Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 11: Vẽ trang trí: Màu sắc

 

* Màu bổ túc:

- Giáo viên cho học sinh quan sát cặp màu bổ túc và yêu cầu học sinh nêu nhận xét về sự tương tác giữa các màu khi đứng cạnh nhau.

- Học sinh quan sát và nhận xét các cặp màu.

- Giáo viên giới thiệu tranh ảnh ứng dụng của màu bổ túc trong cuộc sống.

 

docx6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 11: Vẽ trang trí: Màu sắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/2018 Tuần: 11 Ngày dạy: 31/10/2018 Tiết thứ: 11 Lớp dạy: 6A1 BÀI 11: VẼ TRANG TRÍ: MÀU SẮC. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS thấy được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí và trong đời sống. - HS biết phân biệt màu cơ bản, màu nhị hợp, các cặp màu bổ túc, gam màu nóng, gam màu lạnh. - HS biết cách pha màu theo ý thích. 2. Kĩ năng: - HS pha được những màu sắc theo ý muốn. 3. Thái độ: - HS trân trọng, yêu thích vẻ đẹp của các màu sắc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng điện tử, tranh - ảnh minh hoạ. 2. Học sinh: Màu nước, bút chì, tẩy. III. Phương pháp. Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát – nhận xét, phương pháp trực quan. IV. Tiến trình giờ dạy. 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu đặc điểm của rồng thời Lý? 3. Bài mới: Màu sắclà một trong những ngôn ngữ tạo hình của môn mĩ thuật. Để giúp các em hiểu hơn về sự kì diệu của màu sắc trong hội họa và trong đời sống , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài mới: Bài 11- Màu sắc. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu màu sắc trong thiên nhiên. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh về màu sắc trong thiên nhiên . - Học sinh quan sát. - Giáo viên đặt một số câu hỏi: + Màu sắc tồn tại ở đâu? + Màu sắc trong thiên nhiên được nhận biết dựa vào đâu? + Khi ánh sáng thay đổi màu sắc có thay đổi không? + Hiện tượng nào đôi khi xuất hiện sau cơn mưa vào mùa hè? + Cầu vồng có bao nhiêu màu? - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét, bổ sung: Màu sắc trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, màu sắc sẽ thay đổi phụ thuộc vào ánh sáng. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách pha màu. * Màu cơ bản: - Giáo viên giới thiệu 3 màu cơ bản và yêu cầu HS đọc tên các màu. - Học sinh quan sát, đọc tên. - Giáo viên giới thiệu đặc tính của màu và lý do gọi là màu cơ bản. * Màu nhị hợp: + = + = + = - Giáo viên hướng dẫn thị phạm về cách pha trộn màu với nhau để tạo ra màu nhị hợp. - Học sinh quan sát. - Giáo viên nhấn mạnh: Tỷ lệ màu khác nhau sẽ cho màu nhị hợp cũng khác nhau. - Ví dụ: + Nhiều Đỏ + ít Vàng = Đỏ cam. + Ít Đỏ + nhiều Vàng = Vàng cam. * Màu bổ túc: - Giáo viên cho học sinh quan sát cặp màu bổ túc và yêu cầu học sinh nêu nhận xét về sự tương tác giữa các màu khi đứng cạnh nhau. - Học sinh quan sát và nhận xét các cặp màu. - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh ứng dụng của màu bổ túc trong cuộc sống. - Học sinh quan sát. *Màu tưởng phản: - Giáo viên cho học sinh xem một số ứng dụng của màu tương phản trong trang trí. - Học sinh quan sát. - Giáo viên cho học sinh quan sát ứng dụng của màu tương phản trong đời sống. * Màu nóng. - Giáo viên cho học sinh xem tranh thực tế và yêu cầu học sinh đọc tên màu nóng có trong tranh. - Học sinh quan sát. - Giáo viên đặt câu hỏi: Màu nóng là gì? Có tác dụng như thế nào? * Màu lạnh. - Giáo viên cho học sinh xem tranh thực tế và yêu cầu học sinh đọc tên màu lạnh có trong tranh. - Học sinh quan sát. - Giáo viên đặt câu hỏi: Màu lạnh là gì? Có tác dụng như thế nào? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số loại màu vẽ thông dụng. - giáo viên cho học sinh quan sát một số loại màu. Giới thiệu về đặc tính và cách sử dụng một số loại màu đó. - Màu bột: ở dạng bột khô, khi sử dụng pha thêm keo và nước. - Màu nước: ở dạng tuýp hoặc dạng thỏi, khi sử dụng pha loãng với nước. - Màu sáp: màu ở dạng thỏi, màu tươi sáng. - Chì màu: Có màu tươi và mềm. I. Màu sắc trong thiên nhiên. - Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú. Ta có thể nhận biết được màu sắc là nhờ vào ánh sáng. - Màu sắc thay đổi tùy thuộc vào ánh sáng mạnh hay yếu. - Màu sắc dùng để trang trí cho các sự vật trong cuộc sống tươi đẹp và sinh động hơn. II. Màu vẽ và cách pha màu. 1. Màu cơ bản. Đỏ Vàng Lam - Còn gọi là màu chính hay màu gốc. - Từ 3 màu gốc có thể pha ra các màu khác nhau. - Nhưng các màu khác không thể pha lại ra 3 màu gốc. 2. Màu nhị hợp. - Là màu được tạo thành do 2 màu pha trộn với nhau. = Đỏ + Vàng = Cam = Đỏ + Lam = Tím = Lam + Vàng = Lục 3. Màu bổ túc. - Hai màu đứng cạnh nhau tôn vẻ đẹp của nhau lên và làm cho nhau nổi bật được gọi là màu bổ túc. - các cặp màu bổ túc: + Đỏ và Lục. + Tím và Vàng. + Cam và Lam. 4. Màu tương phản. - Là hai màu đứng cạnh nhau đối chọi với nhau về sắc độ, gây cảm giác mạnh mẽ gọi là màu tương phản. - Ví dụ: + Đỏ & Trắng. + Lam & Trắng. + Lam & Vàng. 5. Màu nóng. - Là màu gây cho ta cảm giác ấm, nóng. - Ví dụ: Đỏ, cam, vàng... 6. Màu lạnh. - Là màu gây cho ta cảm giác mát mẻ, lạnh lẽo. - Ví dụ: Lục, lam ,chàm tím... III. Một số loại màu thông dụng. - Màu nước. - Màu sáp. - Màu bột. - Chì màu. 4. Củng cố: + GV mời một số HS nhắc lại các màu trong gam màu nóng, lạnh, bổ túc, tương phản. + HS trả lời + GV nhận xét, củng cố. 5. Hướng dẫn hs làm bài tập ở nhà. - GV yêu cầu hs chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài học sau: bút chì, tẩy, màu sáp. 6. Rút kinh nghiệm. - Về nội dung:....................................................................................................................... - Về phương tiện:.................................................................................................................. - Về thời gian:....................................................................................................................... - Về học sinh:........................................................................................................................ Buôn Ma Thuột, ngày 17 tháng 10 năm 2018 Tổ trưởng Giáo viên Nguyễn Văn Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 10 Mau sac_12457289.docx