I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức chương I
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu lao động, lao động có khoa học kĩ thuật.
4. Năng lực, phẩm chất :
a. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác
b. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - ( Máy chiếu)Tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ, bảng phụ, phiếu học tập.
- Hình1sgk /5; Sơ đồ 1sgk/7; Hình 6 sgk/17; Hình 7,8,9,10 sgk/ 21; Hình 11 sgk/23, giấy Ao, bút dạ
2. Học sinh: - SGK, vở ghi
- Ôn tập chương I.
57 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ 7 - Tiết 1 đến tiết 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân.
- HS thực hiện vệ sinh lớp và vệ sinh cá nhân.
III: Thực hành.
- Thực hành theo nhóm với những dụng cụ được phát và với những nguyên vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị.
- Các nhóm cử nhóm trưởng ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm với mỗi mẫu phân bón mà nhóm mình phân biệt được
- Học sinh thu dọn vật liệu và vệ sinh lớp học.
Mẫu phân
Có hòa tan không ?
Đốt trên than củi nóng đỏ có mùi khai không ?
Màu sắc
Loại phân gì ?
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
3. Hoạt động vận dụng:
Học sinh về nhà chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của bản thân về đặc điểm và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón đã học. Nói với mọi người về sự cần thiết phải tìm hiểu kĩ cách sử dụng phân bón trước khi bón vào đất và bón cho cây trồng.
Xử lí tình huống sau : Ông Cường nuôi vài trục con lợn nhưng không gom phân lợn lại để ủ và bón vào đồng ruộng mà thường xuyên dùng vòi phun nước để phân lợn thoát ra cống lớn. Ông cường nói rằng, bón phân hóa học cho cây vừa có hiệu quả nhanh vừa không mất vế sinh, ủ phân lợn đem bón rất mất công. Theo em, suy nghĩ và việc làm của ông cường đáng hay sai ? Tại sao ?
Cùng với mọi người trong gia đình, cộng đồng thu gom và ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng, đồng ruộng.
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
- Tìm hiểu quy trình bón phân cho một số đối tượng cây trồng như : Chuối, ngô, đỗ ở địa phương em.
*Về nhà : - Tự tìm hiểu thêm1 số loại phân bón hoá học khác ở địa phương.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 9 : Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường. SGK/20.
- Ôn tập kĩ, chuẩn bị kiến thức và giấy để tiết sau kiểm tra 15 phút.
Hùng Cường, ngày 02 tháng 10 năm
Đã kiểm tra
..
..
..
..
.
Tuần 8 Ngày soạn: 02 tháng 10 năm
Ngày dạy: 10 tháng 10 năm
Tiết 7 - Bài 9
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được các cách bón phân và ưu, nhược điểm của mỗi cách bón đang đựoc sử dụng ở nước ta nói chung, ở địa phương nói riêng.
- Phân biệt được bón lót và bón thúc.
- Nêu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường và giải thích được cơ sở của việc sử dụng đó.
- Trình bày được cách bảo quản phù hợp với mỗi dạng phân bón để giữ được chất lượng của chúng.
2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng, bảo quản hợp lí, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
3. Thái độ: - Có thức tìm hiểu cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón để sử dụng phân bón có hiệu quả cao trong sản xuất.
- Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh và an toàn thực phẩm.
4. Năng lực, phẩm chất :
a. Năng lực: Năng lực tự học;Năng lực hợp tác; Năng lực diễn đạt; Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
b. Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Đề, đáp án, biểu điểm bài kiểm tra 15 phút
- SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ..
- Tranh vẽ H7->H10 SGK,bảng phụ bảng SGK/22.
- Một số mẫu phân bón vi sinh.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài 9
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại gợi mở; trực quan, Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu; Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ Thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật mảnh ghép; Kĩ thuật khăn trải bàn.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức : 7A..............7B...............
- Kiểm tra 15 phút:
*Đề bài:
- Phần I: Trắc nghiệm( 5 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đất có độ pH = 7 là loại đất:
A. Đất chua B. đất kiềm C. đất trung tính D. đất mặn
Câu 2: Biện pháp cải tạo: làm ruộng bậc thang được áp dụng cho loại đất:
A. Đất đồi dốc B. Đất chua C. Đất phèn D. Đất mặn
Câu 3: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:
A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều
B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm
C. Diện tích đất trồng có hạn
D. Giữ gìn cho đất không bị thái hoá
Câu 4: Phân chuồng, phân lân, phân rác thuộc nhóm phân:
A. Phân hữu cơ B. Phân hóa học
C. Phân vi sinh D. Phân khó hoà tan
Câu 5: Hạt sét là loại hạt có kích thước:
A. > 2mm B. 0.05 -> 2mm C . 0.002-> 0.05mm D. <0.002mm
Phân II: Tự luận ( 5 điểm)
Câu1 : Đất trồng là gì ? Vai trò của đất trồng ?
Câu 2: Độ phì nhiêu của đất là gì ?
Câu 3: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng ?
Phần II : Đáp án và biểu điểm :
- Phần I: Trắc nghiệm( 5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm.
Câu 1- C; Câu 2 – A; Câu 3 – C; Câu 4 –A; Câu 5 - D
Phần II: Tự luận ( 5 điểm)
Câu 1 : ( 2,5 điểm)
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. ( 1 điểm)
Vai trò của đất trồng : Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây phát triển và giữ cho cây đứng vững. ( 1,5 điểm)
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây. ( 1,5 điểm)
Câu 3: ( 1 điểm)
Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limom, sét và chất mùn có trong đất. ( 1 điểm)
- Vào bài: Trong các bài 7,8 chúng ta đã làm quen với một số loại phân bón thông thường.
Làm thế nào để sử dụng và bảo quản các loại phân bón đó sao cho có thể thu được năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản tốt và tiết kiệm được phân bón? Chúng ta đi nghiên cứu bài ngày hôm nay -> Bài 9: Cách sử dụng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động I : Cách bón phân
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại gợi mở; trực quan, Dạy học nhóm.
- KT: Đặt câu; Chia nhóm, Giao nhiệm vụ; Mảnh ghép;
- GV chiếu hình 7,8,9,10 yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp tìm hiểu nội dung phần I SGK/20
* Sử dụng KT mảnh ghép :
- Vòng 1 chuyên gia :
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của cách bón theo hàng ? ( Nhóm 1)
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của cách bón theo hốc ? ( Nhóm 2)
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của cách bón vãi ? ( Nhóm 3)
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của cách bón phun trên lá ? ( Nhóm 4)
- Các nhóm thảo luận ghi câu trả lời ra giấy.
- Thời gian thảo luận là 5 phút
- Vòng mảnh ghép :
- Nêu tác dụng của phân bón ?
- Bón phân có những cách bón nào?
- Thế nào là bón lót ?
- Thế nào là bón thúc ?
- Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
I. Cách bón phân :
-Nhóm 1:
+ Ưu:1. Cây dễ sử dụng
9. Chỉ cần dụng cụ đơn giản
+ Nhược: 3. Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất.
Nhóm 2:
+ Ưu:1. Cây dễ sử dụng
9. Chỉ cần dụng cụ đơn giản
+ Nhược: 3. Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất.
Nhóm 3:
+Ưu: 6. Dễ thực hiện, cần ít công lao động,
9. Chỉ cần dụng cụ đơn giản
+ Nhược: 4. Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất.
Nhóm 4:
+ Ưu:1. Cây dễ sử dụng
2. Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất.
5. Tiết kiệm phân bón.
+ Nhược: 8. Cần có dụng cụ, mãy móc phức tạp.
- Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Căn cứ vào thời kì bón gồm: bón lót và bón thúc.
+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
+ Bón thúc là bón phân trong thời gia sinh trưởng của cây.
- Căn cứ vào hình thức bón có: bón vãi, bón theo hàng, bón theo hốc, phun lên lá.
Kết luận: Phân bón có thể bón trước khi gieo trồng, trong thời gian sinh trưởng của cây.
Hoạt động II: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường.
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại gợi mở; trực quan, Dạy học nhóm.
- KT: KT đặt câu; KT chia nhóm; KT giao nhiệm vụ; KT làm việc nhóm.
- GV chiếu bảng phụ SGK/22 yêu cầu HS quan sát hoạt động cá nhân 1 phút tìm hiểu thông tin.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (5 phút) hoàn thành bảng phụ điền thông tin về cách sử dụng bón thúc? Hay bón lót?
- Đại diện nhóm lên bảng báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, kết luận.
II: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường.
- Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót.
- Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp dùng để bón thúc.
Kết luận: Khi sử dụng phân bón phải chú ý tới đặc điểm, tính chất của chúng.
Hoạt động III : Bảo quản các loại phân bón thông thường:
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại gợi mở; trực quan, Dạy học nhóm.
- KT: KT đặt câu; KT chia nhóm; KT giao nhiệm vụ; KT làm việc nhóm.
GV yêu cầu HS đọc mục III SGK/22 tìm thông tin
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 3 phút cho biết :
-Từ đặc điểm của các loại phân bón, em hãy cho biết ta lên bảo quản phân bón như thế nào?
- Vì sao không thể để lẫn lộn các loại phân bón ?
- Tại sao phải dùng bùn ao để phủ kín đống phân ủ ?
- Nêu cách bảo quản một số loại phân bón thông thường ?
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp đôi còn lại theo doixm nhận xét, bổ sung( nếu có)
- GV nhận xét, kết luận.
- GV chú ý HS: Dựa trên cơ sở các đặc điểm của phân bón mà suy ra cách sử dụng, bảo quản hợp lí, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường.
III : Bảo quản các loại phân bón thông thường:
- Đối với phân hoá học để nơi cao ráo, thoáng mát, bao bọc cẩn thận không để không khí lùa vào.
- Đối với phân hữu cơ để tại chuồng nuôi hoặc ủ hoai.
Kết luận: Khi chưa sử dụng, để đảm bảo chất lượng phân bón, cần phải có biện pháp bảo quản chu đáo.
3. Hoạt động luyện tập:
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
- Thế nào là bón lót, bón thúc ?
- Phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót hay bón thúc ? Tại sao ?
- Phân đạm, phân kali thường dùng bón lót hay bón thúc ? Vì sao ?
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại nội dung kiến thức chính, trọng tâm của bài học.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 3 phút xử lý tình huống sau đây:
Bà Phượng có vài sào ruộng chuyên trồng rau xanh để bán. Trước đây, bà thường dùng phân hữu cơ ủ hoai mục để bón lót. Vài năm gần đây, bà Phượng chỉ dùng phân hóa học, nhất là phân đạm vì thấy rau được bón phân đạm thì lớn nhanh và chóng thu hoạch. Việc sử dụng phân đạm liên tục trong nhiều năm để bón cho rau xanh có ảnh hưởng như thế nào đối với đất trồng rau và người sử dụng rau? Em sẽ giải thích như thế nào để bà Phượng thay đổi cách bón phân cho rau?
Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả làm bài tập tình huống.
HS tự nhận xét, đánh giá kết quả dựa vào mức độ làm đúng các bài tập tình huống.
4. Hoạt động vận dụng :
- Học sinh về nhà chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của bản thân về đặc điểm và kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón đã học. Nói với mọi người về sự cần thiết phải tìm hiểu kĩ cách sử dụng phân bón trước khi bón vào đất và bón cho cây trồng ( Đọc ký hướng dẫn sử dụng trước khi dùng).
- Cùng với mọi người trong gia đình, cộng đồng thu gom và ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng, đồng ruộng.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng :
- Tìm hiểu quy trình bón phân cho cây Chuối tây, Bưởi Diễn và cây Nhãn thông qua chương trình « Bạn của nhà nông » trên VTV 2, qua internet hoặc các tài liệu có nội dung liên quan.
*. Về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK/22.
- Đọc và tìm hiểu trước bài10 : Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Hùng Cường, ngày 09 tháng 10 năm
Đã kiểm tra
..
..
..
..
.
Tuần 9 Ngày soạn: 09 tháng 10 năm
Ngày dạy: 17 tháng 10 năm
Tiết 8 - Bài 10
VAI TRÒ CỦA GIỐNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng tốt.
- Biết được một số phương pháp chọn tạo giống.
2. Kĩ năng:Tìm ra được sự giống nhau và khác nhau của các phương pháp tạo giống cây trồng hiện nay, qua đó phát triển tư duy so sánh. Hình thành cho HS kĩ năng cơ bản về chọn tạo giống cây trồng.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn giống cây trồng quý hiếm có ở địa phương.
4. Năng lực, phẩm chất :
a. Năng lực: Năng lực tự học;Năng lực hợp tác; Năng lực diễn đạt; Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
b. Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Phóng to hình 11,12,13,14 SGK/ 24,25
- Phiếu học tập
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ bài trước ở nhà + Liên hệ thực tế.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu; Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ Thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật mảnh ghép; Kĩ thuật khăn trải bàn; KT trình bày 1 phút.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức : 7A..............7B...............
- Kiểm tra bài cũ:
- Phân bón là gì ? Em hãy cho biết thế nào là bót lót, bón thúc?
- Em hãy nêu tác dụng của phân bón?
- Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
- Vào bài: Em hãy đọc 1 vài câu ca dao, tục ngữ mà em biết có nội dung nói về tầm quan trọng của giống cây trồng.....
Kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ta đã phản ánh trong câu ca dao: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngày nay con người đã chủ động trong việc tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống lại được đặt lên hàng đầu. Vậy:
+ Giống cây trồng là gì? Kể tên những gióng cây trồng đã và đang được trồng ở địa phương em?
+ Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất trồng trọt?
+ Làm thế nào để có giống cây trồng tốt?
Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời vấn đề này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Vai trò của giống cây trồng:
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế.
- KT: Kĩ thuật đặt câu; Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ Thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật làm việc nhóm.
- GV nêu: Trước đây cây lúa cho chúng ta gạo ăn không thơm, không dẻo. Ngày nay chúng ta có gạo thơm, dẻo.
- GV chiếu hình 11 SGK/23 yêu cầu HS quan sát tìm hiểu thông tin.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 phút cho biết:
+ Thay giống cũ bằng giống mới năng suát cao có tác dụng gì?
+ Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm?
+ sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cây trồng?
- Địa diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn Hs tự rút ra kết luận.
- GV nêu: Trước chúng ta trồng lúa năng suất chỉ có 150kg thóc/sào/vụ, ngày nay chúng ta có năng suất 220-250 kg thóc/sào/vụ.
-> TL: Giống tạo ra sản phẩm tốt, tăng chất lượng.
- Vậy giống cây trồng có vai trò gì trong trồng trọt?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
- KÓ mét sè gièng c©y trång tèt mµ gia ®×nh hoÆc ®Þa ph¬ng em ®ang sö dông ?
I. Vai trò của giống cây trồng:
- Tăng chất lượng sản phẩm .
- Tăng năng suất cây trồng.
- Tăng vụ trong trồng trọt và thay đổi cơ cấu cây trồng.
Hoạt động 2 : Tiêu chí của giống cây trồng tốt.
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế.
- KT: Kĩ thuật đặt câu; Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ Thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật khăn trải bàn.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SGK/24 tìm hiểu thông tin sau đó hoạt động nhóm 5 phút sử dụng KT khăn trải bàn cho biết một giống tốt cần đạt được những tiêu chí nào?
-> Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
II. Tiªu chÝ cña gièng c©y trång tèt.
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có năng suất cao, ổn định.
- Có chất lượng tốt.
- Chống chịu được sâu, bệnh.
Hoạt động 3 : Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế.
- KT: Kĩ thuật đặt câu; Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ Thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật mảnh ghép;
- GV chiếu hình 12,13,14 yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp tìm hiểu nội dung phần III SGK/24,25
- Có những phương pháp chọn và tạo giống cây trồng nào?
* Sử dụng KT mảnh ghép :
- Vòng 1 chuyên gia :
- Nêu đặc điểm của phương pháp chọn lọc (Nhóm 1)
- Nêu đặc điểm của phương pháp lai( Nhóm 2)
- Nêu đặc điểm của phương pháp gây đột biến ( Nhóm 3)
- Nêu đặc điểm của phương pháp nuôi cấy mô( Nhóm 4)
- Các nhóm thảo luận ghi câu trả lời ra giấy
- Thời gian thảo luận 5 phút
* Vòng mảnh ghép :
- Thế nào là tạo giống bằng phương pháp chọn lọc?
- Thế nào là phương pháp lai tạo giống?
- Thế nào là phương pháp tạo giống bằng gây đột biến?
- Thế nào là phương pháp chọn lọc tạo giống bằng nuôi cấy mô?
- Nhóm nào xong trước sẽ lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
III. Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
Tên phương pháp
Đặc điểm của phương pháp
Phương pháp chọn lọc
Từ nguồn giống khởi đầu, chọn các cây đặc tính tốt, thu lấy hạt.
Phương pháp lai
Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhuỵ hoa của cây dùng làm mẹ.
Phương pháp gây đột biến
Sử dụng các tác nhân vật lí để xử lí các bộ phận của cây.
Phương pháp nuôi cấy mô
Tách lấy mô sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt.
3. Hoạt động luyện tập:
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
- Yêu cầu HS làm một số bài tập sau
- Em hãy điền ( Đ) vào ô đúng và chữ ( S) vào ô sai vào ô trống thích hợp.
Đỳng
Sai
a
Tăng thêm vụ trong năm là nhờ giống mới ngắn ngày
Đ
b
Phải tích cực chăm bón mới tăng thêm vụ trong năm
S
c
Muốn có chất lượng tốt phải tạo được giống mới
Đ
d
Tạo giống mới là biện pháp đưa năng suất cây trồng lên cao.
Đ
- Chọn các cụm từ điền tiếp vào chỗ chấm của các câu cho phù hợp.
( Các cụm từ: năng suất cao,chất lượng tốt,tăng chất lượng, tăng sản lượng, tăng vụ, năng suất cao và ổn định, chống chịu được sâu bệnh, chọn lọc,lai, gây đột biến.)
+ Giống cây trồng có vai trò lớn trong sản xuất như.........................................
+ Để đánh giá một giống cây trồng tốt người ta dựa vào..................................
+ Bằng các phương pháp.................................người ta đã tạo được nhiều loại giống cây trồng tốt.
+ Lấy hạt của cây tốt trong quần thể đem gieo ở vụ sau và so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương là phương pháp...............................................................
+ Lấy hạt lúa nảy mầm đặt trong tia phóng xạ trong điều kiện nhất định, rồi đem trồng, chọn lọc là phương pháp...............................................................................
4. Hoạt động vận dụng:
- GV yêu cầu học sinh về nhà áp dụng phương pháp lai đã được học thực hành lai tạo ra giống ngô mới giữa giống ngô cũ, bắp nhỏ, hạt không đều, năng suất thấp, sức đề kháng kém với giống ngô nếp lai Tố Nữ
- Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về giống cây trồng và vai trò của giống cây trồng đối với sản xuất nông nghiệp và dời sống con người.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
Điều em chưa biết
- Ở VN hiện nay phương pháp gây đột biến được sử dụng trong chọn tạo giống cây trồng từ tia gamma là nguồn phóng xạ chủ yếu
- Từ giống cúc màu trắng đã tạo ra được giống hoa màu vàng, từ giống cúc vàng pha lê, hoa màu vàng cánh ống nhân được giống hoa màu vàng cánh mở và từ giống cúc tím Đài Loan nhân được giống hoa màu nâu vàng.
- Phương pháp sử dụng hoá chất ngày nay bị hạn chế vì độc hại và có nguy cơ gây ung thư cao.
-VD : Ngô năng suất cao thơm, ngon, dẻo, ngọt.
Quả bí ngô to 1 người ôm không hết.
Cam mật không hạt.....
- Ngoài những thông tin trên các em tìm hiểu thêm trên đài báo, mạng internet............ở địa phương đang sử dụng phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào khác mà mang lại năng xuất và chất lượng nông sản cao hơn. Báo cáo kết quả với cô vào tiết học sau.
Ngày soạn: 10 tháng 10 năm
Ngày dạy: 18 tháng 10 năm
Tiết 9 - Bài 11
SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng, cách bảo quản hạt giống.
2. Kĩ năng: Thực hiện được việc sản xuất và bảo vệ giống cây trồng.
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng nhất là các cây giống quý, đặc sản.
4. Năng lực, phẩm chất :
a. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác
b. Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Máy chiếu, bảng phụ, bút dạ.
- Phiếu học tập
2. Học sinh: Nghiên cứu kĩ bài trước ở nhà + Liên hệ thực tế.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế,;
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi ,động não, khăn trải bàn, mảnh ghép.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức : 7A..............7B...............
- Kiểm tra bài cũ:
+ Giống cây trồng có vai trò gì trong trồng trọt?
+ Nêu tiêu chí của một giống cây trồng tốt?
+ Để tạo giống cây trồng mới ta có những phương pháp nào?
- Vào bài: Một bác nông dân muốn thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bác đã tìm mua giống ngô nếp lai tím FANCY 111 có nguồn gốc từ Thái Lan. Giống ngô này có đặc điểm : Hạt dẻo, bắp to, cây cứng khỏe, dễ thích ứng điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, không có biểu hiện sâu, bệnh; năng suất đạt 80 tạ/ ha. Đặc biệt màu tím của hạt mang sắc tố anthocyanin rất tốt cho sức khỏe.
Giống ngô nếp lai tím FANCY 111 đạt những tiêu chí nào của giống cây trồng tốt?
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi độc lập và ghi vào giấy nháp với thời gian 2' và gọi bất kì một em chia sẻ trước lớp.
HS: Nghiên cứu câu hỏi và trả lời
Trả lời: - Năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định:
- Hạt dẻo, bắp to năng suất đạt 80 tạ/ ha . Đặc biệt màu tím của hạt mang sắc tố anthocyanin rất tốt cho sức khỏe.
- Sinh trưởng tốt với điều kiện thời tiết và khí hậu : dễ thích ứng điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt.
- Không có biểu hiện sâu, bệnh
- Muốn duy trì và tăng số lượng hạt giống tốt như vậy thì khâu sản xuất và bảo quản hạt giống ta phải làm như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Sản xuất giống cây trồng:
1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt:
-PP: Nêu và giải quyết vấn đề, Thuyết trình, dạy học nhóm, vấn đáp.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, hoạt động nhóm.
- GV yêu cầu hs đọc thông tin, quan sát sơ đồ SGK, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi?
- Chọn tạo giống cây trồng nhằm mục đích gì?
-> TL: Tạo ra giống mới có đặc điểm khác giống cũ.
- GV: Nếu giống mới được tạo ra quá thời gian sẽ bị giảm theo yêu cầu, để giữ vững được chất lượng, tăng số lượng người ta phải sản xuất giống.
- Sản xuất giống khác chọn tạo giống như thế nào?
-> TL: Chọn tạo giống là tạo ra giống mới, sản xuất giống là tăng số lượng và duy trì chất lượng của giống.
- GV treo bảng phụ sơ đồ 3 SGK yêu cầu HS quan sát và giải thích qui trình sản xuất giống bằng hạt.
-> HS dựa vào GSK trả lời.
- Theo em hạt giống siêu nguyên chủng và hạt giống sản xuất đại trà có gì khác nhau?
-> TL: Hạt siêu nguyên chủng có chất lượng cao hơn, có số lượng ít hơn.
- Hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin trả lời:
- SX giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng đối với những loại cây trồng nào? Ưu, nhược điểm của sản xuất giống cây trồng bằng hạt là gì?
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:
- PP: Dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, mảnh ghép
Gv: cho hs quan sát h14, h15, h16, h17
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2 SGK, quan sát tìm hiểu thông tin trong thời gian 3 phút. Cho biết có mấy phuwong pháp nhân giống vô tính?
( Có 3 phương pháp nhân giống vô tính chính đó là..)
- GV yêu cầu Hs hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật mảnh ghép tìm hiểu các vấn đề sau:
* Vòng 1 chuyên gia:
- Thế nào là giâm cành? Ưu, nhược điểm của nó? ( Nhóm 1 + 2)
- Thế nào là ghép mắt? Ưu, nhược điểm của nó? ( Nhóm 3 + 4)
- Thế nào là chiết cành? Ưu, nhược điểm của nó? ( Nhóm 5 + 6)
- Các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời ra giấy
- Th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an mau 2019_12514549.doc