I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giáo dục học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng trong đó có học tập tốt. Luyện cho học sinh có khả năng tìm bố cục tranh theo chủ đề. Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh đề tài.
2. Kĩ năng: Học sinh biết áp dụng những kiến thức đã học vào vẽ tranh theo đề tài học tập tốt (thực hiện theo lời Bác dạy).
3. Thái độ: Học sinh luôn khắc ghi 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, thể hiện tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Minh hoạ cách vẽ.
- Một số bài vẽ tranh đề tài học tập của học sinh năm trước.
2. Học sinh: - Có đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Kiểm tra: (03 phút)
- Đồ dùng học tập.
2. Bài mới: (03 phút)
- Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là gì? Học sinh trả
66 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Trường THCS Thắng Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phút)
- Gọi tên các màu có sẵn trong thiên nhiên.
- Xem trước bài học sau.
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
TUẦN 12 - BÀI 11 vẽ trang trí
Tiết 12. MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh củng cố kiến thức về màu sắc, cách pha màu, tạo hoà sắc. Thấy được tầm quan trọng của màu sắc trong trang trí và trong cuộc sống con người.
2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được cách sử dụng màu khác nhau trong một số ngành trang trí ứng dụng. Biết pha trộn được một số màu, cách vẽ màu trong bài trang trí.
3. Thái độ: Học sinh thích nhận xét về màu sắc và cách sử dụng màu trong các hình thức trang trí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Một số đồ vật có áp dụng hình trang trí .
- Một số bài trang trí cơ bản.
- Một số bài vẽ có màu sắc đẹp.
- Tranh, ảnh sách giáo khoa.
2. Học sinh: - Sưu tầm một số tranh ảnh có mầu sắc.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (05 phút)
- Kể tên các cặp màu tương phản về sáng tối, nóng lạnh?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: (20 phút)
- Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí và một số đồ vật, gợi ý để học sinh thấy được sự phong phú của màu sắc trong trang trí.
- Cho học sinh quan sát hình sách giáo khoa. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Màu chủ đạo trong từng hình là màu gì?
+ Trong hình có những màu nào?
+ Theo em. Màu đóng vai trò gì trong trang trí?
- Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại có thể bổ sung.
- Giáo viên giải thích thêm.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng màu: (10 phút)
+ Màu sắc các đồ vật có giống nhau không?
+ Nếu một đồ vật có màu đậm, ta sẽ chọn màu như thế nào để trang trí ?
I. Màu sắc trong các lĩnh vực trang trí:
- Trong cuộc sống có nhiều đồ vật được trang trí rất đẹp, màu sắc phong phú tạo ra sự hấp dẫn và đẹp mắt.
II. Cách sử dụng màu trong trang trí:
- Trong trang trí màu cần phải hài hoà thống nhất.
- Tuỳ từng đồ vật được trang trí mà sử dụng màu khác nhau (cần phải có màu đậm và màu nhạt).
3. Củng cố: (08 phút)
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Đọc tên các màu ở hình a, b, c, d, e sách giáo khoa.
- Đại diện một nhóm trình bầy ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung.
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và giải thích thêm.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (02 phút)
- Tự chọn giấy màu xé dán thành một bài trang trí (hoặc dùng màu trang trí một trong các hình như: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, đường diềm, ....)
- Đọc trước bài học sau.
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
TUẦN 13 - BÀI 13 vẽ tranh:
Tiết 13. ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách thể hiện tình cảm yêu quý anh bộ đội qua tranh vẽ. Bước đầu nhận thức được nội dung và hình thức tranh đề tài, hiểu khái niệm về tranh đề tài, đề tài trong tranh vẽ.
2. Kĩ năng: Học sinh lựa chọn được đề tài khi vẽ, bố cục được hình mảng trong bức tranh hợp lí. Biết cách sử dụng đường nét, hình mảng, màu sắc ở mức độ dơn giản, phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu mến, quý trọng anh bộ đội cụ Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: - Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Minh hoạ các vẽ.
2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (1 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đề tài: (11 phút)
- GV: Chiếu 1 số hình ảnh bộ đội cho học sinh quan sát.
+ Em vừa quan sát những hình ảnh trên nói về ai?
+Đặc điểm của anh bộ đội như thế nào?
+ Anh bộ đội thường được gắn với vật dụng gì?
- GV chiếu một số hình ảnh như: Pháo, xe tăng, súng, lá ngụy trang, quân hàm.
+ Anh bộ đội thường hay làm những việc gì?
- GV chiếu một số hình ảnh bộ đội đang hoạt động.
+ Em hãy kể tên những anh hùng mà em biết trên màn hình
- GV chiếu hình ảnh các anh hùng
+ Em có thể kể tên 1 số các anh hùng mà em biết?
+ Em có biết ai là vị đại tướng huyền thoại của dân tộc ta đã đi vào thơ ca sử sách.
- GV chiếu hình ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp
+ Em định vẽ anh bộ đội với hoạt động cụ thể nào?
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và gợi ý thêm.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh các vẽ:
(06 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước vẽ trong phân môn vẽ tranh
- Cho học sinh quan sát các bước vẽ tranh
- Cho học sinh xem thêm một số bài vẽ của học sinh năm trước.
+ Em thích bài nào nhất và không thích bài nào? Vì sao ?
- GV củng cố.
* Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập:
(22 phút)
- Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài cá nhân, gợi ý thêm cho nhữnh học sinh còn lúng túng .
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
II. Cách vẽ:
- Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Bố cục.
- Vẽ hình.
- vẽ màu
* Bài tập:
- Vẽ 1 bức tranh về đề tài bộ đội trên khổ giấy A4.
3. Củng cố: (04 phút)
- Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng
+ Gọi 1 số bạn nhận xét
+ Giáo viên củng cố
4. Dặn dò: (01 phút)
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
TUẦN 14 - BÀI 13 vẽ tranh:
Tiết 14. ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách thể hiện tình cảm yêu quý anh bộ đội qua tranh vẽ. Bước đầu nhận thức được nội dung và hình thức tranh đề tài, hiểu khái niệm về tranh đề tài, đề tài trong tranh vẽ.
2. Kĩ năng: Học sinh lựa chọn được đề tài khi vẽ, bố cục được hình mảng trong bức tranh hợp lí. Biết cách sử dụng đường nét, hình mảng, màu sắc ở mức độ dơn giản, phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu mến, quý trọng anh bộ đội cụ Hồ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Minh hoạ các vẽ.
2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (05 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ3. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập:
(35 phút
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại cách vẽ đã học ở tiết trước. Cho học sinh xem thêm một số bài vẽ tranh đề tài bộ đội của học sinh năm trước.
- Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài cá nhân, gợi ý thêm cho nhữnh học sinh còn lúng túng .
III. Bài tập:
- Vẽ 1 bức tranh về đề tài bộ đội trên khổ giấy A4.
3. Củng cố: (04 phút)
- Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, giáo viên góp ý thêm cho các bài.
4. Dặn dò: (01 phút)
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
TUẦN 15 - BÀI 14 vẽ trang trí
Tiết 15 KIỂM TRA 45 PHÚT
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí đường diềm và biết áp dụng những kiến thức đã học vào phục vụ đời sống.
2. Kĩ năng: Học sinh vẽ được một bài trang trí đường diềm theo trình tự từng bước vẽ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức trang trí làm đẹp cuộc sông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đề, đáp án, thang điểm.
2. Học sinh: - Có đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Kiểm tra 43 phút
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
- Trang trí một đường diềm có kích thước 08cm x 20cm. (Màu và hoạ tiết tự chọn).
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
- Điểm đạt (những bài 5 đến 10 điểm).
- Điểm chưa đạt (những bài 0 đến 4,5 điểm).
Mức độ cần đạt
Điểm
Sắp xếp bố cục mảng, hình
- Sắp xếp được mảng chính, phụ trên hình trang trí.
(0,5 điểm)
- Sắp xếp mảng chính phụ cân đối, thuận mắt.
(0,5 điểm)
- Sắp xếp mảng chính phụ cân đối rõ trọng tâm.
(01 điểm)
Màu sắc, họa tiết
- Tìm được nhóm họa tiết phù hợp với hình trang trí.
(0,5 điểm)
- Phối hợp các gam màu với nhau, có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm. Sắp xếp được họa tiết theo mảng hình.
(0,5 điểm)
- Màu sắc đẹp, đậm nhạt phong phú. Biết phối hợp các màu. Tạo hòa sắc riêng. Họa tiết đẹp, hấp dẫn, mang tính trang trí cao.
(01 điểm)
Tính sáng tạo
- Trang trí được đường diềm theo ý thích.
(01 điểm)
- Sản phẩm mang phong cách sáng tạo riêng, độc đáo, hấp dẫn.
(02 điểm)
Tính ứng dụng
- Trang trí được đường diềm đơn giản.
(0,5 điểm)
- Vận dụng hình trang trí vào trang trí đường diềm.
(01 điểm)
- Vận dụng khéo léo những hình trang trí làm đẹp bài trang trí đường diềm.
(1,5 điểm)
Tổng điểm
10 điểm
3. Thu bài: 1 phút
4. Hướng dẫn học ở nhà:1 phút
- Chuẩn bị đồ dùng giờ học sau
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
BÀI 15 vẽ theo mẫu
Tiết 17 MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
( Tiết 1 - Vẽ hình )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật thông qua bố cục, nét vẽ. Nắm được hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ và đặc điểm của mẫu.
2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ và đặc điểm của mẫu. Vẽ được hình cân đối với khổ giấy và gần giống với mẫu.
3. Thái độ: Có thói quen quan sát, nhận xét đặc điểm cấu tạo của các đồ vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Mẫu vẽ hình trụ và hình cầu.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Một số bài vẽ có bố cục khác nhau.
- Minh hoạ các vẽ hình.
2. Học sinh: - Mẫu vẽ của nhóm.
- Đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (01 phút)
- Đủ đồ dùng học tập.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:(10 phút)
- Giáo viên bầy mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
+ Mẫu có những vật gì?
+ Nhận xét vị trí của vật?
+ So sánh kích thước của hình hộp và hình cầu?
+ Nhận xét về khung hình chung? khung hình riêng của từng vật mẫu là gì?
+ Nhận xét đặc điểm của hình hộp ?
+ Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu từ hướng nào ?
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phân tích kĩ hơn về đặc điểm của mẫu.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ tĩnh vật có bố cục khác nhau.
- Theo em, bài vẽ nào có bố cục đẹp, hợp lí?
- Giáo viên phân tích kĩ hơn cho học sinh hiểu hơn thế nào là bố cục hợp lí.
HĐ2. Hướng đẫn học sinh cách vẽ: (05 phút)
- Giáo viên dùng minh hoạ hướng dẫn học sinh cách vẽ theo trình tự từng bước vẽ.
- Giới thiệu thêm với học sinh một số bai vẽ của học sinh năm trước.
* Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập :
(24 phút)
- Yêu cầu các nhóm trao đổi bày mẫu sao cho phù hợp với cả nhóm.
- Giáo viên chỉnh sửa lại mẫu cho các nhóm.
- Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng.
I. Quan sát, nhận xét:
II. Cách vẽ:
1. Vẽ khung hình chung: H.1)
- Ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều rộng của toàn mẫu, vẽ phác khung hình chung.
H.1) H.2)
2. Vẽ khung hình của từng vật mẫu dạng hình trụ và hình cầu: H.2)
- Ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều rộng của từng vật mẫu, vẽ phác khung hình riêng của từng vật.
H.3) H.4)
3. Vẽ phác hình: H.3)
- Vẽ phác nét chính (bằng các nét thẳng và mờ).
4. Vẽ chi tiết: H.4)
- Dựa vào các nét vẽ phác để vẽ các nét chi tiết cho giống với mẫu hơn.
* Bài tập:
- Vẽ hình hình hộp và hình cầu trên khổ giấy A4.
3. Củng cố: (04 phút)
- Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự so sánh, nhận xét.
- Giáo viên góp ý thêm cho các bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút)
- Chuẩn bị mẫu của các nhóm giờ học sau (hình hộp và hình cầu).
- Chuẩn bị đủ đồ dùng học tập.
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
BÀI 16 vẽ theo mẫu
Tiết 18 MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
( Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật thông qua bố cục, nét vẽ. Nắm được hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ và đặc điểm của mẫu.
2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ và đặc điểm của mẫu. Phân biệt được và vẽ được các mức độ đậm nhạt khác nhau theo cấu trúc của mẫu.
3. Thái độ: Thích thú với thể loại tranh tĩnh vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Mẫu hình trụ và hình cầu .
- Minh hoạ gợi ý cách vẽ đậm nhạt.
- Một số bài vẽ tĩnh vật của học sinh năm trước.
2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập.
- Mẫu vẽ của nhóm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (03 phút)
- Đủ đồ dùng học tập.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ3. Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt: (10 phút)
- Hướng dẫn học sinh tìm hướng ánh sáng chính chiếu vào mẫu.
+ Hướng ánh sáng chính chiếu vào mẫu từ hướng nào?
+ Hình trụ và hình cầu có những mảng đậm nhạt nào?
- Giáo viên dùng minh hoạ, hướng dẫn học sinh cách phác các mảng đậm nhạt và vẽ đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
- Cho học sinh xem thêm một số bài vẽ tĩnh vật của học sinh năm trước. Lưu ý học sinh khi vẽ đậm nhạt phải luôn so sánh các mức độ đậm nhạt để diễn tả cho đúng, vẽ cả phần nền để bài vẽ có không gian.
* Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập:
(27 phút)
- Yêu cầu các nhóm trao đổi bày mẫu sao cho giống tiết 15, phù hợp với cả nhóm.
- Giáo viên chỉnh sửa lại mẫu cho các nhóm.
- Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng.
III. Cách vẽ đậm nhạt:
1. Quan sát và phác các mảng hình đậm nhạt.
- Xác định hướng ánh sáng chiếu vào mẫu.
- Phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
2. Vẽ đậm nhạt:
- Dùng nét để diễn tả đậm nhạt theo các mức độ khác nhau.
- Luôn nhìn mẫu để so sánh với độ đậm nhạt ở bài vẽ.
- Vẽ đậm nhạt cả phần nền để bài vẽ có không gian.
* Bài tập:
- Vẽ đậm nhạt theo bài 15 trên khổ giấy A4.
3. Củng cố: (04 phút)
- Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học sinh tự so sánh, nhận xét.
- Giáo viên góp ý thêm cho các bài.
4. Dặn dò: (01 phút)
- Đọc trước bài sau bài 19 .
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
BÀI 18 vẽ trang trí
Tiết 16
KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nâng cao hơn về nhận thức, cách tiến hành bố cục bài trang trí cơ bản. Sử dụng các hoạ tiết vào bài trang trí hài hoà uyển chuyển.
2. Kĩ năng: Học sinh biết lựa chọn những hoạ tiết hợp lí vào trang trí hình vuông, sắp xếp được bố cục tương đối chặt chẽ.
3. Thái độ: Học sinh thích thú với việc trang trí trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Đề, đáp án, thang điểm.
2. Học sinh: - Có đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Thi kiểm tra chất lượng học kì I - thời gian 45 phút
ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
- Trang trí một hình vuông cạnh 16 cm. (màu và hoạ tiết tự chọn).
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
- Điểm đạt (những bài 5 đến 10 điểm).
- Điểm chưa đạt (những bài 0 đến 4,5 điểm).
Mức độ cần đạt
Điểm
Sắp xếp bố cục mảng, hình
- Sắp xếp được mảng chính, phụ trên hình trang trí.
(0,5 điểm)
- Sắp xếp mảng chính phụ cân đối, thuận mắt.
(0,5 điểm)
- Sắp xếp mảng chính phụ cân đối rõ trọng tâm.
(01 điểm)
Màu sắc, họa tiết
- Tìm được nhóm họa tiết phù hợp với hình trang trí.
(0,5 điểm)
- Phối hợp các gam màu với nhau, có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm. Sắp xếp được họa tiết theo mảng hình.
(0,5 điểm)
- Màu sắc đẹp, đậm nhạt phong phú. Biết phối hợp các màu. Tạo hòa sắc riêng. Họa tiết đẹp, hấp dẫn, mang tính trang trí cao.
(01 điểm)
Tính sáng tạo
- Trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài.
(01 điểm)
- Bài trang trí mang phong cách sáng tạo riêng, độc đáo, hấp dẫn.
(02 điểm)
Tính ứng dụng
- Trang trí được một hình vuông đơn giản.
(0,5 điểm)
- Vận dụng hình trang trí vào trang trí hình vuông.
(01 điểm)
- Vận dụng khéo léo những hình trang trí làm đẹp bài trang trí hình vuông.
(1,5 điểm)
Tổng điểm
10 điểm
3. Thu bài:
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc trước bài 17
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
TUẦN 20 - BÀI 19 thường thức mĩ thuật
Tiết 19 TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được nguần gốc, đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác tranh dân gian (tiêu biểu là tranh Đông Hồ và Hàng Trống), cách thức làm tranh và chất liệu sử dụng.
2. Kĩ năng: Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian Việt Nam. Biết cách thể hiện nét và màu của tranh dân gian.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích và quý trọng các tác phẩm mĩ thuật Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài.
- Nghiên cứu tài liệu (sách giáo khoa, sách giáo viên).
2. Học sinh: - Sách giáo khoa và vở viết.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tranh dân gian.(12 phút)
- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Em biết những dòng tranh nào thuộc dòng tranh dân gian?
+ Tranh dân gian thường được dùng trong những dịp nào?
+ Đề tài trong trong tranh dân gian thường phản ánh điều gì?
- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm.
- Giáo viên kết luận lại.
HĐ2. Tìm hiểu về hai dòng tranh dân gian chính: (25 phút)
a. Tìm hiểu về dòng tranh Đông Hồ:
- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, giới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Vì sao gọi là tranh Đông Hồ?
+ Tranh Đông Hồ được sản xuất như thế nào?
+ Tranh Đông Hồ chủ yếu phục vụ tầng lớp nào?
- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.
- Giáo viên kết luận lại.
b. Tìm hiểu về dòng tranh Hàng Trống:
- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận.
+ Vì sao gọi là tranh Hàng Trống?
+ Tranh Hàng Trống được sản xuất như thế nào?
+ Tranh Hàng Trống chủ yếu phục vụ tầng lớp nào?
- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm.
- Giáo viên kết luận lại.
HĐ3. Tìm hiểu đặc điểm của hai dòng tranh: (03 phút)
- Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa.
+ Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống có những giá trị nghệ thuật nào?
- Học sinh trả lời, giáo viên kết luận lại.
I. Vài nét về tranh dân gian:
- Là thể loại tranh nằm trong dòng tranh nghệ thuật cổ, được sản xuất ở một số địa phương như: Đông Hồ, Hàng Trống, ....
Tranh thường dùng trong dịp tết còn được gọi là tranh tết, tranh phục vụ cho tín ngưỡng còn được gọi là tranh thờ.
II. Hai dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống:
1. Tranh Đông Hồ.
- Được sản xuất tại làng Đông Hồ -Thuận Thành - Bắc Ninh. Được các nghệ nhân khắc lên ván gỗ và in lên giấy gió quét màu điệp. Mỗi bức tranh được in trên nhiều bản khắc khác nhau.
Nguyên liệu chủ yếu được lấy từ tự nhiên.
VD: Màu đỏ lấy từ sỏi đỏ tán mịn, màu vàng lấy từ cây gỗ vang hay hoa hoè, ... .
Tranh chủ yếu phục vụ cho tầng lớp nhân dân lao động.
2. Tranh Hàng Trống.
- Dòng tranh này xưa kia được bày bán ở phố Hàng Trống (nay thuộc Hoàng Kiếm - Hà Nội) nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc in nét đen còn lại màu tự tô bằng tay. Đường nét mảnh mai, tinh tế và chau chuốt. Tranh chủ yếu phục vụ cho các đối tượng ở tầng lớp trung lưu và thị dân.
III. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian:
- Hai dòng tranh rất chú trọng đến bố cục, đường nét và màu sắc.
- Tranh có vẻ đẹp hài hoà, có tính khái quát cao, có cảm giác gần gũi với người xem.
- Đông Hồ và Hàng Trống là hai dòng tranh tiêu biểu cho dòng tranh cổ Việt Nam.
3. Củng cố: (04 phút)
- Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống?
4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút)
- Xem tranh và ôn lại bài theo câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập bài học sau (Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam).
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................
Lớp 6b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................
Lớp 6c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................
TUẦN 21 - BÀI 24 thường thức mĩ thuật
Tiết 20 GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết được một số đề tài của tranh dân gian Việt Nam.
2. Kĩ năng: Học sinh nhớ được một số tranh tiêu biểu.
3. Thái độ: Có ý thức gìn giữ nền văn hoá đặc sắc của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Sưu tầm 1 số tranh dân gian Việt Nam.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa và vở viết.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (05 phút)
- Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hai bức tranh Đông Hồ: (18 phút)
a. Tìm hiểu về bức tranh Gà “Đại Cát”.
- Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa và giới thiệu tranh. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Em có nhận xét gì về hình ảnh chú gà trong tranh?
+ Em thử đưa ra ý kiến về ý nghĩa bức tranh gà theo quan niệm của người dân lao động xưa?
- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm.
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.
b. Tìm hiểu về bức tranh “Đám cưới chuột”.
- Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa và giới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận thảo luận.
+ Em có nhận xét gì về bức tranh “Đám cưới chuột”? (về ý nghĩa, bố cục, hình vẽ và màu sắc).
- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.
HĐ2. Tìm hiểu về hai bức tranh Hàng Trống: (17 phút)
a. Tìm hiểu về bức tranh “Chợ quê”.
- Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa và gới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Bức tranh “Chợ quê” thuộc đề tài gì?
+ Em thử kể tên các hoạt động có ở trong tranh?
- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.
B. Tìm hiểu về bức tranh “Phật Bà Quan Âm”.
- Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa và gới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Em có nhận xét gì về hình vẽ, bố cục, màu sắc của bức tranh “Phật Bà Quan Âm”?
- Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm.
- Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại.
.
I. Hai bức tranh Đông Hồ:
1. Tranh Gà “Đại Cát”.
- Là một chú gà trống có dáng oai vệ, hùng dũng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông.
- Tranh được in trên giấy gió, quét hồ điệp, bố cục hài hoà, hình và màu sắc đơn giản, có tính khái quát cao.
2. Đám cưới chuột .
- Tranh đả kích nạn tham nhũng và ức hiếp dân lành của tầng lớp thồng trị phong kiến xưa.
- Bố cục hình ngang dàn đều, hình thức diễn tả hợp lí, hóm hỉnh và sinh động.
II. Hai bức tranh Hàng Trống:
1. Chợ quê.
- Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt, mang nhiều sắc thái văn hoá. Chợ ngoài việc mua bán còn là nơi hò hẹn, gặp gỡ.
- Cách vẽ và đường nét tinh tế, diễn tả nhân vật có đặc điểm, thần thái, màu sắc tươi nguyên tạo nên sự sống động cho bức tranh.
2. Phật Bà Quan Âm .
- Tranh thuộc đề tài tôn giáo. Phật Bà Quan Âm ngự trên toà sen toả ánh hào quang rực rỡ. Đứng chầu hai bên là Kim Đồng và Ngọc Nữ.
- Tranh được tô màu theo lối vẽ truyền thống đã tạo được sắc độ đậm nhạt và chiều sâu của bức tranh.
* Hai dòng tranh đã đạt được giá trị nghệ thuật to lớn trong nền nghệ thuật dân gian Việt Nam. Màu sắc tươi sáng, bố cục chặt chẽ, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người xem
3. Củnh cố: (04 phút)
- Em hãy nêu đặc điểm của tranh Gà, tranh Đám cưới chuột, tranh Chợ quê, tranh Phật Bà Quan Âm?
4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút)
- Đọc bài và ôn lại bài theo câu hỏi gợi ý sách giáo khoa.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập bài sau. Vẽ theo mẫu: Bình đựng nước và hình hộp.
Ngày dạy: Lớp 6a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ........
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12308724.doc