Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Môn: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá “Hoa Hồng, Hoa Cúc” - Chủ đề: Thực vật.

Phần bông hoa gồm có nhiều cánh hoa xếp lại thành bông đấy, cánh hoa hồng to, màu đỏ, dạng tròn, cánh hoa rất mềm và mịn. Ở giữa bông hoa có nhị hoa, nhị hoa màu gì đây các con? ( Cô cầm hoa đi một vòng cho trẻ nhận biết). Bên dưới còn có đài hoa màu xanh nữa đấy!

+ Phần cành hoa gồm có những gì nào? ( cô mời 1 trẻ )

 => Cô chốt: Cành hoa hồng dài, cứng, trên cành có nhiều lá màu xanh đấy. Chúng mình nhìn xem lá hoa hồng như thế nào?

 Đúng rồi, lá hoa hồng có nhiều răng cưa. Ban ngày những chiếc lá hấp thụ ánh sáng để tạo O¬¬2 cho không khí trong lành đấy. Một số cành hoa còn có gai nữa, khi cầm các con chú ý kẻo bị gai đâm nhé!

- Các con ơi, hoa hồng không chỉ đẹp mà chúng còn có mùi hương nữa đấy. Không biết mùi hương của hoa hồng như thế nào, cô mời các con cùng cầm hoa lên và ngửi xem mùi hương hoa hồng như thế nào?

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 11441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Môn: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá “Hoa Hồng, Hoa Cúc” - Chủ đề: Thực vật., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Môn: Khám phá khoa học Đề tài: Khám phá “Hoa Hồng, Hoa Cúc” Chủ đề: Thực vật. Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi Số lượng: 22 Trẻ Thời gian: 25 phút Ngày soạn: 7/11/2017 Ngày dạy: 16/11/2017 Người soạn: Đinh Thị Huyền Người dạy: Đinh Thị Huyền Đơn vị: Trường mầm non Tân chi I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Trẻ gọi đúng tên hoa hồng, hoa cúc. - Nhận biết được một số đặc điểm ( cánh, cành, lá, nhị, màu sắc, mùi hương) của hoa hồng và hoa cúc. - Trẻ biết hoa để trang trí, làm đẹp và là quà tặng. 2. Kỹ năng. - Trẻ có kỹ năng quan sát và so sánh, phân biệt, ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi và chơi trò chơi. - Phát triển ngôn ngữ, phát âm chính xác. 3. Thái độ. - Trẻ vui thích khi được cùng nhau khám phá về hoa. - Biết bảo vệ và chăm sóc hoa, không ngắt lá bẻ cành. II/ CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô. - Máy tính, giáo án, giáo án điện tử. Nhạc bài hát “ Màu hoa”; “ Ra vườn hoa”. - Mô hình vườn hoa xuân. - 1 bông hoa hồng đỏ và 1 bông hoa cúc vàng ( bông hoa cúc có 5 lá) - Que chỉ, 2 lọ hoa. 2. Đồ dùng của trẻ. - 6 lá hoa cúc, 6 lá hoa hồng, 6 bông hồng đỏ, 6 bông cúc vàng chơi trò chơi. - Mỗi trẻ có 1 bông hồng đỏ và 1 bông hoa cúc vàng. - Quần áo gọn gàng 3. Đội hình. - Đội hình chữ U, trẻ ngồi trên thảm. III. CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú đẫn dắt vào bài. (2 phút) - Các con ơi! Mùa xuân đã đến rồi đấy, mùa xuân các loài cây thi nhau đâm chồi nảy lộc và các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc thắm, làm cho vườn hoa xuân của chúng ta muôn màu rực rỡ đấy. - Chúng mình có muốn đến thăm vườn hoa xuân không nào? - Để cho không khí thêm vui, cô và các con cùng hát bài hát “ Màu hoa” nhé! (cô và trẻ vừa đi vừa hát) - Đã đến vườn xuân rồi, các con thấy vườn hoa xuân của chúng ta có đẹp không? - Các con thấy trong vườn hoa xuân có những loài hoa gì? => Đúng rồi, trong vườn hoa xuân có nhiều loài hoa đang đua nhau khoe sắc thắm đấy. Các con biết không, mỗi loài hoa đều có màu sắc khác nhau như màu đỏ tươi của hoa hồng nhung này, màu vàng của hoa mai, hoa cúc, màu hồng của hoa đào xen lẫn đó là những búp non xanh mơn mởn đấy. Tất cả đã làm nên một vườn hoa xuân thật rực rỡ phải không nào! 2. Nội dung ( 22 phút) - Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng và có những đặc điểm khác nhau đấy, các con có muốn cùng cô khám phá về các loài hoa không? - Hôm nay cô và các con sẽ khám phá về hoa hồng và hoa cúc nhé! Cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ để cùng cô khám phá nào.( trẻ về chỗ ngồi đội hình chữ u) a. Khám phá hoa hồng - Trước khi vào khám phá các con cùng tham gia trò chơi giải đố cùng cô nhé. - Lắng nghe! Lắng nghe! Hoa màu nhung đỏ. Cánh tròn xinh xinh. Gió thổi rung rinh. Hương thơm thơm ngát. Đố các con đó là hoa gì? - Cô có hoa gì đây? (cô giơ hoa hồng đỏ lên ). => Đúng rồi, bông hoa hồng này có mầu đỏ nên gọi là hoa hồng đỏ đấy. Các con nhắc lại nào! - Ai có nhận xét gì về hoa hồng đỏ nào? (cô mời 1 trẻ ) - Bạn bào có nhận xét khác nữa nào? (cô mời 1 trẻ) => Các con ạ, hoa hồng gồm có 2 phần: phần bông hoa và phần cành hoa đấy. - Các con thấy phần bông hoa có đặc đểm gì nào? ( cô mời 1 trẻ ) => Phần bông hoa gồm có nhiều cánh hoa xếp lại thành bông đấy, cánh hoa hồng to, màu đỏ, dạng tròn, cánh hoa rất mềm và mịn. Ở giữa bông hoa có nhị hoa, nhị hoa màu gì đây các con? ( Cô cầm hoa đi một vòng cho trẻ nhận biết). Bên dưới còn có đài hoa màu xanh nữa đấy! + Phần cành hoa gồm có những gì nào? ( cô mời 1 trẻ ) => Cô chốt: Cành hoa hồng dài, cứng, trên cành có nhiều lá màu xanh đấy. Chúng mình nhìn xem lá hoa hồng như thế nào? Đúng rồi, lá hoa hồng có nhiều răng cưa. Ban ngày những chiếc lá hấp thụ ánh sáng để tạo O2 cho không khí trong lành đấy. Một số cành hoa còn có gai nữa, khi cầm các con chú ý kẻo bị gai đâm nhé! - Các con ơi, hoa hồng không chỉ đẹp mà chúng còn có mùi hương nữa đấy. Không biết mùi hương của hoa hồng như thế nào, cô mời các con cùng cầm hoa lên và ngửi xem mùi hương hoa hồng như thế nào? - Ai có nhận xét gì về mùi hương của hoa hồng nào? ( cô mời 1-2 trẻ) => Các con ạ, hoa hồng có mùi hương thơm nhẹ, mùi hương của hoa còn được tinh chế thành những loại nước hoa rất thơm nữa đấy. - Đố các con biết hoa hồng được trồng để làm gì? ( 1- 2 trẻ trả lời) => Hoa hồng được trồng để làm cảnh và trang trí trong những ngày lễ, tết hay hội nghị đấy! Ngoài ra hoa hồng còn được phơi làm thuốc hay ngâm làm trà uống rất tốt cho cơ thể đấy các con ạ. * Mởi rộng: Ngoài hoa hồng đỏ ra hoa hồng còn có rất nhiều màu khác nhau, bạn nào có thể kể về một số loại hoa hồng khác nào? ( cô mời 1-2 trẻ). => Đúng rồi, hoa hồng có rất nhiều màu sắc như: hoa hồng vàng hoa hồng màu hồng, hoa hồng trắng, hoa hồng xanh.( cô cho trẻ xem một số loại hoa hồng có màu sắc khác nhau trên máy). - Các con vừa khám phá hoa gì nhỉ? b. Khám phá hoa cúc. - Lắng nghe! Lắng nghe! Nghe cô đọc câu đố xem câu đố về loài hoa gì nhé. “ Hoa gì tươi thắm sắc vàng. Cánh dài thường nở muộn màng vào thu” -> Đố các con biết đó là hoa gì nào? => Đúng rồi đấy, đó là hoa cúc vàng. - Hoa gì đây các con?( cô đưa bông hoa cúc ra hỏi trẻ). - Cả lớp nhắc lại nào? - Ai có nhận xét gì về hoa cúc vàng nào? ( gọi 1-2 trẻ) - Ai có ý kiến khác nào? ( gọi 1 trẻ). => Hoa cúc có phần bông và phần cành đấy. Không biết phần bông của hoa cúc như thế nào, cô mời các con cùng quan sát xem nhé! ( cô cầm hoa cúc đi một vòng cho trẻ quan sát) - Vừa rồi chúng ta đã được quan sát phần bông cúc rồi. Vậy ai có nhận xét gì về phần bông cúc nào? ( 1 trẻ trả lời) => Cô chốt: Phần bông cúc có rất nhiều cánh hoa đấy, cánh hoa cúc màu vàng có dạng dài và nhỏ, những cánh hoa xếp chồng lên nhau nở bung ra giống như là mâm xôi trông rất đẹp phải không các con. Đây chính là phần bông cúc đấy, còn đây là gì của hoa cúc nào? ( cô chỉ vào phần cành cho trẻ nhận biết) - Phần cành hoa cúc có đặc điểm gì, ai có nhận xét nào? ( gọi 1 trẻ ) => Các con ạ, cành hoa cúc màu xanh có lá mọc xung quanh, lá hoa cúc màu xanh có dạng sẻ thùy, cành hoa thì cứng đấy. ( cô vừa nói vừa chỉ vào các chi tiết cho trẻ nhận biết). - Các con thử đếm xem cành hoa cúc của cô có bao nhiêu lá ( cô chỉ vào lá và đếm cùng trẻ 1,2,3,4,5) - Cô mời các con hãy cầm cành hoa cúc của mình lên đếm xem có bao nhiêu lá nào? => Các con ạ, có cành hoa thì có 5 lá, cành thì 3 lá, lại có cành thì 2 lá và nhiều hơn nữa. Như vậy là cành hoa có rất nhiều lá đấy các con ạ. - Không biết hoa cúc có mùi hương như thế nào? Các con hãy cùng cầm hoa cúc và ngửi mùi hương nào. + Hoa cúc có mùi hương như thế nào? => Hoa cúc có mùi hương thoang thoảng, rất dễ chịu. - Hoa cúc được trồng để làm gì? - Hoa cúc rất đẹp, hoa cúc được dùng trang trí trong những ngày lễ tết, làm đẹp cho không gian, làm nước hoa, làm thuốc * Mở rộng: Hoa cúc có rất nhiều màu khác nhau, bạn nào giỏi kể về một số loại hoa cúc nào? (1 trẻ trả lời) => Hoa cúc có nhiều màu khác nhau như: màu tím, màu trắng, màu hồng, màu xanh này ( cô cho trẻ xem hình ảnh các loại hoa cúc trên máy tính) c. So sánh hoa hồng và hoa cúc. - Vừa rồi cô cùng các con vừa tìm hiểu về hoa gì? - Đố các con, hoa hồng và hoa cúc có đặc điểm gì giống nhau? (cô mời 1- 2 trẻ trả lời) => Đúng rồi, hoa hồng và hoa cúc giống nhau là chúng đều là một loài hoa, có cành có lá màu xanh, dùng để trang trí và làm đẹp cho không gian đấy. - Vậy bạn nào nói cho cô và các bạn biết hoa hồng và hoa cúc có đặc điểm gì khác nhau nào? ( cô mời 1- 2 trẻ trả lời) => Đặc điểm khác nhau là: Cánh hoa hồng có dạng tròn to, có màu đỏ, còn hoa cúc có cánh nhỏ dài màu vàng. Lá hoa hồng có răng cưa, còn lá hoa cúc thì là lá xẻ thùy đấy các con ạ. Mỗi loại hoa có mùi hương riêng. * Mở rộng - Ngoài hoa hồng và hoa cúc mà chúng mình vừa tìm hiểu ra, thì còn có rất nhiều loài hoa đẹp nữa. Hoa gì đây các con ( cô bật máy tính cho trẻ xem hình ảnh các loại hoa hoa ly, hoa đồng tiền, hoa sen, hoa hướng dươngvà gọi tên hoa) - Các con có biết ai trồng và chăm sóc ra những bông hoa này không? => Bác nông dân đã rất vất vả trồng, chăm sóc cho những vườn hoa đấy. Chúng mình cùng đến thăm bác nông đân xem bác trồng và chăm sóc hoa như thế nào nhé! (Cô cho trẻ xem cách trồng, chăm sóc hoa của bác nông dân trên máy tính và trò chuyện hỏi trẻ). + Bác nông dân đang làm gì đây?( Bác cuốc đất, làm luống ) + Tiếp đó bác làm gì?(Bác trồng cây con trên luống đấy) + Để có hoa đẹp bác chăm sóc như thế nào? => Bác phải tưới nước, bắt sâu, tỉa lá cây hoa sẽ nở những bông hoa đẹp cho mọi người ngắm đấy các con ạ. + Các con thấy hoa có đẹp không ? + Các con có yêu hoa không? + Yêu hoa các con cần làm gì? * Giáo dục: Các con nhớ chăm sóc và bảo vệ hoa nhé. Trong vườn trường cũng có rất nhiều hoa, các con không nên ngắt lá bẻ cành, mà chúng mình hãy cùng nhau bảo vệ, chăm sóc cho cây hoa nhanh lớn để cho chúng ta những bông hoa đẹp các con nhớ chưa? d. Trò chơi củng cố * Trò chơi 1 “ Hoa gì biến mất” - Cô thấy các con khám phá hoa hồng và hoa cúc rất giỏi, cô thưởng cho chúng mình một trò chơi mang tên “ Hoa gì biến mất”. - Cô có hoa gì đây nào?( cô bật hình ảnh hoa hồng, hoa cúc cho trẻ xem). - Các con hãy nhìn tinh xem hoa gì biến mất nhé. - Cả lớp trốn cô nào? - Cô đâu, cô đâu? Hoa gì biến mất? -> Tương tự như vậy tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. * Trò chơi 2: “ Thi ai nhanh”. - Các con chơi rất giỏi, cô thưởng cho các con một trò chơi về hoa nữa nhé! Trò chơi mang tên “ Thi ai nhanh”. Nào cô mời chúng mình cùng cầm hoa lên nào. - Cách chơi: Khi cô gọi tên hoa gì thì các con hãy chọn nhanh hoa đó giơ lên nhé.: + Chọn cho cô hoa hồng. + Chọn cho cô hoa cúc. + Lần này chúng mình chơi khó hơn nhé, khi cô nêu đặc điểm của hoa thì các con giơ hoa đó lên và gọi tên hoa nhé! Nào Các con sẵn sàng chơi chưa? (Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần) => Nhận xét, cắm hoa: Cô thấy bạn nào chơi cũng nhanh và giỏi đấy. Bây giờ cô có 2 lọ hoa rất đẹp, cô muốn các con hãy cắm hoa hồng của các con vào lọ có bông hoa hồng và cắm hoa cúc vào lọ có bông hoa cúc để tặng bác nông dân, các con nhớ là đừng ai cắm nhầm lọ hoa nhé! Nào chúng mình cùng cắm hoa nào! ( cô cho trẻ cùng cắm hoa, nhận xét, khen trẻ sau khi cắm hoa xong). * Trò chơi 3 “Hoa tìm lá, lá tìm hoa” - Cô còn có một trò chơi rất hay về hoa nữa đấy, trò chơi mang tên “ Hoa tìm lá, lá tìm hoa”. Nào, cô mời các con cùng đứng lên để chơi nào. - Cách chơi: Để chơi được trò chơi này, cô tặng mỗi bạn một chiếc lá hoặc một bông hoa đấy. Chúng mình sẽ cùng nhau hát một bài, khi nghe cô nói “ lá tìm hoa” những chiếc lá nhanh mắt tìm hoa và gắn chúng lại với nhau và ngược lại khi cô nói “ hoa tìm lá” thì những bông hoa phải nhanh chóng tìm đúng lá nhé. - Luật chơi: Hoa tìm đúng lá. Lá tìm đúng hoa. Bạn nào không tìm được hay cặp lá hoa tìm không chính xác bạn đó phải làm chú ếch con nhảy một vòng và kêu ộp ộp nhé! + Các bạn rõ cách chơi và luật chơi chưa? + Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần. Nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi. 3. Kết thúc ( 1 Phút) - Các con ơi, chúng mình vừa được khám phá về hoa gì nhỉ? => Chúng mình vừa được khám phá về hoa hồng và hoa cúc đấy. Cô thấy các con học rất giỏi, cô khen cả lớp một tràng pháo tay nào. Ngoài vườn trường mình cũng có một số loại hoa đấy, cô mời chúng mình cùng cô ra sân chơi và ngắm hoa nào. - Trẻ lắng nghe! - Trẻ trả lời! -Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời! - Trẻ trả lời! - Trẻ chú ý nghe cô. - Trẻ trả lời! - Trẻ về chỗ ngồi. - Nghe gì, nghe gì? - Trẻ trẻ lời! - Trẻ trả lời! - Trẻ nói tên hoa hồng. - 1 Trẻ trả lời! - 1 Trẻ trả lời! - 1 trẻ nhận xét. - Trẻ chú ý nghe cô. - 1-2 trẻ nhận xét - Trẻ trả lời! - Trẻ lắng nghe. - Trẻ cầm hoa lên ngửi hoa. - 1- 2 trẻ trả lời! - 1- 2 trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - 1-2 Trẻ kể tên các loại hoa hồng. - Trẻ lắng nghe. - 1-2 trẻ trả lời. - Nghe gì, nghe gì? - Trẻ trả lời. - Hoa cúc vàng. - Hoa cúc vàng. - 1 -2 trẻ trả lời. - 1 trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe và quan sát. - 1 trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ đếm cùng cô 1,2,3,4,5. - Trẻ cầm cành hoa đếm lá và trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ cầm hoa và ngửi hương. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ kể tên các loại hoa cúc. - Trẻ quan sát trên máy tính. - Trẻ trả lời. - 1- 2 Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - 1 -2 trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ xem và gọi tên hoa. - Trẻ trả lời. -Trẻ quan sát . - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ chơi cùng cô . - Trẻ lắng nghe. - Trẻ cắm hoa vào lọ. - Trẻ chú ý nghe cô. - Trẻ trả lời . - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ vừa đi ra ngoài vừa hát bài “ Ra vườn hoa”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLop 4 tuoi MTXQ HOAhong hoa cuc_12433436.doc
Tài liệu liên quan