GV: Khi tay quay quay đều thì con trượt chuyển động như thế nào ?
HS TL
=> Gv nhận xét, KL và đưa ra nguyên lý
_GV: Ở các vị trí nào thì con trượt đổi hướng ?
HS: tại C và C’
_GV: Cơ cấu này có thể hoạt động ngược lại được không ?
HS: Có
_Gv: cho học sinh quan sát hoạt động của cơ cấu khi hoạt động ngược lại.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Bài 30: Biến đổi chuyển động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 17/11/2017
Lớp: 8A, 8C
BÀI 30. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I.Mục tiêu:
1)Kiến thức
_Nắm được tại sao cần thiết phải biến đổi chuyển động.
_ Biết được cấu tạo nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng như: CC tay quay – con trượt, CC thay quay – thanh lắc
2)Kỹ năng
_Rèn luyện tư duy và năng lực kỹ thuật
3)Thái độ
_ Nghiêm túc,tích cực tham gia xây dựng bài
II.Chuẩn bị:
_GV: Chuẩn bị bộ biến đổi chuyển động.
_HS: Đọc tìm hiểu trước bài 30.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
Vì sao cần truyền chuyển động?
Viết công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai? Giải thích công thức?
=> Gv nhận xét, cho điểm
3.Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động ?
GV: Cho HS quan sát H 30.1
_Hãy cho biết các bộ phận chuyển động của máy khâu là chuyển động dạng gì ?
HSTl: bàn đạp ( cđ lắc), thanh truyền ( tịnh tiến), vô lăng ( quay), kim máy ( lên xuống)
GV: Dạng chuyển động ban đầu là gì?
HS: chuyển động lắc (bàn đạp)
_ Kết quả cuối cùng là chuyển động gì?
HS: Chuyển động lên xuống của kim
=> GV: Tại sao phải biến đổi truyển động
HSTL.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động
_ GV cho HS quan sát mô hình cơ cấu tay quay - con trượt.
_ GV: Hãy cho biết cấu tạo của cơ cấu ?
HSTL
_GV: Khi tay quay quay đều thì con trượt chuyển động như thế nào ?
HS TL
=> Gv nhận xét, KL và đưa ra nguyên lý
_GV: Ở các vị trí nào thì con trượt đổi hướng ?
HS: tại C và C’
_GV: Cơ cấu này có thể hoạt động ngược lại được không ?
HS: Có
_Gv: cho học sinh quan sát hoạt động của cơ cấu khi hoạt động ngược lại.
_GV: Hãy cho biết cơ cấu tay quay con trượt được ứng dụng ở đâu trong thực tế?
HS: liên hệ lấy ví dụ.
_GV: Cho quan sát thêm các ví dụ khác
_GV: Cho HS quan sát mô hình tay quay – thanh lắc
_GV: Hãy cho biết cấu tạo của cơ cấu.
HSTL
_GV: Cho học sinh quan sát hoạt động của mô hình.
_GV: Hãy cho biết khi tay quay 1 quay một vòng thì thanh lắc 3 chuyển động như thế nào?
HS: Thanh lắc 3 sẽ lắc qua lại
_GV: Có thể biến chuyển động của cơ cấu ngược lại được không ?
HSTL
_GV: Cho HS tự lấy VD thực tế về cơ cấu tay quay – thanh lắc.
GV cho thêm các VD khác, nêu ứng dụng trong thực tế.
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?
- Các bộ phận của máy có các chuyển động rất khác nhau.
- Từ một dạng chuyển động ban đầu muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có cơ cấu biến đổi chuyển động.
* Nhiệm vụ: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
II.Một số cơ cấu biến đổi chuyển động:
1. Cơ cấu tay quay - con trượt
a. Cấu tạo:
- Tay quay.
- Thanh truyền.
- Con trượt.
- Giá đỡ.
b) Nguyên lí:
Khi tay quay quay làm con trượt chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ -> Nhờ chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến của con trượt.
c) Ứng dụng:
- Bộ truyền động đai được dùng nhiều ở các loại máy khâu , máy bơm , ô tô
- Ngoài cơ cấu trên còn có các cơ cấu Bánh răng – thanh răng và cơ cấu Vít - đai ốc
2. Cơ cấu tay quay – thanh lắc
a) Cấu tạo: SGK/104
b) Nguyên lý làm việc:
Khi tay quay 1 quay đều nhờ thanh truyền thì thanh lắc sẽ lắc qua lại một góc nhất định.
c) Ứng dụng:
_Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy,..
4.Củng cố.
_ Hệ thống phần trọng tâm của bài.
_Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
_Gọi HS trả lời câu hỏi 1,2
5.Hướng dẫn về nhà.
_ Học thuộc lí thuyết, trả lời câu hỏi 3,4
_Đọc trước nội dung bài 31 trong SGK.
_Chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành trong SGK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 27.docx