Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Đề tài: Một số đồ dùng gia đình (Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống: bát, thìa, cốc, ấm, chén...)

- Chuẩn bị: Một số đồ dùng trong gia đình: bát, đũa, ấm, chén, ti vi

- Tổ chức thực hiện:

 Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 tổ. cho lần lượt trẻ của 3 tổ nói tên các đồ dùng trong gia đình.

 Luật chơi: đến lượt tổ mình mà trẻ không kể được tên đồ dùng thì tổ đó sẽ thua.

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.

*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dung, đồ chơi trong lớp

 

doc22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 15267 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Đề tài: Một số đồ dùng gia đình (Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống: bát, thìa, cốc, ấm, chén...), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết: bát và chén có gì giống và khác nhau? c. Khái quát - Mở rộng: - Những đồ dùng phục vụ cho việc ăn, uống của mọi người được gọi là đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống đấy các con ạ. - Ngoài ra, trong GĐ cũng còn rất nhiều đồ dùng khác nữa. Đố các con biết đó là gì nào? - Để các đồ dùng trong GĐ được bền đẹp, các con nên chú ý khi sử dụng: giữ gìn cẩn thận, dùng xong cất đúng nơi quy định nhé d. Luyện tập * Trò chơi: Chung sức - Để các GĐ có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ dùng cho GĐ của mình, chúng ta cùng đến với trò chơi: “Chung sức” - Trên bàn của các GĐ có rất nhiều đồ dùng khác nhau, khi bản nhạc bắt đầu, các thành viên đầu tiên của 3 GĐ chạy lên lấy một đồ dùng theo yêu cầu của cô, chạy về để vào rổ của đội mình. Người tiếp theo chạy lên lấy tiếp đồ dùng, cứ lần lượt nhu vậy đến hết bản nhạc. GĐ nào lấy được nhiều đồ dùng đúng theo yêu cầu của cô nhất được 3 bông hoa. GĐ về nhì được thưởng 2 hoa. GĐ ít nhất được tặng 1 hoa. - Các GĐ đã nắm được cách chơi chưa? Trò chơi bắt đầu - Cô kiểm tra kết quả của 3 đội. HĐ 3: Kết thúc: - Trẻ đọc thơ “Cái bát xinh xinh” - Trẻ xem đoạn phim - Có ạ - Cái bát (3-4 trẻ) - miệng bát tròn, có viền hoa, có chôn bát giúp bát đứng được - Bằng sứ - vâng ạ - trẻ lắng nghe cô gt - Trẻ trả lời theo ý hiểu - 2 chiếc đũa... - Làm bằng gỗ - Để và cơm, gắp thức ăn, xào nấu Giống : Dùng để ăn Khác : Bát có miệng hình tròn, đứng được, để đựng thức ăn. Đũa để gắp thức ăn, phải dùng 2 chiếc mới gắp được - Trẻ lắng nghe - Cái ấm - Có vòi, có quai, có nắp, vẽ hoa - đựng nước, rót nước, pha trà. - Bằng sứ - Trẻ trả lời - trẻ đoán : Cái chén - Màu xanh, có quai để cầm, miệng tròn. - Uống nước, uống trà, uống rượu, đựng nước - Làm bằng sứ - Trẻ lắng nghe - Vâng ạ - 3-4 trẻ so sánh. -Ti vi, tủ lạnh, đồng hồ, lò vi sóng, máy giặt 3 GĐ chơi cùng lúc, chơi 2 lần: + Lần 1: lấy đồ dùng để ăn + Lần 2: Lấy đồ dùng để uống - trẻ đọc và ra chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Giải câu đố về đồ dùng gia đình TCVĐ: Về đúng nhà Chơi tự do: Chơi theo ý thích I. Mục đích – Yêu cầu - Trẻ nghe hiểu câu đố, giải được câu đố. Biết chơi trò chơi - Biết công dụng chất liệu của một số đồ dùng. Chơi trò chơi đúng luật - Trẻ biết bảo vệ và gữ gìn đồ dùng trong gia đình II. Chuẩn bị -cô thuộc câu đố về một số loại đồ dùng -Tranh về một số loại đồ dùng -lô tô các loại đồ dùng III. Tổ chức các hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Gây hứng thú. Cô cùng cả lớp đọc bài thơ “Chiếc quạt nan” đi dạo quanh sân, hít thở không khí trong lành. HĐ 2: Phát triển bài. *) Giải câu đố về đồ dùng gia đình -Cô lần lượt đọc một số câu đố đẻ trẻ nghe và hiểu để trẻ giải được Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm (Là cái gì?) -Sau khi trẻ đoán được cô đưa ra tranh để trẻ quan sát nêu đặc điểm công dụng chất liệu Cô đọc tiếp câu đố: Có cánh không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Là cái gì? Sau khi trẻ đoán được cô đưa ra tranh để trẻ quan sát nêu đặc điểm công dụng chất liệu. Cô đọc tiếp câu đố về: Đồng hồ đeo tay, cái ghế... và cho trẻ đoán. - Cô khái quát lại-> Giáo dục trẻ giữ gìn bảo quản những đồ dùng trong gia đình cũng như ở lớp. *) TCVĐ: Chơi về đúng nhà -Cô nói rõ luật chơi cách chơi(Cô có 2 bức tranh vẽ ngôi nhà có hình cái bát và ngôi nhà có hình cái đĩa, cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô có hình bát và đĩa. Cô cùng trẻ đi vòng tròn và hát bài “Nhà của tôi”, khi có hiệu lệnh “Tìm nhà, tìm nhà” trẻ nhanh chóng về đúng nhà có hình giống hình lô tô trẻ đang cầm trên tay. Luật chơi: Trẻ nào không về đúng nhà sẽ hát 1 bài. Cô tổ chức cho trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi *) Chơi tự do - Chơi theo ý thích chơi 4-5 phút chơi với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi trong lớp HĐ 3: Kết thúc - Cho trẻ đi vệ sinh rửa tay... vào lớp Trẻ đọc thơ và đi dạo cùng cô. -bát con trẻ quan sát và trả lời cái quạt điện trẻ quan sát và trả lời trẻ trả lời - trẻ lắng nghe - trẻ lắng nghe trẻ chơi hứng thú. Trẻ chơi theo gợi ý - Trẻ đi vệ sinh rửa Tay HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Đề tài: Làm quen bài hát “Bàn tay mẹ” - Chuẩn bị: Nhạc không lời và có lời bài hát “Bàn tay mẹ” - Ti vi, dụng cụ âm nhạc: sắc xô, thanh gõ, mũ âm nhạc - Tổ chức thực hiện: Cô hát bài hát 1 lần, giới thiệu tên bài hát, tác giả Cô giới thiệu bài hát do ca sĩ nhí Xuân Mai thể hiện: mở ti vi cho trẻ xem 1 lần. Cô cho trẻ nhắc lại tên bài hát và tập hát cùng cô: từng câu – 1 đoạn - cả bài. Cô cho cả lớp - tổ - nhóm – cá nhân trẻ thể hiện. Cô bao quát, nhận xét, sửa sai và động viên trẻ tự tin khi biểu diễn. *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dung, đồ chơi trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 3, ngày 17 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC ĐỀ TÀI: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu. I.Mục đích - yêu cầu - Trẻ biết chạy thay đổi tốc độ nhanh – chậm theo hiệu lệnh của cô. Khi chạy mắt nhìn thẳng, tay vung tự nhiên. Biết chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng chạy, tai nghe cho trẻ, Phát triển cơ chân. Nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. - Trẻ biết tập thể dục cho người khỏe mạnh. Yêu thích thể dục. II. Chuẩn bị Quần áo gọn gàng, 2 quả bóng nhựa. Sân tập rộng rãi. III. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HĐ 1: Khởi động - Cô bắt nhịp bài hát “Cả nhà thương nhau” - Sáng ngủ dậy muốn cho người khỏe mạnh mọi người trong gia đình chúng ta phải làm gì? - Cô cho trẻ hát bài “Dậy đi thôi” đi vòng tròn quanh sân kết hợp đi các kiểu chân và chạy sau về 3 hàng ngang HĐ 2: Trọng động * BTPTC - Cô cho trẻ tập các động tác theo cô - ĐT tay : Hai tay giang ngang đưa lên cao, hạ xuống - ĐT chân 1: ngồi khuỵu gối - ĐT bụng : hai tay để sau gáy nghiêng người sang hai bên - ĐT bật : Bật tiến về phía trước * VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Cô tập mẫu lần 1 không phân tích - Cô tập mẫu lần hai phân tích cách tập: Cô đứng trước vạch chuẩn bị khi nghe hiệu lệnh chạy cô chạy tiến về phía trước, mắt nhìn thẳng, tay đánh tự nhiên, tai chú ý nghe hiệu lệnh “Chạy chậm” thì cô chạy chậm, “Chạy nhanh” thì cô chạy nhanh. Cứ như vậy đến hết đường chạy cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng. - Cô gọi hai trẻ lên tập mẫu cho cả lớp nhận xét - Cô cho trẻ tập theo nhóm: 3- 4 trẻ/ lượt. - Cô bao quát và hô lệnh cho trẻ thực hiện - Cô sửa sai cho trẻ - Nhận xét trẻ thực hiện bài tập, nhắc lại tên bài. * TCVĐ “Chuyền bóng trên đầu” - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần) HĐ 3: Hồi tĩnh Hồi tĩnh : Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân kết hợp đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà” - Cả lớp hát, VĐ 2 lần. - Phải tập thể dục - Trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạyvề 3 hàng ngang - Tập 1L x 8N - Tập 2L x 8N - Tập 1L x 8N - Bật theo hiệu lệnh - Trẻ quan sát cô tập mẫu - 2 trẻ lên tập - Từng nhóm trẻ tập - Các nhóm thi đua thực hiện - Trẻ yếu thực hiện lại. - 1-2 trẻ. - 1-2 trẻ nhắc lại. - Trẻ chơi thi đua 2 đội. - Trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp đọc thơ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: - HĐCĐ: Đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” - TCVĐ: Tìm đúng nhà - Chơi tự do I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” to, rõ ràng, diễn cảm. Trẻ biết chơi trò chơi cùng nhau II. Chuẩn bị - Chỗ cho trẻ hoạt động. Sân rộng, sạch sẽ - Cô thuộc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Giới thiệu bài - Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? - Cô củng cố và giáo dục trẻ: Mặc quần áo theo mùa, theo thời tiết để giữu gìn sức khỏe. HĐ2. Phát triển bài *Đọc bài đồng dao “Đi cầu đi quán” - Cô đọc mẫu lần 1: Giới thiệu tên bài đồng dao “Đi cầu đi quán”. Hỏi trẻ tên bài đồng dao. - Cô và trẻ đọc diễn cảm bài đồng dao. - Cho trẻ đọc: Đọc cả lớp Đọc theo tổ Nhóm đọc Cá nhân đọc - Cô chú ý sửa lỗi phát âm cho trẻ. * Trò chơi ‘’Tìm đúng số nhà’’ - Cô nêu cách chơi: Cô có 3 ngôi nhà, một ngôi nhà dành cho tất cả những bạn có số 3, một ngôi nhà dành cho tất cả những bạn có số 4, một ngôi nhà dành cho những ai có số 5.Khi cô nói “Trời mưa” kèm theo hiệu lệnh lắc xắc xô, trẻ mau chóng về đúng ngôi nhà theo đúng số của mình. - Luật chơi: Bạn nào về nhầm nhà là thua cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi. *Chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích HĐ3. Kết thúc - Cô nhận xét, tuyên dương. Trẻ chơi tự do. - Trò chuyện cùng cô - 2 - 3 ý kiến theo những gì quan sát được - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chú ý lắng nghe - Bài đồng dao: Đi cầu đi quán - Trẻ đọc cùng cô - Cả lớp đọc 2 lần - 3 tổ đọc - 2 nhóm đọc - 3-4 cá nhân đọc - Chú ý lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi 2-3 lần - Chơi tự do trên sân - Chú ý lắng nghe HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Đề tài: Chơi trò chơi “Thi kể tên các đồ dùng trong gia đình bé” - Chuẩn bị: Một số đồ dùng trong gia đình: bát, đũa, ấm, chén, ti vi - Tổ chức thực hiện: Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 tổ. cho lần lượt trẻ của 3 tổ nói tên các đồ dùng trong gia đình. Luật chơi: đến lượt tổ mình mà trẻ không kể được tên đồ dùng thì tổ đó sẽ thua. - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dung, đồ chơi trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 4, ngày 18 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG : TẠO HÌNH Đề tài: Trang trí chiếc khăn (Theo mẫu) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Trẻ biết vẽ các hình để trang trí chiếc khăn tay theo mẫu. - Rèn kĩ năng cầm bút, phối hợp các nét vẽ, các hình học để trang trí chiếc khăn . Kĩ năng chọn màu sắc hài hòa và tạo thành bố cục tranh cân đối. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoat đông vẽ, yêu thích sản phẩm của mình của bạn. - Thông qua tiết học giúp trẻ biết lợi ích vệ sinh cá nhân giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. II.CHUẨN BỊ. - Chuẩn bị của cô: Tranh mẫu của cô, giấy, sáp màu. Nhạc các bài hát trong chủ đề gia đình. - Chuẩn bị của trẻ: 1 vở vẽ, bút sáp màu, bàn ghế. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Gây hứng thú. - Ổn định chỗ ngồi cô phát vật liệu cho trẻ. Cô cho cả lớp hát bài “Chiếc khăn tay”. +Các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì? + Khi được mẹ tặng chiếc khăn tay bạn nhỏ dùng chiếc khăn để làm gì? + Chiếc khăn ngoài dùng để lau tay chúng mình còn dùng để làm gì? À đúng rồi đấy! chiếc khăn là đồ dùng vệ sinh cá nhân mà tất cả mọi người trong gia đình ai cũng phải có để vệ sinh cá nhân như: rửa mặt, lau tay. Các con hãy nhớ rửa mặt theo các bước mà cô đã hướng dẫn các con nhớ chưa nào! HĐ 2: Phát triển bài:. - Đến với lớp mình hôm nay, cô giáo có mang đến một điều kì diệu. Các con có muốn biết diều kì diệu đó là gì không? Trời tối rồi! Trời sáng rồi! * Quan sát tranh mẫu: -Bạn nào giỏi cho cô biết điều gì xuất hiện nào! - Các con có nhận xét gì về bức tranh? + Bức tranh vẽ gì? + Chiếc khăn có những màu nào? + Cô trang trí chiếc khăn như thế nào? +Chiếc khăn mà cô trang trí giống hình gì? +Các con thấy chiếc khăn giống hình chữ nhật có đặc điểm như thế nào? -Cô chốt lại: Các bạn trả lời rất chính xác chiếc khăn tay giống hình chữ nhật, có 4 cạnh và được trang trí bằng nhiều chấm tròn và nét ngang, nét thẳng. -Các con có muốn trang trí chiếc khăn tay đẹp không? Vậy các con hãy ngồi ngoan quan sát cô trang trí chiếc khăn này nhé! * Cô làm mẫu. - Muốn vẽ được cô phải cầm bút bằng tay nào? Đầu tiên cô có một chiếc khăn tay hình chữ nhật màu hồng, để chiếc khăn tay đẹp hơn cô sẽ trang trí từ góc phía bên trái của chiếc khăn bằng các chấm tròn và các nét ngang, nét thẳng, cứ như vậy cô trang trí cho đến hết các góc của khăn. - Như vậy là cô đã trang trí xong chiếc khăn tay rồi. Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô và các bạn cách cô giáo vừa hướng dẫn các con trang trí chiếc khăn tay? -Cô chốt lại: Để trang trí chiếc khăn tay cô dùng các chấm tròn, các nét ngang, nét thẳng, cô trang trí từ góc trái của khăn đến hết các góc của khăn. Vừa rồi cô dã hướng dẫn các con trang trí chiếc khăn tay. Bây giờ các con hãy nhẹ nhàng giở sách trang số 10, và chúng mình hãy trang trí chiếc khăn tay trong vở của mình giống như tranh mẫu của cô giáo nhé! * Trẻ thực hiện. -Để trang trí được chiếc khăn tay con phải sử dụng nét vẽ cơ bản nào? + Con chọn màu gì để trang trí chiếc khăn tay? Cô bao quát trẻ, hướng dẫn những trẻ chưa làm được (nhắc trẻ cách cầm bút) – Mở nhạc các bài hát trong chủ đề (nhỏ, nhẹ nhàng) * Nhận xét và trưng bày sản phẩm. Cô cho trẻ treo sán phẩm của mình. -Mời 2-3 trẻ nhận xét tranh trang trí đẹp. + Vì sao trẻ thích? Cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ .Khen ngợi những bức tranh đẹp, giống với tranh mẫu, nhắc nhở những bài chưa được tốt và cần cố gắng ở những giờ học sau. HĐ 3: Kết thúc. - Cô cho trẻ vận động bài hát chiếc khăn tay và ra chơi -Trẻ hát. - Chiếc khăn tay. - Trẻ trả lời theo ý hiểu của mình. - Lau tay ạ! -Rửa mặt ạ! -Trẻ hứng thú nghe. -Vâng ạ! - Có ạ! - Đi ngủ thôi! - Gà gáy ò ó o - 1 Bức tranh. Trẻ nhận xét. - Hình chữ nhật. - Có 4 cạnh, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Có ạ! -Vâng ạ! -Tay phải ạ! -Trẻ nhắc lại. Nét ngang, nét thẳng, chấm tròn. -Trẻ trả lời. Trẻ nhận xét. - hát, vận động theo nhạc và ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐCCĐ: Quan sát nồi cơm điện. TCVĐ: Rồng rắn lên mây Chơi tự do: Chơi theo ý thích I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, công dụng của nồi cơm điện - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ - Thông qua bài học trẻ biết sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, biết giữ gìn đồ dùng rrong gia đình. II. Chuẩn bị. - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát, an toàn. - Các ĐDĐC ở ngoài sân trường III. Tổ chức các hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Giới thiệu bài. - Cô cho trẻ đi dạo 1 vòng quanh trường - Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày HĐ 2: Phát triển bài. cô dẫn trẻ xuống nhà bếp và cho trẻ quan sát nồi cơm điện -Cô trò chuyện với trẻ +Các con biết đây là cái gì không?  +Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của nồi cơm điện ? +Các con phaỉ làm gì để nồi cơm được đẹp và mới? + Nồi được nấu bằng gì không ? Các con phải nhắc nhở bố mẹ điều gì? -Cô khái quát lại các ý kiến của trẻ giáo dục trẻ phải biết biết giử dìn đồ dùng Trong gia đình,biết nhắc nhở người lớn sử dụng Điện tiết kiệm - Ngoài  cái nồi cơm điện  các con còn biết có những đồ dùng nào trong Gia Đình nữa *) TCVĐ: Rồng rắn lên mây - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi. Cô quan sát động viên ,khuyến khích trẻ - Nhận xét, tuyên dương trẻ. *) Chơi tự do: Chơi theo ý thích - Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn những trò chơi trẻ thích. - Cô bao quát, theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi vừa sức HĐ 3: Kết thúc - Trẻ đi dạo và trò chuyện cùng cô. - Nồi cơm điện - Lau chùi - Bằng điện. Nhắc sử dụng đện tiết kiệm - Trẻ trả lời - Trẻ chơi hứng thú - trẻ chơi tự do theo ý thích của mình - Hát “Cả nhà thương nhau” HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Đề tài: Dạy trẻ cách gấp quần áo - Chuẩn bị: - Hình ảnh, đồ dùng, trang phục quần áo của trẻ - Hướng dẫn thực hiện Cô để chiếc áo lên trên bàn, gấp từng vạt áo, hàng khuy va cúc bằng nhau cô đóng cúc vào, gấp từng tay áo vào vạt áo, gập cổ xuống phía dưới, gập hai vạt áo vào nhau rồi gấp ngắn chiếc áo lại. Cô gấp áo phông( tương tự) Cô gấp quần( dùng 2 tay căng nhẹ cạp quần, kéo khóa quần, đóng cúc vuốt nhẹ hai ống xuống gấp ngắn chiếc quần) Cô cho trẻ thực hành, cô động viên, sửa sai cho trẻ. *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dung, đồ chơi trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 5, ngày 19 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: So sánh chiều dài 3 đối tượng I. MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: - Trẻ biết cách so sánh chiều dài 3 đối tưọng. - Diễn đạt được các từ chỉ độ dài: Dài nhất, ngắn hơn, dài hơn, dài nhất. - Giáo dục trẻ tính kỷ luật, biết phối hợp với nhau trong khi chơi. II. CHUẨN BỊ: -Máy vi tính. -Mỗi trẻ 3 băng giấy.-3 nhà ga, 3 chiếc mũ làm đoàn tàu III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ 1: Ôn so sánh chiều dài 2 đối tượng. -Cho trẻ chơi trò chơi dệt vải cùng cô: 2 trẻ đứng thành từng cặp, vừa đọc bài đồng dao vừa làm động tác dệt vải. -Trẻ đem sản phẩm lên và cho 2 trẻ chọn 2 tấm vải để may áo cho búp bê -Hỏi trẻ độ dài 2 mảnh vải ? Vì sao con biết? -Cô đem 2 sợi dây cho trẻ so sánh: Sợi nào dài hơn, ngắn hơn.Vì sao con biết? *HĐ2: Dạy trẻ so sánh chiều dài 3 đối tượng: -Trẻ lấy băng giấy nào mà trẻ cho là dài nhất ra đặt ngay ngắn ra trước mặt. -Chọn 2 băng giấy nào mà trẻ cho là ngắn hơn đặt chồng lên băng giấy mà trẻ cho là dài nhất -Lấy băng giấy còn lại đặt chồng lên sao cho đầu phía trái của 3 băng giấy bằng nhau. -Cho trẻ nhận xét 3 băng giấy. -Cô khẳng định lại cho trẻ : Khi ta lấy băng giấy băng giấy màu xanh làm chuẩn thì BG màu xanh dài nhất, Bg màu vàng ngắn hơn ,BG màu vàng ngắn nhất.-Cho vài trẻ nhắc lại. * Cho trẻ lật úp 3 BG lại và nhận xét: Vì sao chỉ thấy BG màu xanh? -Trẻ để BG màu xanh xuống phía dưới.Cô hỏi trẻ : vì sao chỉ thấy BG màu vàng? -Cho trẻ để BG màu vàng ra giữa 2 BG sao cho đầu trái của 3 BG bằng nhau. -Nhận xét về chiều dài 3 Bg:: Khi cô lấy BG màu hồng làm chuẩn thì BG màu hồng ngắn nhất, BG màu xanh dài hơn,BG màu xanh dài nhất. -Cho vài trẻ nhắc lại. * HĐ 3: Chơi: Ai giỏi nhất: -Cho trẻ so sánh chân cô và chân 2 bạn.Trẻ nhận xét .Sau đó cho trẻ 3 trẻ về từng nhóm tự so sánh chân với nhau. -Cho trẻ so sánh các đồ dùng trên máy. *Tc: Tàu về ga: Cô sẽ cho lớp mình thành 3 đoàn tàu, mỗi bạn là một toa tàu. Đầu tiên cô mời 3 bạn sẽ làm đầu tàu trước : Cô đội mũ tàu hoả lên cho trẻ và nói: Đây là tàu s1,s2,s3.Các bạn sẽ về 3 đoàn tàu theo ý thích của sao cho chiều dài 3 đoàn tàu không bằng nhau .-Để các đoàn tàu đi an toàn cô thì ở đây cô có 3 nhà ga. Khi về ga các đoàn tàu chú ý về đúng ga của mình theo yêu càu của cô. -Cho trẻ chơi 2 lần, hỏi trẻ độ dài các đoàn tàu. -Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ chơi cùng cô. -Trẻ nói được độ dài của 2 mảnh vải.-Vì dây màu xanh thừa ra 1 đoạn. -Trẻ lấy theo yêu cầu của cô. -Trẻ nói lên hiểu biết của Mình. -Vì màu xanh dài nhất nên đã che khuất 2 băng giấy. -Trẻ nhắc lại. -Trẻ chơi cùng bạn. Trẻ chơi cùng cô - Lắng nghe HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - HĐCCĐ: Chơi với phấn: vẽ ngôi nhà theo ý thích trên sân. - TCVĐ: Tìm nhà - Chơi tự do I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết dùng phấn để vẽ thành ngôi nhà theo ý thích. Biết chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng sáng tạo, kỹ năng khéo léo của đôi tay khi vẽ hình - Trẻ hứng thú thực hiện các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Sân chơi rộng, bằng phẳng. - Phấn đủ cho trẻ. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Gây hứng thú: Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay * Hoạt động có mục đích “ Chơi với phấn vẽ hình ngôi nhà theo ý thích trên sân”. - Cô hỏi trẻ cách cầm phấn vẽ, ý định vẽ ngôi nhà như thế nào? - Cho trẻ vẽ theo ý thích. - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mìnhcho trẻ thu dọn phấn * Trò chơi vận động: Tìm nhà - Cách chơi: Cô có hình ngôi nhà xây 1 tầng, nhà xây 2 tấng, nhà gỗ. Lô tô hình nhà 1 tầng, 2 tầng, nhà gỗ và phát cho trẻ. Trẻ vừa đi vừa hát bài “nhà của tôi”, khi cô giáo nói “Tìm nhà tìm nhà” thì trên tay trẻ có lô tô về lọai nhà nào trẻ phả chạy về chỗ ngôi nhà ấy. - Luật chơi: Trẻ nào về nhà giống hình ở lô tô của mình sẽ chiến thắng, ai tìm sai sẽ phải nhảy lò cò. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 5-6 lần, sau mỗi lần chơi cô nên gợi ý để trẻ đổi lô tô cho nhau - Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. * Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi trên sân. - Trò chuyện cùng cô - Trẻ nói ý định của mình muốn vẽ - Trẻ vẽ theo ý thích của mình. - Trẻ nhận xét và thu dọn đồ chơi Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi 5 đến 6 lần Chơi tự do trên sân HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe: Truyện“Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam” I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và nhớ tên các nhân vật trong truyện “Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam”. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, trẻ mạnh dạn, tự tin khi trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ yêu quý Bác Hồ, có ý thức học ngoan, vâng lời Bác Hồ dạy. II. Chuẩn bị - Cô thuộc chuyện “Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam” - Hình ảnh minh họa câu chuyện. *Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dung, đồ chơi trong lớp * Nêu gương, đánh giá cuối ngày: Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày : + Sĩ số: + Tình trạng sức khỏe của trẻ: + Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: Kiến thức, kĩ năng của trẻ : Thứ 6, ngày 20 tháng 10 năm 2017 HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC Đề tài : Kể chuyện cho trẻ nghe câu chuyện “ Tích Chu” I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, nhớ tên câu chuyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện, biết đàm thoại theo nội dung câu chuyện. - Rèn kỹ năng lắng nghe, quan sát, ghi nhớ - Giáo dục trẻ ngoan, yêu quý mọi người trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ cho câu chuyện, mô hình. III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1: Gây hứng thú : - Cô và trẻ hát, vận động bài « Cháu yêu bà » - Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát, chủ đề. HĐ 2: Phát triển bài a. Kể cho trẻ nghe câu chuyện: Tích Chu - Cô kể lần 1 kết hợp tranh -Cô giới thiệu tên câu chuyện, giảng nội dung câu chuyện : kể về tình cảm của bà dành cho Tích Chu và của Tích Chu dành cho bà của mình... - Cô kể lần 2 bằng mô hình. b. Đàm thoại: - Cô vừa kể câu chuyện gì? - Trong chuyện có những nhân vật nào ? - Bà của Tích chu bị làm sao? - Tại sao bà phải hóa thành chim ? - Tích Chu phải làm gì để cứu bà? - Ai là người đã giúp đỡ Tích Chu? - Qua câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? => Giáo dục trẻ học tập bạn, yêu quý bà của mình... * Cô kể lần 3: kết hợp tranh. HĐ 3 : Kết thúc: - Cho trẻ hát, VĐ: “Cả nhà thương nhau” - Cả lớp hát, vận động và trò chuyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát, lắng nghe. - Trẻ quan sát, lắng nghe cô kể. - 1-2 trẻ: Tích Chu. - 1-2 trẻ: Tích chu, Bà Tích chu, Bà tiên. - 1-2 trẻ trả lời: Bà bị ốm - 1-2 trẻ trả lời: Vì bà khát nước quá - Trẻ trả lời: Đi lấy nước suối tiên. - 2 Trẻ trả lời:Bà tiên. - Phải quan tâm, chăm sóc bà - Lắng nghe. - Trẻ quan sát, lắng nghe. - Trẻ hát, vận động 2 lần và ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Đề tài: - HĐCĐ: Quan sát thời tiết - TCVĐ: Tìm đúng nhà - Chơi tự do I. Mục đích - yêu cầu - Trẻ nhận ra thời gian, thời tiết trong ngày; Những ảnh hưởng của thời tiết đối với con người. Biết cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên: Trời mây, cỏ cây, hoa lá. - Rèn kỹ năng quan sát, tập trung, chú ý. - Yêu thích thiên nhiên, biết ăn mặc phù hợp theo mùa II. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát sạch sẽ, mát mẻ - Đồ dùng, đồ chơi để tổ chức trò chơi cho trẻ III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1. Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát bài ‘’Cháu yêu bà’’ và xếp hàng đi ra sân. HĐ2. Phát triển bài *Quan sát thời tiết mùa thu - Cô cho trẻ đi dạo 1 vòng xung quanh sân trường. Cô hỏi trẻ: + Bây giờ là tháng mấy? Đang là mùa gì? + Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? + Thời tiết mùa thu như thế nào? + Hãy nhìn ngắm xem xung quanh có những gì? + Bầu trời hôm nay như thế nào? Có gì trên bầu trời? - Cô cho trẻ hát bài ‘’Vườn trường mùa thu’’. * Trò chơi “Tìm đúng nhà” - Cô nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô động viên trẻ *Chơi tự do - Trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ. HĐ3. Kết thúc - Cho trẻ hát ‘’Cả nhà thương nhau’’ và vào lớp - Trẻ hát và xếp hàng ra sân - Trẻ đi dạo vòng quanh sân trường và quan sát thời tiết. - Trẻ trả lời: Tháng 10, mùa thu - Trẻ trả lời: Thứ 3, ngày 7/10 - Trẻ trả lời: Mát mẻ, dễ chịu. - Trẻ trả lời: Cây cối trong sân trường. - Trẻ trả lời: Bầu trời trong xanh, có nhiều mây. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ lắng nghe và nắm được cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ chơi tự do theo ý thớch - Trẻ hát và vào lớp HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH Tên đề tài: Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề “Gia đình” Nghe hát: Cho con Trò chơi AN: Ô cửa bí mật I. Mục đích, yêu cầu - Trẻ biết hát và vận động biểu diễn các bài đã học, đã biết trong chủ đề. - Rèn kĩ năng ca hát, biết thể hiện tình cảm của mình qua các bài hát, kỹ năng chơi trò chơi - Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn trẻ yêu thích âm nhạc. II. Chuẩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 7 - Copy.doc
Tài liệu liên quan