1 .MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Hiểu cách lựa chọn bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc phù hợp với nội dung bài tranh đề tài.
- Học sinh biết cánh thể hiện một bức tranh đề tài.
1.2.Kỹ năng:
- Biết sử dụng các yếu tố vẽ tranh phù hợp với bài học.
- Vẽ được 1 bức tranh trò chơi dân gian.
1.3. Thái độ: Biết trân trọng trò chơi dân gian.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên:
- Sưu tầm tranh của các hoạ sĩ và HS về đề tài này .
- Tranh minh hoạ các bước vẽ, hình vẽ
3.2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, màu
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
- Kiểm tra sĩ số hs
3.2. Kiểm tra miệng:
3.3. Tiến trình dạy học:
82 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 - Tiết 1 đến tiết 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm như thế nào?(Tìm tỉ lệ và phác nét thẳng)
+Cĩ được hình dáng của mẫu ,bước cuối cùng ta làm gì?(Vẽ chi tiết bằng những nét cong)
] GV minh họa và phân tích cụ thể từng bước.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài
-Giáo viên theo dõi học sinh làm bài,
giúp học sinh tìm tỉ lệ khi còn lúng túng
-Giáo viên chỉ vào mẫu thật để học sinh quan sát sửa những chổ cần thiết
- GV lưu ý:khi vẽ phải quan sát mẫu thật kỹ thường xuyên để nắm bắt tỉ lệ cho đúng
-GV động viên khích lệ HS làm bài.
I. Quan sát, nhận xét
+Các bộ phận cái ấm tích cĩ dạng hình gì?
Cổ hình bầu dục
Vai hình chóp cục
Thân hình trụ
Vòi cong không đều
+Các bộ phận cái bát cĩ dạng hình gì ?
Miệng bát hình bầu dục
Thân hình chóp cụt
Chân bát hình trụ
II.Cách vẽ :
-Vẽ khung hình chung của mẫu.
-Phác khung hình riêng từng vật mẫu.
-Ước lượng tỉ lệ các bộ phận và phác nét chính.
-Vẽ chi tiết.
III.Luyện tập:
Em hãy vẽ mẫu cái ấm tích và cái bát (Vẽ hình)
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết (củng cố hệ thống hóa kiến thức
- Giáo viên chọn 4 bài vẽ của học sinh đính trên bảng yêu cầu HS nhận xét về:
+ Bố cục
+ Tỉ lệ
+ Hình vẽ
- Học sinh: nhận xét, học sinh khác bổ sung.
- Giáo viên :nhận xét, chỉ ra những ưu đđiểm khuyết đđiểm của từng bài để HS nhận ra và tự điều chỉnh.
4.2. Hướng dẫn Học sinh tự học:
- Về nhà tự bày mẫu và hoàn thành bài vẽ ở lớp
- Chuẩn bị tiết: 14 “CÁI ẤM TÍCH VÀ VÁI BÁT” (Vẽ đậm nhạt).
Tiết PPCT: 14 Ngày soạn: 23/11/2016
Tuần dạy: 14 Lớp dạy: 7a1,4,5,2,3
CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
(Tiết 2 – Vẽ đậm nhạt)
Bài:24
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được các độ đậm nhạt sáng tối, màu sắc trên mẫu( mức độ đơn giản)
- Học sinh hiểu biết được ba mức độ đậm nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc cái ấm tích và cái bát.
1.2. Kỹ năng:
- Vẽ được các mảng đậm nhạt chính của mẫu, bước đầu gợi được không gian.
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm trong bài vẽ
- Học sinh vẽ được ba mức độ đậm nhạt(đậm, đậm vừa và nhạt) gần giống mẫu.
1.3. Thái độ :
- Hiểu được vẻ đẹp của các mức độ đậâm nhạt của ấm tích và cái bát.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo Viên :
Mẫu thật cái ấm tích và cái bát.
Tranh minh hoạ các bước vẽ theo mẫu.
2.2. Học Sinh:
Giấy A4, bút chì, tẩy...
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra sĩ số hs:
3.2. Kiểm tra miệng:
- Gọi 2 hoặc 3 học sinh nộp bài vẽ
- Nhận xét : + Bố cục
+ Hình vẽ
3.3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vào bài
Gv treo một số bài vẽ đậm nhạt ở các vật mẫu khác nhau cho hs quan sát nhận xét.
? Em hãy nhận xét các bài diễn tả các mức độ đậm nhạt như thế nào.(thể hiện đủ các mức độ và theo cấu tạo của mẫu)
Hs :trả lời
Gv: nhận xét, kết luận: Hôm nay để vẽ được như thế chúng ta cùng tìm hiểu bài 24: “ CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT_ vẽ đậm nhạt”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
Giáo viên yêu cầu học sinh bày mẫu, đối chiếu với hình trong bài vẽ
? Hướng sáng chính từ phái nào (Trái qua phải)
? Như vậy bóng đỗ ngả về đâu (phảiõ)
? Quan sát mẫu cho biết có mấy mưcù độ đậm nhạt
? Đậm nhất ở phía nào, đậm vừa, sáng
? Độ đậm nhạt giữa hai mẫu như thế nào (ấm sáng hơn cái bát)
? Sự chuyển tiếp độ đậm nhạt giữa hai vật ra sau (sáng đến tối)
Vẽ theo mẫu là chúng ta phải quan sát kỹ để nắm bắt đặc điểm, chất liệu, các mức độ đậm nhạt để vẽ cho đúng mẫu.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
- Gv: Các em nhắc lại các bước vẽ đậm nhạt
Hs trả lời: phác mảng đậm nhạt; vẽ mảng đậm trước, nhạt sau; hoàn thành các mức độ đậm nhạt.
- GV chỉ vào mẫu thật và nói các mảng đậm nhạt không bằng nhau
-Nét vẽ đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu cong ,đứng hay nghiêng
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài
- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài
- Giúp học sinh tìm đậm nhạt khi còn lúng túng
- GV lưu ý: Phải quan sát mẫu thật kỹ để nắm bắt ánh sáng của mẫu
I. Quan sát, nhận xét
Hướng sáng
Độ đậm nhạt
II. Cách vẽ:
- Phác mảng đậm nhạt
- Vẽ mảng đậm trước, mảng nhạt sau.
- Hoàn thành các mức độ đậm nhạt ở mẫu và tạo không gian
III. Thực hành:
-Vẽ cái ấm tích và cái bát
(Vẽ đậm nhạt)
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết (củng cố hệ thống hóa kiến thức
- Giáo viên dán 4 bài của học sinh nhận xét
+ Bố cục
+ Hình vẽ
+ Đậm nhạt
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
4.2. Hướng dẫn Học sinh tự học:
- Về nhà hoàn thành bài vẽ ở lớp
- Chuẩn bị tiết 15: “ CHỮ TRANG TRÍ”
Tiết PPCT: 15 Ngày soạn: 5/12/2016
CHỮ TRANG TRÍ
Tuần dạy: 15 Lớp dạy: 7a1,4,5,2,3
Bài 13 – Vẽ trang trí
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được cách lựa chọn bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc phù hợp với nội dung bài trang trí ứng dụng.
- Biết phân biệt về tính chất, đặc điểm các loại hình trang trí ứng dụng
1.2. Kĩõ năng:
- Nâng cao khả năng vẽ trang trí.
- Biết sử dụng các yếu tố trang trí, cách tạo dáng đồ vật phù hợp với bài trang trí.
- Bước đầu cĩ khả năng sáng tạo theo ý của mình.
1.3. Thái độ:
- Hs cĩ ý thức học tập và biết sáng tạo trong bài làm của mình.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: 2.2. Học sinh:
Một số mẫu chữ trang trí. Giấy vẽ, bút chì,màu, tẩy...
Một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
Kiểm tra sĩ số học sinh.
3.2 Kiểm tra miệng
GV gọi 3 hoặc 4 bài nhận xét: HS: nhận xét
+ Bố cục. GV: nhận xét, đánh giá xếp loại.
+ Hình vẽ.
+ Độ đậm nhạt.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài
Gv giới thiệu một số ảnh kiểu chữ trang trí cho hs quan sát
-Chữ trang trí có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Hs trả lời
Gv nhận xét, hướng dẫn hs tìm hiểu bài mới
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV giới thiệu một số mẫu chữ
? Nội dung chữ là gì (tên trường, tên người, tên môn học...)
? Các kiểu chữ như thế nào (chữ chân phương, chữ có chân, chữ Fane...)
? Màu sắc (tươi sáng rực rỡ)
HS trả lời.
GV nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh cách trang trí.
? Cách tạo chữ trang trí gồm những bước nào (chọn kiểu chữ, phác dòng chữ và hình minh họa, phác nét chính, vẽ chi tiết, vẽ màu)
HS trả lời
GV nhận xét bổ sung:
- Chọn kiểu chữ: tuỳ theo nội dung mà chọn kiểu chữ cho phù hợp
- Phác dòng chữ tùy theo đồ vật cần trang trí mà có thể phác dòng chữ ngang, dọc, xiên, cong...
Hình minh hoạ phù hợp với nội dung
- Phác nét chính
- Vẽ chi tiết
- Vẽ màu: vẽ màu tươi sáng làm nổi bậc được chữ
GV minh họa các bước trên bảng.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài.
GV theo dõi quan sát HS làm bài.
GV khuyến khích học sinh tự sáng tạo chữ.
GV gợi ý cho những HS còn lúng túng
HS làm bài
I Quan sát nhận xét:
A B C D Đ E ...
A B C D Đ E ...
A B C D Đ E ...
II Cách vẽ:
- Chọn nội dung
- Phác dòng chữ và hình minh hoạ
- Phác nét chính
- Vẽ chi tiết
- Vẽ màu
III. Thực hành:
Trang trí một dòng chữ với nội dung tự chọn
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết (củng cố hệ thống hóa kiến thức
- GV treo bài của Hs lên bảng và hướng dẫn HS quan sát nhận xét về :
+ Nội dung.
+ Kiểu chữ.
+ Màu sắc.
- HS quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng mình .
- GV nhận xét và đánh giá chung .
- GV tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt.
4.2. Hướng dẫn Học sinh tự học:
- Hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị: Tiết 16
Tiết PPCT: 16 Ngày soạn : 11/12 /2 016
Tuần dạy: 16 Lớp dạy: 7a1,4,5,2,3
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
Bài:15
Tiết 1: Vẽ hình
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: HS ôn lại kiến thức vẽ tranh vàphát huy được trí tưởng tượng sáng tạo
1.2 Kĩ năng: Vẽ được một bức tranh đề tài theo ý thích.
1.3 Thái độ: HS có ý thức vẽ một bức tranh đề tài.
2.TRỌNG TÂM
- Hs làm bài đúng yêu cầu đề ra và hoàn thành tốt bài vẽ
3. CHUẨN BỊ:
- Đề kiểm tra
3.2 Học sinh:
-Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ...
4 TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra sĩ số học sinh:
4.2 Kiểm tra miệng:
Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV hướng dẫn HS chọn nội dung đề tài, cách vẽ tranh đề tài.
HS làm bài.
* CÁCH ĐÁNH GIÁ:
* Loại giỏi:
1 BỐ CỤC :
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ
- Có hình ảnh chính, hình ảnh phu.ï
2 NỘI DUNG :
- Thể hiện rõ nội dung đề tài.
- Hình ảnh rõ ràng, phù hợp, sinh động.
3 MÀU SẮC :
- Màu sắc tươi sáng, có đậm nhạt, tạo được không gian xa gần
* Loại khá:
1 BỐ CỤC :
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ
- Có hình ảnh chính, hình ảnh phụ
2 NỘI DUNG :
- Thể hiện rõ nội dung đề tài
- Hình ảnh rõ ràng, phù hợp
3 MÀU SẮC :
- Màu sắc tươi sáng, có đậm nhạt.
* Loại trung bình:
1 BỐ CỤC :
- Bố cục hợp lý.
- Có hình ảnh chính, hình ảnh phụ
2 NỘI DUNG :
- Thể hiện được nội dung đề tài.
- Hình ảnh phù hợp
3 MÀU SẮC :
-Màu sắc phù hợp với nội dung.
* Kết luận: bài nào từ trung bình trở lên được đánh giá là Đ (đạt);các trường hợp còn lại(dưới trung bình)được đánh giáCĐ (chưa đạt).
Đề tài : TỰ CHỌN
Tìm chọn nội dung bài học:
Quê hương, biển đảo, an toan giao thông, gia đình
Cách vẽ:
Như các bài học vẽ tranh đề đã học.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV thu bài và kiểm tra sĩ số bài
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học :
Chuẩn bị tiết 18, Kiểm tra hoc kì 1
Tiết PPCT: 18 Ngày soạn: 27/12/2016
Tuần dạy: 18 Lớp dạy: 7a1,4,5,2,3
TRANG TRÍ LỊCH TREO TƯỜNG
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Hiểu được cách lựa chọn bố cục, hình mảng, đường nét, màu sắc phù hợp với nội dung bài trang trí ứng dụng.
- Biết phân biệt về tính chất, đặc điểm các loại hình trang trí ứng dụng
1.2 Kỹ năng:
- Nâng cao khả năng vẽ trang trí.
- Biết sử dụng các yếu tố trang trí, cách tạo dáng đồ vật phù hợp với bài trang trí.
- Bước đầu cĩ khả năng sáng tạo theo ý của mình.
1.3 Thái độ:
- Học sinh yêu thích việc trang trí trong cuộc sống
2. CHUẨN BỊ:
1.1. Giáo viên:
Một số mẫu bìa lịch
Tranh ảnh giới thiệu về trang trí bìa lịch
Một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
2.2.Học sinh:
Giấy vẽ, bút chì, tẩy...
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
3.2 Kiểm tra miệng:
Nhận xét bài kiểm tra HK1
3.3. . Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài
Năm mới đến mọi nhà ai cũng đều trang trí những cái mới. Điều quan trọng là phải có một bìa lịch để đánh dấu một năm mới. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu và trang trí một bìa lịch treo tường cho năm mới
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
GV giới thiệu một số bìa lịch treo tường
HS: quan sát và trả lời một số câu hỏi:
? Nêu mục đích và ý nghĩa của lịch (để biết thời gian và trang trí)
? Nêu chất liệu của lịch (bìa cứng, gỗ, giấy)
? Hình dáng chung của bìa lịch (hình vuông.HCN,elip)
? Tỉ lệ chiều ngang và chiều cao như thế nào (cân đối)
? Chủ đề là gì (mùa xuân và các hình ảnh về mùa xuân)
? Cách sắp xếp vị trí của tranh ảnh và dòng chữ như thế nào (cân đối)
GV: nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh cách trang trí.
HS chọn bìa lịch trang trí và tìm tỉ lệ chiều dài và chiều rộng.
GV: gợi ý HS chọn họa tiết có hình dáng đường nét màu sắc mang yếu tố trang trí.
GV: Nội phải cụ thể rõ ràng và sinh động gần gũi với cuộc sống
Có thể dùng hình về bản thân gia đình, có thể xé dán giấy
Xác định nội dung khuôn khổ bìa lịch
Phác mảng chữ, mảng hình
Xác định họa tiết
Dùng màu phải nổi bậc trọng tâm
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài.
GV: nhắc HS cần liên tưởng các hình ảnh định vẽ quen thuộc.
GV: theo dõi quan sát HS làm bài.
GV: gợi ý cho những HS còn lún tún
HS: làm bài.
I. Quan sát nhận xét:
II. Cách vẽ:
- Xác định khuôn khổ bìa lịch
- Vẽ phác mảng chữ, mảng hình.
- Vẽ chi tiết.
- Vẽ màu
III. Thực hành:
Trang trí một bìa lịch treo tường theo ý thích
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết (củng cố hệ thống hóa kiến thức
GV: treo bài của Hs lên bảng và hướng dẫn HS quan sát nhận xét về :
+ Nội dung.
+ Bố cục .
+ Màu sắc.
HS: quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng mình .
GV: nhận xét và đánh giá chung .
GV: tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt.
4.2. Hướng dẫn Học sinh tự học:
- Sưu tầm thêm các bìa lịch mà em thích.
- Chuẩn bị b20
KÍ HỌA
Tiết PPCT: 20 Ngày soạn: 6/1/2017 Tuần 20 - Bài 18 Lớp dạy: 7a3,4,1,2,5
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Bước đầu nắm được khái niệm chung về kí họa.
- Hiểu được kí họa tốt sẽ giúp cho quan sát, nhận xét và phác hình trong vẽ theo mẫu tốt hơn.
- Hiểu được kí họa tốt có tác động trực tiếp đến các phân môn vẽ trang trí, vẽ tranh.
1.2 Kỹ năng:
- Kí hoạ được một số đồ vật, cây cảnh, con vật quen thuộc.
- Vẽ nhanh một số dáng người đơn giản bằng nét.
- Có khả năng quan sát nhận nhanh xét nhanh hình dáng, tỉ lệ của mẫu chính xác hơn.
1.3 Thái độ:
- Học sinh biết yêu quí cuộc sống xung quanh.
2. CHUẨN BỊ:
2.1Giáo viên:
Một số bài kí hoạ
Tranh minh họa các bước vẽ
Một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
2.2 Học sinh:
Giấy vẽ, bút chì, tẩy...
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
Kiểm tra sĩ số học sinh:
3.2 Kiểm tra miệng
Gv nhận xét bài thi của hs .
3.3. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1: Vào bài
- Em hiểu như thế nào là kí họa?
Hs :trả lời
Gv: nhận xét, kết luận: Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính qua cảm xúc của người vẽ. Hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 18 “ KÍ HỌA”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khái niệm của kí họa
GV giới thiệu một số bài kí hoạ
HS quan sát và trả lời một số câu hỏi:
?1) Bố cục bài như thế nào?(chặt chẽ)
?Chất liệu nào có thể kí hoạ ( bút chì,bút mực, than)
? Hình ảnh ra sao (rõ ràng)
? Kí hoạ là gì (ghi lại nét chính)
GV nhận xét bổ sung chúng ta vẽ tổng thể trước, sao đó vẻ nét sau
GV giới thiệu các bài vẽ theo mẫu để học sinh nhận xét sự khác nhau giữa kí họa và vẽ theo mẫu.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh cách kí họa
? Vẽ kí hoạ như thế nào, các bước tiến hành
HS nêu các bước để kí họa:
+ Quan sát nhận xét đối tượng
+ So sánh ước lượng tỉ lệ
+ Vẽ bao quát , nét chính
+ Vẽ chi tiết
GV nhận xét và minh hoạ các bước kí họa lên bảng các đồ vật hiện có ở lớp để học sinh quan sát.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài.
GV nhắc HS cần xác định bố cục đối tượng, góc nhìn
Cách vẽ, đường nét
GV theo dõi quan sát HS làm bài.
GV gợi ý cho những HS còn lúng túng
HS làm bài.
I Khái niệm:
* Thế nào là kí họa?
Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính qua cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên cảnh vật và con người .
II Cách kí họa
- Quan sát
- Chọn hình dáng tiêu biểu
- So sánh tỉ lệ các bộ phận
- Vẽ nét bao quát, nét chính
- Vẽ nét chi tiết
III Luyện tập:
Kí hoạ một số đồ vật, hoa, lá, cây...
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết (củng cố hệ thống hóa kiến thức
GV treo bài của Hs lên bảng và hướng dẫn HS quan sát nhận xét về :
+ Bố cục .
+ Hình ảnh
+ Cách vẻ
HS quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng mình .
GV nhận xét và đánh giá chung .
GV tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt.
4.2. Hướng dẫn HS tự học: Tập kí hoạ npgoài trời
Tiết PPCT: 21 Ngày soạn: 17/1/2017 Tuần 21 - Bài 19 Lớp dạy: 7a3,4,1,2,5
KÍ HỌA NGỒI TRỜI
1 MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Bước đầu nắm được các bước tiến hành vẽ kí họa.
- Hiểu được kí họa tốt cĩ tác động trực tiếp đến phân mơn vẽ trang trí, vẽ tranh.
1.2 Kỹ năng:
- Biết vận dụng phối cảnh vào bài vẽ.
- Vẽ được hình từ bao quát đến chi tiết.
- Kí họa được các dáng người, cây, con vật đơn giản bằng nét.
1.3 Thái độ: Học sinh yêu thích những đồ vật gần gũi cuộc sống.
2. CHUẨN BỊ:
2.1 Giáo viên:
Một số bài kí hoạ
Tranh minh họa các bước vẽ
Một số bài vẽ của học sinh các năm trước.
2.2 Học sinh:
Giấy vẽ, bút chì, tẩy, bìa cứng...
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:
Kiểm tra sĩ số học sinh:
3.2 Kiểm tra miệng:
_ Goi 3 hoặc 4 bài của học sinh nhận xét
+ Bố cục
+ Hình ảønh
+ Nét vẽ
Hs nhận xét
Gv nhận xét, chỉ ra những mặt mạnh, yếu để hs tự điều chỉnh
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động1: Vào bài
Gv:? Có khi nào các em vẽ hình ảnh một số đồ vật bên ngoài chưa.
Hs trả lời
Gv:nhận xét, kết luận: Hôm nay chúng ta tìm hiểu và thực hiện vẽ ngoài trời qua bài: “ KÍ HỌA NGOÀI TRỜI”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát ngoài trời
GV giới thiệu một số bài kí hoạ
HS quan sát và trả lời một số câu hỏi:
? Bố cục bài như thế nào?(chăt chẽ)
? Nêu chất liệu vẽ là gì?( bút chì,bút mực, than)
? Hình ảnh ra sao? (rõ ràng)
? Tỉ lệ chiều ngang và chiều cao như thế nào (cân đối)
?Như vậy chúng ta vẽ như thế nào?
(lược bỏ chi tiết phức tạp)
GV hướng dẫn HS quan sát một số đồ vật.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh cách kí họa
HS chọn mẫu và tìm tỉ lệ chiều dài và chiều rộng.
Vẽ nét chính
Vẽ chi tiết
GV: Hình ảnh phải cụ thể rõ ràng và sinh động
Có thể vẻ bằng màu
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài.
GV nhắc HS cần xác định bố cục đối tượng, góc nhìn
Cách vẽ
Hình mảng, đường nét
GV theo dõi quan sát HS làm bài.
GV gợi ý cho những HS còn lúng túng
HS làm bài.
I. Quan sát nhận xét
- Chọn hình dáng tiêu biểu
- Sắp xếp vào trang giấy
- Thể hiện dáng động- tĩnh cho sinh đđộng
II Cách kí họa
- Tìm tỉ lệ và phác nét chính
- Vẽ nét bao quát
- Vẽ chi tiết.
III Thực hành:
Kí hoạ ngoài trời(con người, con vật, cây cối...)
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết (củng cố hệ thống hóa kiến thức
GV treo bài của Hs lên bảng và hướng dẫn HS quan sát nhận xét về :
+ Bố cục .
+ Hình ảnh
+ Cách vẽ
HS quan sát và nhận xét theo cảm nhận riêng mình .
GV nhận xét và đánh giá chung .
GV tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt.
4.2. Hướng dẫn HS tự học
Tập kí hoạ ngoài trời một số cảnh vật xung quanh.
Chuẩn bị Baaaif14 SGK: “MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN 1954”.
Tiết PPCT: 22 Ngày soạn: 19/1/2017
Tuần 22 - Bài 14 Lớp dạy: 7a3,4,1,2,5
THƯỞNG THỨC MĨ THUẬT
MĨ THUẬT VIỆT NAM
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1954
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam trong từng giai đoạn.
- Thấy được vai trò của các họa sĩ tham gia vào cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
- Hiểu sơ lược về một số họa sĩ và tác phẩm của họ.
1.2. Kĩ năng:
- Nhớ được năm thành lập trường CĐMTĐD, một số họa sĩ, tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nhớ được vài hoạt động của các họa sĩ trong Cách mạng tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
1.3. Thái độ:
- Biết trân trọng yêu quí những giá trị nghệ thuật, tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc qua hình ảnh chân dung của Bác .
2. CHUẨN BỊ:
2.1 Giáo viên:
Tài liệu về một số tác giả tác phẩm trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
Các phiên bản tranh của các họa sĩ.
2.2. Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh bài viết về các tác giả tác phẩm mĩ thuật được giới thiệu trong bài.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức.
3.2.Kiểm tra sĩ số học sinh.
3.3.Tiến trình dạy học:.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài
Gv nêu câu hỏi:
-Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX [ 1954 lịch sử Việt Nam đã xảy ra những sự kiện gì ?Bên cạnh đó mĩ thuật Việt Nam phát triển như thế nào?
Hs trả lời
Gv nhận xét, hướng dẫn hs tìm hiểu bài mới
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
GV giới thiệu một số hình ảnh về xã hội Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
GV yêu cầu HS sơ lược về bối cảnh lịch sử
HS trình bày:
Xã hội có nhiều chuyển biến năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nhân dân sống dưới hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến.
Với chính sách nô dịch về văn hóa, thực dân pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc. Với truyền thống hiếu học các hoạ sĩ nhanh chóng tiếp thu kĩ thuật hội hoạ phương Tây làm giàu thêm cho nền nghệ thuật dân tộc.
Năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Tám thành công, 2.9.1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
Các họa sĩ hăng hái đi theo cách mạng nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng, tình quân dân,tình cảm với Đảng và Bác Hồ.
Niềm vui độc lập chưa bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược. Cùng với tinh thần quyết chiến của đồng bào, các hoạ sĩ hăm hở kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ tham gia kháng chiến.với ba lô súng đạn và cặp vẽ, họ đã đi khắp nẻo đường của chiến dịch để vẽ về cuộc sống sôi động của cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 miền Bắc hoàn toàn giải phóng các họa sĩ trở về Thủ đô. Với các tư liệu ghi chép được trong kháng chiến, họ đã sáng tạo nên những tác phẩm mĩ thuật xứng đáng với tầm vóc dân tộc, nhiều tác phẩm còn để lại dấu ấn đến ngày nay.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số hoạt động Mĩ thuật
1/ Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930
? Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930 loại hình nghệ thuật nào được phát triển (kiến trúc cung đình, lăng tẩm, đền miếu phát triển)
? Hội họa phát triển như thế nào (chưa phát triển)
? Ai là người đi đầu cho nền hội họa mới, em biết gì về họa sĩ này (hoạ sĩ Lê Văn Miến ông theo học trường Mĩ thuật Pari)
HS trả lời.
GV bổ sung và giới thiệu hai tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Lê Văn Miến được vẽ năm 1898 – sơn dầu (Bình văn, Chân dung cụ Tú Mền).
Với chính sách nô dịch về văn hóa Pháp đã mở một số trường Mĩ nghệ nhằm đào tạo nhân tài phục vụ cho nước Pháp (Mĩ nghệ Thủ Dầu Một, mĩ nghệ Trang trí và Đồ hoạ Gia Định)
? Trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương thành lập năm nào (1925)
? Thế hệ hoạ sĩ, nhà điêu khắc đầu tiên học ở trường Mĩ thuật Đông Dương là những ai (Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn cẩn, Nguyễn Khang, Nguyễn Đỗ Cung...) các hoạ sĩ được đào tạo cơ bản, say mê sáng tạo, hình thành những phong cách mới.
HS trả lời.
2/ Từ năm 1930 đến năm 1945
?Mĩ thuật Việt Nam hình thành những phong cách như the
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MI_THUAT _7.doc