Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống

1. Hoạt động 1: tìm hiểu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất

- Mục tiêu

+ Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất

- Phương thức: Học sinh thảo luận nhóm

- Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau

+ Quan sát tranh sách giáo khoa và cho biết con người thường giao tiếp bằng cách nào

+ Vai trò của của bản vẽ kĩ thuật

- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

HS: thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi

- Báo cáo kết quả

+ Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình

+ Các phương thức giao tiếp

- Cử chỉ, hành động

- Lời nói

- Chữ viết

- Hình vẽ

+ Vai trò của bản vẽ

- giúp diễn tả hình dạng, kết cấu của các vật trước khi thi công lắp ráp

- là phương thức giao tiếp giữa kĩ sư và công nhân

- Đánh giá, nhận xét

+ Các nhóm nhận xét chéo

+ GV: nhận xét và kết luận

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14/8/2018 Ngày dạy: TUẦN 1 - TIẾT 1 - BÀI 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức - Biết vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống 2.Kỹ năng - Phân biệt các loại bản vẽ kĩ thuật. 3.Thái độ - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật. 4. Năng lực - Phát triển năng lực sử dụng các loại bản vẽ trong thực tế cuộc sống II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án, SGK, SGV - Một số bản vẽ 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và chuẩn bị bài III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học đồng thời mở rộng thêm các lĩnh vực hiểu biết chung từ đó dẫn dắt vào bài học mới 2. Phương thức: hoạt động tập thể - Chuyển giao nhiệm vụ GV: yêu cầu học sinh tìm từ khóa gồm 6 kí tự Hàng ngang số 1 ( 11 chữ cái). Chu vi được tính bằng hai lần tổng chiều dài và chiều rộng? Hàng ngang số 2 (1 chữ số). Tìm số tự nhiên mà bình phương và lập phương của nó đều là số tự nhiên có 2 chữ số? Hàng ngang số 3 (2 chữ cái). Điền từ cón thiếu vào câu thơ sau “Khen ai khéo ... trò vui thế/ Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu” trích Hội Tây – Nguyễn Khuyến Hàng ngang số 4 (5 chữ cái). Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau: “Cần Thơ gạo ... nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về” - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HS: lần lượt lật mở các từ hàng ngang sau đó liên hệ tìm từ khóa - Báo cáo kết quả HN1 (HÌNH CHỮ NHẬT) – HN2 (4) – HN3( VẼ) – HN4 (TRẮNG) - Đánh giá, nhận xét GV: Nhận xét và kết luận GIẤY A4 3. Kết nối bài mới GIẤY A4 là một loại giấy các em hãy dùng để vẽ tranh, ngoài giấy A4 còn có nhiều loại giấy khác như A3,A2,A1,A0... cũng được dùng trong hội hoạ và trong kĩ thuật. Trong kĩ thuật người ta thường dùng giấy để vẽ hình dạng kết cấu của vật thể trước khi chuyển đến để thi công và lắp ráp. Để hiểu rõ hơn ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. “VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: tìm hiểu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất - Mục tiêu + Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất - Phương thức: Học sinh thảo luận nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau + Quan sát tranh sách giáo khoa và cho biết con người thường giao tiếp bằng cách nào + Vai trò của của bản vẽ kĩ thuật - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS: thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi - Báo cáo kết quả + Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình + Các phương thức giao tiếp - Cử chỉ, hành động - Lời nói - Chữ viết - Hình vẽ + Vai trò của bản vẽ - giúp diễn tả hình dạng, kết cấu của các vật trước khi thi công lắp ráp - là phương thức giao tiếp giữa kĩ sư và công nhân - Đánh giá, nhận xét + Các nhóm nhận xét chéo + GV: nhận xét và kết luận 2. Hoạt động 2: tìm hiểu vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống - Mục tiêu + Biết được vai trò của bản vẽ trong đời sống - Phương thức: Học sinh thảo luận nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau + Hãy nêu một vài ví dụ thể hiện vai trò của bản vẽ trong đời sống - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS: thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi - Báo cáo kết quả + Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình - bản vẽ nhà - bản vẽ sơ đồ điện - bản hướng dẫn sử dụng các thiết bị và đồ dùng điện * Vai trò của bản vẽ kĩ thuật -Giúp sử dụng các đồ dùng điện và các thiết bị được an toàn và hiệu quả -Dễ hiểu giảm sự truyền tải bằng lời nói - Đánh giá, nhận xét + Các nhóm nhận xét chéo + GV: nhận xét và kết luận C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: + Học sinh biết được vai trò của các loại bản vẽ 2. Phương thức: Học sinh làm việc nhóm + Nêu một số loại bản vẽ thường dùng trong thực tế + Nêu ứng dụng (vai trò) của các bản vẽ đó Bản vẽ cơ khí Bản vẽ xây dựng 3. Dự kiến sản phẩm Bản vẽ cơ khí Bản vẽ xây dựng Bản vẽ các loại máy móc Bản vẽ nhà 1 tầng Bản vẽ bộ vòng đai ... Bản vẽ nhà ở... + Bản vẽ máy: trước khi sản xuất một chiếc máy, người kĩ sư vẽ hình dạng kết cấu trên bản vẽ sau đó chuyển xuống để công nhân, thợ thi công và lắp ráp + Bản vẽ nhà: Trước khi xây nhà, người thợ thường đọc bản vẽ do kĩ sư thiết kế để biết được số phòng, số cửa, vị trí của các bộ phận trong ngôi nhà D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Học sinh vận dụng bài học thực tế cuộc sống 2. Phương thức: Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân C1: Về nhà em hãy vẽ lại sơ đồ tư duy bài học, C2: Nêu các ví dụ mà hàng ngày gia đình em sử dụng bản vẽ kĩ thuật 3. Sản phẩm: - Học sinh vận dụng kiến thức học vào trả lời các câu hỏi theo yêu cầu Ví dụ: lắp ráp điện thoại, các thiết bị kết nối theo sơ đồ hình vẽ trong sách hướng dẫn * RÚT KINH NGHIỆM ...... Ngày soạn: 15/8/2018 Ngày dạy: TIẾT 2 - BÀI 2: HÌNH CHIẾU I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hình chiếu - Biết được các phép chiếu, các mặt phẳng chiếu và các hình chiếu 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật 3. Thái độ: - Rèn luyện trí tưởng tượng trong không gian. - Yêu thích vẽ kĩ thuật 4. Năng lực phát triển - Phát triển năng lực tưởng tượng, và năng lực thực hành vẽ II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo - Mô hình ba mặt phẳng chiếu bằng gỗ - Một số hình chiếu, hình chiếu trục đo của vật thể 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và chuẩn bị bài - Mô hình ba mặt phẳng chiếu bằng gỗ hoặc bìa cứng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học đồng thời mở rộng thêm các lĩnh vực hiểu biết chung từ đó dẫn dắt vào bài học mới và tạo không khí học tập vui vẻ 2. Phương thức: hoạt động tập thể - Chuyển giao nhiệm vụ GV: yêu cầu học sinh tìm từ khóa gồm 9 chữ cái Hàng ngang số 1 ( 1 chữ số). Trong một trận đấu bóng đá của FIFA, mỗi đội được thay thế nhiều nhất mấy cầu thủ? Hàng ngang số 2 (4 chữ cái). Điền từ còn thiếu trong câu hát sau: “Ai đứng như ... dừa/ tóc dài bay trong gió”? Hàng ngang số 3 (5 chữ cái). Điền từ cón thiếu vào câu thơ sau “Trăng sáng chải ... hai hàng/ Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ” Hàng ngang số 4 (4 chữ cái). Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau: “Nhà nàng ở ... nhà tôi/ cách nhau cái rậu mồng tơi xanh rờn” trích thơ Nguyễn Bính - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HS: lần lượt lật mở các từ hàng ngang sau đó liên hệ tìm từ khóa - Báo cáo kết quả HN1 (3) – HN2 (BÓNG) – HN3( CHIẾU) – HN4 (CẠNH) - Đánh giá, nhận xét GV: Nhận xét và kết luận HÌNH CHIẾU 3. Kết nối bài mới HÌNH CHIẾU hay ta còn hay gọi là bóng của vật thể khi được chiếu, hình chiếu thường có 3 loại chính (đứng, bằng, cạnh). Để hiểu rõ hơn thầy trò ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: “HÌNH CHIẾU” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: tìm hiểu về hình chiếu - Mục tiêu + Biết được hình chiếu là gì, mặt phẳng chiếu, tia chiếu là gì - Phương thức: Học sinh thảo luận nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau C1. Quan sát tranh sách giáo khoa và cho biết đâu là hình chiếu, vật thể, mặt phẳng chiếu, tia chiếu Hình chiếu Vật thể Mặt phẳng chiếu Tia chiếu C2. Nêu một vài ví dụ khác về hình chiếu, chỉ rõ các khái niệm trên - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS: thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi - Báo cáo kết quả + Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình C1: Hình chiếu Vật thể Mặt phẳng chiếu Tia chiếu Hình màu đen (bóng) Biển báo giao thông Mặt đường AA’ C2: Ví dụ 1: Bóng người trên tường + Bóng người là hình chiếu + Người là vật thể + Tường là mặt phẳng chiếu Ví dụ 2: Bóng cây trên sân trường - Đánh giá, nhận xét + Các nhóm nhận xét chéo + GV: nhận xét và kết luận -Vật thể được chiếu lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. - Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu - Vật thể là vật thật 2. Hoạt động 2: tìm hiểu về các phép chiếu - Mục tiêu + Biết được các loại phép chiếu - Phương thức: Học sinh thảo luận nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau C1: Quan sát tranh và nêu tên các phép chiếu ứng với các hình Hình a Hình b Hình c C2: Nêu đặc điểm của các phép chiếu (các phép chiếu đó có điểm gì khác nhau) Phép chiếu xuyên tâm Phép chiếu song song Phép chiếu vuông góc - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS: thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi - Báo cáo kết quả + Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình C1: Hình a Hình b Hình c Phép chiếu xuyên tâm Phép chiếu song song Phép chiếu vuông góc C2: Phép chiếu xuyên tâm Phép chiếu song song Phép chiếu vuông góc Các tia chiếu đồng quy Các tia chiếu song song Các tia chiếu // và vuông góc với mặt phẳng chiếu - Đánh giá, nhận xét + Các nhóm nhận xét chéo + GV: nhận xét và kết luận 3. Hoạt động 3: tìm hiểu về các hình chiếu và mặt phẳng chiếu - Mục tiêu + Biết được tên gọi các mặt phẳng chiếu và hình chiếu + Biết được các hướng chiếu để thu được hình chiếu tương ứng - Phương thức: Học sinh thảo luận nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau C1. Nêu ví dụ về 3 mặt phẳng chiếu trong thực tế? C2. Cho biết vị trí của vật thể so với các mặt phẳng chiếu? - Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS: thảo luận nhóm và hoàn hành câu hỏi - Báo cáo kết quả + Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình C1. Ví dụ về mô hình ba mặt phẳng chiếu: 3 bức tường trong lớp học C2. Khi đặt vật thể vào mô hình ba mặt phẳng chiếu thì + Vật thể ở trên mặt phẳng chiếu bằng + Vật thể ở bên trái mặt phẳng chiếu cạnh + Vật thể ở trước mặt phẳng chiếu đứng C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: + Học sinh biết được cách chiếu để thu được hình chiếu + Biết được vị trí của các phép chiếu 2. Phương thức: Học sinh làm việc nhóm - Chuyển giao nhiệm vụ: GV: Giao cho mỗi nhóm hoàn thành những nội dung sau C1. Hoàn thành bảng sau Hình chiếu Hướng chiếu Đứng Bằng Cạnh C2. Cho biết vị trí các hình chiếu trên bản vẽ bằng cách điền từ : trên, dưới,bên trái, bên phải vào câu sau + Hình chiếu đứng ở ... hình chiếu bằng (1) + Hình chiếu đứng ở ....hình chiếu cạnh (2) + Hình chiếu cạnh ở... hình chiếu đứng (3) + Hình chiếu bằng ở... hình chiếu đứng (4) 3. Dự kiến sản phẩm C1. Hình chiếu Hướng chiếu Đứng Từ trước tới Bằng Từ trên xuống Cạnh Từ trái sang C2. (1) Trên (2) Bên trái (3) Bên phải (4) Dưới D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Học sinh vận dụng linh hoạt bài học để mở rộng thêm kiến thức 2. Phương thức: Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân C1: Về nhà em hãy vẽ lại sơ đồ tư duy bài học, C2: Hãy cho biết các hình chiếu có kích thước nào chung C3: Hãy chọn một vật thể và vẽ ba hình chiếu của vật thể đó C4: Hãy cho biết vị trí của ba hình chiếu so với vật thể 3. Sản phẩm: - Học sinh vận dụng kiến thức học vào trả lời các câu hỏi theo yêu cầu C2: Hai trong ba hình chiếu luôn có một kích thước chung đó là + Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng có cùng chiều dài + Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh có cùng chiều rộng + hình chiếu cạnh và hình chiếu đứng có cùng chiều cao * RÚT KINH NGHIỆM Ngày .. tháng ..năm Kí duyệt của BGH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 1mau moi_12400901.doc