Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - TĐN số 9 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ văn chung và bài hát lượn tròn, lượn khéo

1. Nhạc sĩ Văn Chung:

- Tên thật là Mai Văn Chung, sinh ngày 20/06/1914 quê ở Phù Tiên - Hưng Yên

- Ông sáng tác ca khúc từ năm 1936, âm nhạc của ông hồn hậu, chất phác, trong sáng, đậm đà âm điệu dân gian.

- Ông mất ngày 27/08/1984.

 

docx3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - TĐN số 9 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ văn chung và bài hát lượn tròn, lượn khéo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7, Tiết 30 Tuần 30 Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 9 Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ VĂN CHUNG VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN, LƯỢN KHÉO I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết bài TĐN số 9 – Ngày đầu tiên đi học là phần đầu của bài hát cùng tên, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện. - HS hiểu biết vài nét về nhạc sĩ Văn Chung và nội dung bài hát Lượn tròn, lượn khéo 2. Kĩ năng: - HS thực hiện được đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 9 kết hợp gõ đệm. - HS thực hiện thành thạo biết nhạc sĩ Văn Chung là tác giả bài hát Lượn tròn, lượn khéo 3. Thái độ - Thói quen: HS có thêm hiểu biết về một nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của nền âm nhạc mới Việt Nam. cảm nhận được hình tượng đàn chim bay qua bài hát “Lượn tròn, lượn khéo” với nét nhạc nhẹ nhàng, mềm mại. - Tính cách: HS tích cực hơn trong học tập. II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: - TĐN số 9 – Ngày đầu tiên đi học. ANTT : Nhạc sĩ Văn Chung và bài hát lượn tròn, lượn khéo. III/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đàn, máy đĩa; đĩa nhạc; tranh nhạc, đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN số 9 – Ngày đầu tiên đi học; sưu tầm 1 vài bài nhạc khác của nhạc sĩ Văn Chung để dẫn chứng trong bài học. 2. Học sinh: vở ghi bài và đồ dùng học tập của học sinh. IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p) 2. Kiểm tra miệng: (5p) - GV: cho HS xung phong hoặc chỉ định 1-2 HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 8. - HS: cá nhân trả bài(đọc đúng nhạc, hát thuộc lời: Đ, ngược lại: CĐ). - GV: nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: TĐN số 9.(20p) - GV: ghi nội dung và treo tranh. - HS: ghi bài và quan sát. - GV: Đàn và bắt nhịp cho HS luyện thanh theo gam trưởng 1-2 lần. - HS: cả lớp luyện thanh. - GV: Hướng dẫn HS phân tích bài TĐN số 9 bằng các câu hỏi: + Bài TĐN gồm mấy câu so với toàn bộ bài hát đã học? (2 câu). + Bài TĐN này có sử dụng những kí hiệu nào mà trong bài học trước vừa giới thiệu. Hãy giải thích tác dụng của những kí hiệu đó? - HS: nghiên cứu, cá nhân trả lời câu hỏi. - GV: nhận xét, bổ sung. - GV: yêu cầu HS tập đọc tên nốt nhạc từng câu. - HS: 2 HS đọc. - GV: đọc nhạc, hát lời cả bài TĐN cho HS nghe qua 1 lần. - HS: cả lớp lắng nghe. - GV: Hướng dẫn HS tập đọc nhạc từng câu: GV đàn và đọc nhạc câu 1 (2-3 lần) yêu cầu HS nghe và đọc nhẩm theo, sau đó GV bắt nhịp cho HS đọc nhạc câu 1 (2-3 lần), GV chỉ định 1-2 HS khá đọc lại câu 1 cho các bạn nghe và tự điều chỉnh. Câu 2 tập tương tự câu 1 sau khi tập xong câu 2 thì GV bắt nhịp cho HS đọc nối lại với nhau. - HS: cả lớp tập đọc nhạc. - GV: nhận xét, sửa sai từng câu cho HS. - GV: yêu cầu HS đọc nhạc cả bài và ghép lời bài hát đã học ở tiết trước. - HS: cả lớp thực hiện. - GV: nhận xét, sửa sai cho HS. - GV: hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp bài TĐN. - HS: cả lớp thực hiện. - GV: nhận xét, sửa sai nếu có và tuyên dương HS. Hoạt động 2: ANTT: nhạc sĩ Văn Chung và bài hát lượn tròn, lượn khéo.(15p) - GV: ghi nội dung 2. - HS: cả lớp ghi bài. - GV: chỉ định HS đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ Văn Chung trong SGK trang 56. - HS: cá nhân đọc. - GV: giảng giải và hát 1 vài đoạn trích các bài hát của nhạc sĩ. - Hs: theo dõi và cảm nhận. - GV: chỉ định HS đọc phần giới thiệu về bài hát “Lượn tròn, lượn khéo” trong SGK trang 56. - HS: cá nhân đọc. - GV: giảng giải và trình bày bài hát cho HS nghe. - HS: cả lớp nghe và có thể hát theo GV. I. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 9 NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC (trích) Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện - Bài TĐN số 9 được viết ở giọng Đô trưởng theo nhịp. .- Bài TĐN là 2 câu đầu của bài hát Ngày đầu tiên đi học của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. II. Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ VĂN CHUNG VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN LƯỢN KHÉO 1. Nhạc sĩ Văn Chung: - Tên thật là Mai Văn Chung, sinh ngày 20/06/1914 quê ở Phù Tiên - Hưng Yên - Ông sáng tác ca khúc từ năm 1936, âm nhạc của ông hồn hậu, chất phác, trong sáng, đậm đà âm điệu dân gian. - Ông mất ngày 27/08/1984. 2. Bài hát Lượn tròn, lượn khéo : - Ra đời năm 1954. 4. Tổng kết: (3p) - GV: Cho HS xung phong trình hoặc chỉ định 1-2 HS trình bày bài TĐN số 9. - HS: cá nhân trình bày. - GV: nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá. 5. Hướng dẫn học tập: (1p) - Đọc nhạc, hát lời thuần thục bài TĐN số 9. - Học thuộc phần âm nhạc thường thức. - Chuẩn bị trước nội dung tiết học sau: Đọc trước lời bài hát “Hô-la-hê, hô-la-hô”. V/ PHỤ LỤC: (không có)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiet 29 TDN so 9 ANTT NS Van Chung va bai hatLuon tron luon kheo_12322420.docx