GV:Từ hệ thức trên có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và tốc độ quay của chúng ?
HS: Bánh nào có đường kính nhỏ hơn sẽ quay nhanh hơn
_GV: Quan sát khi 2 nhánh đai mắc song song thì chiều quay của chúng ntn?
HS: quay cùng chiều
_GV: Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn ta mắc đai theo kiểu nào?
HS: Mắc chéo đai
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Bài 29: Truyền chuyển động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 15/11/2017
Lớp: 8A, 8C
CHƯƠNG V : TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Bài 29. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I.Mục tiêu:
1) Kiến thức
_HS biết được tại sao cần thiết phải truyền chuyển động.
_Biết được cấu tạo nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động.
2) Kỹ năng
_Rèn luyện năng lực tư duy kỹ thuật
3)Thái độ
_Có ý thức tự giác học tập tìm hiểu về chuyển động.
II.Chuẩn bị:
_GV: Chuẩn bị bộ truyền chuyển động.
_HS: Nghiên cứu SGK bài 29
III. Phương pháp dạy học – Nội dung trọng tâm
_PP dạy học: trực quan, nêu vấn đề, hỏi đáp
_Nội dung trọng tâm: Bộ truyền chuyển động
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
Mối ghép động là gì? Công dụng của nó?
Nêu ứng dụng của khớp tịnh tiến, khớp quay trong thực tế?
=> Gv nhận xét, cho điểm
3.Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển động ?
_GV: Cho HS quan sát H 29.1 và thảo luận nhóm:
[1] Sự chuyển động của xe đạp thể hiện qua chi tiết nào?
[2] Trong cơ cấu xích vật nào là vật bị dẫn, vật nào là vật dẫn, vật nào là vật trung gian?
[3] Vị trí của đĩa là líp gần hay xa?
[4] Tốc độ quay của líp và đĩa có giống nhau hay không?
_HS thảo luận nhóm và trình bày
=> Gv nhận xét, kết luận vì sao cần truyền chuyển động.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động
_GV: Có mấy loại truyền chuyển động?Đó là những loại nào?
HS: 2 loại
_GV:Các em hiểu thế nào là truyền động ma sát ?
_ GV cho HS quan sát mô hình truyền
chuyển động ma sát – truyền động đai.
_GV: Cấu tạo của bộ truyền động đai gồm mấy chi tiết
HS: 3 chi tiết là: Bánh dẫn 1, bánh dẫn 2 và dây đai
_GV lưu ý với HS dây đai thường được làm bằng da thuộc hoặc cao su ...
_Gv: Khi bánh dẫn quay bánh bị dẫn sẽ quay nhờ cái gì?
HS: Nhờ vòng đai
=> Gv đưa ra nguyên lý làm việc
_GV: Có một đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động là: Tỉ số truyền i
_ Giải thích từng đại lượng có trong công thức
_GV:Từ hệ thức trên có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và tốc độ quay của chúng ?
HS: Bánh nào có đường kính nhỏ hơn sẽ quay nhanh hơn
_GV: Quan sát khi 2 nhánh đai mắc song song thì chiều quay của chúng ntn?
HS: quay cùng chiều
_GV: Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn ta mắc đai theo kiểu nào?
HS: Mắc chéo đai
_GV: Bộ truyền đai đai được ứng dụng ở đâu?
HSTL
_GV: Bộ truyền động ma sát có nhược điểm là có thể bị thay đổi tỉ số truyền do giảm ma sát. Để khắc phục nó người ta dùng truyền động ăn khớp.
_GV: Cho HS quan sát mô hình truyền động ăn khớp.
_GV: bộ truyền chuyển động là gì?.
_GV cho Hs quan sát H 29.3 để nêu cấu tạo của truyền động ăn khớp.
_GV giới thiệu đại lượng tỉ số truyền i
_GV:Qua hệ thức trên ta có kết luận gì về mối quan hệ giữa số răng và tốc độ quay?
HS: Bánh nào có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn
_GV: Liên hệ trả lời tại sao trong xe đạp số răng của đĩa lại nhiều hơn của líp?
HSTL
_GV: cho HS tự lấy VD thực tế về truyền động ăn khớp.
HSTL
I. Tại sao cần truyền chuyển động?
- Các bộ phận của máy được đặt xa nhau và được dẫn động từ chuyển động ban đầu.
- Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
* Nhiệm vụ: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
II. Bộ truyền chuyển động:
_Có 2 loại:
[1] Truyền động ma sát
[2] truyền động ăn khớp.
1. Truyền động ma sát - truyền động đai:
- Truyền động ma sát là truyền động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.
a) Cấu tạo:
b) Nguyên lí:
_ Khi bánh dẫn 1 quay nhờ lực ma sát giữa bánh đai và dây đai 3 làm cho bánh bị dẫn 2 quay.
- CT tính tỉ số truyền i
i =
- Trong đó:
i : Tỉ số truyền
nbd: Tốc độ quay của bánh bị dẫn 2 (Vòng/ phút)
nd: Tốc độ quay của bánh dẫn 1 (Vòng/phút)
D1 là đường kính bánh 1
D2 là đường kính bánh 2
c) Ứng dụng:
Bộ truyền động đai được dùng nhiều ở các loại máy khâu , máy bơm , ô tô
2. Truyền động ăn khớp:
_Một bánh răng hoặc đĩa – xích truyền chuyển động cho nhau gọi là một cặp bánh răng ăn khớp.
a)Cấu tạo: SGK Tr 100.
b)Tính chất:
i =
Z1 : Số răng của đĩa 1
Z2 : Số răng của đĩa 2
c) ứng dụng:
_Bộ truyền bánh răng: đồng hồ, hộp số, xe máy
_Bộ truyền xích: xe đạp , xe máy, máy nâng chuyển,...
4.Củng cố.
_Hệ thống phần trọng tâm của bài.
_ Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
_GV: Gọi HS lên bảng làm BT 4 SGK
5 Dặn dò
_ Học thuộc lí thuyết, trả lời câu hỏi 1- 2 - 3 - 4
_Đọc trước nội dung bài 30 trong SGK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 26.docx