Giáo án môn Âm nhạc lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 34

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Thực hiện bài hát, tập hát có sắc thái biểu hiện những tìnhcảm khác nhau kết hợp vỗ tay theo phách(đoạn cuối)

- Ôn TĐN số 3, kết hợp ôn lại giọng // và Âm thanh

- Giới thiệu với HS nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu và một tác phẩm của ông với bài “Bóng cây Kơ nia”

2. Kỹ năng:

- Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3

3. Thái độ:

Yêu thích môn học

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

- Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,

- Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

 

doc29 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm của tuổi thơ Giúp các em có thái độ nghiêm túc khi học tập đọc nhạc. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Đàn Organ - Máy casset. Đệm đàn, hát và chỉ huy tốt bài hát “Mùa thu ngày khai trường”; và bài TĐN số 1 Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kiểm tra trong khi ôn tập bài hát 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 13 Phút 22 Phút Hoạt động 1: (Nhóm) GV: Giới thiệu bài học HS khởi động giọng theo đàn, cả lớp đứng hát bài hát 1 lần, vận động theo nhạc. GV hướng dẫn hs hát tốp ca có lĩnh xướng. GV: Gọi 1 tốp xung phong hát tốp ca có lĩnh xướng, gv ghi điểm miệng. Kiểm tra cách trình bày một vài em. Hoạt động 2 (Cả lớp) GV: Nhắc lại một số đặc điểm của nhịp GV: Treo bảng phụ bài TĐN số 1 Bài TĐN được viết ở nhip gì? Cao độ có sử dụng những tên nốt nào Trường độ có sử dụng những hình nốt gì? Có những kí hiệu âm nhạc nào được sử dụng trong bài? Cho HS đọc nốt trên bảng phụ (2 lần). HS đọc tiết tấu từng câu. GV: Tiến hành dạy từng câu theo lối móc xích HS: Đọc nốt kết hợp tiết tấu. HS: Gam rải Đô trưởng theo đàn. Đọc các âm ổn định của C theo đàn. GV: Đàn từng câu khoảng 2-3 lần hs đọc nhẩm theo sau đó bắt nhịp cho cả lớp cùng đọc. Cả lớp đọc nhạc và gõ nhịp, phách (2 lần). Lớp ghép lời ca theo đàn. 1/2 lớp đọc nhạc, 1/2 ghép lời và gõ nhịp HS: Xung phong đọc 1/2 bài, ghi điểm. Kết thúc bài TĐN. I. Ôn tập bài hát Mùa thu ngày khai trường Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường Tập hát tốp ca có lĩnh xướng Kiểm tra cá nhân II. Tập đọc nhạc 1. Nhận xét Nhịp 2/4 Cao độ:Sol-Đo-Mi-Re-Fa Trường độ:Sử dụng các hình nốt đen,trắng ,móc đơn. Chia câu: Gồm 4 câu. 2. Tập đọc nhạc 4. Củng cố: (4 Phút) HS nhắc lại nội dung chính của bài học . Cho cả lớp đọc nhạc và hát lại bài TĐN số 1 5. Dặn dò: (1 Phút) Về nhà học theo các mục I-II. Làm bài tập sách bài tập. Chép bài TĐN số 1 vào vở chép nhạc. Tập đọc, ghép lời, gõ nhịp, gõ phách. Xem trước các phần của tiết 3. Tuần 5 Tiết 5 Ngày soạn: 18/ 9/ 2018 Ôn tập bài hát: LÍ DĨA BÁNH BÒ Nhạc lí: GAM THỨ - GIỌNG THỨ Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 2 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát "Lí dĩa bánh bò" Dạy các em kỹ thuật hát ca nông và kỹ thuật hát tốp ca. HS hiểu được cấu tạo của gam thứ, giọng thứ,giúp HS đọc tốt bài TĐN số 2 2. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng khởi động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ... Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách... 3. Thái độ: Qua bài TĐN giúp các em thêm yêu quý quê hương đất nước II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Đàn Organ - Máy casset. Làm tốt một số động tác phụ họa cho bài hát Lí dĩa bánh bò Chuẩn bị bản nhạc một số bài hát viết ở giọng thứ như: Niềm vui của em.... Đệm đàn, hát và chỉ huy tốt bài hát "Lí dĩa bánh bò" và bài TĐN số 2. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kết hợp trong phần ôn tập. 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 13 Phút 12 Phút 10 Phút Hoạt động1 (Cả lớp - Nhón) GV: Giới thiệu bài học. HS: Khởi động giọng theo đàn, lớp hát 1 lần gõ nhịp (Theo nhạc đệm). GV: Hướng dẫn hs trình bày bài hát theo tổ có phụ họa động tác GV: Nhắc lại cách hát tốp ca có lĩnh xướng và hát ca nông. Lớp đứng tại chỗ hát bài hát 2 lần, vận động theo nhạc. Kiểm tra một vài em và chú ý sửa sai Chú ý đến hs yếu và chỉnh sửa cho HS Hoạt động2 (Cả lớp ) GV: Giới thiệu về giọng thứ Lấy một vài ví dụ về các bài viết ở giọng Trưởng và giọng thứ Giọng Trưởng: . . .Chú chim nhỏ dễ thương. Chiếc đèn ông sao Giọng thứ: Xuân về trên bản Quê hương, Ca-chiu-sa Giọng T và giọng t khác nhau ở côngthức cấu tạo GV: Đánh đàn gam T và t cho hs nghe Phân biệt một số giọng Trưởng và giọng thứ C và Am, F và Dm, G và Em. Hoạt động 3 (Cả lớp) GV treo bảng phụ bài TĐN số 2, hs quan sát bài TĐN và trả lời câu hỏi: Bài TĐN được viết ở nhịp mấy.Phách mạnh là các phách nào, các nốt nào? Bài TĐN được viết ở giọng gì. Tại sao? GV: Dùng que chỉ cho hs đọc các nốt nhạc trong bài TĐN, sau đó đọc bất kỳ nốt nào theo gv chỉ. GV: Gọi 1 vài em đọc nốt nhạc yếu đọc nốt. GV: Cho cả lớp đọc tên hình các nốt từ hình nốt ngắn nhất đến dài nhất và trả lời các câu hỏi. Bài TĐN có các nốt nào về cao độ? Bài TĐN có các hình nốt nào về trường độ? Bài nhạc viết ở giọng gì? HS: Đọc nốt nhạc kết hợp gõ tiết tấu. HS: Nghe đàn, đọc gam rải và trục giọng Đô trưởng. HS: Đọc kết hợp cao độ và trường độ. GV: đàn bài TĐN 2 lần. HS: Đọc từng câu đến hết bài theo đàn. GV: Gọi 1 vài hs đọc câu 1, 2, 3, 4. Cả lớp đọc nhạc kết hợp gõ nhịp. Cả lớp ghép lời kết hợp gõ nhịp. Từng tổ đọc nối tiếp (4 tổ 4 câu) kết hợp gõ phách. Cả lớp đọc nhạc, 1/2 lớp hát lời kết gõ nhịp. HS: Xung phong đọc 2 - 4 câu, gv ghi điểm. I. Ôn tập bài hát Lí dĩa bánh bò Dân ca Nam Bộ Trình bày bài hát theo nhóm có phụ họa động tác Kiểm tra cá nhân TËp h¸t tèp ca kÕt hîp h¸t ca n«ng. II. Nhạc lí: Gam thứ - giọng thứ. 1. Gam thứ Công thức gam Trưởng I II III IV V VI VII (I) Công thức gam thứ. I II III IV V VI VII (I) 2. Giọng thứ. Các bậc âm trong gam thứ dùng để xây dựng giai điệu một bài hát hay một bản nhạc gọi là giọng thứ. III. Tập độc nhạc:TĐN số 2 Trở về Su-ri-en-tô Nhạc I-ta-li-a Cao độ: La-Si-Đo-Re-Mi-Pha Tường độ: Hình nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn. Giọng của bài TĐN: La thứ Gam rải La thứ: 4. Củng cố: (4 Phút) HS nhắc lại nội dung chính của bài học . Cho cả lớp đọc nhạc và hát lại bài TĐN số 2 5. Dặn dò: (1 Phút) Về nhà học theo các mục I-II. Làm bài tập 1,2 Chép bài TĐN số 1 vào vở chép nhạc. Tập đọc, ghép lời, gõ nhịp, gõ phách. Xem trước các phần của tiết 6. Tìm bài hát có đoạn hát bè, mang theo đĩa nhạc. LH: Maihoa131@gmail.com Tuần 10 Tiết 10 Ngày soạn: 23/10 / 2018 Ôn tập bài hát: TUỔI HỒNG Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN SỐ 3 Âm nhạc thường thức: NHẠC SỸ PHAN HUỲNH ĐIỂU VÀ BÀI HÁT “BÓNG CÂY KƠ-NIA” I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Thực hiện bài hát, tập hát có sắc thái biểu hiện những tìnhcảm khác nhau kết hợp vỗ tay theo phách(đoạn cuối) Ôn TĐN số 3, kết hợp ôn lại giọng // và Âm thanh Giới thiệu với HS nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu và một tác phẩm của ông với bài “Bóng cây Kơ nia” 2. Kỹ năng: Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3 3. Thái độ: Yêu thích môn học II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Đàn Organ - Máy casset. Bảng phụ bài TĐN số 3 Đàn - đĩa hát bài “Bóng cây Kơ Nia” và 1 số bài khác như “Sợi nhớ sợi thương”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao” Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Đọc và hát lời bài tập đọc nhạc số 3 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 13 Phút 12 Phút 10 Phút Hoạt động1 (Nhóm- Cá nhân) GV: Đàn HS Luyện thanh theo mẫu. GV: Đàn giai điệu HS cả lớp cùng hát đầy đủ cả bài. GV: Nghe và phát hiện những chổ còn sai. Hát mẫu và sửa lại GV: Tổ chức HS hát Hát lần 1: Đoạn 1 HS nam và nữ hát đối đáp, đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng. Hát lần 2: Đoạn 1 GV cử 1 HS lĩnh xướng, đoạn 2 cả lớp hát hoà giọng. HS: Thực hiện theo hướng dẫn Hoạt động2 (Nhóm- Cá nhân ) GV: Treo bảng phụ giới thiệu. HS: Theo dõi GV: Đàn, hướng dẫn HS luyện gam Đô trưởng. GV: Hướng dẫn HS thực hiện nửa lớp TĐN và vỗ tiết tấu, nửa còn lại hát lời và vỗ theo nhịp, sau đó đổi lại. GV: Đệm đàn và hướng dẫn HS TĐN sau đó hát lời.Nhận xét, sửa sai giúp HS: Hoàn chỉnh bài TĐN. Hoạt động3 (Nhóm- Cá nhân) GV: Yêu cầu HS đọc phần giới thiệu về NS Phan Huỳnh Điểu HS: Đọc SGK GV: Giới thiệu những nét chính về NS Phan Huỳnh Điểu? HS: Trình bày GV: Chốt và ghi bảng. Giới thiệu về bài hát bóng cây kơ nia. Mở đĩa cho HS nghe HS: Nghe và cảm nhận I. Ôn tập bài hát: Tuổi Hồng Nhạc và lời : Trường Quang Lục Nội dung bài hát: Niềm vui của các em trên đường đến trường. Biết trân trọng và gìn giữ những tháng ngày tươi đẹp khi còn cắp sách đến trường II. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 3 Luyện gam Luyện đọc Tập hát lời ca III. Âm nhạc thường thức: 1. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu NS PHĐ có thời gian sáng tác âm nhạc rất dài từ trước năm 1945 đến nay NS thành công với những ca khúc của cả TN và người lớn Â.N của ông chau chuốt trữ tình 2. Bài hát “Bóng cây Kơ nia” Bài hát mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc và đây cũng là bài hát mang đậm phong cách của ông – là sự thể hiện sự rung cảm sâu sắc giữa người nhạc sĩ với cuộc sống của ND 4. Củng cố: (4 Phút) HS hát và vỗ tay theo phách bài “ Tuổi hồng” Đọc gam Am và ÂNTT. Đọc bài TĐN số 3 5. Dặn dò: (1 Phút) Hát thuộc và đúng bài “Tuổi hồng” chú ý phải hát nảy thể hiện sắc thái của bài Đọc kĩ 2 gam Âm và Âm hòa thanh. Tìm hiểu thêm 1 số ca khúc khác của NS Phan Huỳnh Điểu Tuần 15 Tiết 15 Ngày soạn:27/ 11/ 2018 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Ôn tập lại các bài hát và bài tập đọc nhạc đã học để học sinh hát và đọc nhạc thuần thục hơn . Củng cố lại phần âm nhạc thường thức để học sinh nắm sơ luợc về nhạc sĩ Trần Hoàn. 2. Kỹ năng: Qua việc ôn tập, giáo viên hướng dẫn học sinh cách kiểm tra học kì. 3. Thái độ: Thêm yêu thích môn học II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Đàn Organ - Máy casset. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kiểm ta trong quá trình ôn tập 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 13 Phút 12 Phút 10 Phút Hoạt động 1: GV: Trình bày cho học sinh nắm sơ lược về về nội dung của tiết học. GV: Hát mẫu hoặc mở băng nhạc HS : Nghe lại từng bài hát. GV: Hướng dẫn luyện thanh. HS: Luyện âm A A A . .. GV: Hướng dẫn cả lớp trình bày 2 bài hát ở mức độ hoàn chỉnh hơn và kết hợp những động tác vận động theo nhạc. KT: Gọi 1,2 nhóm hoặc vài em lên trình bày bài hát có thực hiện những động tác vận động theo nhạc. GV: Nhận xét, đánh giá, sửa sai nếu có. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện thanh. GV: Đàn thang 5 âm và thang 7 âm hướng dẫn học sinh luyện thanh. Học sinh luyện thanh. Hướng dẫn học sinh luyện tiết tấu bài TĐN. GV: Đàn cho các em nghe giai điệu bài TĐN HS: Nghe và đọc theo. GV: Hướng dẫn lớp đọc nhạc, hát lời ca bài TĐN. HS: Đọc nhạc kết hợp hát lời ca. GV: Chia lớp thành hai dãy, hướng dẫn nửa lớp TĐN và gõ tiết tấu, nửa còn lại hát lời ca và ngược lại. HS: thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của từng bên. Chỉ ra chỗ còn chưa đạt và hướng dẫn các em. Hoạt động 3: Hãy tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trần Hoàn? Bài hát “Một Mùa Xuân Nho Nhỏ” được sáng tác trong thời gian nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? GV: Cho học sinh nghe lại bài hát “Một Mùa Xuân Nho Nhỏ”. I. Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường Lí dĩ bánh bò Dân ca Nam Bộ II. Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN Số 1 Chiếc Đèn ông Sao Nhạc và lời: Phạm Tuyên III. Ôn âm nhạc thường thức: Ns trần hoàn và bài hat một mùa xuân nho nhỏ 4. Củng cố: (4 Phút) Hướng dẫn các em chơi trò chơi. Giáo viên đọc gợi ý câu hỏi 1: Đây là bài hát thuộc làn điệu dân ca Nam bộ. Trong bài có cụn từ: “tình tính tang tang”? Học sinh lắng nghe phát hiện và hát lại đoạn nhạc có cụm từ trên. Giáo viên đàn giai điệu từng câu cho các em nghe. Câu 1: Trên đây là giai điệu của bài hát hay bài TĐN nào? Giáo viên nhận định sau khi học sinh trả lời. Câu 2: Em hãy hát một đoạn trong bài hát có giai điệu vừa nghe? Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án cuối cùng. 5. Dặn dò: (1 Phút) Ôn lại tất cả các bài hát, bài tập đọc nhạc để tiết tới ôn tập tiếp theo. GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi Tuần 18 Tiết 18 Ngày soạn: 18/ 12/ 2018 KIỂM TRA HỌC KÌ I (Thực hành) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Ôn lại nhữmg kiến thức đã học như các bài hát, TĐN, nhạc lí và âm nhạc thường thức để kiểm tra cuối học kì I. Qua việc ôn tập, GV hướng dẫn HS cách kiểm tra học kì để các em có hướng ôn tập phù hợp. 2. Kỹ năng: Luyện tập kĩ năng, hát tập thể và hát hòa giọng 3. Thái độ: Qua đó giúp các em cũng cố lại kiến thức nhạc lí, và có thái độ, kĩ năng thực hành kiểm tra nghiêm túc. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Kiểm tra - đánh giá. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nhạc cụ thường dùng Đề thi Nắm vững kiến thức các phần nhạc lí Học Sinh: Chuẩn bị kĩ các nội dung dã ôn tập, tập phụ họa một số động tác. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Nắm sĩ số, nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Thống nhất về qui chế 3. Nội dung bài mới: (40 phút) a/ Đặt vấn đề: b/ Triển khai bài. Hoạt động 1: Nhắc nhở: (1 phút) GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình thực hiện HS: chú ý Hoạt động 2: Nhận xét (1 phút) GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp Ưu điểm: Hạn chế: 5. Dặn dò: (1 phút) Về nhà tập luyện thêm. 4. ĐỀ KIỂM TRA: Đại diện nhóm lên bốc thăm và cả nhóm thực hiện bài thi. ĐỀ 1: 1. Mỗi nhóm hs 2 em lên bốc xăm và trình bày một trong các bài hát sau đây. Mùa thu ngày khai trường Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường Lí dĩa bánh bò Dân ca Nam Bộ. 2. Tập đọc nhạc một bài theo yêu cầu của gv TĐN số 1: Chiếc đèn ông sao. TĐN số 3: Hãy hót,chú chim nhỏ hay hót ĐỀ 2: 1. Mỗi nhóm hs 2 em lên bốc xăm và trình bày một trong các bài hát sau đây. Hò ba lí Dân ca Quảng Nam. Tuổi hồng. Nhạc và lời:Trương Quang Lục 2. Tập đọc nhạc một bài theo yêu cầu của gv TĐN số 2: Trở về Su-ri-en-tô TĐN số 4: Chim hót đầu xuân 4. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ CÁCH CHO ĐIỂM. a. Phương pháp tổ chức. Kiểm tra theo 2 đề, mỗi đề từ 5 - 6 học sinh. Những học sinh đến lượt kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên. Mỗi học sinh tham gia kiểm tra 1 lần, trường hợp đặc biệt giáo viên có thể cho kiểm tra lại lần 2 nhưng điểm không vượt quá 3. b. Cách cho điểm. 1. Phần bài hát. Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác: Đ Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác: Đ Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ 2. Phần tập đọc nhạc Đọc đúng nốt nhạc: Đ Đọc đúng cao độ: Đ Xử lí đúng kí hiệu: Đ Ghép được lời ca: Đ Đọc to, rõ ràng tự tin: Đ Chính xác giai điệu: Đ Có chất giọng tốt: Đ Trình bày chưa đúng nốt nhạc, đúng cao độ và xử lí chưa đúng kí hiệu chưa hoặc chính xác: CĐ LH: Maihoa131@gmail.com HỌC KÌ II Tuần 20 Tiết 20 Ngày soạn: 08/ 01/ 2019 Học hát bài: KHÁT VỌNG MÙA XUÂN Nhạc Mô Da Lời việt:Tô Hải I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Giúp các em biết sơ lược về nhạc sĩ Mô-da 1 nhạc sĩ thiên tài người Áo, danh nhân âm nhạc thế giới. Các em hát đúng lời ca và giai điệu bài hát " Khát vọng mùa xuân" của nhạc sĩ Mô-da. 2. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng học bài hát mới: Nhận biết, biết cách sử dụng một số ký hiệu nhạc lí trong bài hát, kết hợp ôn kiến thức về nhạc lí. Củng cố kỹ năng phân tích các từ khó trong lời bài hát, chia câu, chia đoạn để lấy hơi và nhận biết giai điệu, nội dung bài hát. Củng cố kỹ năng khởi động giọng. 3. Thái độ: Qua bài hát, các em cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp được thể hiện qua giai điệu trong sáng và giàu chất trữ tình. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Đàn, hát chỉ huy tốt bài hát " Khát vọng mùa xuân". Slide giấy trong bài hát Khát vọng mùa xuân. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở, phách của học sinh 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 7 Phút 10 Phút 8 Phút 10 Phút Hoạt động 1 GV: Giới thiệu: GV: Giới thiệu về nhạc sĩ Mô-da, hs nghe và trả lời câu hỏi, GV bổ sung thêm GV:&HS ghi bài. Em nhắc lại sơ lược về nhạc sĩ Mô-da? Hoạt động 2 GV: Chiếu phần nhạc bài hát trên đèn chiếu, hs quan sát và trả lời câu hỏi. Em hãy liệt kê một số kí hiệu nhạc lí đã học có trong bài hát ? Nêu cách sử dụng? GV: Giảng về chỉ số nhịp 1 HS đọc lời bài hát và chia câu, giải thích một số từ khó (khao khát,hoa tuyết) Hoạt động 3 GV: Mở băng mẫu, hs nghe 1 lần, gv trình bày 1 lần. HS: Khởi động giọng theo đàn. GV: Dạy từng câu theo lối móc xích đến hết bài. GV: Gọi 1 vài cá nhân lên hát câu bất kỳ theo đàn, lớp nghe và nhận xét, g/v sửa sai nếu có. GV: Đàn, cả lớp hát 2-3 lần cả bài, kết hợp gõ theo nhịp. GV: Hướng dẫn hs vận động theo nhạc 2 lần. Hoạt động 4 HS: Cảm nhận và trả lời câu hỏi Bài hát có giai điệu. Nội dung như thế nào? Nêu cảm nhận của em về lời bài hát sau khi học xong? GV: Giảng mở rộng liên hệ thực tế I. Sơ lược về nhạc sĩ Mô-da Sinh 1756 Mất 1791 Thiên tài âm nhạc người áo Danh nhân âm nhạc thế giới II. Một số kí hiệu nhạc lí trong bài: Nhịp 6/8 ; nhịp lấy đà. Dấu luyến Dấu nối Giọng Đô trưởng. III. Học hát: IV. Giai điệu: Nhịp nhàng, tình cảm, trong sáng. Nội dung: Bài hát gợi lên những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên. Âm nhạc gợi cảm xúc lạc quan, yêu đời với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống. 4. Củng cố: (4 Phút) HS nhắc lại nội dung của bài học. Cho cả lớp hát bài "Khát vọng mùa xuân" 1 lần. 5. Dặn dò: (1 Phút) Học thuộc lời, giai điệu bài hát " Khát vọng mùa xuân", kết hợp vận động theo nhạc. Nắm nội dung bài hát. Làm bài tập 1/ SGK-39 Đọc trước phần nhạc lí, tìm sự khác biệt với các loại nhịp đã học. Đọc trước các nốt nhạc và tìm các kí hiệu nhạc lí có trong bài TĐN số 5. Tuần 25 Tiết 25 Ngày soạn:12/ 02/ 2019 Ôn tập bài hát: NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 6 Âm nhạc thường thức: HÁT BÈ I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Giúp học sinh học thuộc và hoàn thiện bài hát " Nổi trống lên các bạn ơi " Giúp các em đọc tốt và hát lời chính xác bài tập đọc nhạc số 6. Các em hiểu biết sơ bộ về hát bè và tác dụng của hát bè trong nghệ thuật âm nhạc. 2. Kỹ năng: Tiếp tục củng cố kỹ năng khởi động giọng; Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ... Có kỹ năng gõ nhịp, phách tốt khi tập đọc nhạc. Giúp các em củng cố kỹ năng học ÂNTT, hiểu ghi nhận các kiến thức cần nhớ. 3. Thái độ: Giáo dục các em tình đoàn kết anh em trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Các em biết được hát bè là hình thức hát giúp người hát nâng cao trình độ âm nhạc. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Đàn Organ - Máy casset. Hát tốt 2 bè của bài hát: Con chim non và Hành khúc tới trường. CD nhạc một số bài hát có sử dụng hát bè hòa âm và ca nông. Bảng phụ chép 2 đoạn trích của bài hát: Con chim non và Hành khúc tới trường. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kiểm tra hát trong khi ôn tập bài cũ. 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 13 Phút 12 Phút 10 Phút Hoạt động 1 GV: Giới thiệu bài học GV: Cho hs khởi động giọng theo đàn, cả lớp đứng hát kết hợp hình thức hát lĩnh xướng, hát ca nông và vận động theo nhạc. (2 lần) GV: gọi 4 em lên bảng hát như trên, ghi điểm miệng Hoạt động 2 GV: Cho hs nhắc lại 1số kiến thức nhạc lí trong bài TĐN. GV: Cho HS luyện gam C dur. GV: Đàn giai điệu học sinh đọc nhẩm theo. Cả lớp TĐN kết hợp gõ phách. 2 em xung phong đọc bài TĐN đọc tốt GV: Cho điểm. ½ lớp TĐN, nữa còn lại hát lời.. Hoạt động 3 GV: Giới thiệu: Hát bè là một cách hát khó trong nghệ thuật âm nhạc. Hát bè làm cho bài hát khỏe mạnh, dày, đầy đặn, nhiều màu vẻ hơn. Có thể nói: Không thể chỉ có hát và đàn một bè. Thế giới vô vàn âm thanh, sự chọn lọc, kết hợp chuyển tiếp chúng theo những quy luật phù hợp với mĩ cảm của thời đại, làm tăng sức biểu hiện của một tác phẩm âm nhạc. HS: Đọc phần giới thiệu về hát bè trong SGK/49 Em hiểu thế nào là hát bè? (Hs trả lời). GV: Tóm lại các ý chính ghi lên bảng, HS: Ghi vào vở. Những hình thức biểu diễn nào hay sử dụng hát bè? Cách hát bè nào đơn giản nhất? (HS trả lời GV bổ sung và ghi lên bảng) GV: Hướng dẫn học sinh hát bè 2 bài hát: Con chim non và Hành khúc tới trường. Bài hát nào hát bè ca nông. Bài hát nào hát bè hòa âm? (HS trả lời) GV: Cho học sinh nghe một số bài hát có sử dụng hình thức hát bè để các em nhận ra đoạn nào hát bè và hát hình thức nào. Em biết các bài hát nào có sử dụng lối hát bè? (Hs trả lời) GV: Giảng mở rộng về tầm quan trọng và thời gian của một bài hát được dựng bè. HS: Đọc phần bài đọc thêm trang 51. I. Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi Nhạc và lời Phạm Tuyên II. Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 6 Trích bài: Chỉ có một trên đời Nhạc: Trương Quang Lục Lời: Dựa theo ý thơ Liên Xô III. Âm nhạc thường thức: Hát bè 1. Khái niệm: - Là cách hát thể hiện những âm thanh cùng phát ra từ các quãng (hòa âm) hoặc giai điệu khác nhau. 2. Một số kỹ thuật hát bè Ca nông (Hát đuổi) Hòa âm (2;3;4 bè) 3. Một số hình thức hát bè: Song ca Tam ca Tốp ca Đồng ca Hợp xướng 3. Ví dụ (nghe): Mùa thu ngày khai trường. Nổi trống lên các bạn ơi. Con chim non. Cò lả. Trống cơm Việt Nam quê hương tôi Các bài hát được phối bè cho hợp xướng SGK 4. Củng cố: (4 Phút) HS nhắc lại các nội dung của bài học. GV đàn cho cả lớp hát lại 1 lần bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi và TĐN số 6. 5. Dặn dò: (1 Phút) Học thuộc các nội dung đã học. Ôn tập từ tiết 19, tiết 25 kiểm tra 1 tiết GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi Tuần 31 Tiết 31 Ngày soạn:26/ 03/ 2019 Ôn bài hát: TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG Tập đọc nhạc: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 8 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Giúp HS học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát "Tuổi đời mênh mông " Dạy các em kỹ thuật hát ca nông và kỹ thuật hát tốp ca. Giúp các em đọc tốt bài TĐN số 8, qua bài TĐN giúp các em đọc tốt hơn về tiết tấu lệch phải, nốt móc kép, nốt đơn chấm dôi và nốt móc kép. 2. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng khởi động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ... Củng cố kỹ năng hát tốp ca, hát lĩnh xướng và hát ca nông. Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách... 3. Thái độ: Giáo dục các em có thêm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Giúp các em có thái độ nghiêm túc khi học tập. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập. III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Đàn Organ - Máy casset. Làm tốt một số động tác mô phỏng cho bài hát “Tuổi đời mênh mông" Đệm đàn, hát và chỉ huy tốt bài hát "Tuổi đời mênh mông" và bài TĐN số 8. Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK Chuẩn bị trước nội dung bài học như dặn dò ở tiết 31 để phát biểu, xây dựng bài học. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kiểm tra khi ôn tập bài hát. 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG C

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Am nhac 8_12403373.doc
Tài liệu liên quan