phòng không như thế nào?
+ Vũ Kỳ đã đi tìm hiểu được điều gì?
+ Cuốn sổ tiết kiệm của Bác còn lại bao nhiêu tiền
- Cho trẻ kể lại chuyện cùng cô
- Giáo dục trẻ yêu quí bác Hồ
HĐ3: Kết thúc
- Cho trẻ hát : Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh - chuyển hoạt động
- Cả lớp hát và trò chuyện cùng cô
- Nghe cô kể chuyện
- Nghe cô kể chuyện và trò chuyện về nội dung câu chuyện cùng cô
- Nghe cô kể chuyện
- trẻ trả lời
- Kể lại chuyện cùng cô
- Trẻ hát và chuyển hoạt động cùng cô
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ tư, ngày 07 tháng 02 năm 2018
Hoạt động học: Thể dục
Tên đề tài: - Tung bắt bóng với người đối diện
- Trò chơi: Ném còn
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết cách cầm bóng bằng hai tay tung bắt bóng với người đối diện theo hướng dẫn của cô. Trẻ biết cách chơi trò chơi đúng luật
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, sự khéo léo, dẻo dai của đôi tay và biết cách phối hợp với toàn bộ cơ thể để tung bắt bóng.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng.bóng
- Quần áo, đầu tóc trẻ gọn gàng
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Khởi động
- Cô cho trẻ đi, chạy các kiểu theo đội hình vòng tròn và kết hợp hát bài ‘’Sắp đến tết rồi’’.
- Chuyển đội hình 2 hàng ngang
HĐ2. Trọng động
a,Bài tập PTC
- Trẻ tập bài thể dục cùng cô kết hợp bài hát “Mùa xuân đến rồi”
+ ĐT tay - vai: Tay đưa ra trước lên cao, dang ngang bằng vai rồi thả tay xuôi theo người.
+ ĐT lườn: Nghiêng người sang 2 bên phải, trái.
+ ĐT chân: Khụy gối
+ ĐT Bật nhảy tại chỗ 2 - 3 lần
b,Vận động cơ bản “ném chuyền bóng với người đối diện”
- Cô nói tên bài tập !
+ Lần 1: Cô làm mẫu toàn phần
+ Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích vận động
TTCB: Cô chia lớp làm 2 đội đứng từ thấp đến cao ,cô phát bóng cho 2 bạn đầu hàng khi có hiệu lệnh 2 đội sẽ chuyền bóng , ném bóng với người đối diện.nếu bạn nào ném mà bạn mình không nhận được bóng bạn đó sẽ phải ra khỏi một lần chơi, và nhớ cẩm bóng bằng hai tay.
Lần 2: có thể cho trẻ chơi theo hình thức thi đua xem đội nào nhanh sẽ thắng cuộc và nhớ ko được chuyền cóc .khi chuyền bóng song.
- Mời 2 trẻ khá lên thực hiện
+ Trẻ thực hiện 2 lần:
+ Lần 1: Trẻ thực hiện cô sửa sai trẻ
+ Lần 2: Thi đua giữa 2 đội với nhau
- Cô bao quát sủa sai trẻ.
- Hôm nay các đội đã khéo léo, xuất sắc hoàn thành cuộc thi của mình! Các đội nhớ về nhà ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh, và giữ gìn bảo vệ ,chăm sóc cơ thể của mình,
C,Trò chơi vận động ‘’Ném còn’’
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét sau khi chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại tên bài tập
HĐ3. Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đọc thơ ‘’Hoa đào” đi ra ngoài quan sát các khu vực trong trường.
- Trẻ chạy khởi động quanh lớp theo đội hình vòng tròn theo sự hướng dẫn của cô.
- Chuyển đội hình theo hướng dẫn
- Trẻ tập 2 lần 4 nhịp
- Trẻ tập 2 lần 4 nhịp
- Trẻ tập 3 lần 4 nhịp.
- Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được tên bài tập.
- Trẻ quan sát
- Trẻ xem cô làm mẫu + nghe cô phân tích động tác
- 2 trẻ lên tập
- Trẻ lên tập
- Hai đội thi đua nhau
- Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi
- Trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại tên bài tập
- Trẻ đọc thơ, làm chim bay nhẹ nhàng ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Trò chuyện về mùa xuân
TC : Cây cao cỏ thấp
CTD: Vòng, bóng, phấn, lá cây
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tìm hiểu về mùa xuân biết được cây cối nảy nở vào mùa xuân, trong mùa xuân có ngày tết cổ truyền .
- Thông qua trò chơi vận động giúp trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn hơn.
- Trẻ được tiếp xúc với môi trường không khí trong lành.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Tại sân trường.
- Vòng, phấn, bóng, lá cây khô
- Cô và trẻ mặc quần áo gọn gàng hợp thời tiết.
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
Cô cùng trẻ đi dạo quanh sân, hít thở không khí trong lành và trò chuyện về thời tiết.
HĐ2: Phát triển bài
a)Trò chuyện về mùa xuân
- Chúng mình có biết sắp đến ngày gì rồi không?
- Tết đến các con được người lớn tặng gì?
- Bố mẹ mua cho các con những gì?
- Trong ngày tết người ta thường làm loại bánh gì?
- Cây cối vào mùa xuân thế nào?
- Thời tiết mùa xuân như thế nào?
- Thời tiết ấm áp chúng ta sẽ mặc quần áo như thế nào?
Cô giáo dục trẻ: Mùa xuân đến các cháu được đi chơi tết, chúc tết ông bà , cô, dì, chú, bác. Nên các cháu phải ngoan, nghe lời bố mẹ.
b) Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp
- Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô nói cây cao trẻ đứng im, trẻ giơ tay, kiễng chân lên. Cỏ thấp ngồi xuống
- Cô cho trẻ chơi nhiều lần
- Cô chú ý bao quát trẻ chơi, không để trẻ chạy linh tinh.
- Trong quá trình chơi cô chú ý động viên khích lệ trẻ kịp thời.
c) Chơi tự do
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi như: vòng, phấn, bóng, lá cây. Bạn nào muốn chơi với đồ chơi nào các con hãy về vị trí của đồ chơi đó.
- Cô nhắc trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, không phá đồ chơi
- Bao quát trẻ chơi đảm bảo chơi an toàn cho trẻ
HĐ3: Kết thúc
- Cô nhận xét chung-> cả lớp hát: sắp đến tết rồi
- Trẻ đi dạo và trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời: Sắp đến tết
- Được lì xì
- Mua quần áo mới
- Bánh trưng ạ
- Xanh tươi, đâm chồi nảy lộc
- ấm áp
- quần áo đủ ấm
- Trẻ lắng nghe.
Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi
Trẻ chơi
Trẻ chơi
Trẻ chơi đồ chơi trẻ thích
Cả lớp hát-> ra chơi
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Hướng dẫn trẻ trong vở toán (trang 12)
- Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
I.Mục đích,yêu cầu
- Trẻ được ôn đếm số lượng 4, số 4 và nối nhóm con vật tương ứng với số 4 trong vở toán.
- Luyện kỹ năng đếm số lương trong phạm vi 4, nhận biết số 4, kỹ năng cầm bút nối số lượng tương ứng với số 4, tô màu số 4.
- GD trẻ giữ gìn vở toán, chăm học toán...
II.Chuẩn bị
- Vở toán, bút sáp màu cho cô và trẻ. Tranh mẫu của cô.
III.Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1 : Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài tập đếm
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Bé tập đếm để làm gì?
2.HĐ2: Phát triển bài
* Quan sát mẫu:
- Đố các con cô có hình ảnh gì đây?
- Cho trẻ đếm các nhóm bóng bay, nhóm nào có số lượng 4 thì nối với số 4, nhóm có số lượng khác 4 thì không nối.
* Cho trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ mở vở, hướng dẫn trẻ mở đúng trang, đúng kỹ năng.
- Cô yêu cầu trẻ nêu tư thế ngồi và cách cầm bút.
- Gợi ý trẻ kể tên các bóng bay, đếm từng nhóm con vật đồng thời nối nhóm có số lượng 4 với số 4, tô màu số 4.
- Động viên khuyến khích trẻ làm đếm đúng, nối nhanh và đẹp.
* Nhận xét
- Cho trẻ nhận xét bài mình, bài bạn
- Cô nhận xét chung
3. HĐ3 :Kết thúc.
- Cho trẻ cất vở đúng nơi qui định...
- Trẻ hát thuộc bài hát 2 lần.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô...
- Trẻ nói các hình ảnh trong tranh...
- Trẻ đếm theo gợi ý của cô và nói nhóm nào cần nối với số 4 và lên nối mẫu.
- Trẻ biết mở vở
- Trẻ nói được tư thế ngồi.
- Trẻ hứng thú thực hiện đếm và nối...
- Trẻ nhận xét bài mình bài bạn.
- Trẻ cất vở, thu bàn ghế...
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ năm, ngày 08 tháng 02 năm 2018
Hoạt động học: Toán
Đề tài: Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn trong phạm vi 4
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố đếm đến 4, nhận biết chữ số 4; Trẻ biết tách - gộp nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 4 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau (1 - 3; 2 - 2) và biết gộp 2 nhóm đồ dùng đồ chơi lại với nhau có số lượng 4; Biết diễn đạt kết quả của mình; Biết chơi các trò chơi do cô tổ chức
- Rèn kỹ năng đếm, tách và gộp nhóm có 4 đối tượng thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau (1-3; 2-2), biết so sánh và nói kết quả sau khi tách, gộp; Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ; Rèn kỹ năng chơi các trò chơi theo cô tổ chức.
- Trẻ có nề nếp và thói quen, hứng thú, chú ý trong giờ học, tích cực tham gia hoạt động, biết phối hợp cùng bạn khi chơi.
II. Chuẩn bị
- Bài giảng PowerPoint, máy tính, máy chiếu.
- Bàn ghế cho trẻ chơi trò chơi.
- Mỗi trẻ một rổ có 4 bông hoa hồng
- 10 - 15 tấm bưu thiếp, một số bông hoa để cho trẻ dán.
- 2 mảnh vườn, mỗi vườn có 4 - 6 cây hoa
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài ‘’Mùa xuân’’ và trò chuyện với trẻ về bài hát và chủ đề
- Cô đưa ra tranh vẽ cho trẻ nhận xét về bức tranh
+ Vì sao các bạn nhỏ lại thích trồng nhiều cây và chăm sóc cho cây ?
ð Cô củng cố và giáo dục: Vì cây có rất nhiều ích lợi, cây cho hoa đẹp để trang trí, làm cảnh, cây cho bóng mát làm cho môi trường trong lành mát mẻ. Vì thế mà chúng ta hãy trồng thật nhiều loại hoa, chăm sóc và bảo vệ chúng nhé.
HĐ2. Phát triển bài
*Ôn đếm đến 4, nhận biết số 4
- Cô kể cho các con nghe câu chuyện về một số loại hoa nhé ‘’Mùa xuân tươi đẹp đã đến, muôn hoa đua nhau khoe những bông hoa rực rỡ của mình, bên mảnh vườn xinh xắn, các bạn hoa cúc đang hé nở những bông hoa màu vàng rực rỡ, các con hãy đếm xem có bao nhiêu bông hoa cúc. (Cho trẻ đếm).
+ Có một loại hoa cũng muốn khoe sắc cùng bạn hoa cúc, các con hãy quan sát xem đó là hoa gì?
+ Có bao nhiêu bông hoa hồng? Cô cho trẻ đếm
+ Hoa cúc và hoa hồng đã có những bông hoa rực rỡ của mình rồi, nhưng còn một loại hoa nữa cũng muốn được khoe sắc, bạn nào giỏi giúp cô tìm trong lớp mình giỏ hoa có 4 bông hoa ? Gọi một trẻ lên tìm.
- Cô cho cả lớp đếm số hoa xem có đúng với yêu cầu của cô không.
- Vậy là bạn hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền đều có 4 bông hoa để khoe sắc cùng nhau, câu chuyện cô kể về một số loại hoa cũng đã hết. Các con hãy thưởng cho các bạn hoa 4 tiếng vỗ tay thật lớn nào!
*Tách, gộp số lượng 4 thành 2 phân bằng nhiều cách
- Chia tách mẫu
+ Các con hãy hướng lên màn hình xem cô có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng? (Cho trẻ đếm và chọn thẻ số tương ứng). Từ 4 bông hoa hồng cô tách thành 2 phần bằng cách sau:
+ Cô tách một phần có 1 bông hoa hồng, 1 phần có 3 bông hoa hồng (Cho trẻ đếm từng phần).
+ Gộp hai phần (1 bông hoa và 3 bông hoa) lại với nhau ta được tất cả mấy bông? (Cho trẻ đếm).
- Cô vừa tách nhóm có 4 bông hoa hồng thành 2 phần theo cách (Tách 1 và 3). Cô cũng gộp 2 phần nhỏ vừa tách thành nhóm có 4 bông hoa hồng (Gộp 1 và 3 ).
+ Ai có cách tách 4 bông hoa hồng thành 2 phần khác cách tách của cô? Cô gọi 1 - 2 trẻ trả lời.
- Ngoài cách tách cô vừa tách còn có cách tách như bạn vừa nói là (Tách 2 và 2)
- Chia tách theo ý thích
+ Cô đã chuẩn bị cho các con những bông hoa rất đẹp để các con tách số hoa theo ý thích của mình. Các con hãy xếp hết số hoa hồng trong rổ của mình ra nào?
- Cô hỏi trẻ đếm số lượng hoa vừa xếp
+ Bây giờ các con hãy tách 4 bông hoa thành 2 phần theo ý thích
- Trẻ tách, cô đến hỏi một số trẻ về cách tách của mình.
- Cô kiểm tra và hỏi kết quả trẻ tách. (Cô hỏi một vài trẻ cách tách giống bạn mà cô kiểm tra)
- Cô củng cố: Các con đã tách 4 bông hoa thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau (Tách 1 và 3; tách 2 và 2)
+ Các con hãy gộp 2 nhóm lại với nhau xem thế nào? (Gộp 2 nhóm lại thì lại được 4 bông hoa)
- Chia tách theo yêu cầu
+ Bây giờ các con giúp cô tách số hoa thành 2 phần theo yêu cầu của cô. (Cô cho trẻ thực hiện trước cô củng cố sau).
+ Tách nhóm, tách nhóm?
+ Các con tách một phần có 1 bông hoa, phần còn lại còn mấy bông hoa!
+ Nếu gộp lại thì được mấy bông hoa?
+ Tách nhóm, tách nhóm?
- Tách mỗi phần có 2 bông hoa!
+ Gộp 2 phần lại được mấy bông hoa?
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện.
- Cô củng cố trên màn hình cho trẻ quan sát.
*Luyện tập
Trò chơi: ‘’Trồng hoa’’
- Cô nêu cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội chơi (Đội đỏ, đội xanh), phía trên cô đã chuẩn bị vườn hoa và giống hoa cho từng đội. Lượt chơi thứ nhất: Cô mời 2 đội lên chơi, nhiệm vụ của từng đội là trồng hoa đúng theo số lượng đã cho sẵn, sau đó đếm số hoa của cả vườn, các đội lên chơi xếp thành hàng trước con suối nhỏ, thời gian bắt đầu là bản nhạc “Em yêu cây xanh” bạn đầu hàng của mỗi đội sẽ phải bật qua con suối nhỏ lên trồng hoa, sau đó chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo lại bật lên.... cứ như vậy đến khi bản nhạc kết thúc, đội nào trồng hoa đẹp và đúng theo yêu cầu thì đội đó thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được làm 1 việc (Cắm 1 bông hoa).
- Cô cho trẻ chơi. Cô bao quát khuyến khích trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả từng đội, nhận xét, tuyên dương động viên trẻ.
Trò chơi: ‘’Bé khéo tay’’
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Bé khéo tay”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 nhóm, cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 2 tấm bưu thiếp và 4 bông hoa, các nhóm về góc chơi của mình thảo luận, thống nhất sẽ dán 4 bông hoa thành 2 phần theo ý thích lên 2 tấm bưu thiếp của nhóm mình thật đẹp, sau đó đếm số hoa của từng tấm bưu thiếp và viết số tương ứng (Các đội thảo luận và thống nhất: Bạn thì bóc miếng dính, bạn thì dán hoa, bạn thì viết số tương ứng). Thời gian của trò chơi là bản nhac “Hoa kết trái", khi bản nhạc kết thúc các nhóm sẽ dừng chơi.
- Cho trẻ về góc chơi của mình và chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi, trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của từng nhóm.
- Cô nhận xét khuyến khích, tuyên dương, động viên trẻ.
HĐ3. Kết thúc
- Giờ học của chúng ta đến đây cũng đã hết, cô con mình hãy hát vàng bài hát “Ra chơi vườn hoa” và ra sân trường ngắm những bông hoa xinh đẹp nào.
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát trả lời
- Trả lời theo ý hiểu
- Chú ý lắng nghe
- Vâng ạ!
- Nghe và quan sát
- Trẻ đếm và trả lời: Có 4 bông hoa cúc
- Trả lời: Hoa hồng
- Trẻ thực hiện đếm
- Trẻ tìm theo yêu cầu
- Trẻ đếm
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ đếm
- Trẻ đếm cùng cô
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đếm: 4 bông hoa
- Trẻ tách theo ý thích
- Trả lời
- Trẻ gộp
- Nhóm mấy?
- Trẻ tách, còn 3 bông hoa
- Trả lời 4 bông hoa
- Nhóm mấy?
- Trẻ tách 2:2
- Trẻ gộp và trả lời 4 bông hoa
- Trẻ thực hiện
- Quan sát
- Trẻ chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Tên đề tài: Vẽ bánh chưng trên sân
- TC: “Kéo co”
- Chơi tự do
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ biết vẽ bánh chưng trên sân bằng phấn.
- Rèn kỹ năng vẽ các nét ngang, nét thẳng cho trẻ qua hoạt động vẽ
- Trẻ biết chơi trò chơi cùng nhau.
II. Chuẩn bị
- Phấn, khăn lau tay.
- Sân rộng, sạch sẽ.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát “Khúc hát dạo chơi” đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết.
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Cô củng cố và giới thiệu bài
HĐ2. Phát triển bài
*Vẽ bánh chưngbằng phấn trên sân
- Cô giới thiệu: Hôm nay các con sẽ được vẽ bánh trưng ngày tết bằng phấn trên sân.
- Cô hỏi trẻ:
+ Con hãy kể tên có những bánh gì?
+ Con thích vẽ bánh gì?
+ Vẽ như thế nào?
- Trẻ thực hành vẽ bánh trưng trên sân
-> Cô bao quát, hỏi ý tưởng của trẻ vẽ bánh chưng và giúp trẻ thực hiện
- Cô và trẻ nhận xét các bài vẽ.
+ Con thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?
-> Cô động viên, khen trẻ.
*TCDG “Kéo co”
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
*Chơi tự do
- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết, cho trẻ chơi tự do.
-> Cô bao quát trẻ.
HĐ3. Kết thúc
- Cho trẻ hát bài ‘Sắp đến tết rồi’’ và đi vào lớp
- Trẻ hát, trò chuyện cùng cô
- Trời lạnh, có sương
- Lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể: Hoa đào, hoa mai
- Trả lời theo ý thích (5-6 trẻ)
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- 4-5 trẻ nói
- Trẻ thực hiện vẽ trên sân
- Trẻ cùng cô nhận xét theo ý thích
- Trẻ lắng nghe
- Chơi đoàn kết
- Chơi tự do trên sân
- Trẻ hát và vào lớp
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Tên đề tài : Làm quen với 1 số loại hoa mùa xuân
( hoa đào, hoa mai, hoa mận, hoa mơ, hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền
- Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
I.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm một số loại hoa mùa xuân.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại hoa mùa xuân
- Trẻ hiểu giá trị của hoa mùa xuân, giáo dục trẻ yêu hoa
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh 1 số loại hoa mùa xuân ( hoa đào, hoa mai, hoa mận, hoa mơ, hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền )
III.Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “màu hoa” 2 lần
- Trò chuyện về các loại hoa mùa xuân
2.HĐ2: Phát triển bài
* Làm quen với 1 số loại hoa mùa xuân
- Cho trẻ đi thăm vườn hoa mùa xuân
- Quan sát từng loại hoa
- Gọi tên từng loại hoa, nhận biết đặc điểm từng loại hoa ( hoa đào , mận, mơ, mai đều nở vào mùa xuân và đều kết trái, nhưng mỗi loại hoa có 1 màu khác nhau, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền cũng nở vào mùa xuân nhưng chỉ dùng để làm cảnh, để tang trí)
- hoa nào cũng đẹp và đều có ích cần giữ gìn và chăm sóc.
* Trò chơi: Cắm hoa
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi, mỗi đội có trách nhiệm cắm hoa vào các lọ hoa sao cho mỗi loại hoa 1 lọ.
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được cắm 1 bông hoa đội nào cắm đúng nhiều lọ sẽ thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi 2,3 lần.
3. HĐ 3 : Kết thúc:
Cho trẻ hát “ Màu hoa” 2,3 lần
- Trẻ hát thuộc bài hát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ tham quan và quan sát.
- Trẻ nêu nhận xét về các loại hoa – trẻ nghe cô giới thiệu về các loại hoa.
- Trẻ lắng nghe, biết cách chơi, hiểu luật chơi.
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ hát 1,2 lần..
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ sáu, ngày 09 tháng 02 năm 2018
Hoạt độnghọc: Văn học
Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe
Truyện ‘’Sự tích bánh chưng, bánh dày’’
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhớ tên truyện, biết nội dung câu chuyện, nhớ nhân vật trong truyện.
- Trẻ trả lời tốt một số câu hỏi của cô.
- Trẻ biết chăm chỉ chịu khó như hoàng tử Lang liêu
II. Chuẩn bị
- Đĩa có nội dung câu chuyện
- 6 vòng thể dục, 1 số bánh trưng bánh dày.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1. Giới thiệu bài
- Trẻ hát cùng cô bài “Sắp tết rồi”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Tết đến thường có những loại bánh gì?
+ Con biết chiếc bánh chưng ra đời như thế nào?
HĐ2. Phát triển bài
Truyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày”
- Cô giới thiệu chuyện cổ tích “Sự tích bánh chưng, bánh dày” và kể cho trẻ nghe 1 lần.
- Cô giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về Hoàng tử Lang Liêu đã mang những chiếc bánh làm từ gạo dâng vua nhân dịp đầu xuân và chiếc bánh đó có tên là bánh chưng, bánh dày...
- Cô kể lần 2 trích dẫn trên màn hình.
- Cô giảng từ “Chăm chỉ” “Băn khoăn”.
- Cho trẻ đọc từ dưới các hình thức.
- Đàm thoại :
+ Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong chuyện có những nhân vật nào?
+ Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
+ Vua cha có ý định gì nhân ngày hội lớn?
+ Lang Liêu đã dâng lễ vật gì?
+ Vì sao lại gọi là bánh chưng, bánh dày?
+ Qua câu chuyện con học tập hoàng tử nào?
- Cô giáo dục trẻ chăm chỉ lao động, hiếu thảo với cha mẹ như hoàng tử Lang Liêu.
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần nữa.
*Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô nêu cách chơi: Chia 2 đội thi đua bật liên tục vào vòng lên bày bánh ngày tết theo yêu cầu.
- Trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
HĐ3. Kết thúc
- Trẻ đọc thơ “Hoa cúc vàng”
- Trẻ hát cùng cô 1 lần
- 1trẻ bài “Sắp tết rồi”
- 2 trẻ: Bánh chưng; bánh dày
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện.
- Chú ý quan sát và lắng nghe
- Trẻ nghe cô trích dẫn trên màn hình.
- Trẻ đọc từ “Chăm chỉ”, Băn khoăn” dưới các hình thức: Cả lớp, tổ 1 lần, cá nhân 2 trẻ.
- Câu chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày” (3 trẻ).
- Có hoàng tử Lang Liêu, vua Hùng Vương, các hoàng tử
- 2 trẻ: Là người có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ
- Vua cha có ý định truyền ngôi cho con
- Những chiếc bánh
- 3 trẻ trả lời theo ý hiểu
- Hoàng tử Lang Liêu
- Trẻ nghe cô giáo dục.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi và biết chơi.
- Trẻ chơi 2 lần hứng thú.
- Trẻ đọc thơ “Hoa đào” 1 lần và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HDCCĐ: Quan sát hộp mứt tết
TCVĐ: Trồng nụ trồng hoa
CTD: cát, nước, lá cây, bóng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ đọc trò chuyện về mứt tết, qua đó biết thêm về hình dáng, cấu tạo bên ngoài, tác dụng của mứt tết.
- Thông qua trò chơi vận động giúp trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn hơn.
- Trẻ có ý thức chơi và tinh thần tập thể
Trẻ đợc tiếp xúc với môi trờng không khí trong lành.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Tại sân trường.
- 01 hộp mứt tết
- Cát, nước, lá cây, bóng.
- Cô và trẻ mặc quần áo gọn gàng hợp thời tiết.
III. Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
Cô cùng trẻ hát : Sắp đến tết rồi đi dạo quanh sân, hít thở không khí trong lành. Trò chuyện về thời tiết.
HĐ2: Phát triển bài
*) Quan sát hộp mứt tết
- Cô cho trẻ chơi trò chơi giới thiệu hộp mứt tết
+ Cô có gì đây?
+ Hộp mứt tết có màu gì?
+ Bên trong hộp mứt có những gì?
+ Ngày tết mua mứt để làm gì?
+ Có những loại mứt nào?
+ Con thích ăn mứt nào nhất?
+ Khi ăn mứt các con thấy hương vị của mứt thế nào?...
Cô giáo dục trẻ: Phải ngoan nghe lời ông bà bố mẹ, tết đến đi chơi tết ăn ít kẹo bánh, kẹo và vệ sinh ăn uống sạch sẽ.
*) Trò chơi vận động "Trồng nụ trồng hoa"
- Cô giới thiệu cách chơi:
Bốn trẻ chơi một nhóm: 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy, 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của cháu B trồng lên bàn chân của cháu A (bàn chân dựng đứng). 2 trẻ nhảy qua rồi nhảy về. Sau đó cháu A lại trồng một nắm tay lên ngón chân của cháu B làm nụ. 2 trẻ nhảy qua, nhảy về. Rồi cháu B lại dung đứng tiếp một bàn tay lên bàn tay nụ để làm hoa. 2 trẻ nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay cho trẻ ngồi. Nếu nhảy không chạm vào nụ, vào hoa thì trẻ thắng. Sau đó tiếp tục đổi vai chơi.
- Cô cho trẻ chơi, bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật.
c) Chơi tự do.
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi như: cát, lá cây, nước, bóng. Bạn nào muốn chơi với đồ chơi nào các con hãy về vị trí của đồ chơi đó.
Chúng mình nhớ không đợc dành đồ chơi với bạn, phải chơi vui vẻ và đoàn kết với nhau các con nhớ nhé!
- Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn
HĐ 3: Kết thúc
Cô nhận xét chung-> hát sắp đến tết rồi-> ra chơi
- trẻ đi dạo cùng cô và trò chuyện về thời tiết.
- trẻ chơi, quan sát
- Hộp mứt tết
- Màu đỏ ạ
- Có kẹo, mứt bí, gừng,...
- Để biếu, để ăn ạ
- Trẻ kể tên
- Trẻ nói
- Thơm ngon ạ
- Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi và luật trơi
Trẻ chơi
Trẻ chơi tự do
Trẻ hát-> ra chơi
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
- Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
- Cô giới thiệu buổi biểu diễn văn nghệ thông qua bài hát “Sắp đến tết rồi” cô dẫn dắt vào đề và giới thiệu ban nhạc và các diễn viên.
- Mở đầu chương trình là bài hát “Sắp đến tết rồi” do tập thể lớp biểu diễn
- Đọc thơ “Cây đào” do tốp nữ trình bày.
- Tiếp theo chương trình là bài hát và gõ đệm theo TTC bài hát “Màu hoa” do tập thể lớp biểu diễn.
- Tiếp theo là bài múa “Mùa xuân đến” do tổ hoa hồng biểu diễn.
- Hát và vỗ tay theo phách bài “Sắp đến tết rồi” do tam ca ba con mèo trình bày.
- Cá nhân hát “Hoa bé ngoan”.
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Lá xanh ” cho trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Cô giới thiệu chương trình tới đây là kêt thúc.hẹn gặp lại trong chương trương trình gần nhất.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp Vòng, gậy, bóng nhựa, chơi với đồ chơi góc vận động
* Nêu gương, cắm cờ, phát phiếu bé ngoan:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
SINH HOẠT CHIỀU
Rèn kỹ năng sống: Lao động vệ sinh nhổ cỏ chă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 22 TẾT MÙA XUÂN 2018.doc