Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 23 - Bài 25: Mối ghép cố định – mối ghép không tháo được

Gv: Hàn là gì?

_HSTL

_GV yêu cầu quan sát H 25.3 nêu các cách làm nóng chảy vật liệu.

_HS quan sát H 25.3 trả lời.

_GV giới thiệu cho HS các kiểu hàn.

_GV:Em hãy nêu đặc điểm ứng dụng của mối ghép hàn.

HS lấy ví dụ trong thực tế:

=> GV nhận xét, kết luận.

Gv mở rộng:

 Đối với các chi tiết lớn thì người ta thường sử dụng 2 pp trên ( hàn nóng chảy, hàn áp lực). Còn đối với các chi tiết nhỏ như vi mạch trong máy tính thì người ta phải sử dụng phương pháp hàn thiếc để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 23 - Bài 25: Mối ghép cố định – mối ghép không tháo được, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03/11/2017 Lớp: 8C, 8A Tiết 23. BÀI 25. MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH – MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC I. Mục tiêu 1) Kiến thức - Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định - Biết được cấu tạo,đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp 2) Kỹ năng _Phân biệt được mối ghép đinh tác, mối ghép hàn 3) Thái độ _Nghiêm túc, tích cực trong giờ học II.Chuẩn bị: -GV : Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan +Tranh vẽ phóng to hình 25.1, 25.2, 25.3.SGK +Mẫu vật: Bulông, ốc vít, đinh tán. - HS : Đọc bài 25 SGK. III.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. -GV:Trình bày khái niệm chi tiết máy? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau ntn? -HS lên bảng trả lời. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Đặt vấn đề _Để lắp các chi tiết lại với nhau người ta sử dụng 2 phương pháp: Mối ghép cố định và mối ghép động. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về mối ghép cố định để xem nó có cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng ntn thông qua bài 25 4. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép cố định. _GV : Quan sát H 25.1cho biết: + Hai mối ghép này có gì giống nhau? + Nếu tháo rời 2 chi tiết thì ở mối ghép hàn và mối ghép ren xảy ra điều gì? _HSTL: Giống: đều để ghép nối 2 chi tiết 1 và 2 Khác: MG hàn khi tháo buộc phải tháo hỏng 1 phần. MG ren khi tháo các chi tiết vẫn nguyên vẹn => Gv nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép không tháo được _GV cho học sinh quan sát mô hình mối ghép bằng đinh tán. Quan sát hình 25.2 cho biết cấu tạo mối ghép bằng đinh tán? -HS trả lời. _GV: nêu khái niệm đinh tán. _HS chú ý lắng nghe và ghi vào vở. _GV:Em hãy nêu tình tự quá trình tán đinh. _ HS trả lời. => GV nhận xét _GV:Nêu đặc điểm và công dụng của mối ghép bằng đinh tán ? _HS trả lời. => GV nhận xét và kết luận. _Gv: Trong gia đình em, những đồ vật nào được ghép bằng đinh tán? HS: kéo, kìm, xoong nồi,... _Gv: Hàn là gì? _HSTL _GV yêu cầu quan sát H 25.3 nêu các cách làm nóng chảy vật liệu. _HS quan sát H 25.3 trả lời. _GV giới thiệu cho HS các kiểu hàn. _GV:Em hãy nêu đặc điểm ứng dụng của mối ghép hàn. HS lấy ví dụ trong thực tế: => GV nhận xét, kết luận. Gv mở rộng: Đối với các chi tiết lớn thì người ta thường sử dụng 2 pp trên ( hàn nóng chảy, hàn áp lực). Còn đối với các chi tiết nhỏ như vi mạch trong máy tính thì người ta phải sử dụng phương pháp hàn thiếc để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. _ HS lắng nghe _ GV: So với mối ghép bằng đinh tán thì mối ghép hàn có ưu, nhược điểm gì? _HSTL _ GV: Em hãy nêu ứng dụng của mối ghép hàn trong cuộc sống? _HS lấy ví dụ _Gv: Tại sao người ta không hàn thiếc quai vào nồi nhôm mà phải dùng đinh tán _HSTL => GV nhận xét, kết luận I. Mối ghép cố định _ Có 2 loại: Mối ghép tháo được (Mối ghép ren) Mối ghép không tháo được (Mối ghép hàn) II. Mối ghép không tháo được 1.Mối ghép bằng đinh tán a.Cấu tạo của mối ghép _Cấu tạo: +Chi tiết 1 +chi tiết 2 + đinh tán _Đinh tán là chi tiết hình trụ đầu có mủ( hình chỏm cầu hay hình nón cụt) được làm bằng kim loại dẻo. b. Đặc điểm và công dụng. (SGK Tr 87) 2. Mối ghép bằng hàn a.Khái niệm _Là phương pháp làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết _Các kiểu hàn: +Hàn nóng chảy +Hàn áp lực +Hàn thiếc b. Đặc điểm và ứng dụng * Mối ghép hàn hình thành trong thời gian ngắn tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành. * Nhưng dễ bị nứt ,giòn ,chịu lực kém. *Tạo ra các khung giàn thùng chứa, khung xe đạp , xe máy, công nhiệp điện tử... 4.Củng cố. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK Tr 88. - HS đọc phần chú ý SGK. 5.Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc bài và trả lời câu hỏi trong SGK Tr 88. - Đọc trước bài 26 SGK. Gv thực hiện: Nguyễn Thị Hương Tổ: KHTN AI THÔNG MINH HƠN Câu1. Hãy cho biết tên bài hát sau đây? ( Phát nhạc) A. Hà nội 12 mùa hoa B. Em ơi hà nội phố C. Hà nội đêm trở gió D. Nhớ mùa thu hà nội. Câu 2. Việt nam gia nhập ASEAN năm nào? A. Tháng 8 năm 1995 B. Tháng 8 năm 1996 C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 7 năm 1996 Câu 3. Đâu là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới A Hang Batu ( Malaysia) B. Hang động đá cẩm thạch Patagonia C. Hang Algarve ( Bồ đào nha) D. Hang sơn Đoong ( Việt Nam) Mở rộng: Khoảng 2-5 triệu năm trước, Hang Sơn Đoòng được hình thành khi nước sông chảy ngang qua vùng đá vôi bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Sự xói mòn của nước đã tạo ra một đường hầm khổng lồ trong lòng đất dưới dãy núi. Được biết hang Sơn Đoòng là do ông Hồ Khanh phát hiện năm 1991 trong một lần vô tình trú mưa trước cửa hang.Hiện tại, hang này nằm tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, thuộc quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng. Câu 4: Đâu được ví là ngã 3 Đông Dương? A. Cửa khẩu Móng Cái ( tỉnh Quảng Ninh) B Cửa khẩu quốc tế Bờ Y ( tỉnh Kon tum) C. Cửa khẩu Lao Bảo ( tỉnh Quảng TRị) D. Cửa Khẩu Lào Cai ( Tỉnh Lào Cai) Mở rộng: Cột mốc đặc biệt được xây dựng trên ngọn núi cao 1068m, trên cột mốc có 3 mặt, mỗi mặt thể hiện tên và quốc huy của 3 nước Việt Nam –Lào _Campuchia Câu 5: “ Trái tim lầm lỡ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc” Là những lời nhà thơ tố hữu viết về ai? Đáp án: Nhân vật MỴ Châu trong truyền thuyết An Dương Vương. Câu 6: Văn miểu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng dưới triều đại nào? A. Triều Lý B. Triều Trần C. Triều Nguyễn D.Triều Tay Sơn Câu 7. Người lái xe đang điều khiển trên đường mà trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá bao nhiêu thì bị câm? A. 40 mg/1 lít khí thở B. 50 mg/ 1 lít khi thở C. 60mg/ 1 lít khỉ thở C. 100 mg/ 1 lít khí thở.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiết 23.docx
Tài liệu liên quan