I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Giúp HS học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô
- Dạy các em kỹ thuật hát ca nông và kỹ thuật hát tốp ca, hát lĩnh xướng, hát xô.
- Giúp các em đọc tốt bài TĐN 10, qua bài TĐN giúp các em ôn luyện cách thể hiện nhịp 3/4
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng khởi động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ.
- Củng cố kỹ năng hát tốp ca và hát lĩnh xướng
- Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách.
3. Thái độ:
- Giáo dục các em có thêm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân loại trên thế giới.
- Giúp các em có thái độ nghiêm túc khi học tập đọc nhạc.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
- Làm tốt một số động tác mô phỏng cho bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô
- Đệm đàn, hát và chỉ huy tốt bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô và bài TĐN số 10.
- Bảng phụ chép bài TĐN số 10.
- Đàn Organ.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
- Chuẩn bị trước nội dung bài học như dặn dò ở tiết 31 để phát biểu, xây dựng bài học.
31 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong ngày vui đại thắng, tiến lên đoàn viên, cánh én tuổi thơ
Cho HS nghe bài hát một lần.
Hướng dẫn đọc lời.
GV: Hãy nêu nội dung bài hát?
HS: Trả lời: - Cho HS nghe bài hát
Đàn giai điệu cho HS nghe.
Hướng dẫn luyện thanh
Đàn từng câu 3 lần, hát mẫu 1 - 2 lần sau đó yêu cầu HS hát lại. Hết đoạn thì hát lại toàn đoạn.
Sau khi học từng câu thì cho HS hát toàn bài hoàn chỉnh.
Hướng dẫn vận động nhạc bài hát.
Cho HS hát và vận động nhẹ tai chổ theo bài hát.
Hướng dẫn từng tổ hát và vận động.
I. Học hát:
Bài Tiếng chuông và ngọn cờ Phạm Tuyên
1. Tác giả: Phạm Tuyên
- Sinh năm 1930. Là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà với nhiều ca khúc hay như: Như có Bác trong ngày vui đại thắng, tiến lên đoàn viên, cánh én tuổi thơ
- Âm nhạc của ông trong sáng, giản dị, đằm thắm, dễ hát, dễ thuộc
2. Nội dung:
Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn có cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
3. Học hát:
a. xuất xứ:
- Bài hát ra đời 1985 nhân dịp hưởng ứng phong trào thiếu nhi quố tế vì ngọn cờ hòa bình.
b. Giai điệu bài hát.
- Đoạn a “Trái đất của ta”.
Nhẹ nhàng mềm mại.
- Đoạn b “boong binh.... hòa bình” Âm nhạc trong sang khỏe mạnh.
4. Củng cố: (4 Phút)
Nhắc lại nội dung chính của bài học.
Hát hoàn thiện bài hát “Tiếng chuông và ngộn cờ”
5. Dặn dò: (1 Phút)
Chuẩn bị bài tiết sau.
Học bài và hát hoàn chỉnh bài hát.
Làm bài tập (1, 2) trong cuốn bài tập.
Tuần 5
Tiết 5 Ngày soạn: 18/ 9/ 2018
Học hát: VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA
( Dân ca Nam Bộ)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh biết vài nét sơ lược về dân ca Nam Bộ và một số nét về nhạc sĩ đặt lời Hoàng Lân
Giúp học sinh hát đúng giai điệu và lời bài hát “Vui bước trên đường xa”.
2. Kỹ năng:
Có kỹ năng phân tích các từ khó, biết sử dụng các ký hiệu âm nhạc.
Biết chia câu chia câu chia đoạn và nhận biết giai điệu và nội dung bài hát.
3. Thái độ:
Có thái độ yêu quý các làn điệu dân ca Việt Nam là bản sắc văn hóa dân tộc.
Giáo dục các em có lòng yêu âm nhạc, yêu trường lớp, yêu quê hương đất nước.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Băng mẩu bài hát “Vui bước trên đường xa”.
Đàn Organ - Máy casset.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
GV gọi một em HS lên bảng ghi các kí hiệu về trường độ ở tiết 4.
Hai HS lên đọc bài TĐN số 1.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
35 Phút
Học hát
Vui bước trên đường xa
Cho HS nghe bài hát
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
GV: Bài hát có xuất xứ từ đâu?
Trả lời:
GV: Hướng dẫn thêm
Bài hát thuộc làn điệu dân ca Nam bộ, được nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công
GV: Khái quát đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Lân
Hướng dẫn luyện thanh
HS: Thực hiện
GV: Nhắc nhỡ HS khi hát phải mạnh mẽ, hùng tráng, thể hiện tinh thần quyết tâm.
GV: Đàn từng câu nhiều lần cho HS nghe và yêu cầu HS hát lại. Sau đó cho cả lớp hát lại.
GV: Sau mỗi câu, đoạn đều hát lại toàn câu, toàn đoạn.
Hướng dẫn hoạt động nhạc.
Hướng dẫn hát và vận động theo nhạc bài hát.
Từng nhóm hát và vận động theo nhạc.
GV: Nội dung bài hát nói lên điều dì?
HS: Trả lời
I. Học hát:
Vui bước trên đường xa Dân ca Nam bộ
1. Xuất xứ:
Bài hát thuộc làn điệu dân ca Nam bộ, được nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lí con sáo Gò Công.
Sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân.
+ Tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Lân
+ Sinh ngay: 18/06/1942.
+ Quê Vĩnh Yên - Vĩnh phú
+ Cư trú tại Hà Nội.
2. Học hát:
a. Giai điệu.
Nhẹ nhàng, tình cảm, trong sáng
b. Nội dung
Với giai điệu vui tươi, trong sáng bài hát nói lên sự quyết tâm của thế hệ trẻ.
Lời bài hát nhắn nhủ chúng ta phải có tinh thần đoàn kết, dũng cảm con người mới vượt qua được khó khăn, thử thách
4. Củng cố: (4 Phút)
Nhắc lại nội dung chính của bài học.
Hát hoàn thiện bài hát “Vui bước trên đường xa”.
GV hệ thống bài.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Học bài và hát hoàn chỉnh bài hát.
Làm bài tập (1, 2) trong cuốn bài tập.
Chuẩn bị bài tiết sau
Tuần 8
Tiết 8 Ngày soạn: 9/ 10/ 2018
KIỂM TRA
(Thực hành)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Kiểm tra các bài đã học
2. Kỹ năng:
Trình bày thuần thục được các bài hát, TĐN theo lối hát đơn ca, song ca và một số động tác phụ họa.
3. Thái độ:
Lắng nghe, tiếp thu bài.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra - đánh giá.
III/ CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
Đàn và hát thuần thục các bài hát, bài tập đọc nhạc đã học trong học kì một
Chuẩn bị băng đĩa các bài hát
Học Sinh:
Hát, đọc thuần thục các bài hát và TĐN đã học
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Thống nhất về qui chế
3. Nội dung bài mới: (42 phút)
a/ Đặt vấn đề:
b/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (1 phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình thực hiện
HS: chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (1 phút)
GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
Ưu điểm:
Hạn chế:
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà tập luyện thêm.
4. ĐỀ KIỂM TRA: Đại diện nhóm lên bốc thăm và cả nhóm thực hiện bài thi.
ĐỀ 1:
Câu 1: Em hãy trình bày bài hát: “Tiếng chuông và ngọn cờ”
Câu 2: Nội dung bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ” ?
ĐỀ 2:
Câu 1: Em hãy trình bày bài hát: “Vui bước trên đường xa”
Câu 2: Nội dung bài “Vui bước trên đường xa” ?
ĐỀ 3:
Câu 1: Em hãy trình bày bài TĐN số 2:
Câu 2: Bảy tên nốt để ghi cao độ từ thấp đến cao là gì?
ĐỀ 4:
Câu 1: Em hãy trình bày bài TĐN số 3
Câu 2: Thế nào là nhịp 2/4?
4. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ CÁCH CHO ĐIỂM.
a. Phương pháp tổ chức.
Kiểm tra theo 4 đề, mỗi đề từ 5 - 6 học sinh.
Những học sinh đến lượt kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên.
Mỗi học sinh tham gia kiểm tra 1 lần, trường hợp đặc biệt giáo viên có thể cho kiểm tra lại lần 2 nhưng điểm không vượt quá 3.
b. Cách cho điểm.
ĐỀ 1:
Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác: Đ
Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ
Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác: Đ
Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ
ĐỀ 2:
Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác: Đ
Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ
Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác: Đ
Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ
ĐỀ 3:
Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác: Đ
Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ
Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác: Đ
Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ
ĐỀ 4:
Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác: Đ
Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ
Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác: Đ
Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ
LH: Maihoa131@gmail.com
Tuần 15
Tiết 15 Ngày soạn:27/ 11/ 2018
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Hát thuộc và biễu diễn 4 bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Hành khúc tới trường, Đi cấy.
Đọc đúng thang âm và các hình tiết tấu có trong 5 bài TĐN.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng thể hiện đúng sắc thái, đúng cao độ, trường độ 4 bài hát.
Rèn kỹ năng đọc nhạc, gõ phách, ghi nhớ âm hình tiết tấu 5 bài TĐN.
Rèn kỹ năng hát cá nhân, theo tổ nhóm.
3. Thái độ:
Yêu thích học tập bộ môn.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Máy đĩa.
Đĩa CD âm nhạc 6.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Ôn tập lại 4 bài hát đã được học.
Ôn lại 5 bài TĐN.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Lồng ghép vào phần ôn tập
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
20 Phút
Hoạt động 1: Vào bài
Ôn tập 4 bài hát:
a. Tiếng chuông và ngọn cờ
GV: Cho lớp nghe lại bài hát qua máy đĩa.
HS: Chú ý lắng nghe.
Bắt giọng cho cả lớp hát và vỗ tay theo phách.
HS: thực hiện.
GV: Chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Sửa sai cho HS.
Gọi 2-3 nhóm thực hiện.
Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gọi cá nhân hát.
GV: Nhận xét và cho điểm.
b. Vui bước trên đường xa
GV: Cho lớp nghe lại bài hát qua máy đĩa.
HS: Chú ý lắng nghe.
Bắt giọng cho cả lớp hát và vỗ tay theo phách.
HS thực hiện.
GV: Chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Sửa sai cho HS.
Gọi 2-3 nhóm thực hiện.
Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gọi cá nhân hát.
GV: Nhận xét và cho điểm.
c. Hành khúc tới trường
Thực hiện tương tự.
d. Đi cấy
Thực hiện tương tự .
Hoạt động 2: Ôn TĐN
a. TĐN số 1
GV: Đánh đàn cho lớp nghe lại bài TĐN số 1.
Cho cả lớp đọc lại bài kết hợp ghép lời vỗ tay theo phách.
GV: Chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Sửa sai cho HS.
Gọi nhóm thực hiện.
Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gọi cá nhân đọc.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét và cho điểm.
b. TĐN số 2
GV: Đánh đàn cho lớp nghe lại bài TĐN số 2.
Cho cả lớp đọc lại bài kết hợp ghép lời vỗ tay theo phách.
Chia lớp thành 2 dãy lần lượt thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Sửa sai cho HS.
Gọi nhóm thực hiện.
Gọi các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Gọi cá nhân đọc.
Gọi HS nhận xét.
GV: Nhận xét và cho điểm.
c. TĐN số 3
GV: Đánh đàn cho lớp nghe lại bài TĐN số 3
Cho cả lớp đọc lại bài kết hợp ghép lời, gõ phách.
Gọi nhóm - cá nhân đọc.
d. TĐN số 4
Thực hiện tương tự.
e. TĐN số 5
Thực hiện tương tự.
I. Ôn tập các bài hát:
a. Tiếng chuông và ngọn cờ
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
b. Vui bước trên đường xa
Theo điệu Lí Con Sáo Gò Công, dân ca Nam Bộ
Lời mới: Hoàng Lân
c. Hành khúc tới trường
Nhạc: Pháp
Lời việt: Phan Trần Bảng
Lê Minh Châu
d. Đi cấy
Dân ca: Thanh Hoá
II. Ôn tập các bài TĐN:
a. TĐN số 1
ĐÔ, RÊ, MI, PHA, SON, LA
b. TĐN số 2
Muà xuân trong rừng
c. TĐN số 3
Thật là hay
Nhạc và lời: Hoàng Lân
d. TĐN số 4
Nhạc: Mô-da
e. TĐN số 5
Vào rừng hoa
Nhạc và lời: VIỆT ANH
4. Củng cố: (4 Phút)
Hát và vỗ tay theo phách 2 bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, Đi cấy.
Đọc nhạc, ghép lời và gõ phách 2 bài TĐN số 3, 4.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Đối với bài học ở tiết học này :
Thuộc lời, hát đúng cao độ và tiết tấu 2 bài hát trên.
Đọc đúng yêu cầu 2 bài TĐN trên.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Ôn lại và hát nhuần nhuyễn 4 bài hát.
Đọc nhạc, ghép lời và gõ phách 5 bài TĐN
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com
Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi
Tuần 18
Tiết 18 Ngày soạn: 18/ 12/ 2018
KIỂM TRA
(Thực hành)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Khắc sâu thêm kiến thức cho HS
2. Kỹ năng:
Trình bày thuần thục được các bài hát, TĐN theo lối hát đơn ca, song ca và một số động tác phụ họa.
3. Thái độ:
Có thái độ ngiêm túc trong học tập thi cử
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra - đánh giá.
III/ CHUẨN BỊ:
Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
Đàn và hát thuần thục các bài hát, bài tập đọc nhạc đã học trong học kì một
Chuẩn bị băng đĩa các bài hát
Học Sinh:
Hát, đọc thuần thục các bài hát và TĐN đã học
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Thống nhất về qui chế
3. Nội dung bài mới: (42 phút)
a/ Đặt vấn đề:
b/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (1 phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình thực hiện
HS: chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (1 phút)
GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
Ưu điểm:
Hạn chế:
5. Dặn dò: (1 phút)
Về nhà tập luyện thêm.
4. ĐỀ KIỂM TRA: Đại diện nhóm lên bốc thăm và cả nhóm thực hiện bài thi.
ĐỀ 1:
1. Mỗi nhóm hs 2 em lên bốc thăm và trình bày một trong các bài hát sau đây (có phụ họa một số động tác)
Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên)
Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp)
2. Tập đọc nhạc một bài theo yêu cầu của giáo viên.
TĐN số 3: Thật là hay
TĐN số 4: Vào rừng hoa
ĐỀ 2:
1. Mỗi nhóm hs 2em lên bốc thăm và trình bày một trong các bài hát sau đây. (có phụ họa một số động tác)
Vui bước trên đường xa (Dân caNam Bộ)
Đi cấy (Dân ca Thanh Hoá)
2. Tập đọc nhạc một bài theo yêu cầu của GV
TĐN số 2 - Mùa xuân trong rừng
TĐN số 5 - Vào rừng hoa
4. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ CÁCH CHO ĐIỂM.
a. Phương pháp tổ chức.
Kiểm tra theo 4 đề, mỗi đề từ 5 - 6 học sinh.
Những học sinh đến lượt kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên.
Mỗi học sinh tham gia kiểm tra 1 lần, trường hợp đặc biệt giáo viên có thể cho kiểm tra lại lần 2 nhưng điểm không vượt quá 3.
b. Cách cho điểm.
ĐỀ 1:
Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác: Đ
Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ
Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác: Đ
Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ
ĐỀ 2:
Đọc đúng nốt nhạc
Đọc đúng cao độ
Xử lí đúng kí hiệu
Trình bày chưa đúng nốt nhạc, đúng cao độ và xử lí chưa đúng kí hiệu chưa hoặc chính xác: CĐ
LH: Maihoa131@gmail.com
HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 20 Ngày soạn: 08/ 01/ 2019
Học hát: BÀI NIỀM VUI CỦA EM
Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Giúp các em biết đôi điều về nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng 1 nhạc sĩ của tỉnh Quảng Nam.
Dạy các em hát đúng lời và giai điệu bài hát "Niềm vui của em" của nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng, 1 bài hát về chủ đề thiếu nhi Miền núi.
2. Kỹ năng:
Các em được tiếp tục củng cố kỹ năng học bài hát mới: Nhận biết các ký hiệu âm nhạc, cách sử dụng các ký hiệu âm nhạc trong bài hát, kết hợp ôn tập kiến thức về nhạc lí.
Củng cố kỹ năng phân tích các từ khó trong lời bài hát, chia câu, chia đoạn để lấy hơi và nhận biết giai điệu, nội dung bài hát.
Củng cố kỹ năng khởi động giọng.
3. Thái độ:
Các em cảm nhận được niềm vui của các bạn nhỏ miền núi khi được đi học vào ban ngày và mẹ của các em thì được đi học vào buổi tối.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Đàn, hát chỉ huy tốt bài hát "Niềm vui của em".
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh. Dự kiến cách tổ chức, điều khiển lớp.
Băng mẫu bài hát "Niềm vui của em"
Đàn Organ - Máy casset
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở, phách của học sinh
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
13 Phút
22 Phút
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả.
Nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng sinh vào năm nào?
Âm nhạc của ông như thế nào?
HS trả lời:
Cho HS nghe một số trích đoạn bài hát của ông.
Hoạt động 2:
Học hát
GV: Cho HS nghe mẫu bài hát
Hướng dẫn đọc lời.
Đàn giai điệu cho HS nghe.
Hướng dẫn luyện thanh
Đàn từng câu 3 lần, hát mẫu 1 -2 lần sau đó yêu cầu HS hát lại. Hết đoạn thì hát lại toàn đoạn.
Sau khi học từng câu thì cho HS hát toàn bài hoàn chỉnh.
Hướng dẫn vận động nhạc bài hát.
GV: Cho HS hát và vận động bài hát.
Hướng dẫn từng tổ hát và vận động.
Bài hát có giai điệu như thế nào?
Nội dung bài hát nói lên điều gi?
I. Học hát: Niềm vui của em
Nguyễn Huy Hùng
1. Tác giả:
Nguyễn Huy Hùng Sinh: 1954
Quê: Đại lộc - Quảng nam
Công tác: Đài phát thanh - Truyền hình Quảng nam.
Ca khúc: Tiếng hát bên dòng sông; Nhớ Vu Gia; Từ ước mơ hôm nay...
- Ông Là nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà với nhiều ca khúc hay - Âm nhạc của ông trong sáng, giản dị, đằm thắm, dễ hát, dễ thuộc
2. Học hát:
a. Nhận xét
- Viết ở nhịp 2/4.
- Sử dụng kí hiệu: Nhịp lấy đà.
Khung thay đổi, dấu nhắc lại, dấu hóa suốt, dấu luyến, dấu nối.
- Chia câu: 4 câu.
b. Giai điệu bài hát:
Nhẹ nhàng, tình cảm, vui tươi, hồn nhiên, trong sáng.
c. Nội dung:
- Với nét nhạc trong sáng,nhẹ nhàng bài hát nói tình cảm yêu thương đối với những bạn nhỏ và những bà mẹ vùng cao đang chăm chỉ lao động và học tập từng ngày.
4. Củng cố: (4 Phút)
HS nhắc lại các nội dung của bài học.
GV đàn, lớp hát 1 lần bài Niềm vui của em.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Về nhà học thuộc lời, giai điệu bài hát, kết hợp vận động theo nhạc.
Đọc trước các nốt nhạc và tìm các kí hiệu nhạc lí có trong bài TĐN số 6.
Tuần 22
Tiết 22 Ngày soạn: 22/ 01/ 2019
Nhạc lí: NHỊP 3/4 - CÁCH ĐÁNH NHỊP 3/4
Âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ PHONG NHÃ VÀ BÀI HÁT “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Giúp các em ôn lại nhịp 3/4, có khái niệm và biết cách sử dụng nhịp 3/4
Giúp các em biết cách đánh nhịp 3/4 áp dụng vào 1 số bài hát.
Các em biết được nhạc sĩ Phong Nhã là 1 nhạc sĩ nổi tiếng viết nhiều ca khúc cho thiếu nhi, trong đó có bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng".
2. Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng nghe giảng, ghi chép các ý cần thiết. Hiểu được ví dụ, áp dụng vào thực tế. Hiểu kiến thức nhạc lí áp dụng vào các bản nhạc, bài hát.
3. Thái độ:
Các em nhận thấy việc học nhạc lí là cần thiết để thể hiện đúng sắc thái tình cảm của một bài hát, bản nhạc.
Qua phần tìm hiểu về nhạc sĩ, HS biết trân trọng các nhạc sĩ đã dành tình cảm cho lứa tuổi thiếu nhi.Qua bài hát"Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"HS biết được tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Hát thuộc 1 số bài hát: Bụi phấn; Ngày đầu tiên đi học; Bài học đầu tiên; Cho con; Đếm sao; Đi ta đi lên: Kim Đồng; Nhanh bước nhanh nhi đồng;Cùng nhau ta đi lên...
CD một số bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã.
Đàn organ, máy catsset.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Chuẩn bị các yêu cầu như cô dặn ở tiết trước
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
GV: Gọi 2 hs lên bảng đọc bài TĐN số 6.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
13 Phút
12 Phút
10 Phút
Hoạt động 1: (Cả lớp)
Em hãy cho biết thế nào là số chỉ nhịp?
Căn cứ vào số chỉ nhịp hãy cho biết nhịp ba bốn có bao nhiêu phách trong 1 ô nhịp? Giá trị mỗi phách là bao nhiêu?
Giáo viên đúc kết cho học sinh ghi.
Hoạt động 2
Vẽ sơ đồ đánh nhịp ba bốn
Hướng dẫn cách đánh nhịp
Nhịp ba bốn đánh chú ý phân biệt rõ nhịp lên, xuống, ngang và lên
Giáo viên hướng dẫn các em đánh nhịp hoàn thiện
Hoạt động 3: (Cả lớp)
GV: Goi HS dọc bài.
HS: Đoc bài
Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã.
Cho biết đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã?
Cho biết một số tác phẩm của nhạc sĩ Phong Nhã?
Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu bài.
Cho HS nghe giai điệu bài hát
Nêu nội dung của bài hát này?
I. Nhạc lí:
1. Nhịp ba bốn
Nhịp ba bốn: gồm 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen, phách thứ nhất mạnh, phách thứ hai và ba nhẹ.
2. Sơ đồ cách đánh nhịp
Phách 1
Phách 2
Phách 3 333333dfdff 333
III. Âm nhạc thường thức
Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
1. Nhạc sĩ Phong Nhã:
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tường
Sinh: 4.4.1924
Quê: Duy tiên - Hà nam
Được ghi nhận là nhạc sĩ của tuổi thơ.
Được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về Văn học - Nghệ thuật.
Các ca khúc: Kim Đồng; Đội ta lớn lên cùng đất nước; Cùng nhau ta đi lên; Đi ta đi lên ...
2. Bài hát: "Ai yêu Bác Hồ..."
a. Sáng tác:1945
b. Giai điệu: Nhẹ nhàng, tình cảm, chân thành, tha thiết.
c. Nội dung: Bài hát là t.cảm kính yêu của các em thiếu nhi VNđối với Bác Hồ. Hình ảnh Bác Hồ sống mãi cùng non sông đất nước ta.
4. Củng cố: (4 Phút)
Cho HS hát lại bài hát.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
Chuẩn bị bài tiết sau
GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com
Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi
Tuần 26
Tiết 26 Ngày soạn:29/ 02/ 2019
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức nhạc lí và Âm nhạc thường thức, các bài hát và các bài TĐN đã học từ tiết 19 đến tiết 24, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết HKII.
2. Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng ôn tập nhạc lí, âm nhạc thường thức và các bài hát, bài TĐN.
Học sinh có kỹ năng vận dụng các kiến thức nhạc lí vào các bài hát, bản nhạc trong khi học các nhạc cụ. Biết tìm, nghe và cảm nhận về giai điệu, nội dung, ý nghĩa của các bài hát, bản nhạc của các nhạc sĩ Phong Nhã và nhạc sĩ Mô -da.
3. Thái độ:
Các em có nhận thức đúng đắn và nghiêm túc hơn trong việc chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.
HS tìm ra các phương pháp ôn tập cùng bạn để không lúng túng trong kiểm tra.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Hệ thống kiến thức ôn tập. Các CD ÂNTT đã học.
Đàn organ; Máy casset.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra trong khi ôn tập.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
8 Phút
7 Phút
Hoạt động 1
GV: Giới thiệu về nhịp 3/4
Hoạt động 2
GV cho lớp khởi động giọng, hát bài “Niềm vui của em” kết hợp vận động theo nhạc.
GV gọi hs nhắc lại phần nhạc lí đã học.
GV hướng dẫn hs thảo luận nhóm 4: Giúp nhau hiểu và viết vào bảng nhóm. Ghi tóm tắt các khái niệm, ví dụ nhịp
Các nhóm treo bảng thảo luận lên bảng lớn, lớp nhận xét, bổ sung, gv hoàn chỉnh bài và cho hs ghi bài vào vở.
HS thực hiện nhanh bài tập: Dùng vở chép nhạc viết các nốt nhạc lên khuông, vạch nhịp, đánh dấu > vào đầu các ô nhịp khi thực hiện gõ đệm thanh phách theo nhịp.
Kết thúc phần ôn tập nhạc lí gv đàn cho hs hát bài “Ngày đầu tiên đi học” kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hoạt động 3
Tập đọc nhạc theo tổ
Kiểm tra một số em
I. Ôn nhạc lí:
Nhịp
Mỗi ô nhịp có 3 phách
Mỗi phách có độ ngân =1 nốt đen
Phách 1 mạnh, phách 2 và phách 3 nhẹ.
II. Ôn bài hát:
1. Niềm vui của em (Em-2)
Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng
2. Ngày đầu tiên đi học (C-3)
Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
Lời: Thơ Viễn Phương
III. Ôn bài tập đọc nhạc
1.TĐN SỐ 6: Trời đã sang rồi.
2.TĐN SỐ 7 - Chơi đu.
10 Phút
IV. Ôn âm nhạc thường thức:
1. Nhạc sĩ Phong Nhã:
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tường
Sinh: 4.4.1924
Được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về Văn học-Nghệ thuật.
Các ca khúc: Kim Đồng; Đội ta lớn lên cùng đất nước; Cùng nhau ta đi lên; Đi ta đi lên, Đội ca, Bài ca sum họp ...
2. Bài hát:" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"
a. Sáng tác:1945
b. Giai điệu: Nhẹ nhàng, tình cảm, chân thành, tha thiết.
c. Nội dung: Bài hát là t.cảm của các em thiếu nhi VN đối với Bác Hồ kính yêu. Hình ảnh Bác Hồ sống mãi cùng non sông đất nước ta.
3. Sơ lược về nhạc sĩ Mô - da: (27.1.1756 - 5.12.1791) - Người nước Áo.
Được công nhận là một tài năng âm nhạc khi mới 3 tuổi.
Ông được mệnh danh là: Mặt trời của âm nhạc do âm nhạc của ông có tính chất.
Trong trẻo
Tươi sáng
Rực rỡ
Tài năng và sự nghiệp của ông đã đạt đến đỉnh cao chói lọi.
4. Củng cố: (4 Phút)
Hs nhắc lại các nội dung của bài học.
GV đàn cho cả lớp hát lại 1 lần bài hát “Ngày đầu tiên đi học” và TĐN số 7.
Giới thiệu với các em một số trích đoạn giao hưởng do Mô Da sáng tác
5. Dặn dò: (1 Phút)
Ôn tập toàn bộ các bài đã học từ tiết 19-24 (theo hệ thống tiết ôn tập), đọc thêm trong SGK, các kênh thông tin khác.
Tiết 26 kiểm tra 1 tiết.
LH: Maihoa131@gmail.com
Tuần 32
Tiết 32 Ngày soạn: 03/ 04/ 2019
Ôn bài hát: HÔ-LA-HÊ, HÔ-LA-HÔ.
Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 10
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Giúp HS học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô
Dạy các em kỹ thuật hát ca nông và kỹ thuật hát tốp ca, hát lĩnh xướng, hát xô.
Giúp các em đọc tốt bài TĐN 10, qua bài TĐN giúp các em ôn luyện cách thể hiện nhịp 3/4
2. Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng khởi động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ...
Củng cố kỹ năng hát tốp ca và hát lĩnh xướng
Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách...
3. Thái độ:
Giáo dục các em có thêm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân loại trên thế giới.
Giúp các em có thái độ nghiêm túc khi học tập đọc nhạc.
II/ PH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Am nhac 6_12403371.doc