Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - Tuần 13, 14, 15 - Chủ đề: Nhạc cụ dân tộc

1. Nội dung 1:

Câu 1: Bài hát Đi cấy là dân ca vùng nào? ( MĐ 1)

- Trả lời: Dân ca Thanh Hóa.

Câu 2: Bài hát Đi cấy được hình thành từ những câu thơ nào? ( MĐ 2)

- Trả lời:

Lên chùa bẻ một cành sen

Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng

Ba cô có bạn cùng chăng

Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm

Cầu cho trong ấm ngoài êm.

Câu 3: Trình bày bài hát Đi cấy và kết hợp gõ nhịp?( MĐ 3)

 - Trả lời: HS thực hiện

Câu 4: Trình bày bài hát Đi cấy kết hợp 1 số động tác phụ họa phù hợp? ( MĐ 4)

 - HS thực hiện.

 

docx10 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - Tuần 13, 14, 15 - Chủ đề: Nhạc cụ dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN MÔN ÂM NHẠC LỚP 6 Giáo viên: Vũ Thị Nhớ Ngày soạn: 17/11/2018 Chủ đề: NHẠC CỤ DÂN TỘC ( 3 Tiết) Tuần 13, 14, 15 Tiết PPCT: 13, 14, 15. A. NỘI DUNG BÀI HỌC: Nội dung 1: Học bài hát: Đi cấy Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 5 Nội dung 3: Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết bài hát Đi cấy là dân ca Thanh Hóa và nêu được các câu thơ lục bát xây dựng thành bài hát. - Biết được bài TĐN viết ở nhịp 2/4 và các kí hiệu âm nhạc sử dụng trong bài. - Hiểu được vài nét về cấu tạo các nhạc cụ dân tộc phổ biến: sáo, đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt và trống. 2. Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Đi cấy, biết hát đối đáp, hát đồng ca, trình bày bài hát mềm mại, nhịp nhàng, hát hòa giọng. - Đọc nhạc đúng giai điệu bài TĐN số 5, biết đọc kết hợp gõ phách. - Nhận biết một số nhạc cụ dân tộc khi nhìn hoặc nghe. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu mến và trân trọng những làn điệu dân ca. - HS biết trân trọng những văn hóa của dân tộc. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Năng lực tự học, sáng tạo. Năng lực giao tiếp. Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: Khả năng làm chủ âm thanh, xử lý cao độ, xử lý hơi thở. Khả năng cảm thụ âm nhạc, hiểu biết âm nhạc, thực hành âm nhạc. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Chuẩn bị của GV: Nhạc cụ, giáo án. 2. Chuẩn bị của HS: SGK âm nhạc 6, vở ghi chép. 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1.Học hát bài: Đi cấy Biết bài hát Đi cấy là dân ca Thanh Hóa nêu được các câu thơ lục bát xây dựng thành bài hát. Hát đúng giai điệu bài hát, biết hát đối đáp, hát đồng ca. Hát kết hợp vận động phụ ho, hát đúng tính chất của bài hát. 2. Tập đọc nhạc số 5 Biết được bài TĐN viết ở nhịp 2/4 và các kí hiệu âm nhạc sử dụng trong bài. Hiểu ý nghĩa của các kí hiệu âm nhạc sử dụng trong bài. Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca. Đọc đúng cao độ trường độ kết hợp gõ phách, gõ theo tiết tấu. 3. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. Nhận biết các loại nhạc cụ và tên gọi của chúng. Hiểu được vài nét về cấu tạo các nhạc cụ dân tộc phổ biến: sáo, đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt và trống. Kể tên được những loại nhạc cụ đã được gặp. Nghe và nhận biết được âm thanh của các loại nhạc cụ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. TIẾT 1: HỌC BÀI HÁT : ĐI CẤY 1. Hoạt động khởi động: ( 5’) - Mục tiêu: HS hiểu hơn về thể loại nhạc dân ca, yêu dân ca và biết quý trọng hơn những bài hát dân ca. - Phương pháp: Trực quan. - Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân. - Phương tiện dạy học: Máy nghe nhạc - Sản phẩm: Những bức tranh mô tả cảnh lao động của người dân. Người lao động cực khổ để tạo ra những sản phẩm nuôi sống con người. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS xem những hình ảnh về cảnh lao động như đi cấy lúa, gặt lúa, tát nước yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ về những bức tranh đó. - GV nhận xét, bổ sung: Để tả cảnh lao động của người dân, đã có nhưng câu ca dao tục ngữ, những câu thơ được hình thành, và để lưu truyền cho thế hệ sau một cách dễ dàng thì những bài dâ ca đã ra đời, từ những câu thơ, những câu ca dao tục ngữ ấy. 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Năng lực hình thành * Hoạt động 1.(7’) - Mục tiêu: Tìm hiểu bài hát Đi cấy. - Sản phẩm: Biết bài hát Đi cấy là dân ca Thanh Hóa và nêu được các câu thơ lục bát xây dựng thành bài hát. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Gọi HS đọc phần giới thiệu bài trong SGK. GV: Bài hát Đi cấy là dân ca ở đâu, nêu những câu thơ chính trong bài hát? - HS: bài hát Đi cấy là dân ca Thanh Hóa, những câu thơ chính trong bài: Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm Cầu cho trong ấm ngoài êm. - GV nhận xét, bổ sung kiến thức: Đi cấy là công việc lao động của của người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ.Tuy vất vả nhưng với bản chất yêu đời lạc quan, yêu lao động và họ đã tạo ra những bài hát, điệu múa rất đẹp và rất hay. Bài hát đi cấy trích trong tổ khúc múa đèn. Bài hát với tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển. * Hoạt động 2.( 27’) - Mục tiêu: Hát đúng giai điệu bài hát, biết hát đối đáp, hát đồng ca. - Sản phẩm: HS hát đúng giai điệu bài hát, hát đúng những chỗ luyến, thể hiện được tính chất của bài hát. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Gọi HS đọc lời ca. - HS đọc lời ca. - GV đàn giai điệu và hát mẫu. - HS nghe và hát nhẩm. - Tập hát từng câu cho đến hết bài. - HS hát đồng thanh. - Phân 2 dãy hát, hát theo tổ. - Gọi HS hát cá nhân - GV chú ý sửa sai. - HS nhận xét - GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS hát đối đáp. - Nhóm 1 hát từ đầu đến bạn cùng chăng - Nhóm 2 hát tiếp Thắp đèn. hết bài. - HS thực hiện. - GV đệm đàn, yê trình bày hoàn chỉnh bài hát. - HS hát đúng giai điệu bài hát, hát đúng những chỗ luyến, thể hiện được tính chất của bài hát. - GV nhận xét. GV: Qua bài hát em cần phải làm gì? - HS: Chúng ta cần trân trọng, phát huy và học tập để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - GV nhận xét, đánh giá. 1. Giới thiệu bài. (SGK) 2. Tập hát. Hiểu biết âm nhạc Thực hành âm nhạc 3. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 5’) Câu 1: Trình bày bài hát Đi cấy và kết hợp gõ nhịp?( MĐ 3) - Trả lời: HS thực hiện Câu 2: Trình bày bài hát Đi cấy kết hợp 1 số động tác phụ họa phù hợp? ( MĐ 4) - HS thực hiện. 4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’) - Về nhà ôn lại bài đã học. - Xem trước bài mới TIẾT 2: ÔN BÀI HÁT: ĐI CẤY TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 5 * Bài cũ. ( 4’) Gọi 4 HS trình bày bài hát: Đi cấy. HS nhận xét – GV nhận xét và ghi điểm. Yêu cầu ( CKTKN) Đạt Chưa đạt Hát đúng cao độ, trường độ, hát thuộc lời bài hát, thể hiện đúng tính chất, tình cảm bài hát. Hát trôi chảy, hát hay, rõ ràng. - Hát đúng cao độ, trường độ, hát thuộc lời bài hát, thể hiện đúng tính chất,sắc thái tình cảm bài hát. Hát trôi chảy. - Hát đúng cao độ, trường độ, hát thuộc bài hát nhưng còn sai lời, chưa thể hiện được tính chất,sắc thái tình cảm bài hát - Hát không đúng giai điệu, hát chưa thuộc lời, chưa thể hiện được tính chất,sắc thái tình cảm bài hát. 1. Hoạt động khởi động: ( 4’) - Mục tiêu: HS tự tin hơn trong phần trình diễn âm nhạc. - Phương pháp: Trực quan. - Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân. - Phương tiện dạy học: Máy nghe nhạc - Sản phẩm của HS: Hát thuộc lời, hát đúng giai điệu bài hát Đi cấy và kết hợp được một số động tác phụ họa đơn giản. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 1 nhóm HS 4, 5 em lên bảng trình bày bài hát Đi cấy kết hợp động tác phụ họa. - GV nhận xét cho điểm khuyến khích. 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Năng lực hình thành * Hoạt động 1.(12’) - Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Đi cấy, trình bày bài hát mềm mại, nhịp nhàng, hát hòa giọng. - Sản phẩm: Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Đi cấy, trình bày bài hát mềm mại, nhịp nhàng, hát hòa giọng. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS ôn bài hát. - HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca. - Phân 2 dãy lớp hát. - HS xung phong hát cá nhân. - HS trình bày theo nhóm. - HS nhận xét - GV nhận xét. * Hoạt động 2. (20’) - Mục tiêu: Đọc nhạc đúng giai điệu bài TĐN số 5, biết đọc kết hợp gõ phách. Ghép lời ca hoàn chỉnh. - Sản phẩm: Đọc nhạc đúng giai điệu bài TĐN số 5, biết đọc kết hợp gõ phách. Ghép lời ca hoàn chỉnh. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV treo bảng phụ chép nhạc. - HS quan sát nhận xét. H: Bài TĐN số 5 viết nhịp mấy? H: Cao độ gồm những nốt nhạc nào? H: Trường độ gồm những hình nốt gì? H: Bài chia làm mấy câu? Mỗi câu mấy ô nhịp? H: Câu nào giai điệu gống nhau? H: Em hãy nói tên nốt nhạc có trong bài từ thấp lên cao? - GV đàn cao độ và yêu cầu HS đọc. - HS đọc cao độ. - GV hướng dẫn HS gõ tiết tấu. - HS gõ tiết tấu. - GV đọc mẫu và đàn từng câu. - HS nghe và đọc nhẩm. - GV tập từng câu cho hết bài. - HS đọc đồng thanh. - Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp gõ tiết tấu. - Gọi HS đọc theo nhóm, cá nhân. - GV chú ý sửa sai. -HS nhận xét - GV nhận xét. - GV đàn giai điệu và cả lớp đọc nhạc. - HS thực hiện. - Gọi 2 em đọc nhạc 2 em hát lời. - HS thực hiện. - HS nhận xét – GV nhận xét và xếp loại. - GV yêu cầu cả lớp vừa đọc nhạc và đánh nhịp - HS thực hiện. - GV nhận xét, đánh giá. 1. Ôn bài hát. Đi cấy Dân ca: Thanh Hóa. 2. Tập đọc nhạc: a. Nhận xét. - Nhịp - Cao độ: Đồ, Rê, Mi, Son, La, Đố - Trường độ: Hình nốt đen, móc đơn, nốt trắng - Bài gồm 4 câu, mỗi câu 4 ô nhịp. - Câu 1 có giai điệu giống câu 2. b. Luyện đọc. Thực hành âm nhạc Thực hành âm nhạc 3. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 4’) Câu 1: Trình bày bài hát Đi cấy và kết hợp gõ đệm theo phách? ( MĐ3) - Trả lời: HS thực hiện Câu 2: Trình bày bài TĐN Số 5 kết hợp gõ đệm theo tiết tấu? ( MĐ4) - Trả lời: HS Thực hiện 4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’) - Về nhà ôn lại bài đã học. - Xem trước bài mới TIẾT 3: ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5 – VÀO RỪNG HOA ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN 1. Hoạt động khởi động: ( 4’) - Mục tiêu: HS tự tin hơn trong phần trình diễn âm nhạc. - Phương pháp: Trực quan. - Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, cá nhân. - Phương tiện dạy học: Máy nghe nhạc - Sản phẩm: Hát thuộc và hát đúng cao độ trường độ bài TĐN số 5, ghép lời ca hoàn chỉnh và kết hợp được một số động tác phụ họa đơn giản. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 1 nhóm HS 4, 5 em lên bảng trình bày bài TĐN số 5 kết hợp động tác phụ họa. - GV nhận xét cho điểm khuyến khích. 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Năng lực hình thành * Hoạt động 1. (15’) - Mục tiêu: Đọc nhạc đúng giai điệu bài TĐN số 5, biết đọc kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2. - Sản phẩm: Đọc nhạc đúng giai điệu bài TĐN số 5, biết đọc kết hợp gõ phách và đánh nhịp2. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc gam Đô trưởng. - HS đọc gam. Gv đàn cao độ và bắt nhịp cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc đồng thanh. - Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời. - HS thực hiện. - Gọi cá nhân đọc. - HS nhận xét- GV nhận xét bổ sung. - GV yêu cầu HS vừa đọc nhạc vừa đánh nhịp 2 4 - HS thực hiện. - GV nhận xét. * Hoạt động 3. (20’) - Mục tiêu: Hiểu được vài nét về cấu tạo các nhạc cụ dân tộc phổ biến: sáo, đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt và trống. - Sản phẩm: Hiểu được vài nét về cấu tạo các nhạc cụ dân tộc phổ biến: sáo, đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt và trống. GV chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi HS đọc bài SGK - 1 HS đọc cả lớp theo dõi H: Sáo được làm bằng chất liệu gì? Có mấy loại sáo? H: Đàn bầu có tên gọi khác là gì? Cấu tạo của đàn như thế nào? H: Đàn tranh còn gọi là đàn gì? Đàn có mấy dây? GV: Ngoài độc tấu, hòa tấu đàn tranh còn đệm cho ngâm thơ. H: Đàn nhị có tên gọi khác là gì? Cấu tạo của đàn như thế nào? H: Âm thanh của đàn nhị như thế nào? H: Em hãy nêu cấu tạo của đàn nguyệt? H:Âm thanh của đàn nguyệt như thế nào? H: Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa đàn nhị và nguyệt? H: Em hãy nêu vài nét về trống? - GV: Trên đây là một số nhạc cụ dân tộc phổ biến và cũng là sản phẩm quí giá mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 1. Ôn tập đọc nhạc. TĐN số 5 Vào rừng hoa Nhạc: Việt Anh 2. Âm nhạc thường thức. Sơ lược một số nhạc cụ dân tộc. a. Sáo. - Sáo được làm bằng thân tre, nứa, trúc Sáo có 2 loại: sáo ngang và sáo dọc b. Đàn bầu. - Có tên khác là độc huyền cầm. - Cấu tạo: đàn có một dây là loại đàn độc đáo nhất của Việt nam. c. Đàn tranh. - Còn gọi là đàn thập lục, đàn có 16 dây. d. Đàn nhị. - Có tên gọi khác là đàn cò. - Cấu tạo: gồm có thân đàn, cần đàn, cung kéo, đàn gồm 2 dây. - Âm thanh trong trẻo, mềm mại. đ . Đàn nguyệt. - Gồm thân đàn hình tròn, cần đàn, khóa và 2 dây đàn. - Âm thanh ròn rã, rôn ràng. * Cùng có 2 dây, nhưng cấu tạo và âm sắc khác nhau. e. Trống. SGK Thực hành âm nhạc Hiểu biết âm nhạc Hiểu biết âm nhạc 3. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 4’) Câu 1: Trình bày bài hát Đi cấy và kết hợp vận động phụ họa. ( MĐ 4) - Trả lời: HS thực hiện Câu 2: GV cho HS nghe âm thanh của 1 loại nhạc cụ và yêu cầu HS nêu tên loại nhạc cụ đó? ( MĐ 4) - Trả lời: HS Thực hiện 4. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’) - Về nhà ôn lại bài đã học. - Xem trước bài mới NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP 1. Nội dung 1: Câu 1: Bài hát Đi cấy là dân ca vùng nào? ( MĐ 1) Trả lời: Dân ca Thanh Hóa. Câu 2: Bài hát Đi cấy được hình thành từ những câu thơ nào? ( MĐ 2) Trả lời: Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm Cầu cho trong ấm ngoài êm. Câu 3: Trình bày bài hát Đi cấy và kết hợp gõ nhịp?( MĐ 3) - Trả lời: HS thực hiện Câu 4: Trình bày bài hát Đi cấy kết hợp 1 số động tác phụ họa phù hợp? ( MĐ 4) - HS thực hiện. 2. Nội dung 2: Câu 1: Bài TĐN số 5 viết ở nhịp mấy? ( MĐ 1) Trả lời: Nhịp 2 4 Câu 2: Kí hiệu trong câu đầu tiên của bài TĐN số 5 là gì? ( MĐ 2) Trả lời: Dấu nhắc lại, câu đầu tiên được lặp lại 2 lần. Câu 3: Trình bày bài TĐN số 5? ( MĐ 3) Trả lời: HS trình bày. Câu 4: Trình bày bài TĐN số 5 kết hợp gõ phách. ( MĐ 4) 3. Nội dung 3: Câu 1: Đàn bầu còn có tên gọi khác là gì? ( MĐ 1) Trả lời: Độc huyền cầm? Câu 2: Nêu cấu tạo của đàn nhị? ( MĐ 2) Trả lời: Cấu tạo đàn nhị: gồm có thân đàn, cần đàn, cung kéo, đàn gồm 2 dây. Câu 3: Kể tên 1 số nhạc cụ mà em đã gặp? ( MĐ 3) Trả lời: ( HS kể 1 số nhạc cụ đã được gặp) đàn ghi ta, đàn organ, đàn nhị, trống, đàn bầu Câu 4: Nêu cảm nhận về âm thanh của đàn bầu? ( MĐ 4) Trả lời: HS nêu cảm nhận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an chu de ki 1_12503551.docx
Tài liệu liên quan