Vì khi sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, không khí nóng lên và giãn nở có thể khiến bóng bị nổ. Bơm khí trơ và bóng đèn để tăng tuổi thọ của sợi đốt
- Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm. Được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Bài 38: Đồ dùng loại điện - Quang đèn sợi đốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Nguyễn Du
Tên: Nguyễn Thị Lộc
Lớp :
GVHD: Nguyễn Hữu Hảo
Ngày soạn: 06/03/2018 Tuần : 28
Ngày dạy: 13/03/2018 Tiết :
Bài 38: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - QUANG
ĐÈN SỢI ĐỐT
I. Mục tiêu
- Học xong bài này học sinh phải nắm:
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt
- Hiểu được đặc điểm của đèn sợi đốt và ưu nhược điểm của đèn sợi đốt
2. Kỹ năng
- Đọc được các số liệu của bóng đèn
- Biết cách sử dụng hợp lý bóng đèn sợi đốt
3. Thái độ
- Hứng thú, yêu thích môn học
- Có ý thức liên hệ thực tế sử dụng tiết kiệm điện năng
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các đồ dùng điện
- Ảnh bóng đèn sợi đốt
- Đèn sợi đốt
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài học
III. Tổ chức tiến trình dạy – học
1. Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ (5phút)
Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện? Nêu ví dụ?
3. Tiến trình dạy - học
a. Giới thiệu bài mới (3 phút)
Ra câu đố: “Đầu thì trọc lóc, tóc thì mọc trong, hai dây thòng lòng có trong nhà bạn”
Khẳng định là bóng đèn sợi đốt và giới thiệu. Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt, là loại đèn điện đầu tiên. Đèn sợi đốt đã hoàn thành sứ mạng mang ánh sáng đến với nhân loại. Nhưng ngày nay đèn sợi đốt không còn phổ biến nữa. Tại sao lại như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học học hôm nay bài 38: Đồ dùng loại điện quang- đèn sợi đốt
b. Tiến trình dạy – học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Phân loại đèn điện (5 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa
-? Năng lượng đầu vào và đầu ra của đèn điện là gì?
-?Em hãy kể tên các loại đèn điện mà em biết?
Kết luận các loại đèn điện
- Đọc thông tin SGK
- Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng thành quang năng
Có 3 loại đèn điện
+ Đèn sợi đốt
+ Đèn huỳnh quang
+ Đèn phóng điện
I. Phân loại đèn điện
1. Định nghĩa
- Đèn điện tiêu thụ điện năng và biến đổi điện năng
2. Phân loại
Có 3 loại:
+ Đèn sợi đốt
+ Đèn huỳnh quang
+ Đèn phóng điện
Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn sợi đốt ( 25 phút)
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 38.2 và bóng đèn mẫu
? Hãy tìm hiểu cấu tạo của đèn sợi đốt và điền tên của các bộ phận chính vào chỗ trống ()
- Giới thiệu cấu tạo của đèn sợi đốt
? Sợi đốt có hình dạng như thế nào? Được làm bằng gì? Tại sao?
? Bóng thủy tinh được làm bằng loại thủy tinh như thế nào?
? Vì sao phải hút hết không khí và bơm khí trơ vào trong bóng?
- Vì khí trơ hầu như không có hoạt động hóa học ⇒ tăng tuổi thọ của sợi đốt
? Đuôi đèn được làm bằng gì? Có cấu tạo như thế nào?
? Có mấy kiểu đuôi đèn? Chỉ ra trên mẫu vật là kiểu đuôi đèn nào?
- Đuôi đèn được lắp vào đui đèn phù hợp để nối với mạng điện
? Phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện khi đi qua vật dẫn điện?
? Từ tác dụng phát quang của dòng điện hãy nêu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt?
? Nêu đặc điểm của bóng đèn sợi đốt
- Phát ra ánh sáng liên tục có lợi cho thị giác hơn các loại đèn khác khi thị giác phải làm việc trong thời gian dài.
? Tại sao hiệu suất phát quang thấp?
? Chức năng chính của đèn sợi đốt là gì?
- Chỉ có khoảng 4% - 5% thì đèn sợi đốt dùng để chiếu sáng có tiết kiệm điện năng không?
- Vì đèn sợi đốt tỏa ra nhiệt lượng lớn . Sợi đốt phải nóng sáng liên tục ở nhiệt độ cao nên sợi đốt nhanh hỏng
- Đọc số liệu trên vật mẫu và giải thích ý nghĩa của các đại lượng trên vật mẫu
- Các đại lượng ghi trên đèn là điện áp định mức mà đèn có thể sử dụng và công suất tiêu thụ điện năng định mức
? Đèn sợi đốt được sử dụng ở đâu? Cách sử dụng đèn được bền
Ngoài việc thường xuyên lau bụi bám trên đèn. Cần lưu ý: Hạn chế di chuyển và làm rung đèn khi đèn đang phát sáng ( vì sợi dốt ở nhiệt độ cao dễ bị đứt)
Ngoài tác dụng chính là chiếu sáng, vơi phần năng lượng tỏa nhiệt lớn có thể dùng đèn sợi đốt vào các công việc khác như: Úm gà con, thắp sáng kích thích sự tăng trưởng của cây.
- Quan sát hình 38.2 và bóng đèn. Điền câu trả lời vào chỗ trống ()
- Sợi đốt có dạng lò xo xoắn. Được làm bằng dây vonfram vì vonfram chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao
- Vì khi sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao, không khí nóng lên và giãn nở có thể khiến bóng bị nổ. Bơm khí trơ và bóng đèn để tăng tuổi thọ của sợi đốt
- Đuôi đèn làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm. Được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc
- Có hai kiểu: + Đuôi xoáy
+ Đuôi cài
- Dòng điện đi qua vật dẫn điện làm vật dẫn điện nóng lên và đến nhiệt độ cao thì vật dẫn phát sáng
- Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng
- Đặc điểm: + Phát ra ánh sáng liên tục
+ Hiệu suất phát quang thấp
+ Tuổi thọ thấp
- Vì chỉ khoảng 4% – 5% điện năng tiêu tụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng, phần còn lại tỏa nhiệt
- Chiếu sáng
Không
- Lắng nghe
- Đọc số liệu và giải thích ý nghĩa: Điện áp và công suất
- Ở nhà tắm, phòng khách, nhà bếp,. Thường xuyên lau bụi bám vào đèn để đèn sáng tốt
II. Đèn sợi đốt
1. Cấu tạo
a. Sợi đốt
- Có dạng lò xo xoắn. Được làm bằng dây vonfram để chịu nhiệt
b. Bóng thủy tinh
- Làm bằng thủy tinh chịu nhiệt
- Rút hết không khí và bơm khí trơ vào trong bóng nhằm tăng tuổi thọ của sợi đốt và tránh sự giãn nở của nhiệt.
c. Đuôi đèn
- Làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm. Trên đuôi đèn có 2 cực tiếp xúc
- Phân loại
+ Đuôi xoáy
+ Đuôi cài
2. Nguyên lí làm việc:
Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao ⟹ dây tóc đèn phát sáng.
3. Đặc điểm
- Phát ra ánh sáng liên tục
- Hiệu suát phát quang thấp
- Tuổi thọ thấp
4. Số liệu kĩ thuật
- Điện áp định mức: 127V, 220V
- Công suất định mức: 15W, 25W, 40 W, 60W, 75W, 100W, 200W, 300W
5. Sử dụng
- Dùng để chiếu sáng ở phòng khách, nhà tắm, phòng ngủ, nhà bếp,
- Thường xuyên lau bụi bám trên đèn
Lưu ý: Hạn chế đi chuyển và làm rung đèn khi đèn đang phát sáng
4. Củng cố: (5phút)
1. Cấu tạo của đèn sợi đốt? Nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt?
2 Các đặc điểm của đèn sợi đốt?
5. Dặn dò: (1phút)
- Học bài, trả lời 3 câu hỏi trong SGK
- Đọc, chuẩn bị trước bài 39 “Đèn huỳnh quang”
IV. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12307515.docx