Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Bài 33: An toàn điện

GV: Đảm bảo an toàn điện là gì?

HSTL: Là những nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng hoặc sửa chữa điện.

_GV: Cho HS quan sát H 33.4 và yêu cầu

Thảo luận nhóm và điền a, b, c, d vào chỗ chấm

_HS: thảo luận nhóm trả lời

=>GV nhận xét, kết luận.

_GV giải thích thêm tại sao nối đất lại đảm bảo an toàn điện:

VD: Tủ lạnh, máy giặt,. Khi xảy ra hiện tượng rò điện, nếu chúng ta vô tình chạm vào nước hoặc vỏ kim loại của thiết bị sẽ bị điện giật rất nguy hiểm. So với điện trở của con người thì điện trờ của dây nối đất rất nhỏ vì vậy dòng điện sẽ theo đó truyền xuống đất.

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Bài 33: An toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 29/11/2017 Lớp: 8A, 8C BÀI 33. AN TOÀN ĐIỆN I.Mục tiêu 1) Kiến thức _Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện và sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. _ Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống. 2)Kỹ năng _Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tai nạn điện trong cuộc sống 3)Thái độ _Thấy được tầm sự nguy hiểm của điện và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn điện _Có ý thức nghiêm túc học tập, tinh thần tự giác, cẩn thận khi tiếp xúc với điện II.Chuẩn bị: _GV: giáo án, SGK, một số dụng cụ an toàn điện: Tuavít, kìm , bút thử điện . _HS: vở, SGK, đọc trước nội dung bài 33 III. Phương pháp dạy học – Nội dung trọng tâm _PP dạy học: đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm ... _Nội dung trọng tâm: một số biện pháp an toàn điện III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ GV:Thế nào là điện năng? Người ta thường chuyển hoá các dạng năng lượng nào thành điện năng? Kể tên một số nhà máy sản xuất điện mà em biết? 3. Đặt vấn đề _GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh do tai nạn điện gây ra. “Tai nạn điện xảy ra rất nhanh và cô cùng nguy hiểm, nó có thể gây ra hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người”. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và cần làm gì để phòng tánh những tai nạn đó chúng ta sẽ tìm hiểu BÀI 33: AN TOÀN ĐIỆN 4.Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1:Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện? _Gv: Em hãy kể tên một số nguyên nhân gây tai nạn điện mà em biết? _HSTl _GV cho HS quan sát H 33.1 và điền a, b,c vào chỗ chấm _HSTl _GV: Gọi 1 HS nhắc lại cách truyền tải điện năng từ nhà máy điên tới nơi tiêu thụ _HS nhắc lại =>GV nhận xét, kết luận: các đường dây cao áp và trạm biến áp rất nguy hiểm vì có thể bị rò điện từ dây điện cao áp, thanh cái máy biến áp,... qua không khí đến người, gây tử vong _Gv: Cho HS quan sát Hình 33.2 và yêu cầu HS đọc Bảng 33.1 nói về khoảng cách bảo vệ an toàn đối với lưới điện cao áp _GV: Hình 33.3 mô tả điều gì? Có nguy hiểm không? Khi gặp tình huống này ngoài đường em phải làm gì? HS: dây điện bị rơi xuống đất. Có nguy hiểm. Khi gặp,phải báo ngay cho trạm quản lý điện gần đó Hoạt động 2:Tìm hiểu các nguyên tắc an toàn điện _GV: Đảm bảo an toàn điện là gì? HSTL: Là những nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng hoặc sửa chữa điện. _GV: Cho HS quan sát H 33.4 và yêu cầu Thảo luận nhóm và điền a, b, c, d vào chỗ chấm _HS: thảo luận nhóm trả lời =>GV nhận xét, kết luận. _GV giải thích thêm tại sao nối đất lại đảm bảo an toàn điện: VD: Tủ lạnh, máy giặt,... Khi xảy ra hiện tượng rò điện, nếu chúng ta vô tình chạm vào nước hoặc vỏ kim loại của thiết bị sẽ bị điện giật rất nguy hiểm. So với điện trở của con người thì điện trờ của dây nối đất rất nhỏ vì vậy dòng điện sẽ theo đó truyền xuống đất. _GV: Cho HS quan sát H 33.5 và một số dụng cụ an toàn điện trong khi sửa chữa điện như Tuavít, kìm và đưa ra các tình huống ở thực tế để các em vận dụng giải quyết. _HS: nghiên cứu trả lời I. Vì sao xảy ra tai nạn điện? 1/ Do chạm trực tiếp vào vật mang điện 2/ Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 3.Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất. II. Một số biện pháp an toàn điện: 1. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng điện. _Bọc cách điện các mối nối. _Kiểm tra thường xuyên cách điện của các đồ dùng điện có vỏ bằng kim loại. _Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện. _Không vi phạm các khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 2. Một số nguyên tắc an toàn điện trong khi sửa chữa điện. _ Trước khi sửa chữa điện phải ngắt nguồn điện. _Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn. 5.Củng cố - Dặn dò _GV – HS hệ thống lại phần trọng tâm của bài. _Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK _ GV cho HS Trả lời miệng câu hỏi 1- 2 ( SGK Tr 120 ) _Gọi 1- 2 HS lên bảng làm BT 3 SGK _ HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập học kì I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiết 30.docx
Tài liệu liên quan