I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- HS hát thuần thục bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
- HS làm quen với những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu thường dùng trong âm nhạc
2.Kĩ năng
-Hát lĩnh xướng,hát kết hợp một số động tác phụ họa.
3.Thái độ
-Thêm yêu nhân loại trên thế giới ,tình đoàn kết giữa các dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ
- Tìm các ví dụ dẫn chứng về các kí hiệu của âm thanh
2.Học sinh
-Sách âm nhạc 6,vở ghi
-Nhạc cụ gõ
10 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I
Tuần: 1 Ngày soạn: 20/8/2017
Tiết: 1 Ngày dạy: 23/8/2017
GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS
TẬP HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc
- Học sinh nắm sơ lược về các phân môn học hát, nhạc lý, tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.
- Ôn tập lại bài hát Quốc ca Việt Nam.
2.Kĩ năng:
-Hát thuần thục bài hát “Quốc ca”
3.Thái độ:
-Thêm yêu tổ quốc Việt Nam
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát thuần thục, chính xác bài hát Quốc ca Việt Nam.
- Băng nhạc giới thiệu về 8 bài hát chính thức trong chương trình.
2.Học sinh
-Sách âm nhạc 6,vở ghi
-Nhạc cụ gõ
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN:
Nội dung HĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HĐ1: Giới thiệu môn âm nhạc ở trường THCS
K/N về âm nhạc
HĐ 2: Tập hát Quốc ca việt nam
Hát đúng giai điệu bài hát
Hát đúng giai điệu, đúng sắc thái bài hát
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:1’
2. Kiểm tra bài cũ:(4’) GV cho học sinh bắt một bài hát trước khi học.
3. Bài mới:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
NĂNG LỰC
GV ghi bảng.
GV chỉ định.
GVghi bảng
GV khái quát.
GV mở đĩa
GV ghi bảng
GV hướng dẫn
GVđiềukhiển
GV cất nhịp
GD
HĐ1:(22’) Giới thiệu môn âm nhạc ở trường THCS.
Giới thiệu về môn học âm nhạc ở trường THCS.
1. Khái niệm về âm nhạc: Âm nhạc là nghệ thuật của những âm thanh đã được chọn lọc, dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người.
2. Giới thiệu về chương trình: Gồm ba nội dung
- Học hát: Có tám bài hát chính thức.
- Nhạc lý và tập đọc nhạc: Có mười bài tập đọc nhạc.
(Nhạc lý là viết tắt của lý thuyết âm nhạc)
- Âm nhạc thường thức: Có bảy bài.
Âm nhạc thường thức nghĩa là những kiến thức âm nhạc phổ thông.
Ở tiết 7, trong bài âm nhạc thường thức, chúng ta sẽ được giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi của ông.
Nghe bài hát “Làng tôi” từ băng nhạc.
HĐ 2: (15’) Tập hát Quốc ca việt nam
Đây là bài hát quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, các em đã được nghe bài hát này từ lớp 1 và chính thức được học ở lớp 3. Tuy nhiên, không phải tất cả các em đều đã hát đúng. Hôm nay một lần nữa, chúng ta lại ôn lại bài này để hát chính xác hơn, hay hơn.
Nghe băng nhạc bài Quốc ca Việt Nam.
Cả lớp hát lời 1 của bài Quốc ca Việt Nam. Thể hiện sắc thái trang nghiêm, hùng mạnh.
Lưu ý câu hát: “Đường vinh quang xây xác quân thù”, ở đây chữ “thù” các em thường hát thấp xuống, sai về cao độ, cần sửa lại cho đúng.
- Hát đầy đủ cả bài gồm hai lời.
GV lưu ý, học sinh hát nốt cao nhất thường chỉ tới nốt Si, trong khi bài này cao nhất tới nốt Mí, vậy cần hạ thấp giọng hát xuống. (Dịch giọng trên đàn Organ xuống -5)
-Thêm yêu tổ quốc Việt Nam
HS ghi bài.
HS đọc.
HS ghi bài.
HS nghe
HS nghe
HS ghi bài
HS chú ý
HS hát nhẩm theo
HS hát
HS chú ý
NL hiểu biết âm nhạc
NL thực hành âm nhạc
4.Củng cố: (2’)
- Cho 1HS nêu lại các phân môn của môn Âm nhạc
5.Nhận xét,dặn dò: (1’)
- Cho HS về nhà học thuộc bài Quốc ca
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.................
Tuần: 2 Ngày soạn: 27/8/2017
Tiết: 2 Ngày dạy: 30/8/2017
HỌC HÁT: BÀI TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
BÀI ĐỌC THÊM: ÂM NHẠC Ở QUANH TA
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
2.Kĩ năng
- Học sinh biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh
3.Thái độ
-Thêm yêu nhân loại trên thế giới ,tình đoàn kết giữa các dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ
2.Học sinh
-Sách âm nhạc 6,vở ghi
-Nhạc cụ gõ
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN:
Nội dung HĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HĐ1: Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ
Tên bài hát, tên tác giả
Hát đúng giai điệu bài hát
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Hát bài “Quốc ca”.
3. Bài mới:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
NĂNG LỰC
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV thực hiện
Hướng dẫn
GV đàn
GV hướng dẫn
GV điều khiển
GV yêu cầu
GV yêu cầu
GD
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV yêu cầu
HĐ1: (29’) Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ
1. Giới thiệu về bài hát và tác giả: (Tr 8)
Hát một đoạn trong bài Chiếc đèn ông sao, cánh én tuổi thơ để giới thiệu về những bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên
2. Nghe băng mẫu hoặc giáo viên tự trình bày bài hát.
3. Chia đoạn, chia câu: Cấu trúc của bài hát gồm hai đoạn đơn, a và b, đoạn b được gọi là đoạn điệp khúc, vì được nhắc lại nhiều lần.
Mỗi đoạn đều có bốn câu
4. Luyện thanh: 1-2 phút
Cho học sinh đọc gam Đô trưởng để làm quen với giọng đồng thời luyện thanh.
5. Tập hát từng câu: Lời 1. Dịch giọng = -3
Mỗi câu hát 3-4 lần, nối các câu thành đoạn, nối hai đoạn với nhau thành bài hát hoàn chỉnh. Một nửa lớp hát đoạn a, nửa còn lại hát đoạn b.
6. Hát đầy đủ cả bài.
Hát toàn bộ lời 1. Để học sinh tự hát lời 2 trên nền giai điệu của lời 1.
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:
Đoạn a viết ở giọng Rê thứ cần thể hiện tính chất êm dịu tha thiết. Đoạn b viết ở giọng Rê trưởng cần thể hiện sắc thái tươi sáng, sôi nổi.
Hát cả bài với lối hát lĩnh xướng. Tiến hành như sau: GV hát lời một đoạn a, cả lớp cùng hát đoạn b điệp khúc. Cử một học sinh hát lời 2 đoạn a, cả lớp hát đoạn điệp khúc.
Cách kết thúc bài: Sau khi hát hai lời nhắc lại câu “Hãy phất cao .... của ta”
Cả lớp hát lại bài hát vài lần ở mức độ hoàn chỉnh. Có thể kiểm tra một vài cá nhân, nếu đạt yêu cầu có thể cho điểm tốt.
-Thêm yêu nhân loại trên thế giới ,tình đoàn kết giữa các dân tộc.
HĐ2: (5’)Bài đọc thêm
Âm nhạc ở quanh ta
HS ghi bài
HS đọc,hát
HS nghe
HS chú ý
Luyện thanh
HS thực hiện
HS hát
Thực hiện
HS thực hiện
HS chú ý
HS ghi bài
HS đọc
HS tóm tắt
NL hiểu biết âm nhạc
NL thực hành âm nhạc
4. Củng cố: (4’)-Cả lớp hát lại bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
5. Nhận xét,dặn dò: (1’)
-Về hát thuộc long bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
- Cho HS về sưu tầm các hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.................
Tuần: 3 Ngày soạn: 3/8/2017
Tiết: 3 Ngày dạy: 6/9/2017
ÔN BÀI HÁT: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
NHẠC LÍ: . NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH
. CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- HS hát thuần thục bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
- HS làm quen với những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu thường dùng trong âm nhạc
2.Kĩ năng
-Hát lĩnh xướng,hát kết hợp một số động tác phụ họa.
3.Thái độ
-Thêm yêu nhân loại trên thế giới ,tình đoàn kết giữa các dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Đàn và hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ
- Tìm các ví dụ dẫn chứng về các kí hiệu của âm thanh
2.Học sinh
-Sách âm nhạc 6,vở ghi
-Nhạc cụ gõ
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN:
Nội dung HĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HĐ1: Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
Hát đúng giai điệu bài hát
HĐ2: Nhạc lý: Những thuộc tính của âm thanh
4 thuộc tính của âm thanh
Ý nghĩa 4 thuộc tính của âm thanh
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) GV cho học sinh bắt một bài hát trước khi học.
3. Bài mới:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
NĂNG LỰC
Ghi bảng
Đàn
Điều khiển
Yêu cầu
Động viên
GD
Ghi bảng
Thực hiện
Đặt câu hỏi
Hướng dẫn
Yêu cầu
HĐ1 (12’) Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
Luyện thanh 1-2 phút (Sử dụng lại giọng đô trưởng)
Ôn tập: Cả lớp cùng hát bài hát GV nghe và phát hiện chổ sai, GV hát mẫu và sửa sai cho học sinh
Cử một học sinh hát lĩnh xướng đoạn a của cả hai lời, cả lớp cùng hát điệp khúc.
Sau khi học sinh được ôn lại, GV động viên các em xung phong lên bảng trình bày bài để kiểm tra.
-Thêm yêu nhân loại trên thế giới ,tình đoàn kết giữa các dân tộc.
HĐ2: (23’) Nhạc lý: Những thuộc tính của âm thanh:
- Giới thiệu về thuộc tính của âm thanh: GV đọc nhạc bài Làng tôi gồm tám nhịp đầu tiên, để minh hoạ về cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc.
Khi giới thiệu đến thuộc tính nào, GV phải nhấn mạnh tính chất của thuộc tính đó trong lúc đọc nhạc. Vậy bốn thuộc tính của âm thanh là gì?
- Các kí hiệu âm nhạc: Để học âm nhạc hiệu quả và khoa học, cần phải biết ghi chép nhạc. Vì vậy, các em phải biết cách dùng khuông nhạc, khoá Son và nhớ vị trí các nốt trên khuông.
Tập kẻ khuông nhạc, tập viết khoá Son và viết tám nốt nhạc trên khuông.
Ghi bài
Luyện thanh
Thực hiện
Thực hiện
HS lên hát
HS chú ý
Ghi bài
HS nghe
Trả lời
HS nghe
Tập viết nốt nhạc
NL thực hành âm nhạc
NL hiểu biết âm nhạc
4. Củng cố: (4’)
- Cho HS trả lời câu hỏi trong SGK
5. Nhận xét,dăn dò:(1’)
-Về học bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..................
Tuần: 4 Ngày soạn: 10/9/2017
Tiết: 4 Ngày dạy: 13/9/2017
NHẠC LÍ: CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- HS có những hiểu biết về trường độ trong âm nhạc
- Ghi nhớ những lưu ý khi viết nốt nhạc.
- Tập đúng tập đọc nhạc số 1
2.Kĩ năng
-Biết cách viết và tác dụng của dấu lặng.
3.Thái độ
-Thêm yêu thích môn học âm nhạc
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử)
- Tìm một vài tác dụng nói lên trường độ âm nhạc
- Đánh đàn và đọc chính xác bài TDN số 1
2.Học sinh
-Sách âm nhạc 6,vở ghi
-Nhạc cụ gõ
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN:
Nội dung HĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HĐ1: Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
Các hình nốt đen tròn, trắng, móc
Giá trị trường độ của các hình nốt
HĐ2: Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Tên nốt có trong bài TĐN
Đọc đúng cao độ tiết tấu TĐN
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(4’) Hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ
3. Bài mới:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
NĂNG LỰC
Ghi bảng
Viết
Viết hình nốt
Viết ví dụ
GD
Ghi lên bảng
Giới thiệu
Hướng dẫn
Chỉ định
Đàn
Đàn, hướng dẫn
Chỉ định
HĐ1:(20’) Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
- Quy định về trường độ trong âm nhạc:
Một nốt tròn bằng 2 nốt trắng 4 nốt đen 8 nốt móc đơn 16 nốt móc kép. (Về giá trị trường độ của chúng phụ thuộc vào số chỉ nhịp trong bài nhạc, chúng ta sẽ học sau)
Ví dụ: Trong khi một người đang hát một nốt tròn, một người khác có thể hát 16 nốt móc kép.
- Cách viết nốt nhạc trên khuông nhạc
- Dấu lặng: ở trang 38
-Thêm yêu thích môn học âm nhạc
HĐ2: (15’) Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Đây là bài hát biết nói gì với mẹ đây, nhạc của Mô da, người ta đã dựa vào giai điệu này để đặt lời bài hát. Riêng tiếng Anh đã có nhiều lời khác nhau: bài ABC, bài Twinkle Twinkle littre star ....
1. Chia từng câu: Cả bài có 6 câu, nhưng SGK chỉ giới thiệu hai câu đầu tiên, mỗi câu có bảy nốt nhạc.
2. Tập đọc tên từng nốt nhạc của từng câu.
3. Luyện thanh, đọc gam Đô trưởng
4. Đọc từng câu: Mỗi câu đọc 3-4 lần
5. Hát lời ca: Mỗi câu hát 2-3 lần
6. Tập đọc nhạc và hát lời ca: Nửa lớp hát lời ca nửa lớp đọc nhạc và tập vỗ phách, sau đó đổi lại (tập riêng từng nhóm cho hoàn chỉnh sau đó ghép hai nhóm lại với nhau).
- Tập đọc nhạc và hát lời đầy đủ, sau đó từng tổ trình bày. Chỉ định một đến hai học sinh trình bày.
Ghi bài
Ghi bài
Tập viết nhạc
Chú ý
Ghi bài
Nghe
Theo dõi
Đọc
Luyện thanh
Thực hiện
Trình bày
NL hiểu biết âm nhạc
NL hiểu biết âm nhạc
NL thực hành âm nhạc
4. Củng cố: (4’)
- Cho HS tập viết các hình nốt vào vở tập.
5. Nhận xét,dặn dò: (1’)
-Về học bài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Am nhac 6 ca nam 20182019_12395188.docx