I, Mục Tiêu.
1. Kiến thức
-Học sinh nắm được đăc điểm của chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí.
-Nắm được phương pháp kẻ một dòng chữ in hoa nét đều.
2. Kỹ năng.
-Học sinh kẻ được một chữ in hoa nét đều
-Biết cách trình bày bố cục dòng chữ.
3. Thái độ.
-Học sinh có thái độ tích cực trong học tập.
-Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Bảng mẫu chữ in hoa nét đều.
- Một số chữ in hoa nét đều ở sách báo, tranh cổ động.
- Hình minh họa cách bố cục một dòng chữ.
- Bài kẻ chữ in hoa nét đều của học sinh lớp trước.
2. Học sinh.
- Đồ dùng học tập
6 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tuần 25 và 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn:03/02/2012
Bài 24: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN
(Tiết 2)
I.Mục tiêu:
1 Kĩ năng: -Hs biết chọn nội dung cho phù hợp với đề tài.
-Vẽ được 1 bức tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân.
- Bài vẽ thể hiện cảm xúc
2 Thái độ: -Hs có thái độ tích cực trong học tập.
-Thêm yêu thương quê hương
II. Chuẩn bị:
1 Học sinh: -Đồ dùng học tập.
III. Phương pháp:
- luyện tập
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: :L (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số,đồ dùng học tập.
2. Bài mới: :L (1 phút)
- Gv dẫn dắt vào bài mới. Bài 24: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN (Tiết 2)
Hoạt động của Gv-Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Thực hành:L (39 phút)
-Gv hướng dẫn học sinh làm bài.
-Hs lấy bài vẽ ở tiết trước ra và hoàn thành.
-Gv bao quát nhắc nhở hs cách thể hiện,chú ý thể hiện đặc điểm của từng vùng miền.Phong tục tập quán của từng vùng quê.
-Hs thể hiện bài theo cảm xúc của mình.
-Gv gợi ý hs sáng tạo cho bài vẽ thêm sinh động.Động viên,khích lệ hs có trí tưởng tượng phong phú.
-Hs hoàn thành bài,vẽ màu theo ý thích.
* Câu hỏi và bài tập:
Vẽ một bức tranh về đề tài ngày tết và mùa xuân.
Hoạt động 3: Nhận xét,đánh giá:L (3 phút)
-Gv hướng dẫn hs trưng bày và nhận xét bài vẽ.
-Hs trưng bày bài theo nhóm.
-Gv gợi ý hs nhận xét bài vẽ theo các nội dung
+Nội dung tranh vẽ?
+Hình tượng có phù hợp với đề tài không?+Bố cục thể hiện như thế nào?
+Màu sắc ra sao?
-Hs nhận xét theo cảm nhận riêng.
-Gv nhận xét,đánh giá bài vẽ.
-Nêu bài học đạo đức:Thêm yêu quê hương mình.
-Gv nhận xét chung tiết học.
4. Dặn dò,kết thúc::L (1 phút)
- Chuẩn bị cho bài học sau:
Bài 25: Vẽ trang trí
KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU
Tuần 26 Ngày Soạn: 25/02/2012
Bài 25: Vẽ Trang trí
KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU
I, Mục Tiêu.
1. Kiến thức
-Học sinh nắm được đăc điểm của chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí.
-Nắm được phương pháp kẻ một dòng chữ in hoa nét đều.
2. Kỹ năng.
-Học sinh kẻ được một chữ in hoa nét đều
-Biết cách trình bày bố cục dòng chữ.
3. Thái độ.
-Học sinh có thái độ tích cực trong học tập.
-Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Bảng mẫu chữ in hoa nét đều.
- Một số chữ in hoa nét đều ở sách báo, tranh cổ động...
- Hình minh họa cách bố cục một dòng chữ.
- Bài kẻ chữ in hoa nét đều của học sinh lớp trước.
2. Học sinh.
- Đồ dùng học tập
III. Phương pháp dạy học.
- Trực quan,
- Luyện tập, Vấn đáp, Đàm thoại, giải thích....
IV. Tiến trình dạy học.
Ổn định tổ chức. (1phút)
Kiểm tra bài cũ. (3phút)
?Cách vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân? Nhận xét bài vẽ.
4, Bài mới. (1phút)
Vào bài. KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:Quan sát,nhận xét (8 phút)
-Gv giới thiệu nguồn gốc của chữ Việt:Chữ tiếng việt hiện nay có nguồn gốc từ chữ La Tinh.Có nhiều kiểu chữ:Chữ nét to,nét nhỏ,chữ có chân,chữ hoa mĩ,chữ chân phương...
- Gv đưa ra một số mẫu chữ có trong sách báo...Để hs nắm được ứng dụng của chữ trong đời sống.
-Treo bảng mẫu mẫu chữ cái in hoa nét đều.
? Chữ in hoa nét đều có đặc điểm gì?
- Hs quan sát và nhận ra: -Chữ in hoa nét đều có các nét đều bằng nhau.
-Chữ có hình dáng chắc khỏe.
-Độ rộng hẹp của chữ có thể thay đổi.
? Hãy nêu những chữ chỉ có nét thẳng?
-Phân loại chữ:
- Hs:+Chữ chỉ có nét thẳng:A,E,H,N,L,I,M,T,K
,V,Y,X
? Chữ có nét thẳng và nét cong?
+Chữ có cả nét thẳng và nét cong:D,U,G
,R,B,Đ,U.
? Chữ chỉ có nét cong?
+Chữ chỉ có nét cong:O,Q,S,C.
- Gv nhận xét và kết luận:Chỉ lên đồ dùng và giới thiệu về độ rộng hẹp của các chữ có sự khác nhau.Chữ M,O có độ rộng lớn hơn chữ cái khác.Chữ I nhỏ hơn.
I. Đặc điểm của chữ in hoa nét đều:
-Chữ in hoa nét đều có các nét đều bằng nhau.
-Chữ có hình dáng chắc khỏe.
-Độ rộng hẹp của chữ có thể thay đổi.
-Phân loại chữ:
+Chữ chỉ có nét thẳng:A,E,H,N,L,I
,M,T,K,V,Y,X
+Chữ có cả nét thẳng và nét cong:D,U,G
,R,B,Đ,U.
+Chữ chỉ có nét cong:O,Q,S,C
A B C D Đ E G
H I K L M N O
P S T U V X Y
Hoạt động 2: Cách kẻ chữ.
-Gv kẻ lên bảng một vài chữ cái để hs hình dung ra cách kẻ.
- Treo hình minh họa cách kẻ chũ.
? Muốn kẻ một dòng chữ ta phải làm gì?
- Hs nêu cách kẻ chữ.
- Gv lấy ví dụ một khẩu hiệu một dòng chữ,hướng dẫn học sinh sắp xếp dòng chữ,
ngắt đoạn cho phù hợp.
- Gv làm mẫu,phân tích cách làm.
+ Bước 1:Sắp xếp chữ thành dòng.
Tìm tỉ lệ dòng chữ sắp xếp chữ thành dòng,có thể 1 hoặc 2 dòng tùy ý.Chú ý cách ngắt đoạn cho phù hợp.
+ Bước 2:Phân chia khoảng cách các con chữ trong dòng,chú ý khoảng cách giữa các chữ cái,các từ...tùy thuộc vào hành dáng đặc điểm của chữ để tìm khoảng trống cho hợp lí.
+ Bước 3:Phác hình dáng chữ cái,độ lớn của nét chữ bằng nhau.
+ Bước 4:Kẻ chữ đều,chú ý tới đặc điểm của nét chữ.Vẽ màu chữ trước,nền sau,nên sử dụng màu tương phản để làm nổi dòng chữ.
- Gv treo hình minh họa cách bố cục 1 dòng chữ,hỏi hs
? Theo em cách bố cục dòng chữ ở hình nào là hợp lí nhất?Ví sao?
- Hs quan sát và tìm ra hình có bố cục đẹp,nêu lí do.
- Gv nhận xét,giải thích:Không nên để khoảng cách giữa các chữ cái quá rộng hoặc quá hẹp.Khoảng cách giữa chữ H,I,N,M thường rộng hơn khoảng cách giữu các chữ H,O,C.
- Gv giới thiệu 1 số bài vẽ chữ nét đều của Hs lớp trước,phân tích để hs nhận ra vẻ đẹp hài hòa cân đối trong từng bài.
I. Cách kẻ chữ
1. Sắp xếp dòng chữ thành dòng.
2. Chia khoảng cách các con chữ cho hợp lí.
3. Phác hình dáng chữ.
4. Kẻ chữ và vẽ màu.
Hoạt động 3: Thực hành (18 phút)
-Gv Nêu nội dung của bài tập,hướng dẫn học sinh làm bài theo các nhân.
- Bao quát hs làm bài,chú ý nhắc nhở các em cách sắp xếp dòng chữ cho hợp lí,chia khoảng cách giữa các chữ cái phù hợp.
- Hs ước lượng chiều cao dòng chữ,phân chia khoảng cách các con chữ,kẻ chữ,vẽ màu như các bước đã hướng dẫn.
- Gv theo dõi,động viên hs làm bài.
- Hs hoàn thành bài.
*Câu hỏi và bài tập
Kẻ dòng chữ nét đều“ĐOÀN KÊT TỐT-HỌC TẬP TỐT“
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.(3 phút)
- Chọn một số bài vẽ tiêu biểu đề nhận xét,hướng dẫn học sinh nhận xét về các nộ dung sau:
?Bố cục dòng chữ?
?Màu sắc của bài ra sao?
Hs nhận xét bài theo cảm nhận riêng.
- Gv nhận xét,đánh giá bài.
- Nhận xét chung tiết học,
4. Dặn dò,kết thúc: (1 phút)
- Học bài và chuẩn bị cho bài học sau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mĩ thuật 6 ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN.docx