I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- HS hiểu được những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh
- HS nắm được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
b. Kĩ năng :Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hoặc ở gia đình
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:
a. Các phẩm chất: Học tập tích cực, ham tìm hiểu, có ý thức bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: Bảng phụ nội dung II.1/SGK. Tr 31
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về phòng trừ sâu bệnh
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm
124 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ 7 (cả năm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý HS để tính được SNM và TLNM ta phải đếm được số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định
- GV đưa ra một bảng phụ xác định thời gian tính SNM và TLNM của một số hạt giống
Loại hạt giống
Thời gian
( ngày)
xác định
SNM
TLNM
Ngô
5
10
Lúa
5
10
Đậu tương
4
10
Lạc
4
10
? Viết công thức tính SNM
? Viết công thức tính TLNM
- GV cho HS thảo luận nhóm tính SNM và TLNM (dựa vào chuẩn bị của GV)
+ N1, N2: Tính SNM
+ N3, N4: Tính TLNM
- Các nhóm làm xong có thể đổi chéo sản phẩm cho nhau( N1- N3), ( N2- N4)
- GV theo dõi các nhóm thảo luận, cho HS dừng lại, gọi đại diện nhóm báo cáo
- GV ghi nhanh kết quả lên bảng. Cho nhóm khác thảo luận cùng nội dung nhận xét (Nếu thấy có kết quả khác nhau và khác kết quả GV đã kiểm tra ở nhà, GV cần giúp HS tính lại)
* Kết luận: Khi bước đầu chọn hạt giống tốt rồi nhưng để hạt giống nảy mầm tốt cho hiệu quả cao thì khâu xử lý hạt giống cũng quan trọng, và phụ thuộc vào quá trình chăm sóc khi gieo. Chúng ta phải biết tính được SNM và TLNM từ đó mới đánh giá được giống tốt
Dựa vào quá trình thực hành ở nhà, HS nhắc lại các bước đã thực hành:
+ Cho hạt vào chậu nước vớt những hạt đã nổi bỏ đi
+ Đổ hạt chắc ra rá để ráo nước
+ Ngâm hạt khoảng 6 tiếng
+ Vớt hạt ra và đem ( ủ) gieo
- HS theo dõi để nắm được qui trình đúng, tự liên hệ khi thực hiện xử lý hạt giống ở gia đình trước khi gieo
- Vì những hạt lép thường không nảy mầm được, dễ nhiễm bệnh, vì vậy khi gieo ảnh hưởng tới các hạt khác
- Trả lời: Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn.
Khi không có nhiệt kế, ta dùng tay để cảm nhận
- Nhớ lại kiến thức để trả lời: Đảm bảo đúng mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
- HS theo dõi để khi thực hành thực hiện cho đúng
- HS triển khai thực hành trong 5 phút (thực hành B2, B3)
- Trả lời: Hạt nảy mầm khi độ dài mầm bằng 1/2 chiều dài hạt
- HS theo dõi để vận dụng cho từng hạt giống tính cho đúng
Số hạt nảy mầm
-SNM= x 100
Tổng số hạt đem gieo
Số hạt nảy mầm
- TLNM= x 100
Tổng số hạt đem gieo
- HS nhận các đĩa hạt đã nảy mầm, thực hành theo nhóm tính SNM và TLNM theo yêu cầu, các nhóm cử đại diện ghi lại kết quả
- Các nhóm đảo chéo để tìm hiểu nội dung khác
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét , theo dõi sự nhận xét của GV
C. Hoạt động luyện tập :
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn về nhà.
- Thời gian: 5 phút
D. Hoạt động vận dụng: :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS thu dọn vật liệu, thiết bị, làm vệ sinh nơi thực hành
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá kết quả:
+ Sự chuẩn bị các vật tư, thiết bị đầy đủ không
+ Có làm đúng các bước trong qui trình không
+ Kết quả thực hành
- GV nhận xét chung giờ học. Dựa vào kết quả thực hành GV cho điểm 1 nhóm điển hình
- Cho các nhóm mang sản phẩm (xong nội dung B3) về nhà chăm sóc, theo dõi để tính SNM và TLNM 12 ngày sau nộp báo cáo
- HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và thiết bị
- HS tự đánh giá sự tiếp thu bài thông qua các tiêu chí GV nêu ra
- Theo dõi sự đánh giá của GV
- Các nhóm cử người mang sản phẩm để chăm sóc và nhóm hoàn thiện báo cáo
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Dặn HS về xem lại bài, tự thực hành ở nhà, vận dụng vào gieo trồng các loại hạt trong gia dình
- Đọc trước bài 19
=========================
Ngày soạn: 02/10/2010
Ngày giảng:
7A:4/10/2010
7B:4/10/2010
Tiết 15
CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng: a. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, qui trình và nội dung của các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, vun xới đất, tưới nước, bón phân hữu cơ
b. Kĩ năng : Vận dụng kỹ thuật chăm sóc cây trồng vào trong gia đình để áp dụng phù hợp đối với từng loại cây trồng
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: a. Các phẩm chất: Có ý thức lao động có kỹ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: Tranh hình 29, 30 sgk phóng to
2. Học sinh: Tài liệu, sgk
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
A. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Giới thiệu vào bài mới
- Thời gian: 5 phút
GV đọc ca dao “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Câu ca dao này ông cha ta dạy điều gi? Bài hôm nay chúng ta cùng làm sáng tỏ.
2. Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu biện pháp tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới gốc
- Mục tiêu: HS nắm được mục đích và biện pháp tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới gốc
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng: Tranh hình 29 sgk
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt câu hỏi:
- Tỉa cây là gì?
- Dặm cây là gì?
- Tỉa và dặm cây nhằm mục đích gì?
- Người ta tỉa, dặm cây cho laọi cây nào?
- Mục đích của việc vun xới là gì?
- GV cho HS làm bài tập trong sgk Tr-45.
- GV nhận xét, kết luận
* Tỉa dặm cây:
- Tỉa bỏ cây yếu, bị sâu bệnh và dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
* Làm cỏ, vun xới để:
- Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp.
- Hạn chế việc bốc hơi nước , bốc mặn, bốc phèn.
- Chống đổ.
- HS làm bài tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật tưới tiêu, nước.
- Mục tiêu: Biết biện pháp kĩ thuật tưới nước và tiêu nước.
- Đồ dùng: Tranh hình 30 sgk
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt câu hỏi:
- Nước có vai trò gì đối với cây trồng?
- GV cho HS tìm các ví dụ để minh hoạ về mức độ yêu cầu nước của cây các loại: ở cạn (ngô, rau); ở nước (lúa)
- Cho HS nêu ví dụ về hệ thống kênh mương ở địa phương.
- Quan sát hình trong sgk Tr-46 làm bài tập bằng cách ghi tên phương pháp tưới ở hình 30 (a, b, c, d).
- Vì sao phải tiêu nước.
- Tiêu nước bằng các phương pháp nào?
- Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.
* Phương pháp tưới:
- Tưới thấm.
- Tưới ngập.
- Tưới phun mưa.
* Tiêu nước:
-Thừa nước cây sẽ bị ngập úng và có thể bị chết. Vì thế phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp.
Hoạt động 3. Tìm hiểu kĩ thuật bón phân thúc
- Mục tiêu: Trình bày được quy trình bón phân thúc
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đưa ra câu hỏi:
- Kể tên các loại phân dùng bón phân thúc?
- Nêu quy trình bón phân thúc cho cây?
- Hãy kể tên các cách bón phân thúc cho cây?
- Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo quy tình:
+ Bón phân
+ Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất
C. Hoạt động luyện tập :
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn về nhà.
- Thời gian: 5 phút
D. Hoạt động vận dụng: :
- GV hệ thống lại kiến thức toàn bài
? Cho biết ưu nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây?
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Học bài theo câu hỏi sgk
- Chuẩn bị bài 20
Ngày soạn: 4/10/2010
Ngày giảng:
7A: 6/10/2010
7B: 6/10/2010
Tiết 16
THU HOẠCH , BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng: a. Kiến thức: Hiểu được mục đích , yêu cầu , các phương thức thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản
b. Kĩ năng :Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: a. Các phẩm chất: Có ý thức tiết kiệm, trong thu hoạch, bảo quản và chế biến
II. ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về thu hoạch, bảo quản và chế biến
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu vào bài mới
- Thời gian: 5 phút
* Kiểm tra bài cũ: ? Làm cỏ vun xới gốc nhằm mục đích gì?
* Đặt vấn đề: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Khâu kỹ thuật này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hóa
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản
- Mục tiêu: Nắm được yêu cầu và phương pháp thu hoạch
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: Tranh ảnh về phương pháp thu hoạch
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt câu hỏi
? Khi thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu gì
GV kết luận
? Vì sao cần phải đảm bảo những yêu cầu đó
- Cho HS lấy VD giải thích từng yêu cầu
- GV nhận xét và bổ sung
- Yêu cầu quan sát hình vẽ
- Nêu câu hỏi thảo luận: Kể tên các phương pháp thu hoạch, cho VD minh họa từng loại nông sản
- Gọi các nhóm báo cáo
- GV nhận xét và kết luận
- GV thông báo: trên đây chỉ là phương pháp thủ công, hiện nay trên thế giới người ta dã sử dụng các loại dụng cụ cơ giới để thu hoạch VD: Máy gặt lúa.
? Em hãy so sánh phương pháp thu hoạch thủ công và thu hoạch bằng máy?
- GV nhận xét và nêu lên viễn cảnh tương lai của việc thu hoạch bằng cơ giới trong sản xuất trồng trọt cảu nước ta
Kết luận: Khi thu hoạch nông sản chúng ta phải thực hiện đúng theo yêu cầu khi thu hoạch, tùy từng loại cây trồng chúng ta sử dụng phương pháp thu hoạch phù hợp cho hiệu quả
- Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận
- Đảm bảo năng xuất và chất lượng
- HS lấy ví dụ
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm
- Báo cáo kết quả
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách bảo quản nông sản
- Mục tiêu: Biết được mục đích và cách bảo quản nông sản
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng :
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Trong gia đình em đã bảo quản những loại nông sản nào và thực hiện bảo quản như thế nào?
? Bảo quản nhằm mục đích gì
- GV kết luận
- Gọi HS lấy VD minh họa về 2 khía cạnh: hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng
- GV nhận xét và bổ sung
VD: Không bảo quản hay bảo quản không tốt: các nông sản dễ bị mọt, mốc (thóc, gạo, lạc vừng); những hạt bị mọt, mốc ăn có vị đắng, không ăn được năng suất bị giảm (hiện tượng rau , quả tươi bị úa, thối)
- Yêu cầu liên hệ thực tế, kết hợp kênh chữ trả lời từng câu hỏi
? Đối với các loại hạt khi bảo quản cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? Vì sao?
- GV nhận xét, đưa ra VD như SGK và kết luận
? Đối với các loại rau, hoa quả tươi cần có điều kiện gì? Vì sao?
- GV nhận xét và kết luận
? Kho bảo quản cần đảm bảo yêu cầu gì?
- GV nhận xét và kết luận
- Yêu cầu HS theo dõi SGK, liên hệ thực tế
- Nêu câu hỏi thảo luận
? Kể tên các phương pháp bảo quản. Cho VD minh họa về loại nông sản?
- Gọi các nhóm nhóm báo cáo từng nội dung
? Nêu các phương pháp bảo quản?
- Nêu nội dung từng phương pháp bảo quản? cho VD minh họa?
- GV nhận xét và bổ sung
* Kết luận: Khi biết được mục đích của bảo quản, chúng ta phải đề cao việc bảo quản nông sản và sử dụng phương pháp bảo quản tại mỗi gia đình cho phù hợp mỗi loại nông sản
- Cá nhân trả lời: gạo , đỗ , lạc để trong thùng kín, gói trong túi bóng
- Hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản
- 2 HS trả lời
- Lắng nghe
- Đối với các loại hạt cần được phơi hoặc sấy khô. Vì để giảm lượng nước có trong hạt
- Rau, quả phải sạch sẽ, không giập nát. Vì nếu giập nát, không sạch sẽ khi bảo quản dễ bị thối , có nhiều vi khuẩn làm ảnh hưởng tới những loại rau, hoa quả khác
- Kho bảo quản phải xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió, chống mối mọt
- Đọc SGK, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo từng nội dung theo yêu cầu
- Trả lời:
+ Bảo quản thông thoáng
+ Bảo quản kín
+ Bảo quản lạnh
- Đại diện các nhóm trả lời
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách chế biến nông sản
- Mục tiêu: Nắm được mục đích và phương pháp chế biến
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng: Tranh ảnh về phương pháp chế biến
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đặt câu hỏi
? Tại gia đình chúng ta đã sử dụng nông sản để chế biến như thế nào?
? Vậy chế biến nhằm mục đích gì?
- GV kết luận
- Yêu cầu HS đọc SGK , liên hệ thực tế về chế biến
- Nêu câu hỏi thảo luận
? Kể tên các phương pháp chế biến. Nêu đặc điểm đặc điểm từng phương pháp? Cho VD minh họa
- Gọi các nhóm báo cáo
- Sau mõi câu trả lời GV nhận xét , tổng hợp các ý chính
* Kết luận: Khi học xong phần chế biến chúng ta hãy vận dụng các phương pháp chế biến thích hợp cho từng từng loại nông sản để tăng thêm giá trị sử dụng
- rau cải , cà muối chua,sắn dây nghiền thành bột
- Chế biến nông sản là làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản
- HĐ nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo
+ Sấy khô: (mít, khoai lang, chuối, nhãn, vải) bằng các thiết bị đơn giản và hiện đại
+ Chế biến thành bột mịn: (sắn, gạo, ngô)
+ Muối chua: (rau, cà) Làm cho sản phẩm lên men nhờ hoạt động của vi sinh vật
+ Đống hộp: (ngô, dưa chuột) đựng trong hộp, lọ thủy tinh , đậy kín, sau đó làm chín
- HS nghe và ghi vào vở
C. Hoạt động luyện tập :
- Mục tiêu: Giúp HS hệ thống toàn bộ kiến thức trong bài một cách tổng quát
- Thời gian: 5 phút
- Cách tiến hành
D. Hoạt động vận dụng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
- GV hệ thống toàn bộ nội dung chính
Đặt câu hỏi gọi HS trả lời
? Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản?
? Bảo quản và chế biến có gì giống và khác nhau?
- Sau mỗi câu trả lời GV nhận xét
- 1 HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi
- Thu hoạch đạt yêu cầu kỹ thuật tạo thuận lợi cho bảo quản. Thu hoạch không đạt yêu cầu kỹ thuật, sẽ khó hoặc không bảo quản được
- So sánh:
Thu hoạch
Bảo quản
Giống nhau
Cùng một
mục đích
Khác nhau
Giữ nguyên trạng thái sản phẩm
Biến đổi sản phẩm khác trạng thái ban đầu, tăng giá trị sử dụng
- Lắng nghe
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng:
- Học bài theo câu hỏi sgk
- Đọc trước bài 21
=====================
Ngày soạn:
Ngày giảng:
- 7A:
- 7B:
Tiết 17
LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng: a. Kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ
+ Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác
b. Kĩ năng :Vận dụng kiến thức đã học về các phương thức canh tác vào trồng trọt tại gia đình và địa phương
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: a. Các phẩm chất: Học tập tích cực
II. ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về các phương thức canh tác: xen canh
2. Học sinh:
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động:
* Kiểm tra bài cũ: Nêu yêu cầu khi thu hoạch. Kể tên các phương pháp thu hoạch? Nêu mục đích của bảo quản và chế biến nông sản. trình bày phương pháp bảo quản?
* GV đặt vấn đề vào bài: So với độc canh, luân canh, xen canh, là những phương thức canh tác tiến bộ có tác dụng hạn chế sâu bệnh phá hại, tăng thêm độ phì nhiêu của đất. Do vậy mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng ta cùng nghiên cứu để nắm vững và áp dụng trong sản xuất
2. Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ
- Thời gian: 25 phút
- Đồ dùng: Tranh ảnh về phương thức canh tác
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nhớ lại: Giống cây trồng đã ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng như thế nào?
- GV nhấn mạnh hình thức thay đổi cơ cấu mà người dân hay áp dụng: Trên một diện tích người ta thay đổi loại cây trồng: Trồng lúa (vụ mùa) - trồng ngô (khoai , rau, đỗ) - Trồng lúa (vụ xuân). Hình thức đó gọi là luân canh
? Vậy luân canh là gì?
GV nhận xét và kết luận
- Cho HS lấy VD minh họa về luân canh
- GV ghi lại các VD và xếp vào 2 cột hướng vào 2 hình thức luân canh
? Em có nhận xét gì về môi trường sống của rau, ngô, khoai, lạc, lúa
- GV thông báo: các VD trên thuộc về 2 hình thức luân canh, vậy đó là những hình thức nào?
- GV chốt lại kiến thức
? Sử dụng luân canh nhằm mục đích gì?
- GV nhận xét và bổ sung
? Khi luân canh cần chú ý những yêu cầu gì?
- GV nhận xét và bổ sung
- GV đưa ra một số loại cây trồng có thể luân canh cho nhau
- GV đưa ra một VD Trên cùng một luống rau người ta trồng rau cải bắp là chính nhưng giữa các cây rau cải bắp lại trồng xen vào đó là rau xà lách. Khi rau cải bắp lớn tán rộng, thì rau xà lách đã được thu hoạch
Hình thức đó gọi là xen canh. Vậy xen canh là gì?
- GV kết luận
- Cho HS lấy VD minh họa
? Xen canh nhằm mục đích gì?
? Khi chọn cây trồng để xen canh phải đảm bảo yêu cầu gì?
- GV nhận xét và bổ sung: mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, độ sâu rễ, tính chịu bóng râm, có như thế xen canh mới có kết quả
? Trước đây ông cha ta thường trồng mấy vụ lúa trên 1 năm?
? Ngày nay chúng ta trồng được mấy vụ?
- GV nhận xét và cho biết ở miền nam người ta còn trồng cả 3 vụ lúa trong một năm
- GV khẳng định : hình thức thay đổi (Từ 1 vụ lên 2 vụ, 3 vụ) trên gọi là tăng vụ.Thế nào là tăng vụ?
- GV nhận xét và kết luận
? Tăng vụ nhằm mục đích gì?
? Để thực hiện tăng vụ phải phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Đặt câu hỏi, yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời
? ở địa phương em đã áp dụng được những hình thức canh tác nào?
- Gọi các nhóm báo cáo
- GV ghi nhận những ý kiến của HS
- GV bổ sung: Địa phương ta cũng đã đã áp dụng biện pháp tăng vụ nhưng chưa triệt để. Vẫn thấy người dân còn để ruộng trống sau khi thu hoạch lúa. Việc đó một phần là do hệ thống tưới tiêu nhưng chủ yếu là do ý thức của người dân
* Kết luận: Khi học xong 3 biện pháp canh tác các em phải biết vận dụng vào thực tế để đạt được hiệu quả
- 1 HS trả lời: Làm thay đổi cơ cấu cây trồng
Sử dụng giống thích hợp đã làm thay đổi: Từ 1 năm có 2 vụ (lúa- lúa, lúa- hoa màu) chuyển thành 3 vụ (Lúa - hoa màu - lúa)
- HS lắng nghe
- Trả lời: Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
- Nghe và ghi khái niệm
- HS lấy VD minh họa
VD: Trên cùng một mảnh vườn: gieo rau mùi khi thu hoạch xong trồng rau cải
Môi trường trên cạn: ngô, khoai, rau, lạc
Môi trường dưới nước : lúa
-1 HS kể tên 2 hình thức
- Nghe và ghi vào vở
Các hình thức luân canh
+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau
+ Luân canh giữa các cây trồng cạn với cây trồng nước
- HS nêu theo ý hiểu
- Trả lời: Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít và khả năng chống sâu bệnh
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Xen canh là hình thức trên cùng một diện tích , trồng 2 loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu
- Nghe và ghi khái niệm
- Cá nhân lấy VD: Ngô xen đậu tương
- Trả lời: Tận dụng diện tích , chất dinh dưỡng, ánh sáng
- Trả lời theo ý hiểu
- Trả lời: Thường là 1 vụ hoặc 2 vụ
- Trả lời: Có 2 vụ lúa chính và một vụ đông xuân( hoa màu)
- Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một đơn vị diện tích
- Nghe và ghi khái niệm
- Tăng năng suất cây trồng
- Trả lời: Phụ thuộc vào giống, hệ thống tưới tiêu
- HĐ nhóm , thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo
Hoạt động 2. Tìm hiểu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
- Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV tổ chức HĐ nhóm
- Nêu câu hỏi thảo luận: Làm bài tập điền khuyết SGK/51
- Gọi các nhóm báo cáo
Gọi nhóm khác nhận xét cho từng hình thức canh tác
- GV nhận xét và chính xác kiến thức
* Kết luận: Chúng ta phải nắm được tác dụng của từng biện pháp canh tác từ đó sẽ vận dụng sử dụng biện pháp cho phù hợp để đạt được hiệu quả
- HĐ nhóm thảo luận làm bài tập
- Đại diện 3 nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
- Nghe và tự hoàn hiện vào vở
+ Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng, giảm sâu bệnh
+ Xen canh sử dụng đất hợp lý, ánh sáng và giảm sâu bệnh
+ Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch
C. Hoạt động luyện tập :
D. Hoạt động vận dụng:
- GV hệ thống toàn bộ nội dung
- Đặt câu hỏi gọi HS trả lời
? Kể tên các hình thức canh tác
? Nêu tác dụng của từng hình thức canh tác đó
- GV đánh giá giờ học
* Hướng dẫn về nhà
- Dặn HS về học bài, vận dụng kiến thức học vào thực tế tại trồng trọt trong gia đình và địa phương
- Tự ôn tập và đọc trước bài 22, sưu tầm các tranh ảnh về khu rừng và tình trạng phá rừng hiện nay
=====================
======================
CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
Ngày soạn:6/12/2010
Ngày giảng:
- 7A:20/12/2010
- 7B:20/12/2010
Tiết 26
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kĩ năng: a. Kiến thức: + HS hiểu được vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta
+ HS hiểu được khái niệm về giống vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi
2. Kỹ năng: HS vận dụng vào thực tế để nhận biết được giống vật nuôi
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: a. Các phẩm chất: ý thức học bài, sưu tầm tranh ảnh về giống vật nuôi
II. ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: Bảng phụ sơ đồ 7/ SGK - Tr. 82, bảng 3/ SGK.Tr85
2. Học sinh: Tranh ảnh về giống vật nuôi
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động: 3 phút
* GV đặt vấn đề vào bài: Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chăn nuôi và trồng trọt luôn hỗ trợ cho nhau phát triển. Vậy chăn nuôi có vai trò và nhiệm vụ như thế nào bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
2. Bài mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của chăn nuôi
- Thời gian: 7 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 50 để nêu vai trò của chăn nuôi thể hiện trong mỗi hình a,b,c,d
- Gọi đại diện nhóm trả lời cho từng hình vẽ
- Gọi nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét , bổ sung và kết luận
* Kết luận: Chúng ta thấy được ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất, vì vậy chúng ta phải phát triển ngành chăn nuôi
I. Vai trò của chăn nuôi
- HS theo dõi hình 50
- Đại diện nhóm trả lời theo yêu cầu
- Nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
+ Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm cho con người
+ Chăn nuôi cung cấp sức kéo
+ Chăn nuôi cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt
+ Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho ngành y, ngành dược và ngành
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi
- Mục tiêu: Trình bày được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi ở Việt Nam
- Thời gian: 7 phút
- Đồ dùng: Bảng phụ sơ đồ 7
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo sơ đồ 7 và giới thiệu về nhiệm vụ của ngành trồng trọt
- GV đặt câu hỏi
? Hãy kể tên các loại vật nuôi ở nước ta
Những loại vật nuôi đó được nuôi theo trang trại hay hộ gia đình
- Gọi HS trả lời
GV nhận xét và bổ sung , từ đó GV nêu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi toàn diện
- GV gọi HS trình bày các nhiệm vụ còn lại
- GV đặt từng câu hỏi gọi HS trả lời
? ở địa phương em có trang trại chăn nuôi nào không
? Phát triển chăn nuôi theo hộ gia đình có lợi ích gì. Hãy nêu một vài VD
? Em hiểu thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch
II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi
- HS trả lời : VD vật nuôi: lợn , gà, trâu , bò....
+ Hình thức: trang trại hoặc hộ gia đình
- HS dựa vào sơ đồ trả lời
- Trả lời: Không , chỉ chăn nuôi theo hộ gia đình
- Tận dụng nguồn thức ăn gia đình hiện có
- Trả lời: là sản phẩm chăn nuôi không có chứa các chất độc hại, không có lợi cho cơ thể
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khái niệm của giống vật nuôi
- Mục tiêu: Hiểu được thế nào là giống vật nuôi, cách phân loại giống vật nuôi
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng: Tranh giống vật nuôi
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 51,52,53 thảo luận nhóm bàn về đặc điểm từng loại giống vật nuôi
- Gọi HS trả lời
- Cho HS thảo luận nhóm bàn hoàn chỉnh bài tập điền khuyết tr. 83
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
- HS khác nhận xét
GV nhận xét và kết luận
- Cho cá nhân lấy VD về một số giống vật nuôi
- GV ghi lại trên bảng , cho HS so sánh về số lượng , chất lượng trứng do gà ri và gà siêu trứng
- Từ đó GV dẫn dắt cơ sở để phân loại giống vật nuôi theo hướng sản xuất phân ra thành gà siêu trứng
? Em hãy kể tên một số cơ sở phân loại khác
- GV nhận xét và kết luận( mỗi loại gọi HS lấy VD về một số lượng giống)
- Yêu cầu HS dựa vào khái niệm giống vật nuôi , hãy nêu các điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
- Gọi nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và kết luận theo nội dung SGK
* Kết luận: Chúng ta phải nắm được khái niệm, cá điều kiện để công nhận về một giống vật nuôi , từ đó chúng ta mới biết cơ sở khi gặp một vật nuôi để công nhận về một giống đúng
III. Giống vật nuôi
1. Thế nào là giống vật nuôi
- Quan sát hình vẽ và trả lời
- Cá nhân nêu đặc điểm từng loại giống : vịt cỏ, bò sữa Hà Lan, Lợn Lan đơ rát
- HĐ nhóm bàn , thảo luận làm bài tập
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe và tự ghi vào vở
Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra . Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
2. Phân loại giống vật nuôi
- Cá nhân trả lời: gà ri, gà siêu trứng, lợn đen
- Cá nhân trả lời: Về số lượng trứng / năm: gà siêu trứng> gà ri
về chất lượng: trứng của gà ri ngon hơn gà siêu trứng
- Cá nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12427450.doc