Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 - Chủ đề 2: Quê hương

Hoạt động cả lớp

– Tập đọc bài TĐN số 2 – Ánh trăng : đọc nhạc, gõ đệm, ghép lời.

- Nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời ca sau đó đổi lại cách trình bày.

GV nhận xét về những chỗ còn sai rồi đàn lại hoặc làm mẫu để HS nghe và sửa cho đúng.

- Đọc bài TĐN số 2 kết hợp đánh nhịp.

( Một HS học khá lên bảng đánh nhịp mẫu, các bạn còn lại đánh nhịp tại chỗ)

- Sau khi được ôn tập GV gọi một vài HS lên bảng trình bày bài TĐN số 2.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 - Chủ đề 2: Quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2018 Ngày dạy: 29/09/2018 CHỦ ĐỀ 2: QUÊ HƯƠNG Tiết 7: - Ôn tập đọc nhạc : TĐN số 2 - Nhạc lí : Nhịp lấy đà - Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây I. Mục tiêu – Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 2 , hát đúng lời ca, đọc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp 4/4. - Hiểu thế nào là nhịp lấy đà, nhận biết được bài hát bản nhạc có nhịp lấy đà và cách thể hiện bài hát có nhịp lấy đà. – Biết hình dáng, tên gọi một số nhạc cụ phương Tây. II. Nội dung – Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 2 – Ánh trăng. - Nhạc lí: Nhịp lấy đà. – Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây. III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV – Đàn, thanh phách – Tranh ảnh cho bài TĐN số 2 Ánh trăng - 1 vài bài hát, bản nhạc có nhịp lấy đà. – Minh hoạ âm sắc các nhạc cụ phương Tây (tranh ảnh, đàn, loa vi tính...). 2. Chuẩn bị của HS – SGK Âm nhạc 7, vở ghi. – Nhạc cụ gõ. – Sưu tầm hình ảnh biểu diễn các nhạc cụ phương Tây. IV: TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG Nội dung 1:Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 2 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cả lớp – GV đàn giai điệu bài TĐN số 2 để chuẩn bị cho các em ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (Ôn tập không có hình thành kiến thức) C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Hoạt động cả lớp – Tập đọc bài TĐN số 2 – Ánh trăng : đọc nhạc, gõ đệm, ghép lời. - Nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời ca sau đó đổi lại cách trình bày. GV nhận xét về những chỗ còn sai rồi đàn lại hoặc làm mẫu để HS nghe và sửa cho đúng. - Đọc bài TĐN số 2 kết hợp đánh nhịp. ( Một HS học khá lên bảng đánh nhịp mẫu, các bạn còn lại đánh nhịp tại chỗ) - Sau khi được ôn tập GV gọi một vài HS lên bảng trình bày bài TĐN số 2. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hoạt động nhóm: – Luyện tập bài TĐN, ghép lời, kết hợp đánh nhịp 4/4. – Tự viết 2 ô nhịp 4/4, cao độ dùng 2 nốt Son – La. – Một vài HS trình bày trước lớp. E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: Hoạt động cá nhân: – Tìm bài hát nhịp 4/4. Nội dung 2: Nhạc lí: Nhịp lấy đà. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cả lớp - Cho HS nghe một vài bài hát có sử dụng nhịp lấy đà. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động cả lớp - Tìm hiểu về nhịp lấy đà (HS đọc thông tin trong SGK) với sự hỗ trợ của GV. - Quan sát VD: Trong VD 1 ô nhịp đầu tiên thiếu mấy phách ? ( 3 phách ) Trong VD 2 ô nhịp đầu tiên thiếu mấy phách ? ( 1/2 phách ) - Khái niệm về nhịp lấy đà : Là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Không có D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Hoạt động nhóm - Tìm trong SGK một số bài hát có sử dụng nhịp lấy đà. Thực hiện đọc nhạc hoặc hát bài có nhịp lấy đà. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG: – Tìm và hát bài hát có nhịp lấy đà. Nội dung 3 : Âm nhạc thường thức: Giới thiệu sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Hoạt động cả lớp GV đàn giai điệu một đoạn ngắn 1 bài hát, dùng âm sắc đàn pi-a-nô rồi thay bằng âm sắc đàn vi-ô-lông, hỏi HS xem em nào biết đó là tiếng đàn của nhạc cụ gì. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động cả lớp: – HS đọc trong SGK những thông tin về các nhạc cụ. – Tổ chức trò chơi : Mỗi nhóm cử 1 em tham gia .GV đưa ra hình 4 loại nhạc cụ trong SGK dán trên bảng gồm pi-a-nô, vi-ô-lông, ghi-ta, ắc-coóc-đê-ông. Dùng đàn phím điện tử, GV đàn một giai điệu sử dụng 1 âm sắc trong 4 nhạc cụ trên, nghe xong yêu cầu HS ghi tên nhạc cụ vào dưới hình nhạc cụ đó. Em nào ghi nhanh nhất là thắng cuộc. Cuộc chơi tiếp tục bằng cách GV đàn âm sắc của 1 nhạc cụ khác trong số 4 loại. – GV cho HS nghe 1, 2 tác phẩm độc tấu pi-a-nô, ghi-ta hoặc vi-ô-lông. – HS trao đổi về những cảm nhận của mình sau khi nghe tác phẩm với những loại nhạc cụ khác nhau trình bày. – Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến cảm nhận tác phẩm . – GV cho nghe lại 1 tác phẩm, do các em yêu cầu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: Không có D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: Hoạt động cả lớp - GV cho nghe 1 đoạn nhạc hòa tấu các nhạc cụ, yêu cầu HS lắng nghe để nhận biết những loại nhạc cụ trình diễn trong đoạn nhạc. E. HOẠT ĐỘNG tìm tòi mở rộng: - GV hướng dẫn các em về nhà tìm trên mạng để hiểu thêm về nhạc cụ và nghe tác phẩm do các nhạc cụ biểu diễn. Buổi học sau, đại diện từng nhóm chia sẻ thông tin với cả lớp. F: Dặn dò: - Nhắc nhở HS về học bài, - Học bài theo câu hỏi SGK. - Xem trước bài học sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docAm nhac 7 Tiet 7 On tap doc nhac TDN so 2 Nhac li Nhip lay da Am nhac thuong thuc_12464774.doc