Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

Hoạt động 2: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:

1. Mục tiêu:

- Học sinh nêu được các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Vận dụng trong chọn, phối giống vật nuôi, nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

2. Phương pháp:

- Quan sát, cá nhân nghiên cứu thu thập và xử lí thông tin SGK

- Phân tích so sánh tổng hợp

3. Hình thức tổ chức dạy học:

- Cá nhân nghiên cứu thu thập và xử lí thông tin SGK

4. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu: Phóng to hình ảnh vật nuôi.

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY MINH HỌA SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO NCBH. Giáo viên: Bùi Thị Hằng Tổ: Tự nhiên Trường: THCS Xuân Thắng NỘI DUNG Ngày soạn: 25/2/2018 Ngày thực hiện: 10/3/2018 Môn: Công nghệ - Lớp 7 Tiết 34-Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU:  * Kiến thức: Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục. * Kĩ năng: Phân biệt được sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi. * Thái độ: Yêu thích nghề chăn nuôi. * Kĩ năng chuyên biệt: nắm rõ quy luật sinh trưởng, phát triển của từng giống vật nuôi để có kế hoạch chăn nuôi hợp lí. II.  CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Máy chiếu - Tranh phóng to hình ảnh một số vật nuôi ở các giai đoạn. - Video về sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.     - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - SKG, đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức.     2. KTBC. Câu hỏi: Thế nào là giống vật nuôi? Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là: Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.         * Mở bài: Từ KTBC giáo viên nêu vấn đề: vật nuôi sinh trưởng, phát dục như thế nào và yếu tố nào quyết định đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi chúng ta cùng tìm hiểu nội dung Tiết 34 – Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.    PHƯƠNG ÁN 1: Hoạt động 1: Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Mục tiêu: Học sinh nêu được các khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. HS phân biệt sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi. Lấy được ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Phương pháp: Quan sát, cá nhân nghiên cứu thu thập và xử lí thông tin SGK Phân tích so sánh tổng hợp Hoạt động nhóm . Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân nghiên cứu thu thập và xử lí thông tin SGK Hoạt động nhóm. Phương tiện dạy học: Máy chiếu: Video sự sinh trưởng, phát dục của chó và gà, hình ảnh về sinh trưởng, phát triển của một số giống vật nuôi, Hệ thống câu hỏi. Hoạt động của GV và HS Nội dung I. Khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. ·   B1: Giao nhiệm vụ: GV: Cho HS quan sát sơ đồ về sự phát triển của vật nuôi và nêu vấn đề: Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình đó gọi là sự phát triển. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau. Để hiểu rõ thế nào là sự sinh trưởng, sự phát dục chúng ta cùng xem video về sự sinh trưởng, phát dục của 2 vật nuôi là chó đại diện cho vật nuôi đẻ con và gà đại diện cho vật nuôi đẻ trứng. HS: Cá nhân quan sát sơ đồ và xem video. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Cá nhân quan sát sơ đồ và xem video. GV: Giải thích thêm về sơ đồ và video cho Hs hiểu rõ. B3: Thảo luận, trao đổi báo cáo: GV: Cho Hs thảo luận về sơ đồ và video đã quan sát được. ------------------------- B1: Giao nhiệm vụ: GV: GV cho HS quan sát hình ảnh về vật nuôi ( ngan, bò) ở các giai đoạn kết hợp với nội dung đoạn video trước và trả lời câu hỏi: ? Em có nhận xét gì về sự thay đổi khối lượng, kích thước cơ thể của 3 con ngan? Em có nhận xét gì về kích thước, khối lượng cơ thể của con bò và con bê? ? 2 vd trên là sự sinh trưởng hay sự phát dục? ? Sự sinh trưởng của vật nuôi là gì? Cho ví dụ cụ thể. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Cá nhân quan sát tranh, nghiên cứu video và trả lời câu hỏi. GV: Hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi. B3: Thảo luận, trao đổi báo cáo: GV: Gọi Hs trả lời câu hỏi. HS: trả lời câu hỏi ĐA: * Khối lượng và kích thước của 3 con ngan tăng dần theo tuổi. * Bò trưởng thành có chiều cao, chiều dài và khối lượng lớn hơn bê con. Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: Sự sinh trưởng của ngan: - 1 ngày tuổi cân nặng 42g - 1 tuần tuổi cân nặng 79g. - 2 tuần tuổi cân nặng 152g. ---------------------------------- B1: Giao nhiệm vụ: GV: GV cho HS quan sát hình ảnh về vật nuôi ( chó, gà) ở các giai đoạn kết hợp với nội dung đoạn video trước và trả lời câu hỏi: ? Theo em chó mới đẻ ra đã mở mắt chưa? Khoảng bao nhiêu ngày thì chó mở mắt. ? So sánh sự khác biệt về đặc điểm ngoại hình và tính dục của gà trống với gà mái và gà con? ? 2 vd trên là sự sinh trưởng hay sự phát dục? ? Sự phát dục của vật nuôi là gì? Cho ví dụ cụ thể. HS: Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi. GV: Quan sát hướng dẫn HS hoạt động. B3: Thảo luận, trao đổi báo cáo: GV: Cho 1vài HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. HS: HS trả lời và nhận xét. ĐA: - Chó con mới đẻ ra chưa mở mắt. Khoảng 1-2 tuần là chó mở mắt. - Gà trống: lông dài, mào to dài đỏ chót, biết gáy và có khả năng thụ tinh. - Gà mái: lông dài, mào ngắn đỏ chót, biết đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con. - Gà con: lông ngắn, chưa có mào, chưa biết gáy, chưa biết đẻ trứng. - Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. VD: Chó mở mắt. Dạ dày trâu, bò tiêu hóa được cỏ. ------------------------------------- KIỂM TRA ĐÀNH GIÁ GV: phát PHT, chia nhóm y/c các nhóm hoạt động hoàn thiện PHT. ? Đánh dấu x vào PHT để phân biệt những biến đổi nào ở cơ thể vật nuôi thuộc sự sinh trưởng và phát dục theo mẫu bảng. Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục -Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. - Thể trọng lợn con từ 5 kg tăng lên 8 kg. - Gà trống biết gáy - Gà mái bắt đầu đẻ trứng - Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. .. .. .. .. . . .. .. .. Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục -Xương ống chân của bê dài thêm 5cm. - Thể trọng lợn con từ 5 kg tăng lên 8 kg. - Gà trống biết gáy - Gà mái bắt đầu đẻ trứng - Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa. x x x x x I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 1.Sự sinh trưởng: Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. Ví dụ: Sự sinh trưởng của ngan: - 1 ngày tuổi cân nặng 42g - 1 tuần tuổi cân nặng 79g. - 2 tuần tuổi cân nặng 152g. 2.Sự phát dục: Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. VD: Chó mở mắt. Dạ dày trâu bò tiêu hóa được cỏ. PHƯƠNG ÁN 2: Hoạt động 2: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: Mục tiêu: Học sinh nêu được các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Vận dụng trong chọn, phối giống vật nuôi, nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Phương pháp: Quan sát, cá nhân nghiên cứu thu thập và xử lí thông tin SGK Phân tích so sánh tổng hợp Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân nghiên cứu thu thập và xử lí thông tin SGK Phương tiện dạy học: Máy chiếu: Phóng to hình ảnh vật nuôi. Hoạt động của GV và HS Nội dung II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. B1: Giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh về 2 giống lợn y/c HS nghiên cứu, trả lời câu hỏi: ? Nếu nuôi thật tốt 1 con lợn Móng Cái có thể cho khối lượng tối đa ở con trưởng thành bằng lợn Lanđrat không? Vì sao? ? Nếu cùng một giống lợn mà điều kiện chăm sóc khác nhau thì năng suất có khác nhau không? Tại sao? HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi GV: Quan sát, hướng dẫn HS hoạt động. B3: Thảo luận, trao đổi báo cáo: GV: Y/c 1 vài Hs trả lời câu hỏi, các Hs khác nhận xét, đánh giá. HS: Trả lời câu hỏi, các Hs khác nhận xét, đánh giá. ĐA: -Nếu nuôi thật tốt 1 con lợn Móng Cái cũng không thể cho khối lượng tối đa ở con trưởng thành bằng lợn Lanđrat được. Vì giống lợn Lanđrát là giống nhập ngoại cho năng suất cao hơn giống nội Móng cái. - Cùng một giống lợn mà điều kiện chăm sóc khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Con nào được nuôi dưỡng tốt sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn. B1: Giao nhiệm vụ: GV: Y/c HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi ? Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào? ? Để điều khiển một số đặc điểm di truyền của vật nuôi và để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi chúng ta cần làm gì? HS: Cá nhân nghiên cứu thông tin trong SKG trả lời câu hỏi B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. GV: Quan sát, hướng dẫn HS hoạt động. B3: Thảo luận, trao đổi báo cáo: GV: Cho 1 vài HS trả lời và nhận xét lẫn nhau. HS: 1 vài HS trả lời và nhận xét. ĐA: Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh ( nuôi dưỡng, chăm sóc) - Để điều khiển một số đặc điểm di truyền của vật nuôi chúng ta cần áp dụng các biện pháp chọn giống, chọn phối phù hợp Để đạt hiệu quả chăn nuôi cao hơn có thể dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tác động đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. -------------------------------------------------------------- KIỂM TRA ĐÀNH GIÁ GV cho Hs lấy ví dụ về yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát dục trực tiếp trên vật nuôi ở gia đình mình. II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. -Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh ( nuôi dưỡng, chăm sóc) - Để điều khiển một số đặc điểm di truyền của vật nuôi chúng ta cần áp dụng các biện pháp chọn giống, chọn phối phù hợp Để đạt hiệu quả chăn nuôi cao hơn có thể dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tác động đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. IV: TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: ? Bài học hôm nay chúng ta đã nghiên cứu được những nội dung gì? GV sử dụng sơ đồ tư duy hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. Câu 1: 2. Hướng dẫn học tập:    -  Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 88.    -  Xem trước bài: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 32 Su sinh truong va phat duc cua vat nuoi_12306310.doc