I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tung bóng và bắt bóng bằng 2 tay
- Rèn kĩ năng tung và bắt bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng.
- Giáo dục trẻ có nề nếp, tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Bóng nhựa: 10 – 12 quả
- Sân tập sạch sẽ - an toàn.
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: Kỹ năng sống tên - Đề tài: Chấp nhận sự phân công cửa nhóm bạn và của người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gọn
gàng ngăn nắp, đúng nơi quy định, giư vệ sinh
cá nhân.
* Thực hành“Chấp nhận sự phân công của cô giáo”
-Cô chia lớp làm 3 đội,mỗi đội sẽ sắp xếp đồ
dùng vào kệ đựng của đội mình
( Quần áo, dép, mũ, đồ chơi)
- Cô giới thiệu kệ đựng, hướng dẫn và cho trẻ
thực hiện
+Các con đã quan sát những hình ảnh gọn
gàng ngăn nắp vừa rồi và lớp mình có 3 kệ đựng
chưa được sắp xếp, bây giờ con xếp đồ dùng
vào kệ xem những bạn nào của lớp mình gọn
gàng nhất.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát gợi ý.
- Tuyên dương trẻ.
*Bé chuẩn bị đến lớp
- Đồ dùng được sắp xếp trên kệ.
- Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng bỏ vào cặp của mình ( Xếp một bộ quần áo, Hộp sữa) Soi gương, chải
tóc và đội mũ để đến lớp.
HĐ 3: Kết thúc
- Cô cho cả lớp hát bài Cất đồ chơi
- Đánh răng rửa mặt, thay quần áo, chải tóc, chuẩn bị cặp
mang đến lớp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể
-Cậu bé vứt đồ dùng của mình
không đúng chổ
- Đến khi đi học nháo nhào tìm
quần áo và đi học muộn.
- không đi học muộn và sạch sẽ
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hành sắp xếp đồ dùng
- Trẻ lấy đồ dùng cho vào cặp
- Trẻ hát và đi ra ngoài
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Làm quen câu chuyện “Sự tích quả dưa hấu”
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
I. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết tên câu chuyện “Sự tích quả dưa hấu”. Nhớ tên câu chuyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện.
- Rèn kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết yêu quý bố mẹ, người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. Giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay.
HĐ 2: Phát triển bài:
* Hoạt động có chủ đích: LQ truyện “Sự tích quả dưa hấu”
- Cô kể chuyện lần 1: Giới thiệu tên chuyện, tên tác giả.
- Cô giảng nội dung câu chuyện: Tóm tắt nội dung câu chuyện: Mai An Tiêm là người hiền lành, chăm chỉ, tháo vát, vượt mọi khó khăn. Chàng đã trồng được loại dưa lạ rất ngon và đặt tên là dưa hấu.
- Cô kể chuyện lần 2: Cô trích giảng nội dung từng tranh.
- Lần 3: Cô mời trẻ kể chuyện cùng cô
- Cô giáo dục trẻ: biết yêu quý , kính trọng người lao động.
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3,4 lần
* Chơi tự do:
- Cô giới thiệu đồ chơi, trò chơi trên sân, cho trẻ chơi
- Cô quan sát giúp trẻ chơi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
HĐ 3: Kết thúc:
- Gợi ý trẻ nhận xétCô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
- Chú ý nghe cô giảng nội dung
- Trẻ kể truyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi doàn kết theo nhóm,
- Chơi tự do.
- Trẻ nhận xét về bạn, về mình.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Làm quen bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
* Làm quen bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Ổn định tổ chức
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả:
- Hát cho trẻ nghe
- Cô hát và cho trẻ hát theo cô ( Nhiều lần), Hỏi trẻ:
- Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
- Cô giáo dục trẻ
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 3, ngày 31 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài : Nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 2.
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết đếm đến 2, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng là 2, tạo được nhóm có 2 đồ vật, nhận biết chữ số 2, phát âm số 2
- Rèn kỹ năng đếm, đặt số tương ứng trong phạm vi 2.
- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý sản phẩm của các nghề.
II. Chuẩn bị:
- 2 cái áo, 2 cái váy, 2 cái quần/ 1 trẻ.
- Thẻ số 1- 2.
- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng to hơn.
- Mô hình hội trợ có đồ dùng, sản phẩm của một số nghề sản xuất : Quần, áo, cuộn chỉ, bàn ghế, giường, tủ, đinh, cuốc, xẻng, cày, bừa... Thẻ số 1-2-3
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Cô và trẻ cùng hát, vận động bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Chúng mình vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về chú công nhân làm những công việc gì?
- Chú công nhân thì xây nhà cao tầng cho mọi người ở còn cô công nhân thì dệt may áo mới cho chúng mình mặc. Các bạn nhỏ ai cũng yêu quý các cô chú công nhân, vui mừng hát tặng các cô chú công nhân nữa. Để tỏ long yêu quý, kính trọng các cô chú công nhân chúng mình phải làm gì?
- Hôm nay cô nghe tin trường MN số 1 Phong Hải tổ chức một buổi triển lãm các đồ dùng và sản phẩm của một số nghề sản xuất đấy.
Cô sẽ cho chúng mình đi tham quan nhé.
- Cho trẻ đi chơi
- Ở triển lãm có trưng bày những đồ dùng, sản phẩm gì? đó là đồ dùng, sản phẩm của nghề nào?
- Cho trẻ tìm sản phẩm của lần lượt từng nghề có số lượng là 1, đếm , gắn thẻ số tương ứng.
- Cô cho trẻ nhận xét, cho trẻ đếm, đọc số kiểm tra lại.
- Đến giờ phải về rồi,
Cô và trẻ đi về chỗ ngồi.
HĐ 2: Phát triền bài:
* Đếm đến 2, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 2, chữ số 2.
* Nhóm 2 cái áo, 2 cái quần: (Cô thực hiện mẫu).
- Cô gắn 2 cái áo, 1 cái quần tương ứng 1-1.
- Cho trẻ nhận biết, đếm, so sánh nhóm áo và nhóm quần.
- Thêm 1 cái quần, đếm,
- Cô giới thiệu chữ số 2.
- Cho trẻ luyện đếm 1-2, Trẻ đọc số 2.
- Cô cho trẻ bớt nhóm quần: 2 bớt 1 còn 1 cái quần, 1 bớt 1 bằng 0.
* Ôn luyện:
a. Nhóm 2 cái áo – 2 cái váy.
- Cho trẻ tạo nhóm 2 cái áo – 1 cái váy theo yêu cầu của cô, gắn số
- Cho trẻ so sánh, thêm 1 cái váy, gắn số
- Cho trẻ luyện đếm, đọc số
- Cho trẻ bớt theo yêu cầu
- Cho trẻ tạo nhóm có 2 đối tượng theo ý thích.
* Trò chơi "Ai nhanh nhất".
- Cách chơi: Cô có rất nhiều đồ dùng, sản phẩm của một số nghề: Các cháu sẽ thi đua tạo nhóm các nhóm đồ dùng hoặc sản phẩm có số lượng là 2 và gắn thẻ số tương ứng.
- Luật chơi: Sau thời gian 2 phút đội nào tạo được nhiều nhóm đúng hơn đội đó dành chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát, nhận xét trẻ chơi.
HĐ 3: Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Hát và vận động cùng cô.
- “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới.
- Ngoan, học giỏi
- Vừa đi vừa hát bài “Đi chơi”.
- Trẻ quan sát, nói tên từng loại sản phẩm, đồ dùng và nói được đó là của nghề gì.
- Trẻ tìm, đếm, gắn thẻ số (5-6 trẻ)
- Trẻ trả lời
- Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” và đi về chỗ ngồi.
- Trẻ quan sát mẫu
- Trẻ xếp cùng cô
- Trẻ so sánh, nhận xét: Nhóm áo nhiều hơn nhóm quần. Vì có phần thừa ra, thừa ra một cái áo. Nhóm quần ít hơn vì có phần thiếu, thiếu một cái quần.
- Trẻ thêm, đếm 1->2, tất cả có 2 cái quần
- Trẻ nhận biết số 2.
- Trẻ luyện đếm, Trẻ đọc số, phát âm số (Lớp, tổ, cá nhân).
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô (Cả lớp), bớt 2- 1 Cái quần.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô ( cả lớp)
- Thực hiện theo tổ, cá nhân.
- Trẻ bớt 2-1 cái váy, 1-2 cái áo.
- Trẻ tạo nhóm theo ý thích, gắn số.
- Trẻ hiểu cách chơi, luật chơi.
- Trẻ thi đua nhau.
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Bắt chước mô phỏng hành động 1 số nghề
-TCDG: Kéo co
Chơi tự do
I. Mục đích –Yêu cầu:
-Trẻ biết một số hành động một số nghề qua động tác mô phỏng.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề và ước mơ về nghề bé thích
II. Chuẩn bị
Tranh 1 số nghề
đồ dùng góc thiên nhiên, phấn.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Bé làm thợ xây. Dạo chơi trên sân trường:
+ Bài thơ nói về gì ?
+ Bé ước mơ làm gì?
+ Vây các bạn thích nghề gì và ước mơ làm nghề gì?
- Hôm nay cô cho các bạn chơi trò chơi mô phỏng một số nghề.
* Hoạt động 2: Phát triển bài:
a. Băt chước, mô phỏng hành động 1 số nghề
- Trẻ chơi
+ Các bạn chia làm 2 đội và lần lượt từng đội cử đại diện lên xem tranh và diễn tả mô phỏng bằng động tác cho đồng đội xem và đoán xem đó là nghề gì, mỗi lần đoán đúng cô gắng cho đội đó 1 bông hoa điểm thưởng, sau cùng đội nào được nhiều bông hoa đội đó thắng, đội đoán sai đội còn lại đoán.
- Cho trẻ chơi vài lượt nhận xét
* Trò chơi: Kéo co
- Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Cô cùng trẻ chơi
- Kết thúc chơi cô nhận xét, tuyên dương đội chơi tốt
* Chơi tự do.
- Cô gọi ý cho trẻ chơi với bóng và phấn
* Hoạt động 3. Kết thúc
- Cô nhận xét chung, cho trẻ đi vệ sinh và rửa tay.
- cả lớp đọc.
- Trẻ trả lời.
- trẻ trả lời.
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Ôn KNS: Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình
* Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình
- Cô cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Cô và mẹ”.
- Cô giới thiệu về công việc của cô và một số thông tin của gia đình cô: địa chỉ, các thành viên trong gia đình, công việc của các thành viên trong gia đình.
- Cô mời trẻ giới thiệu về bản thân mình và các thành viên trong gia đình của trẻ.
- Cô mời lần lượt trẻ trong lớp giới thiệu
- Giáo dục trẻ yêu quý các thành viên trong gia đình.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 4, ngày 1 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC
Đề tài: Bắt và tung bóng với cô bằng 2 tay.
TCVĐ: Ai nhanh, ai khéo.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tung bóng và bắt bóng bằng 2 tay
- Rèn kĩ năng tung và bắt bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng.
- Giáo dục trẻ có nề nếp, tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Bóng nhựa: 10 – 12 quả
- Sân tập sạch sẽ - an toàn.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Khởi động
- Cô cùng cả lớp hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và đi ra sân tập thể dục.
- Trẻ đứng thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi khiểng gót chân, đi chạm, nhanh .
- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
2. Trọng động:
a. BTPTC:
- Tập các động tác kết hợp..
+ ĐT tay 3 : Tay dang ngang, gập khỉu phía trước
+ ĐT chân : Đứng lên ngồi xuống
+ ĐT bụng 2: Đứng quay người sang bên
+ Đt bật : Bật tách, khép chân .
- Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đối diện vào nhau.
b.VĐCB:
- Cô giới thiệu động tác.
- Làm mẫu lần1: không giải thích và cho trẻ lên làm cùng cô
- Lần 2: Vừa làm vừa giải thích
TTCB: Cô cầm bóng bằng 2 tay khi nghe hiệu lệnh cô sẽ tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay, khi tung mắt cô nhìn theo bóng và khi tung bóng cô sẽ tung lên cao không tung ra phía trước và phía sau.
*Trẻ thực hiện:
- Cô cho cả lớp lên thực hiện.
- Khi trẻ thực hiện cô theo dõi và khuyến khích động viên trẻ.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Hỏi trẻ tên bài vận động
c. TCVĐ: Ai nhanh, ai khéo
- Cô giới thiệu trò chơi:
Cách chơi: Cô chia trẻ làm 4 đội , mỗi đội có 1 giỏ nhựa để cách khoảng 5 m khi có hiệu lệnh bắt đầu mỗi đội cử một bạn chạy lên chõ có bóng nhặt bóng kẹp vào giữa 2 chân và bật nhanh về bỏ vào rổ của mình , sau đó tiếp tục chạy lên nhặt bóng.
Luật chơi: Trẻ phải chạy nhanh nhặt bóng và kẹp vào giữa 2 chân bật nhanh về bỏ vào rổ của mình . Qủa bóng nào bị rơi giữa đường sẽ không được tính . đội nào mang về được nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
HĐ 3: Hồi tĩnh
- Cô hỏi lại trẻ tên bài tập.
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân kết hợp đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà”
- Cả lớp hát,
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân, chạy
về 3 hàng ngang
- Tập 3L x 4N
- Tập 2l x 4n
- Tập 2l x 4n
- Bật theo hiệu lệnh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- trẻ lên tập
- Trẻ yếu thực hiện lại
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi thi đua 4 đội.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp đọc thơ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCMĐ: Trò chuyện về công việc của nghề nông.
- TCVĐ: Ai nhanh, ai khéo
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết 1 số công việc của nghề nông.
- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng qua trả lời câu hỏi. Rèn luyện khẳ năng ghi nhớ của trẻ.
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi để trở thành cô giáo, bác sĩ,...
II. Chuẩn bị :
- Sân trường sạch sẽ, rộn rãi.
- Xắc xô, bóng nhựa
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ đi dạo một vòng quanh sân trường và trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
- Cho trẻ hát “cháu yêu cô chú công nhân”
- Chúng mình vừa hát bài hát gì ? bài hát nói về gì?
- Cho trẻ kể bố mẹ bé làm nghề gì?
- Cô giáo dục trẻ.
2.HĐ 2: Phát triển bài
- Cô và trẻ quan sát hình ảnh
Bác nông dân đang làm đất
Bác nông dân đang nhổ mạ
Bác nông dân đang cấy lúa
Bác nông dân đang tát nước
Bác nông dân đang gặt lúa.
- Cô lần lượt cho trẻ xem các hình ảnh về cánh đồng lúa xanh tốt, cánh đồng lúa chín vàng, các bác nông dân thu hoạch lúa, chở lúa về nhà, xay xát lúa kết hợp giới thiệu và đàm thoại cùng trẻ.
Cô củng cố: Công việc đầu tiên của các bác nông dân là làm đất tơi xốp, sau khi đất tơi xốp các bác sẽ gieo mạ, mạ lớn các bác nhổ mạ cấy thành lúa. Muốn cây lúa tốt các bác phải chăm sóc cho cây, khi lúa chín các bác sẽ gặt lúa rồi cho lên xe và chở về nhà.
- Hỏi ước mơ lớn lên làm nghề gì của trẻ?
- Giáo Dục trẻ biết nhớ ơn, quý trọng Bác nông dân.Trân trọng những sản phẩm do bác làm ra, khi ăn phải ăn hết xuất, không lãng phí thức ăn hàng ngày.
*Trò chơi vận động: Gieo hạt
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi
- Kết thúc chơi: Cô nhận xét, tuyên dương
* Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô đã chuẩn bị và đồ chơi trên sân trường. Cô bao quát trẻ xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong giờ chơi, đảm bảo cho trẻ chơi an toàn.
3. HĐ3 :Kết thúc.
- Tập trung trẻ điểm danh, nhận xét động viên trẻ, cho trẻ đi rửa tay chuyển hoạt động
Cả lớp vừa đi và hát
Trẻ trả lời
Trẻ kể
Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắngnghe
- Trẻ lắng nghe và chơi
- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
- Trẻ thực hiện
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
Tiến hành:
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi:
* Cách chơi:
+ Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát là:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
- Cô tổ chức chơi cùng trẻ 1- 2 lần, sau đó cô cho trẻ chơi.
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 5 ngày 02 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
Đề tài: Dạy hát Đi một hai.
NH: Lớn lên cháu lái máy cày
TCÂN: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: - Trẻ hát đúng, chính xác, rõ lời bài "Đi một hai", phát triển khả
năng cảm thụ âm nhạc
- Dạy trẻ hiểu luật chơi
- Phát triển tai nghe âm nhạc và phát triển trí nhớ cho trẻ
2. Kĩ năng:
- Phát triển khả năng nghe nhạc và phát triển chú ý có chủ định
- Rèn khả năng tập trung chú ý
3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ thích múa hát và thể hiện cảm xúc.
II. Chuẩn bị
Bài hát của cô
Bài hát của trẻ
Mũ âm nhạc
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
+ Các con đang học về chủ đề gì?
- Bạn nào giỏi kể tên các nghề nào
- Các con có biết chủ đề nhỏ lớp mình đang học là chủ đề nào không?
- Cô KQ: Giáo dục trẻ
2. Hoạt động 2: Phát triển bài.
a) Dạy hát: “Đi một hai” của tác giả Đoàn Phi
- Hát cho trẻ nghe lần 1: Cô giới thiệu tên bài hát “Đi một hai” của tác giả Đoàn Phi
- Hát lần 2: Giảng nội dung: bài hát về một bạn nhỏ đi vác súng trên vai và đi theo nhịp 1 2, đi đều,
- Cho cả lớp hát 1 – 2 lần.
- Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? Của tác giả nào?
- Mời từng tổ hát
- Mời nhóm trẻ hát
- Mời cá nhân trẻ hát
- Hát nâng cao: cho trẻ hát to, hát nhỏ.
- cô động viên khuyến khích trẻ
b. Nghe hát:
“ Lớn lên cháu lái máy cày”
+ Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát “lớn lên cháu lái máy cày” Tg Kim Hưng
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung: Bài hát nói một bạn nhỏ xem cày máy thay cho con trâu, máy cày cày rất sâu mà nhanh lại không mệt mỏi. đến mùa về thì lắm thóc phơi đầy sân, và bạn nhỏ rất yêu chú công nhân lái máy cày.
- Cô hát lần 3: Mời trẻ hưởng ứng cùng cô
c. Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng
- Cô nêu cách chơi
- Luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét động viên khuyến khích trẻ chơi
3. Hoạt động: Kết thúc.
- Cho trẻ hát đi một hai
- CĐ nghề nghiệp
- Trẻ kể: Nghề nông nghiệp, nghề xây dựng, nghề giáo viên.
- Nghề xây dựng
- Trẻ lắng nghe
- trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Bh: Đi một hai
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe
- trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ chơi hứng thú
- Trẻ hát và ra ngoài
HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC
Kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Sự tích quả dưa hấu”
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết tên nhân vật trong truyện
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập, biết nghe lời yêu thương chăm sóc mẹ và những người thân của mình
II. Chuẩn bị
Video nội dung câu chuyện và cô thuộc nội dung chuyện
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Đọc câu đố về quả dưa hấu:
"Quả gì xanh vỏ đỏ lòng
Hạt đen lay láy, ăn thì ngọt thơm?" là quả gì?
+ Các con muốn biết vì sao lại có tên "Quả dưa hấu" không?
+ Mời các con về chỗ ngồi nghe cô kể câu chuyện "Sự tích quả dưa hấu".
* Cô kể lần 1: Kể diễn cảm, minh hoạ động tác.
+ Các con vừa nghe chuyện gì?
+ Câu chuyện nói về điều gì?
* Kể lần 2: Cho trẻ xem đĩa truyện: Tóm tắt nội dung câu chuyện: Mai An Tiêm là người hiền lành, chăm chỉ, tháo vát, vượt mọi khó khăn. Chàng đã trồng được loại dưa lạ rất ngon và đặt tên là dưa hấu.
* Đàm thoại.
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Mai An Tiêm là người như thế nào?
+ Tình cảm của nhà vua với Mai An Tiêm thế nào?
+ Vì sao nhà vua tức giận?
+ Nhà vua đã làm gì với gia đình Mai An Tiêm?
+ Ở trên đảo hoang, Mai An Tiêm đã làm gì?
+ Gia đình Mai An Tiêm thu hoạch và làm gì với số quả lạ?
+ Mai An Tiêm đã đặt tên quả lạ đó là gì?
+ Trong câu chuyện, con yêu thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Cô giáo dục trẻ.
- Cô mời trẻ kể chuyện cùng cô 1 lần
HĐ3 : Kết thúc:
- Cô cùng cả lớp chơi trò chơi “ Gieo hạt”
- trẻ đoán.
Trẻ trả lời
Trẻ về chỗ ngồi
- Trẻ lắng nghe cô kể
- Sự tích quả dưa hấu
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Chú ý nghe cô giảng nội dung chuyện
- Trẻ lắng nghe và đàm thoại
- Mai An Tiêm, Vua, vợ,
- chăm chỉ, hiền lành,
- 2-3 trẻ trả lời
- 3-4 trẻ kể tên nhân vật
- Trẻ trả lời
- Đuổi ra đảo hoang
- Trồng cây
- Trẻ trả lời
- Qủa dưa hấu
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp kể theo cô
- Cả lớp chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: Quan sát vườn rau
Trò chơi vận động: Gieo hạt.
Chơi tự do theo ý thích
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi và quan sát vườn rau, nói đúng tên các loại rauBiết chơi trò chơi “Gieo hạt”.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết chăm sóc rau, ăn nhiều rau xanh
II. Chuẩn bị:
- Vườn rau nhà trường
- Đồ chơi ngoài trời.
- Trang phục gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Gây hứng thú: Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay
HĐ 2: Phát triển bài:
* Hoạt động có mục đích “Quan sát vườn rau”.
- Cho trẻ đi theo hàng cùng cô, vừa đi vừa hát bài “ra chơi vườn hoa” thảo luận và nói về đặc điểm của vườn rau, các loại rau có trong vườn, tác dụng của các loại rau, cách chăm sóc rau
- Cô cho kể về vườn rau nhà bé.
- Giáo dục trẻ chăm sóc cây rau, ăn nhiều rau
* Trò chơi vận động: Gieo hạt
- Cách chơi, Luật chơi: cô mời 1-2 trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Chơi tự do
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
HĐ 3: Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ quan sát, thảo luận, kể về các loại rau trong vườn, ích lợi của rau
- 3-4 trẻ kể về vườn rau nhà mình.
- Lắng nghe
- 1-2 trẻ nhắc lại theo ý hiểu.
- Trẻ chơi cùng cô
- Chơi tự do trên sân với phấn, các đồ chơi ngoài trời.
HOẠT ĐỘNG: CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Đề tài: Ôn KTC: Ôn số lượng trong phạm vi 2
* Ôn số lượng trong phạm vi 2
- Cô cho trẻ hát “Múa cho mẹ xem”; Cô giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ, yêu quý những người thân trong gia đình gia mình và dẫn dắt trẻ vào bài
- Dạy trẻ số lượng trong phạm vi 2
+ Cho trẻ xếp cùng cô 2 cái áo, 1 cái quần: tương ứng 1- 1
+ Chúng mình có nhận xét gì về cách xếp của cô?
+ Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau?
+ Nhóm nào nhiều hơn?
+ Nhóm nào ít hơn? Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau? Và cùng bằng mấy?
- Cô khái quát lại kết quả và cho trẻ luyện đọc số 2, cô giới thiệu số 2
- Cho trẻ xếp theo ý thích và đọc số 2
- Trẻ đọc thơ “Cái bát xinh xinh”
*Trẻ chơi theo ý thích với các đồ dùng trong lớp
* Nêu gương, đánh giá cuối ngày:
Đánh giá sự phát triên của trẻ hàng ngày :
+ Sĩ số:
+ Tình trạng sức khỏe của trẻ:
+ Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ:
Kiến thức, kĩ năng của trẻ :
Thứ 6, ngày 3 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG CHUNG: TẠO HÌNH.
Đề tài: Nặn cái cuốc (Theo mẫu)
I. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết làm dẻo đất, chia đất và sử dụng các kỹ năng đã học để nặn thành cái cuốc. Trẻ biết cái cuốc là đồ dùng của nghề nông.
- Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn lõm, miết đất và sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Trẻ biết cảm nhận cái đẹp qua sản phẩm tạo hình của mình. Biết giữ gìn đồ dùng.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho cô:
+ Cái túi vải đựng cái cuốc.
+ Mẫu nặn cái cuốc của cô.
+ Giá trưng bày sản phẩm của trẻ.
- Chuẩn bị cho trẻ: Đất nặn, bảng con, khăn cho trẻ.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ đọc cùng cô bài “Cái bát xinh xinh”của nhà thơ Thanh Hòa.
- Trò chuyện về nội dung bài thơ.
Hoạt động 2: Phát triển bài
- Cho trẻ lên nhắm mắt, sờ vào túi và đoán xem cái gì trong túi.
- Cho trẻ quan sát cái cuốc và nhận xét:
+ Cái cuốc như thế nào?( cán dài, bàn ngắn và to)
+ Cái cuốc dùng để làm gì? Cái cuốc là dụng cụ của nghề nào?
- Cô cho trẻ xem mẫu cuốc nặn của cô? Các con có muốn nặn những cái cuốc như thế này không?
- Cho trẻ quan sát cách cô nặn cái cuốc và cho trẻ nói các thao tác cô đang làm.
- Nặn cái cuốc: Cô bóp đất cho mềm sau đó xoay tròn viên đất, cô lăn dọc đất cho dài ra, sao đó cô ấn bẹt 1 đầu bẻ gập xuống tạo thành bàn cuốc.
* Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ về bàn ngồi nặn cái cuốc.
- Gợi ý, hướng dẫn thêm cho trẻ còn lúng túng.
- Cho trẻ biết phần đất nhiều nặn được cái cuốc to, phần đất ít hơn nặn được cái cuốc nhỏ hơn.
- Nhắc nhở trẻ hoàn thành sản phẩm của mình trước khi kết thúc hoạt động.
* Trưng bày sản phẩm và cùng nhận xét.
- Cho trẻ đưa sản phẩm của mình lên giá. Cả lớp cùng xem và nhận xét.
- Con thích cái cuốc nào nhất? Vì sao con thích?
- Theo con để cái cuốc này đẹp hơn thì phải làm gì?
- Cô khen ngợi và động viên trẻ
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô hỏi lại trẻ: các cháu vừa được nặn cái gì?
- Cô giáo dục trẻ
- Cô cùng cả lớp hát “Cháu yêu cô chú công nhân” và thu dọn đồ dùng.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- 1 trẻ lên
-Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ quan sát lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và thu dọn đồ dùng cùng cô.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Vẽ một số dụng cụ của nghề nông bằng phấn.
TCVĐ: Ai nhanh, ai khéo
Chơi tự do
I. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết vẽ một số dụng cụ của nghề nông bằng phấn
- Rèn kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ cho trẻ.
- Trẻ biết yêu quý , kính trọng bác nông dân.
II. Chuẩn bị:
- phấn, bóng nhựa
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- Cho trẻ đi dạo quanh sân trường trò chuyện với trẻ về thời tiết. Giới thiệu cho trẻ biết chủ đề của buổi dạo chơi ngày hôm nay.
HĐ 2: Phát triển bài:
* Hoạt động có chủ đích: Vẽ một số dụng cụ của nghề nông bằng phấn.
- Các con vừa được học nghề gì?
- À, vậy dụng cụ lao động của nghề nông là gì?
- Vậy bây giờ cô sẽ cho lớp mình vẽ xuống sân trường bác nông dân hoặc cánh đồng lúa, hay các dụng cụ lao động của nghề nông theo ý thích của các con nha.
- Giáo dục trẻ không được nghịch phấn.
* Trò chơi vận động: Ai nhanh, ai khéo
Cô chia trẻ làm 4 đội , mỗi đội có 1 giỏ nhự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 9 sáng bác nông dân.doc