Ôn bài hát “Bé ngoan”:
-Ai giỏi có thể lên hát bài hát giúp cô?
-Cô cùng trẻ ôn lại bài hát 2 lần.
-Tổ, tốp, cá nhân ôn lại bài hát.
-Cô hỏi:
+Cô vừa cho các con hát bài gì?
-Bài hát sẽ hay hơn và sôi động hơn khi cô Huế vừa hát bài hát vừa múa đấy các con ạ.
*Dạy vân động (múa) bài hát “Bé ngoan”
-Bây giờ, các con chú ý quan sát cô múa bài hát nhé.
+L1: Cô hát và múa cho trẻ xem.
Cô hỏi: cô vừa hát, múa bài gì các con?
-Cô mời trẻ đứng thành hình vòng cung, cô hát, múa thật chậm, rõ ràng từng câu cho trẻ xem,
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 13942 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Hoạt động âm nhạc - Chủ đề: Gia đình thân yêu của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề: Gia đình thân yêu của bé.
Đề tài: NDTT: Dạy múa bài hát “Bé ngoan” sáng tác Hồng Ngọc.
NDKH: Nghe hát “Cả nhà thương nhau” nhạc sĩ Phan Văn Minh.
Lứa tuổi: Nhà trẻ 24-36 tháng.
Thời gian: 15-20 phút.
Ngày soạn: 06/11/2017.
Người soạn, người dạy: Nguyễn Thị Huế.
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài hát ‘Bé ngoan” sáng tác Hồng Ngọc.
-Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, hồn nhiên của bài hát “Bé ngoan”.
-Trẻ biết nội dung bài hát “Bé ngoan”: Bạn nhỏ rất ngoan, biết chào hỏi người lớn khi đi học và khi về nhà.
-Trẻ biết tên bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh, cảm nhận được giai điệu và hiểu đơn giản nội dung bài hát.
2.Kỹ năng:
-Trẻ hát với giọng tự nhiên và hát đúng giai điệu bài hát cùng cô.
-Biết thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc.
-Phát triển khả năng chú ý có chủ đích và múa theo nhạc.
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ lễ phép, biết chào hỏi khi đi học và khi về nhà.
-Trẻ thích hát và tham gia các hoạt động cùng cô.
II.CHUẨN BỊ:
-Giáo án.
-Nhạc đàn bài hát “Bé ngoan”, “Cả nhà thương nhau”.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức, trò chuyện chủ đề:
-Cô gọi các con.
-Hôm nay, nghe tin lớp mình chăm ngoan học giỏi, có các cô trong trường đến tham dự lớp mình 1 tiết học. Các con hãy dành 1 chàng pháo tay dành tặng cho các cô nào.
-Các con ơi, đến với lớp mình hôm nay cô có mang tặng lớp chúng mình 1 trò chơi.Đó là trò chơi “Tạo dáng”.
Bây giờ, cô Huế sẽ là chim mẹ, các con là chim con, chúng mình cùng bay đến trường nào.
-Các chú chim ơi, đã đến trường mầm non rồi đấy. Khi đến trường các chú chim chào ai?
+Thế còn khi về nhà các chú chim chào ai?
-À, đúng rồi các chú chim rất là ngoan, khi đến lớp các chú chim chào các cô giáo và các bạn, còn khi về nhà các chú chim chào ông bà, bố mẹBây giờ cô Huế và các chú chim bay về tổ của mình nào.
-Các con ạ, vào mỗi buổi sáng, chúng mình được ông bà, bố mẹ đưa tới trường với những câu chào hỏi bi bô rất là ngộ nghĩnh và đáng yêu đúng không nào. Và nhạc sĩ Hồng Ngọc cũng rất là yêu những em bé ngoan và lễ phép với người lớn nên đã sáng tác 1 bài hát để dành tặng các con mà cô Huế cùng các con đã làm quen với bài hát đó. Ai giỏi có thể nhắc lại cho cô Huế tên bài hát nào?
-Rất giỏi, giờ cô cùng các con cất vang giọng hát để thể hiện bài hát nhé.
2.Nội dung:
a.Hoạt động 1: Ôn bài hát “Bé ngoan”, Dạy vân động (múa) bài hát “Bé ngoan”.
*Ôn bài hát “Bé ngoan”:
-Ai giỏi có thể lên hát bài hát giúp cô?
-Cô cùng trẻ ôn lại bài hát 2 lần.
-Tổ, tốp, cá nhân ôn lại bài hát.
-Cô hỏi:
+Cô vừa cho các con hát bài gì?
-Bài hát sẽ hay hơn và sôi động hơn khi cô Huế vừa hát bài hát vừa múa đấy các con ạ.
*Dạy vân động (múa) bài hát “Bé ngoan”
-Bây giờ, các con chú ý quan sát cô múa bài hát nhé.
+L1: Cô hát và múa cho trẻ xem.
Cô hỏi: cô vừa hát, múa bài gì các con?
-Cô mời trẻ đứng thành hình vòng cung, cô hát, múa thật chậm, rõ ràng từng câu cho trẻ xem, sau đó hướng dẫn trẻ từng động tác múa liên tiếp đến hết bài:
Câu 1: “Miệng em nói bí bô”: Hai tay các con vòng lên má, 1 ngón tay trỏ các con chỉ vào má”
Câu 2: “Biết chào ông chào bà”: Bước chân sang phải, hai tay chắp nhẹ trước ngực, nghiêng đầu và nhún.
Câu 3: “Biết chào cha chào mẹ”: Bước chân sang trái, hai tay chắp nhẹ trước ngực, nghiêng đầu và nhún.
Câu 4: “Em đến trường chào cô”: các con vỗ tay theo nhịp.
-Cô thực hiện múa lại 1 lần cho trẻ xem.
-Cô cho trẻ vận động cùng cô 4 lần.
-Cô mời tổ, nhóm, cá nhân múa đan xen.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
-Cô hỏi:
+CC vừa múa với cô bài gì?
+Của tác giả nào?
-Cuối cùng, cô và trẻ cùng múa lại bài hát 1 lần.
b.Hoạt động 2:Nghe bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh.
-Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Các con ơi, chúng mình sinh ra và lớn lên không chỉ bằng dòng sữa mẹ mà còn bằng tình yêu thương chứa chan của ba. Ba mẹ là người sinh ra các con, nuôi nấng và chăm sóc các con từng bữa ăn giấc ngủ. Có 1 bài hát cũng nói về tình cảm đó và bây giờ cô mời các con đến với những lời ca ngọt ngào qua bài hát “ Cả nhà thương nhau” của nhạc sĩ Phan Văn Minh do cô Minh Huế thể hiện.
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Cô hát diễn cảm thể hiện giai điệu bài hát.
Cô hỏi trẻ:
+Cô vừa hát bài hát gì?
+Bài hát của tác giả nào?
-Cô giảng nội dung bài hát:
Bài hát nói về tình cảm yêu thương của ba mẹ qua những lời hát ngọt ngào “Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta cùng thương yêu nhau. Xa là nhớ gặp nhau là cười”. Khi nghe bài hát này, cô Huế thấy nhớ và yêu ba mẹ của mình rất nhiều, còn các con có yêu ba mẹ của mình không?
-Cô hát L2 kết hợp múa minh họa.
-Cô hỏi:
+Cô vừa hát bài hát gì?
+Hôm nay, cô dạy các con múa bài hát gì?
-Cô giáo dục, động viên, khen gợi trẻ.
3.Kết thúc:
-Cô và trẻ cùng làm chim mẹ chim con bay ra ngoài.
-Dạ cô.
-Chào cô
-Chào ông bà
-Bài hát “Bé ngoan”.
-Trẻ thực hiện.
-BH “Bé ngoan”
-BH “Bé ngoan”
-BH “Bé ngoan”.
-TG “Hồng Ngọc”
-Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
Xuân Dục, ngàythángnăm 2017.
Người soạn
Nguyễn Thị Huế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoat ong voi am nhac day hat be ngoan_12305616.docx