_Phần trắc nghiệm: Ôn tập các nội dung sau ( ghi bảng)
+Hình chiếu, hình cắt ( bài 2, bài 8)
+Bản vẽ các khối đa diện ( Bài 4: HHNC, hình chóp đều, hình lăng trụ được bao bọc bởi hình gì?)
+Ý nghĩa của các ký hiệu trên bản vẽ kỹ thuật ( VD: R25, 0 50, M50, )
+ Bản vẽ lắp, bản vẽ nhà ( Bài 13,15: công dụng, cách đọc )
+ Một số dụng cụ cơ khí cầm tay đơn giản ( Bài 20)
+Các loại mối ghép đã học ( Từ bài 24 – 27: phân loại, ứng dụng,)
+ Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống ( Mục II, III Bài 17)
Lưu ý: Gia công cơ khí là gì, quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí
GV: Gọi học sinh lên bảng trình bày các nội dung trên
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 33, 34: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01/12/2017
Lớp: 8A, 8C
TIẾT 33, 34. ÔN TẬP
I.MỤCTIÊU
1.Kiến thức
_ Biết được khái niệm về một số loại bản vẽ kỹ thuật đơn giản, hiểu khái niệm hình chiếu và biểu diễn được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ .
_ Biết được các vật liệu cơ khí và dụng cụ cơ khí
_Hiểu được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy và ứng dụng của chúng trong ngành cơ khí
_Hiểu được truyền chuyển động trong cơ khí
2. Kỹ năng
_Vẽ hình học thể hiện đúng tiêu chuẩn về vẽ kỹ thuật
_Vận dụng công thức tính toán bài toán đơn giản.
3. Thái độ
_Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực.
II. Chuẩn bị
_GV: giáo án, SGK,
_HS: vở, sgk, ôn tập các kiến thức trọng tâm
III. Tiến trình dạy và học
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
Em hãy cho biết những nguyên nhân gây ra tai nạn điện và một số biện pháp an toàn điện mà em biết?
=> GV nhận xét, cho điểm
3) Bài mới.
[1] GV: Đưa ra nội dung ôn tập bao gồm:
+Bản vẽ các khối hình học
+Bản vẽ kỹ thuật
+Gia công cơ khí
+ Chi tiết máy và lắp ghép
+Truyền và biến đổi chuyển động
[2] Cấu trúc đề kiểm tra bao gồm:
I. Trắc nghiệm ( 10 câu , 4 điểm )
II. Tự luận ( 3 câu : 6 điểm)
[3] Ôn tập
_Phần trắc nghiệm: Ôn tập các nội dung sau ( ghi bảng)
+Hình chiếu, hình cắt ( bài 2, bài 8)
+Bản vẽ các khối đa diện ( Bài 4: HHNC, hình chóp đều, hình lăng trụ được bao bọc bởi hình gì?)
+Ý nghĩa của các ký hiệu trên bản vẽ kỹ thuật ( VD: R25, 0 50, M50,)
+ Bản vẽ lắp, bản vẽ nhà ( Bài 13,15: công dụng, cách đọc )
+ Một số dụng cụ cơ khí cầm tay đơn giản ( Bài 20)
+Các loại mối ghép đã học ( Từ bài 24 – 27: phân loại, ứng dụng,)
+ Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống ( Mục II, III Bài 17)
Lưu ý: Gia công cơ khí là gì, quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí
GV: Gọi học sinh lên bảng trình bày các nội dung trên
HS: lên bảng trình bày
_Phần tự luận
BT1: Cho vật thể với các hướng chiếu A,B,C và các hình chiếu 1,2,3
a. Hãy đánh dấu X để chỉ rõ sự tương quan giữa hình chiếu và hướng chiếu ( bảng 1.1)
b. Ghi tên gọi các hình chiếu vào bảng 1.2
c. Sắp xếp lại đúng vị trí các hình chiếu của vật thể?
BT2: Viết công thức tính tỉ số truyền i
Tính tỉ số truyền i trong trường họp trên biết : bánh dẫn ( 50 răng), bánh bị dẫn (100 răng). Bánh nào quay nhanh hơn?
BT 3:
Vẽ sơ đồ cấu tạo và trình bày nguyên lý làm việc của cơ cấu tay quay – thanh lắc
BT4: ( SGK TR 10,11)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiết 33.docx