Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - tiết 23 đến tiết 32

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.

2. Kĩ năng:

- Biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.

3. Thaí độ:

- Liên hệ kiến thức vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, tranh (hình 32.1; 32.2; 32.3 và 32.4)

- Học sinh: SGK, đọc và chuẩn bị bài.

III. Các hoạt động trên lớp:

1. Ổn định:

 Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới:

 

doc34 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - tiết 23 đến tiết 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức liên quan. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 1/ Hãy nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren? 2/ Hãy nêu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt? 3/ Hãy tìm ra mối ghép không thuộc nhóm mối ghép cố định trong các câu sau: a.Mối ghép bản lề b. Mối ghép đinh tán c. Mối ghép bulông-đai ốc d.Mối ghép hàn 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu (1phút) Giới thiệu mục tiêu bài học Đặt vấn đề vào bài Lắng nghe BÀI 27. MỐI GHÉP ĐỘNG Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động (15phút) Treo hình 27.1 SGK. ?Ghế xếp gồm những bộ phận nào liên kết với nhau?Chúng được ghép với nhau như thế nào? ?Có nhận xét gì về các mối ghép A,B,C,D khi mở ghế? Các điểm A, B, C, D có được gọi là gì? ?Vậy, thế nào là mối ghép động? Cho vài ví dụ về mối ghép động trên chiếc xe đạp? Gọi nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. I.Mối ghép động Quan sát. -Gồm chân trước, chân sau và mặt ghế, chúng được ghép với nhau bằng các mối ghép A,B,C,D. -Ở các mối ghép A,B,C,D có sự chuyển động tương đối giữa các chi tiết, chúng là những mối ghép động. -MGĐ là MG có sự CĐ tương đối giữa các chi tiết.VD: vòng bi, ổ đỡ đùm trước và sau, Nhận xét, bổ sung Là mối ghép mà giữa các chi tiết ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại khớp động (20phút) Treo H27.3. Giới thiệu hai mối ghép pittông-xilanh; sống trượt- rãnh trượt. Yêu cầu thảo luận nhóm:Hoàn thành các câu sau: +Mối ghép pittông-xilanh có mặt tiếp xúc là........... +Mối ghép sống trượt-rãnh trượt có mặt tiếp xúc là................... Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. gọi bổ sung. Gv kết luận. Quay mô hình khớp tịnh tiến. ?Mọi điểm trên vật trong khớp tịnh tiến chuyển động như thê nào với nhau? ?Khi làm việc, bề mặt tiếp xúc giữa hai vật có hiện tượng gì? Gọi Hs đọc đặc điểm và ứng dụng của khớp tịnh tiến. Gv kết luận. Treo H27.4 SGK. ?Khớp quay có cấu tạo như thế nào? ?Khớp quay có ứng dụng thế nào trong thực tế? ?Trên xe đạp, khớp nào thuộc khớp quay? ?Các khớp ở giá gương xe máy, cần ăng ten có được gọi là khớp quay không? Tại sao? Gọi Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. II.Các loại khớp động 1.Khớp tịnh tiến: Quan sát Thảo luận nhóm Trình bày kết quả thảo luận Quan sát, trả lời -Các điểm trên vật chuyển động giống hệt nhau. -Sinh ra ma sát cản trở chuyển động. Đọc SGK a.Cấu tạo: -Mối ghép pittông có mặt tiếp xúc là mặt trụ. -Mối ghép sống trượt-rãnh trượt có mặt tiếp xúc là mặt phẳng. b.Đặc điểm: -Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau. -Gây ra ma sát lớn ở bề mặt tiếp xúc. c.Ứng dụng: Dùng trong cơ cấu biến đổi chuyển động( động cơ đốt trong) 2.Khớp quay: Quan sát. .-Mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn -Dùng trong cơ cấu biến đổi chuyển động  -Chén cổ, trục giữa, -Là khớp quay vì giữa các chi tiết có chuyển động quay. Nhận xét, bổ sung a.Cấu tạo: Khớp quay có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn. b.Ứng dụng: Dùng làm bản lề cửa, xe đạp, xe máy,.. Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) -Gv đặt các câu hỏi củng cố bài: +Thế nào là khớp tịnh tiến, khớp quay? Cho ví dụ? +Nêu đặc điểm khớp tịnh tiến và khớp quay? -Giao nhiệm vụ về nhà: +Chuẩn bị ổ trục trước và sau xe đạp + Nghiên cứu quy trình tháo lắp ổ trục xe đạp. -Hs trả lời -Hs ghi nhiệm vụ về nhà Tuần: 13 ngày 9/11/2017 Tiết: 26 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: – Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản của phần vẽ kĩ thuật và cơ khí. 2. Kĩ năng: – Hình thành tác phong làm việc theo quy trình. – Rèn luyện khả năng khái quát hóa các nội dung đã học. 3. Thái độ: – Tích cực ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. – Nghiêm túc, hăng hái. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Các câu hỏi ôn tập Học sinh: Ôn tập nội dung đã học III. Các hoạt động trên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: trong bài mới 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. Ôn lại kiến thức phần 1. Vẽ kĩ thuật (15 phút) Giới thiệu mục tiêu bài học ?Yêu cầu hs hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy? ?Nêu kiến thức cơ bản? ÔN TẬP -Hs hệ thống lại kiến thức Hoạt động 2. Ôn lại kiến thức phần 2. Cơ khí (tiết 17-26) (25 phút) - GV yêu cầu hs vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung phần cơ khí lên bảng. Những nội dung chính của từng chương, những yêu cầu về kiến thứcvà kỹ năng mà học sinh cần đạt được. ? Hãy vẽ sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí đã học ? ? Hãy kể tên các loại dụng cụ cơ khí và các phương pháp gia công cơ khí mà em đã học? ? Hãy kể tên các loại mối ghép mà em đã học? Câu 1: Muốn chọn vật liệu để gia công một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào các những yếu tố nào?. Yêu cầu hs nêu đủ các yếu tố về vật lý, hóa học, công nghệ và môi trường, Câu 2: Để nhận biết và phân loại vật liệu người ta dựa vào các dấu hiệu nào?. Hs thảo luận và nêu đủ các yếu tố để nhận biết và phân biệt. Hs nhận xét, bổ sung. Câu 3:Công dụng của cưa?. Hs lên bảng vẽ - Vật liệu cơ khí. + Vật liệu kim loại:kim loại đen, kim loại màu + Vật liệu phi kim loại: chất dẻo, cao su - Dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí. + Dụng cụ: dụng cụ đo; dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt; dụng cụ gia công + Phương pháp gia công: cưa và dũa - Chi tiết máy và lắp ghép. + Mối ghép cố định: *Mối ghép không tháo được: mối ghép đinh tán, mối ghép bằng hàn *Mối ghép tháo được: mối ghép ren, mối ghép chốt + Mối ghép động: Các loại khớp động: khớp tịnh tiến, khớp quay.... Câu 1: Muốn chọn vật liệu để gia công một sản phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào các những yếu tố sau: - Các chỉ tiêu cơ tính của vật liệu phải đáp ứng với điều kiện chịu tải của chi tiết - Vật liệu phải có tính công nghệ tốt để gia công , giảm giá thành. - Có tính chất hoá học phù hợp với môi trường làm việc của chi tiết tránh bị ăn mòn bởi môi trường. - Vật liệu phải có tính chất vật lí phù hợp yêu cầu Câu 2: Để nhận biết và phân loại vật liệu người ta dựa vào các dấu hiệu sau: - Màu sắc. - Mặt gãy của vật liệu. - Khối lượng riêng . - Độ dẫn nhiệt . - Tính cứng, tính dẻo, độ biến dạng . Câu 3: Cưa dùng để cắt bỏ phần thừa hoặc chia phôi thành các phần. Hoạt động 3. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) Củng cố Yêu cầu học sinh nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học Câu 1:a,Vật liệu nào không phải là vật liệu kim loại trong các vật liệu sau: A. Nhựa B. Đồng C. Gang D. Inox b, Hãy cho biết đâu là dụng cụ gia công trong các dụng cụ cơ khí dưới đây: A. Kìm B. Thước C. Cưa D. Tuavít Câu 2: Hãy đánh dấu (x) vào ô trống sao cho phù hợp: Tên chi tiết Chi tiết có công dụng chung Chi tiết có công dụng riêng 1, Đai ốc 2, Khung xe đạp 3, Kim máy khâu 4, Bánh răng Giao nhiệm vụ về nhà Ôn lại toàn bộ kiến thức từ tiết 1-26 chuẩn bị kiểm tra học kì 1 Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy Hs nhắc lại Hs lựa chọn đáp án A C 1,4 chi tiết có công dụng chung 2,3 chi tiết có công dụng riêng Hs ghi nhiệm vụ Dụng cụ tháo lắp Ngày /11/2017 Chủ đề 8 - Chương V. Truyền và biến đổi chuyển động Giới thiệu chủ đề Chủ đề tìm hiểu qua 3 tiết Bài 29. Truyền chuyển động Bài 30. Biến đổi chuyển động Bài 31. Thực hành truyền và biến đổi chuyển động Qua chủ đề học sinh hiểu được tại sao cần truyền chuyển động, biết cấu tạo, nguyên lí hoạt động của một số cơ cấu truyền chuyển động, kiểm tra được tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động Học sinh có tác phong làm việc đúng quy trình Tuần 14 Ngày 13 /11/2017 Tiết 28 BÀI 29. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được tại sao cần thiết phải truyền chuyển động. 2. Kĩ năng: Biết được cấu tạo nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động. 3. Thái độ: Tìm hiểu thực tế và ham thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK, SGV, bộ truyền chuyển động (đai, bánh răng, xích). 2. Học sinh: SGK, đọc và chuẩn bị bài. III. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định (1 phút): 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu (1phút) -Giới thiệu mục tiêu bài học Biết các mối ghép, ứng dụng một số mối ghép trong thực tế. Tìm hiểu một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động thông dụng. Rèn luyên kĩ năng sử dụng dụng cụ đo kiểm, tháo lắp,.... Liên hệ, ứng dụng bài học vào thực tế. -Đặt vấn đề vào bài Lắng nghe Chương V. Truyền và biến đổi chuyển động BÀI 29. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao cần phải truyền chuyển động ( 5 phút) Gọi một Hs đọc to phần thông tin đầu tiên. Trình bày mô hình truyền động bằng xích. ?Truyền động bằng xích gồm những bộ phận nào? ?Đĩa và líp được bố trí thế nào? ?Khi quay đĩa xích thì líp sẽ có chuyển động như thế nào?Vì sao líp quay được? ?Có nhận xét gì về số răng của đĩa và líp?Chi tiết nào quay nhanh hơn?Vì sao? ?Vì sao cần phải truyền chuyển động từ đĩa đến líp? Gọi 1 Hs đọc thông tin trong SGK. ?Tại sao cần truyền chuyển động cho các bộ phận máy? -Gọi nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. I.Tại sao cần truyền chuyển động? Đọc SGK Quan sát -Gồm đĩa xích, líp và dây xích -Líp và đĩa bố trí cách xa nhau -Líp có chuyển động quay nhờ ăn khớp với dây xích -Số răng của đĩa nhiều hơn líp. Líp quay nhanh hơn vì có số răng ăn khớp ít hơn. - Các bộ phận của máy được đặt xa nhau và được dẫn động từ chuyển động ban đầu. -Tốc độ quay các bộ phận máy không giống nhau và được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. -Nhận xét, bổ sung * Nhiệm vụ: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy. Hoạt động 3: Tìm hiểu các bộ truyền chuyển động (30 phút) 1.Truyền động ma sát, truyền động đai. Trình bày hai mô hình truyền động ma sát. Quay hai mô hình cho cùng chuyển động. ?Hãy chỉ ra vật dẫn và vật bị dẫn của bộ truyền đai?Vì sao? ?Bộ truyền đai chuyển động nhờ vào hiện tượng gì? Gọi 1 HS đọc thông tin SGK. ?Thế nào là truyền động ma sát ? Cho Hs quan sát tranh Hình 29.1SGK. ?Bộ truyền đai có cấu tạo gồm những bộ phận nào? ?Dây đai , bánh đai làm bằng vật liệu gì?Vì sao làm bằng vật liệu đó? Kết luận Gv thực hiện quay bộ truyền đai. Yêu cầu Hs nêu nguyên lí làm việc. Trình bày thông tin tỉ số truyền. i=== i : Tỉ số truyền nbd: Tốc độ quay của bánh bị dẫn 2 (Vòng/ phút) nd: Tốc độ quay của bánh dẫn 1 (Vòng/phút) D1 là đường kính bánh 1 D2 là đường kính bánh 2 ?Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay? Tỉ số truyền mang ý nghĩa gì? *Bài tập ứng dụng Một bộ truyền đai có kích thước các bánh như sau:bánh dẫn (D1=300cm), bánh bị dẫn (D2= 600cm) . -Hãy cho tỉ số truyền i của bộ truyền trên. -Giả sử bánh dẫn quay với tốc độ n1 =9000vòng /phút thì bánh bị dẫn quay với tốc độ bao nhiêu? Gọi 1Hs đọc đề bài. Cho Hs thảo luận nhóm: Hoàn thành bài tập tại lớp (3’) Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cho các nhóm nhận xét chéo. Gv đánh giá kết luận. Cho Hs quan sát lại cách truyền lực của bộ truyền động đai dây mắc song song và mắc chéo nhau. ?Có nhận xét gì về chiều quay của hai bánh( bánh dẫn và bị dẫn) của hai trường hợp trên? ?Muốn đảo chiều của bộ vòng đai ta mắc dây theo kiểu nào? Gv kết luận. Gọi 1Hs đọc thông tin SGK về ứng dụng của bộ truyền đai.Hỏi: ?Bộ truyền đai có đặc điểm gì? ?Bộ truyền đai được ứng dụng ở đâu? Cho ví dụ. ?Khi lực ma sát nhỏ thì xảy ra hiện tượng gì? 2.Truyền động ăn khớp. Giới thiệu bộ truyền động bánh răng. ?Thế nào là truyền động ăn khớp? Gọi 1 Hs nêu cấu tạo của bộ truyền động bánh răng và truyền động xích. ?Để hai bánh răng ăn khớp hoặc bánh xích ăn khớp với dây xích cần đảm bảo yếu tố gì? Viết thông tin tỉ số truyền. Gọi 1 Hs nêu ý nghĩa, giải thích. ?Nêu ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp. II.Bộ truyền chuyển động 1.Truyền động ma sát-truyền động đai Quan sát Quan sát -Bánh truyền chuyển động :vật dẫn, Bánh nhận chuyển động :vật bị dẫn. -Bộ truyền đai chuyển động nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai -Là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát ở mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn. Quan sát -Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai -Dây đai làm bằng vải nhiều lớp, cao su,...bánh đai làm bằng thép a.Cấu tạo bộ truyền động đai. Gồm ba bộ phận: bánh dẫn, bánh bị dẫn dây đai Quan sát Nêu nguyên lí làm việc. b.Nguyên lí làm việc Bánh dẫn có đường kính D1 quay với tốc độ n1, nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm cho bánh bị dẫn có đường kính D2 quay với tốc độ n2. Tỉ số truyền : -n2 tỉ lệ nghịch với D2, tỉ lệ thuận với D1 -Xác định tốc độ quay và đường kính bánh đai. i=1/2 n2=4500 vòng/phút Đọc đề bài Thảo luận nhóm Trình bày kết quả Nhận xét chéo Ghi nhận Quan sát -Bánh dẫn và bánh bị dẫn quay cùng chiều ở dây mắc song song và ngược lại ở dây mắc chéo -Ta mắc song song hoặc mắc dây chéo c. ứng dụng -Cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, truyền chuyển động gữa các trục cách xa nhau -Sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy (máy khoan, máy khâu, máy tiện, ô tô,....) -Tỉ số truyền bị thay đổi khi lực ma sát nhỏ 2.Truyền động ăn khớp Hs quan sát - Một cặp bánh răng hoặc đĩa - xích truyền chuyển động cho nhau gọi là bộ truyền chuyển động ăn khớp. a. Cấu tạo: -Bộ truyền động bánh răng gồm bánh dẫn và bánh bị dẫn. -Bộ truyền động xích gồm đĩa xích, líp, dây xích Đọc thông tin SGK Trả lời Để đảm bảo sự ăn khớp thì kích thước răng của hai bánh răng phải trùng khớp với nhau, b) Tính chất: Z1 : Số răng của đĩa 1 Z2 : Số răng của đĩa 2 c. Ứng dụng: Sử dụng trong nhiều hệ thống truyền động: đồng hồ, hộp số, xe máy,... Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà ( 5 phút) *Củng cố: -Vì sao cần phải truyền chuyển động giữa các chi tiết máy với nhau? - Thế nào là truyền động ma sát? -Nguyên lí làm việc của truyền động ma sát, truyền động ăn khớp? *Giao nhiệm vụ về nhà : -Bài tập về nhà. -Nghiên cứu Vì sao cần biến đổi chuyển động? -Sưu tầm các loại cơ cấu BĐ CĐ: tay quay-thanh trượt, tay quay-con lắc. Hs trả lời Hs ghi nhiệm vụ về nhà Ngày /11/2017 Tuần: 15 ngay 20/11/2017 Tiết: 29 BÀI 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được tại sao cần biến đổi chuyển động. 2. Kĩ năng: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng. 3. Thái độ: - Tìm hiểu thực tế và ham thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK, SGV, bộ biến đổi chuyển động. 2. Học sinh: SGK, ôn tập kiến thức liên quan. III. Các hoạt động trên lớp: 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 1/ Tại sao cần truyền chuyển động? 2/ Hãy nêu nguyên lí làm việc của bộ truyền chuyển động? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu (1phút) -Giới thiệu mục tiêu bài học -Đặt vấn đề vào bài BÀI 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao cần phải biến đổi chuyển động (15 phút) Treo Hình 30.1 SGK. ?Máy khâu gồm những bộ phận nào? Thảo luận nhóm( 3’). Yêu cầu: -Điền vào chỗ chấm trong các câu sau: *Chuyển động của bàn đạp..... * Chuyển động của thanh truyền .... *Chuyển động của vô lăng............. *Chuyển động của kim máy......... ?Trong các chuyển động trên, đâu là chuyển động thực hiện nhiệm vụ chính của máy? ?Vậy, vì sao cần phải biến đổi chuyển động? ?Có những kiểu biến đổi chuyển động nào? Gọi nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. I.Tại sao cần biến đổi chuyển động? Đọc SGK. Trả lời Trả lời (SGK) Thảo luận nhóm -Chuyển động của kim khâu thực hiện nhiệm vụ chính của máy  -Vì từ một chuyển động ban đầu, thông qua các cơ cấu biến đổi chuyển động để tạo thành chuyển động thực hiện nhiệm chính của máy. -Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. Nhận xét, bổ sung. - Các bộ phận của máy có các chuyển động rất khác nhau. -Thực hiện biến đổi biến đổi chuyển động nhằm mục đích biến chuyển động của các bộ phận về chuyển động chính của máy để thực hiện gia công sản xuất. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động (20 phút) 1.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến Trình bày Hình 30.2: cơ cấu tay quay – con trượt. ?Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay- con trượt? Giải thích quá trình chuyển động của các bộ phận trong cơ cấu bằng mô hình. ?Khi tay quay AB quay đều, con trượt C sẽ chuyển động như thế nào? ?Khi nào con trượt C sẽ đổi hướng theo chiều ngược lại ? ?Hãy trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt? ?Cơ cấu trên có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay của thanh trượt được không?Khi đó cơ cấu sẽ chuyển động như thế nào? ?Cơ cấu trên được ứng dụng trên các máy nào? Cho ví dụ? Cho Hs quan sát hình30.3SGK. ?Ngoài cơ cấu tay quay con trượt, trong cơ khí còn sử dụng những cơ cấu nào? ? Những cơ cấu này được sử dụng trên những thiết bị hoặc máy nào? Gọi nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. 2.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc. Cho Hs quan sát Hình 30.4SGK. ?Cơ cấu tay quay thanh lắc gốm có những bộ phận nào? ?Cơ cấu tay quay thanh lắc còn được gọi là gì? Giới thiệu mô hình cơ cấu tay quay thanh lắc. ?Khi tay quay 1 quay tròn một vòng thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động như thế nào? ?Nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu trên. ?Có thể biến chuyển động lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không? ?Hãy cho biết ứng dụng của cơ cấu tay quay thanh lắc trong cơ khí. Cho ví dụ. Gọi nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. II.Một số cơ cấu biến đổi chuyển động 1.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến( cơ cấu tay quay – con trượt) Quan sát a. Cấu tạo: Gồm có : Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ. -Con trượt C chuyển động tịnh tiến qua lại -Con trượt C đổi hướng khi tay quay AB đi từ B’ đến B” và ngược lại. b. Nguyên lí: - Khi tay quay quay làm con trượt chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ. - Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến của con trượt. -Có thể biến đổi chuyển động ngược lại, khi đó con trượt C trở thành khâu dẫn. c.Ứng dụng: trên các loại máy: động cơ đốt trong, xe đạp, máy khâu, Quan sát -Cơ cấu thanh răng-bánh răng, vít- đai ốc. -Được sử dụng trên các loại máy gia công cơ khí Nhận xét, bổ sung Ghi nhận 2.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc( cơ cấu tay quay – con lắc) Quan sát, trả lời a. Cấu tạo: Gồm : tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. -Còn được gọi là cơ cấu bốn khâu bản lề. Quan sát -Thanh lắc 3 có chuyển động lắc quanh điểm D b. Nguyên lý làm việc: Khi tay quay quay đều nhờ thanh truyền thì thanh lắc sẽ lắc qua lại một góc nhất định. -Cơ cấu trên có thể thực hiện biến đổi chuyển động ngược lại c. Ứng dụng: trong cơ cấu truyền động máy tuốt lúa, máy dệt vải, Nhận xét, bổ sung Ghi nhận Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) *Củng cố: -Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con lắc? -Nguyên lí làm việc của cơ cấu tray quay – thanh trượt? *Giao nhiệm vụ về nhà : -Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì. -Đo đường kính bánh đai, số răng và tính tỉ số truyền thực tế của cơ cấu truyền động. Hs trả lời Hs ghi nhiệm vụ về nhà Tuần: 15 ngay 23/11/2017 Tiết: 30 BÀI 31: THỰC HÀNH TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động. 2. Kĩ năng: Tháo lắp được và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động. 3. Thái độ: Có tác phong làm việc đúng qui trình. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: + SGK, SGV, bộ truyền chuyển động, cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền trong động cơ 4 kì. + Dụng cụ : Thước lá, thước cặp, kìm, tua vít, mỏ lết. 2. Học sinh : SGK, chuẩn bị bài báo cáo thực hành theo mẫu trong SGK mục III. III. Tiến trình bài giảng : 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Nội dung thực hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu (1phút) Giới thiệu mục tiêu bài học Đặt vấn đề vào bài Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Lắng nghe BÀI 31: THỰC HÀNH TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I.Chuẩn bị Bộ thí nghiệm truyền chuyển động cơ khí +Bộ truyền động đai +Bộ truyền động bánh răng +Bộ truyền động xích Dụng cụ: thước lá, kìm, tua vít, mỏ lết Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thực hành, tiến trình làm thực hành (25 phút) 1. Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của bộ truyền răng. Chia nhóm, cử nhóm trưởng nhận các thiết bị truyền chuyển động. Phát các loại dụng cụ đo kiểm cho mỗi nhóm. Yêu cầu: -Dùng thước lá, thước cặp đo đường kính các bánh đai -Đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích -So sánh kết quả giữa các nhóm và ghi kết quả đo được vào báo cáo thực hành Gv đánh giá, kết luận. 2.Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền Hướng dẫn Hs cách lắp ráp các bộ truyền động vào giá đỡ. Gọi một Hs nhận xét về số vòng quay của mỗi bộ truyền động, ghi vào báo cáo thực hành. Yêu cầu Hs lập tỉ số tỉ số truyền theo đường kính, số răng số vòng quay. Ghi lại kết quả, so sánh các kết quả tỉ số truyền . Điền vào báo cáo thực hành. 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ 4 kì. (giới thiệu) ?Nêu cấu tạo của mô hình động cơ 4 kì? ?Hãy chỉ ra các khớp động trong cấu tạo của động cơ 4 kì? ?Hãy chỉ ra cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động của mô hình trên? Quay đều cho động cơ hoạt động. ?Khi pittông đến điểm cao nhất và điểm thấp nhất thì vị trí của thanh truyền và trục khuỷu như thế nào? ?Khi tay quay quay một vòng thì pittông chuyển động ra sao? Gọi Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. II.Nội dung và trình tự thực hành 1.Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh xích và đĩa xích Chia nhóm thực hành Nhận dụng cụ thực hành -Dùng thươc lá, thước cặp để đo. -Đánh dấu đếm số răng của bánh răng và đĩa xích. Ghi nhận 2.Lắp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền -Lắp các bộ truyền động vào giá đỡ. -Quay bánh dẫn, đếm số vòng quay. -Kiểm tra tỉ số truyền. Lập tỉ số ytruyền lí thuyết và thực tế So sánh, ghi kết quả thực hành Trả lời 3.Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ bốn kì. Quan sát, trả lời Khớp giữa trục khuỷu và thanh truyền Cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền; cơ cấu cam cần tịnh tiến đóng mở van nạp, van thải Thanh truyền và trục khuỷu thẳng đứng Chuyển động tịnh tiến lên xuống Nhận xét, bổ sung. Ghi nhận. Hoạt động 3: học sinh hoàn thành báo cáo thực hành (10 phút) Yêu cầu hs đọc báo cáo thực hành Quan sát hs hoàn thành báo cáo, chú ý sai xót hs mắc phải. III. Báo cáo thực hành. 1. Các số liệu thực hành. Bánh dẫn Bánh bị dẫn Tỉ số truyền i lí thuyết Tỉ số truyền i thực tế Đường kính bánh đai Số răng của cặp bánh răng Số răng bộ truyền động xích 2. Trả lời các câu hỏi. 1. Khi pit-tông ở điểm cao nhất và thấp nhất, vị trí của thanh truyền và tay quay như thế nào ? 2. Tại sao khi quay tay quay thì van nạp và van thải lại đóng, mở được ? để van nạp và van thải đóng mở một lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng ? 3. Nhận xét và đánh giá bài thực hành. - HS ghi lại các kết quả vào trong báo cáo thực hành và rút ra kết luận về nguyên lý làm việc. Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) *Củng cố: - Giáo viên cho học sinh ngừng làm việc để thu gọn các thiết và cho vào hộp. - Hướng dẫn các nhóm đánh giá bài thực hành dựa vào mục tiêu ở đầu bài. - GV đánh giá kết quả của HS thông qua thái độ, sự chuẩn bị và ý thức làm việc, kết quả của các nhóm . *Giao nhiệm vụ về nhà: - Xem lại nội dung bài thực hành. - Chuẩn bị Bài 32. Hs thu dụng cụ Hs tự dánh giá Hs lắng nghe, rút kinh nghiệm Hs ghi nhiệm vụ về nhà Ngày 25/11/2017 PHẦN III: KĨ THUẬT ĐIỆN Chủ đề 9. Khái niệm về điện năng và an toàn điện Giới thiệu chủ đề Chủ đề tìm hiểu qua 5 tiết Bài 32. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống Bài 33. An toàn điện Bài 34. Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện Bài 35. Thực hành cứu người bị tai nạn điện Bài 36. Vật liệu kĩ thuật điện Qua chủ đề học sinh biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống, biết các biện pháp đảm bảo an toàn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện, phân biệt được các loại vật liệu kĩ thuật điện dùng trong đồ dùng, thiết bị, dụng cụ điện Học sinh có ý thức an toàn điện, tiết kiệm điện Tuần: 16 ngay 30/11/2017 Tiết: 31 BÀI 32: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng. 2. Kĩ năng: - Biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. 3. Thaí độ: - Liên hệ kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, SGV, tranh (hình 32.1; 32.2; 32.3 và 32.4) - Học sinh: SGK, đọc và chuẩn bị bài. III. Các hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu (1phút) Giới thiệu mục tiêu bài học Đặt vấn đề vào bài Lắng nghe PHẦN III: KĨ THUẬT ĐIỆN BÀI 32: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện năng (20 phút) GV Từ thế kỉ XVIII, sau khi chế tạo được pin, acquy, máy phát điện, lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doct23-32 cn8.doc
Tài liệu liên quan