Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 - Chủ đề: Mái trường

Đoạn a: gồm 4 câu hát

- Câu 1: Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu.

- Câu 2: Có loài chim đang hót vang hòa tựa như nói.

- Câu 3: Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống.

- Câu 4: Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha.

Ðoạn a’: gồm 4 câu hát

- Câu 1: Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên.

- Câu 2: Khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá.

- Câu 3: Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ.

- Câu 4: Cho từng ánh mắt trẻ thơ cho từng khúc nhạc dịu êm.

Ðoạn b: gồm 4 câu hát

- Câu 1: Như thời gian êm đềm theo tháng năm.

- Câu 2: Như dòng sông gợn đều theo cơn gió.

- Câu 3: Mang tình yêu của thầy đến với chúng em.

- Câu 4: Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời.

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 7 - Chủ đề: Mái trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2018 Ngày dạy: /8/2018 KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG Bài 1- Tiết 1, 2, 3- Âm nhạc 7 ( Thời gian: 3 tiết) I.Mục tiêu: - Kiến thức: + Học sinh biết tác giả bài hát Mái trường mến yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quý. + Học sinh biết bài TĐN số 1- Ca ngợi tổ quốc là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân, được viết ở nhịp 2/4. + Thông qua bài hát Nhạc rừng , HS biết được vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt và một vài sáng tác của ông. - Kỹ năng: + Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Mái trường mến yêu; biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm, biết trình bày bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca Thể hiện đúng tốc độ, sắc thái, tình cảm khác nhau ở hai đoạn a và b. + Học sinh đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài TĐN số1. - Thái độ: + Giáo dục tình yêu mái trường, thầy cô thông qua ca khúc Mái trường mến yêu. + Giáo dục cho HS thái độ trân trọng những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc của đất nước. * Định hướng năng lực cần đạt. + Năng lực chung: - Năng lực tư duy - Năng lực ngôn ngữ - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực đáng giá, và tự đánh giá - Năng lực tự học + Năng lực chuyên biệt Năng lực cảm thụ âm nhạc Năng lực quan sát, khám phá Năng lực thực hành, sáng tạo Năng lực biểu đạt II. Nội dung: - Học hát : Bài Mái trường mến yêu - Tập đọc nhạc : TĐN số 1- Ca ngợi tổ quốc - Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng III. Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: + Đàn phím điện tử, tranh ảnh miêu tả phong cảnh về mái trường, thầy cô, những hình ảnh gắn liền với sinh hoạt truyền thống nhà trường và quê hương đất nước; hình ảnh sinh hoạt, chiến đấu hoặc hành quân của các anh bộ đội ở trong rừng thời kì chống Pháp chân dung nhạc sĩ Hoàng Việt. + Trích đoạn một số ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Việt. + Video clip bài hát Mái trường mến yêu và Nhạc rừng. - Chuẩn bị của học sinh: + Sưu tầm hình ảnh về mái trường và thầy cô, một số bài hát viết về mái trường và thầy cô. + Tập biểu diễn theo nhóm với bài hát Mái trường mến yêu sau khi học xong tiết1. IV. Bảng mô tả kiến thức xác định năng lực của học sinh theo chủ đề Nội dung chủ đề (Theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng) Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) 1.Học hát: Mái trường mến yêu - Biết được tên bài hát, tác giả bài hát, xuất xứ bài hát. - Nêu được nội dung bài hát, kể tên một vài bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ. - Hát đúng nhạc và lời của bài hát. - Hát đúng nhạc và lời. - Thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. 2. Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Biết được tên bài TĐN, tác giả, loại nhịp. - Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ, ghép lời ca bài TĐN chính xác. - Đọc đúng giai điệu kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu hoặc đánh nhịp. 2. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng - Biết bài hát Nhạc rừng là của nhạc sĩ Hoàng Việt và kể đôi nét về tiểu sử của ông. - Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của nhac sĩ Hoàng Việt. - Biết được thời kỳ ra đời của bài hát Nhạc rừng. - Nêu cảm nhận khi nghe bài hát Nhạc rừng. ******************  Ngày soạn: 15/8/2018 Ngày dạy: /8/2018 Bài 1 - Tiết 1: - Học hát: Bài Mái trường mến yêu - Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học I.Mục tiêu: 1. Kiến thức -HS biết vài nét về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng, Bùi Đình Thảo -HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát mái trường mến yêu. 2. Kỹ năng -HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng. 3.Thái độ Qua nội dung của bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến mái trường, thầy, cô giáo và rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước. II. Bảng miêu tả các mức độ yêu cầu cần đạt Nội dung Vân dụng cấp độ thấp Vân dụng cấp độ cao - Học hát: Mái trường mến yêu HS hát đúng giai điệu bài hát. HS hát đúng giai điệu, diễn cảm, biết trình bày theo hình thức đơn ca, song ca... III. Đinh hướng hình thành và phát triển năng lực - Năng lực tự học - HS tự trình diển bài hát IV. Phương pháp dạy học -Phương pháp giới thiệu, trực quan, làm mẫu, luyện tập, hoạt động nhóm V. Chuẩn bị : 1. Giáo viên - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài Mái trường mến yêu. - Máy nghe và băng nhạc bài hát Đi học.. 2. Học sinh -SGK,vở ghi chép, thanh phách VI. Tiến trình hoạt động Nội dung 1: Học hát: Bài Mái trường mến yêu A. HOẠT ÐỘNG KHỞI ÐỘNG * Hoạt động chung cả lớp: - Học sinh lắng nghe giai điệu và nhận biết tên một số ca khúc của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng: Búp bê bằng bông, Khúc hát yêu thương, Tháng năm êm đềm - Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. - Học sinh xem một số hình ảnh về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. B. HOẠT ÐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Hoạt động chung cả lớp: - Học sinh nghe bài hát Mái trường mến yêu (xem video hoặc giáo viên trình bày), nêu những hình ảnh mà em thấy yêu thích. * Hoạt động cá nhân: - Học sinh tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: + Nội dung( hoặc chủ đề) bài hát nói về điều gì? + Chia đoạn và chia các câu hát? Gồm 3 đoạn a, a’ và b: Đoạn a: gồm 4 câu hát - Câu 1: Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu. - Câu 2: Có loài chim đang hót vang hòa tựa như nói. - Câu 3: Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống. - Câu 4: Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha. Ðoạn a’: gồm 4 câu hát - Câu 1: Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên. - Câu 2: Khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá. - Câu 3: Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ. - Câu 4: Cho từng ánh mắt trẻ thơ cho từng khúc nhạc dịu êm. Ðoạn b: gồm 4 câu hát - Câu 1: Như thời gian êm đềm theo tháng năm. - Câu 2: Như dòng sông gợn đều theo cơn gió. - Câu 3: Mang tình yêu của thầy đến với chúng em. - Câu 4: Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Hoạt động chung cả lớp: - Học sinh nghe giáo viên đàn, khởi động giọng hát. - Tập hát từng câu: + Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu và hát mẫu, tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai. + Tập hát câu hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất và câu thứ hai. + Tập hát tương tự với hai câu còn lại. + Hết đoạn a, GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, tổ, nhóm, hoặc HS nam, nữ trình bày lại bài hát. + Tập đoạn a’ và đoạn b tương tự như đoạn a. * Hoạt động nhóm: - Tập hát cả bài : + HS tập hát cả 3 đoạn. + Hướng dẫn học sinh tập hát liền tiếng và hát nẩy tiếng. + HS tự luyện tập bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện bài hát có sắc thái và tình cảm. + Vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia đánh giá, nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi, động viên và đưa ra kết luận. * Hoạt động chung cả lớp: - Củng cố bài hát: + HS tập hát đối đáp, lĩnh xướng và hòa giọng. Người hát Câu hát Hình thức Cá nhân Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu. Có loài chim đang hót vang hòa tựa như nói. Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống. Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha. Lĩnh xướng HS nữ Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên. Khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá. Đối đáp HS nam Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ. Cho từng ánh mắt trẻ thơ cho từng khúc nhạc dịu êm. Đối đáp Cả lớp Như thời gian êm đềm theo tháng năm. Như dòng sông gợn đều theo cơn gió. Mang tình yêu của thầy đến với chúng em. Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời. Hòa giọng D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG * Hoạt động nhóm: SĐT: 0983126646 - HS thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. - Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm học sinh chọn một trong hai hoạt động ứng dụng sau: + Hát bài Mái trường mến yêu kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Hát bài Mái trường mến yêu kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; Tập hát kết hợp vận động theo nhạc. * Hoạt động với cộng đồng: - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: Học sinh hát bài Mái trường mến yêu trong các buổi sinh hoạt của lớp, trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG * Hoạt động nhóm: Các nhóm học sinh chọn 1 trong 3 hoạt động ứng dụng sau: - Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề mái trường và thầy cô. - Trả lời câu hỏi: Em có yêu thích mái trường của mình không? Vì sao? - Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát. Nội dung 2: Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học - GV gọi một vài HS đọc bài đọc thêm SGK. *********************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGA Am nhac L7 6 buoc 5 hoat dong_12437881.docx
Tài liệu liên quan