Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 33 đến tiết 39

Đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn dây tóc

- Quan sát hình 38.2 SGK và cho biết đèn sợi đốt có mấy bộ phận chính?

- Sợi đốt làm bằng vật liệu gì ?

Sợi đốt là dây kim lọai có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng vonfarm để chịu nhiệt độ cao. Sợi đốt là phần tử quan trọng của bóng đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng.

- Bóng thủy tinh làm bằng thủy tinh chịu nhiệt . Người ta rút hết không khí và bơm vào khí trơ ( khí acgon, khí kripton, ) vào trong bóng để làm tăng tuổi tuổi thọ của sợi đốt.

Kích thước bóng phải đủ lớn , đảm bảo bóng thủy tinh không bị nổ . Có lọai bóng sáng và bóng mờ . Lọai bóng mờ giảm được độ chói

 

doc29 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 33 đến tiết 39, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện dưới sự quan sát của giáo viên Họat động 3 : Thực hành sơ cứu nạn nhân (25 phút) GV sau khi ta tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện chúng ta kiểm tra xem nạn nhân đang ở trong trạng thái như thế nào mà lựa chọn phương pháp sơ cứu nạn nhân cho phù hợp. GV khi cứu người ra khỏi nguồn điện nạn nhân trong trường hợp vẫn tỉnh và ngất ta làm như thế nào? GV hướng dẫn làm mẫu hai phương pháp hô hấp nhân tạo Yêu cầu các nhóm tiến hành cứu người bị tai nạn điện theo hai tình huống GV quan sát lưu ý hành động của HS kịp thời chỉnh lỗi mắc phải 2. Sơ cứu nạn nhân Điều quyết định thành công của việc sơ cứu nạn nhân là phải “ Nhanh và đúng phương pháp” HS liên hệ thực tế, nghiên cứu SGK trả lời * Trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh: không có vết thương nào và không cảm thấy khó chịu thì không cần cứu chữa để nạn nhân nằm nghỉ chỗ thóang mát, sau đó báo cho nhân viên y tế đến. Tuyệt đối klhông cho nạn nhân ăn uống gì. * Trường hợp nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều co giật và run: trường hợp này ta cần làm hô hấp nhân tạo cho tới khi nạn nhân thở được tỉnh lại và mời nhân viên y tế đến. HS quan sát theo dõi a)Phương pháp1: Phương pháp nằm sấp - Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng một bên, cậy miệng và kéo lưỡi để họng nạn nhân mở ra. - Quỳ trên lưng nạn nhân. Đặt hai lòng bàn tay vào hai mạng sườn (tại xương sườn cụt), ngóng cái trên lưng. Động tác 1 :Đẩy hơi ra Nhô tòan thân về phía trước. Dùng sức nặng toàn thân ấn vào lưng nạn nhân. Bóp các ngón tay vào chỗ xương sườn cụt. Miệng đếm nhịp 1,2,3. Động tác 2: Hút khí vào Nới tay, ngả người về phía sau. Nhấc nhẹ lưng nạn nhân lên để lồng ngực dãn rộng, phổi nở ra hút khí vào. Miệng đếm 4,5,6. b)Phương pháp 2 : Hà hơi thổi ngạt Phương pháp này đơn giản và ưu điểm hơn, vì người cứu dễ thực hiện và kiểm tra được đường thở của nạn nhân Chuẩn bị : Quỳ bên cạnh nạn nhân,đẩy ngửa đầu nạn nhân cho thông đường thở. Thổi vào mũi : ấn mạnh vào càm để giữ mồm nạn nhân ngậm chặt lại. Lấy hơi ngậm mũi nạn nhân, thổi mạnh. Làm khỏang 16-20 lần / phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh. Thổi vào mồm : cách lấy hơi thổi tương tự như thổi vào mũi. Nhưng trong khi thổi phải dùng má áp chặt vào mũi người bị nạn nên thường không được kín và khó làm. Xoa bóp tim ngòai lồng ngực : Khi tim nạn nhân không họat động thì cần có hai người cứu để đồng thời vừa xoa bóp tim vừa thổi ngạt theo tỉ lệ 5 lần xoa bóp tim /1 lần thổi ngạt. HS tiến hành thực hiện dưới sự quan sát của giáo viên Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) - Đưa ra tình huống yêu cầu HS thực hành: Nhóm bạn đi đến gần khu chuồng chăn nuôi, do sơ ý vấp phải dây điện bảo vệ chuồng nuôi và bị điện giật. Em xử lý tình huống này như thế nào? -Ví dụ một số trường hợp sử dụng điện và việc bảo vệ tài sản làm tổn hại sức khỏe tài sản người khác là vi phạm pháp luật - Hãy nêu một số trường hợp sử dụng điện trái phép đang bị nghiêm cấm ? - Thu bài báo cáo thực hành - Về nhà chuẩn bị kiểm tra học kì 1 - Sử dụng điện đánh bắt cá, Tuần 19 15/12/2017 Tiết 27 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: + Đánh giá kiến thức cơ bảng của hs qua phần vẽ kĩ thuật, cơ khí 2. Kĩ năng: + Có khả năng quan sát nhận biết phân biệt định dạng hình + Phân biệt các phương pháp gia công cơ khí, chú ý an toàn lao động khi gia công 3. Thái độ: + Giáo dục hs tính nghiêm túc tự giác khi làm bài. II. Chuẩn bị : 1. giáo viên: Photocopy đề kiểm tra 2. học sinh: Bút mực, bút chì, compa, thước kẻ III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Phát đề Kiểm tra cho HS MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Bản vẽ các khối hình học 1 2 1 câu: 2 điểm Bản vẽ kĩ thuật 1 0,5 1 0,5 1 2 3 câu: 3 điểm Vật liệu cơ khí 1 0,5 1 câu: 0,5điểm Dụng cụ cơ khí 1 0,5 1 2 2 câu: 2,5điểm Chi tiết máy và lắp ghép 1 2 1 câu: 2 điểm Cộng Số câu 4 Số điểm3,5 Số câu 2 Số điểm2,5 Số câu 2 Số điểm 4 8 câu 10 điểm ĐỀ THI I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): chọn đáp án đúng Câu 1. Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ: A. Quân sự B. Xây dựng C. Cơ khí Câu 2. Nội dung nào dưới đây chỉ được thể hiện riêng trên bản vẽ lắp mà không thể hiện trên bản vẽ chi tiết? A.Khung tên B.Kích thước C.Bảng kê D.Yêu cầu kĩ thuật Câu 3:Vật liệu nào không phải là vật liệu phi kim trong các vật liệu sau: A. Nhựa B. Đồng C. Cao su D. Sứ Câu 4. Hãy cho biết đâu là dụng cụ đo và kiểm tra trong các dụng cụ cơ khí dưới đây: A. Kìm B. Thước C. Cưa D. Tuavít II. TỰ LUẬN (8điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu đặc điểm ứng dụng mối ghép bằng đinh tán, mối ghép hàn? Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh tán? Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu quy tắc an toàn khi dũa kim loại? Câu 3 (2 điểm):. Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp? Câu 4 (2 điểm): Vẽ hình chiếu của vật thể sau (trình bày dưới dạng bản vẽ kĩ thuật)? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I.TRẮC NGHIỆM (mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án B C B B II. TỰ LUẬN Đáp án Điểm Câu 1. + Đặc điểm ứng dụng mối ghép bằng đinh tán Mối ghép chịu nhiệt độ cao M ối ghép chịu lực lớn, chấn động mạnh Vật liệu ghép khó hàn hoặc không hàn được Ứng dụng: kết cấu cầu, giàn cần trục, dụng cụ sinh hoạt gia đình + Đặc điểm ứng dụng mối ghép hàn Thực hiện trong thời gian ngắn, tiết kiệm vật liệu => giảm giá thành Mối hàn dễ giòn, nứt, chịu lực kém Ứng dụng; tạo khung giàn, thùng chứa, khung xe, công nghiệp chế tạo điện tử + Người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh tán vì vật liệu nhôm khó hàn nên phải tán đinh tán Câu 2. + Quy tắc an toàn khi dũa kim loại Bàn nguội chắc chắn Kẹp vật dũa đủ chặt Không dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ Không thổi phoi tránh phoi bắn vào mắt Câu 3. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết Trình tự đọc bản vẽ lắp Bước 1. Khung tên Bước 2. Hình biểu diễn Bước 3. Kích thước Bước 4. Yêu cầu kĩ thuật Bước 5. Tổng hợp Bước 1. Khung tên Bước 2. Bảng kê Bước 3. Hình biểu diễn Bước 4. Kích thước Bước 5. Trình tự tháo lắp Bước 6. Tổng hợp Câu 4. Vẽ đúng hình 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2 điểm IV. Củng cố và hướng dẫn tự học: 1) Củng cố: Thu bài kiểm tra, nhận xét đánh giá tiết kiểm tra 2) Hướng dẫn tự học: Về nhà xem trước bài Vật liệu kĩ thuật điện V. Thống kê ĐIỂM LỚP 0 – 3,5 3,5 - 5 5 - 6,5 6,5 -8 8-10 8A 8B 8 CHƯƠNG VII : ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH Tuần 20 Tiết 35 Bài 36 : VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. 2. Kỹ năng: - Hiểu được đặt tính và công dụng của mỗi lọai vật liệu kỹ thuật điện. 3. Thái độ: – Có ý thức tìm hiểu các vật liệu điện. Đảm bảo an toàn điện II. Chuẩn bị. - Giáo viên: Tranh vẽ h36.1, h36.2. mô hình máy biến áp, ổ cắm, phích cắm - Học sinh: Tìm hiểu bài 36. III. Lên lớp. 1.Ổn định tổ chức (1 phút): 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): Yêu cầu hs nộp báo cáo thực hành bài 34,35 3. Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu bài : Các đồ dùng điện trong gia đình : quạt, bàn là điện, đèn, các thiết bị điện: công tắc , cầu dao, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện: kìm điện, bút thử điện,..đều được làm bằng vật liệu kỹ thuật điện. Vậy những vật liệu nào là vật liệu kỹ thuật điện. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nghiên cứu vấn đề này: Bài 36 : VẪT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Họat động 2 : Tìm hiểu vật liệu dẫn điện (10 phút) - Quan sát mẫu vật phích cắm điện và chỉ rõ phần tử dẫn điện của nó? - Hai chốt này có khả năng gì? - Hai chốt là vật liệu gì ? - Vật liệu dẫn điện là gì ? Giáo viên giới thiệu - Đặc trưng của vật liệu dẫn điện về mặt cản trở dòng điện chạy qua gọi là điện trở suất. Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ ( khỏang 10-6 dến 10-8 ) - Đặt tính của vật liệu là dẫn điện tốt, điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu dẫn điện càng tốt. Kim lọai, hợp kim, than chì , dung dịch điện phân (axit, bazơ, muối) thủy ngân co đặc tính dẫn điện . Đồng , nhôm và hợp kim của chúng dẫn điện tốt được dùng chế tạo lõi dây điện. Đồng dẫn điện tốt nhưng đắt, nhôm dẫn điện kém hơn đồng nhưng rẻ hơn. Các hợp kim phero niken, niccrom khó nóng chảy, dùng để chế tạo cdây điện trở cho mỏ hàn, bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, - Vật liệu dẫn điện dùng để làm gì ? Vật liệu dẫn điện dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện và dây dẫn điện - Nêu tên các phần tử dẫn điện hình 36.1 SGK? 1. Vật liệu dẫn điện Hs quan sát trả lời liên hệ kiến thức vật lí 7 - Hai chốt phích cắm điện. - Cho dòng điện chạy qua - Vật liệu dẫn điện - Vật liệu mà dòng điện có thể chạy qua được là vật liệu dẫn điện HS tóm tắt kiến thức cần ghi nhớ - Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ, đặt tính của vật liệu là dẫn điện tốt - Vật liệu dẫn điện dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện và dây dẫn điện - 2 lõi dây điện, 2 lỗ lấy điện, 2 chốt phích cắm điện Họat động 3 : Tìm hiểu vật liệu cách điện (10 phút) - Quan sát mẫu vật phích cắm điện và chỉ rõ phần tử cách điện của nó? - Vât liệu cách điện là gì? - Vật liệu cách điện có điện trở suất như thế nào ? - Vật liệu có điện trở suất như thế nào sẽ cách điện tốt? - Vật liệu cách điện có đặc tính gì ? - Hãy kể tên một số vật liệu cách điện mà em biết? - Vật liệu cách điện dùng để làm gì ? - Khi đồ dùng điện làm việc, do tác động của nhiệt độ, chấn động và các tác động hóa lý khác, vật liệu cách điện sẽ bị già hóa. Ở nhiệt độ làm việc cho phép, tuổi thọ của vật liệu cach điện khỏang 15- 20 năm. Thực nghiệm cho biết, khi nhiệt độ làm việc tăng quá nhiệt độ cho phép từ 8 – 100C, tuổi thọ của vật liệu cách điện chỉ còn một nửa. - Em hãy nêu tên một vài phần tử cách điện của đồ dùng điện trong gia đình? - Hình 36.1 Vỏ dây điện có tác dụng gì đối với dây điện bên trong? 2. Vật liệu cách điện Hs quan sát trả lời liên hệ kiến thức vật lí 7 - Vât liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua - Vât liệu cách điện có điện trở suất lớn (khoảng từ 106 đến 1013), có đặc tính là cách điện tốt. - Điện trở suất của vật liệu càng lớn thì vật liệu dẫn điện càng tốt. - Có đặc tính cách điện tốt Hs liên hệ trả lời Giấy cách điện, thủy tinh, nhựa ebonit , sứ, mica, nhựa đường, caosu, amian, dầu các loại( biến áp, tụ điện, cáp điện) , gỗ khô, không khí có đặc tính cách điện. - Vật liệu cách điện dùng để chế tạo các phần tử cách điện của các thiết bị, đồ dùng điện. HS lắng nghe - Vỏ quạt, tivi,.. - Cách điện giữa bộ phận mang điện với nhau và giữa bộ phận mang điện với môi trường (an toàn điện) Họat động 4 : Tìm hiểu vật liệu dẫn từ (15 phút) Giáo viên gới thiệu - Vật liệu dẫn từ là vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được. Vât liệu dẫn từ thường dùng là thép kỹ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi có đặc tính dẫn từ tốt. - Thép kỹ thuật điện được dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp, lõi của máy phát điện , động cơ điện,.. - Anico dùng làm nam châm vĩnh cửu; ferit dùng làm ănten, lõi các biến áp trung tần trong các vô tuyến điện; pecmaloi dùng làm lõi các biến áp, động cơ điện chất lượng cao trong kỹ thuật vô tuyến và quốc phòng. 3. Vật liệu dẫn từ HS tóm tắt kiến thức cần ghi nhớ - Vật liệu dẫn từ là vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được. - Vât liệu dẫn từ thường dùng là thép kỹ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi có đặc tính dẫn từ tốt. Hoạt động 5. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) Củng cố - Điền các đặc tính và tên các phần tử của thiết bị điện được chế tạo từ các vật liệu kỹ thuật điện vào bảng 36.1 - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK Giao nhiệm vụ về nhà - Hoàn thành câu hỏi vào vở, học bài - Về nhà chuẩn bị bài 38 HS hoàn thành bảng 36.1 HS đọc HS trả lời HS ghi nhiệm vụ Chủ đề 10. Đồ dùng điện 18/12/2017 Giới thiệu chủ đề Chủ đề tìm hiểu qua 6 tiết Bài 38: Đồ dùng điện quang. Đèn sợi đốt (1 tiết) Bài 39: Đèn huỳnh quang (Lồng ghép Số liệu KT bài 37 vào) (1 tiết) Bài 40: TH – Đèn ống huỳnh quang (1 tiết) Bài 41: Đồ dùng điện nhiệt. Bàn là điện (1 tiết) Bài 42: Đồ dùng điện cơ. Quạt điện (1 tiết) Bài 46: Máy biến áp một pha ( 2. Giới thiệu ) (1 tiết) Qua chủ đề học sinh biết được cấu tạo, nguyên lí hoạt động, cách sử dụng đồ dùng điện trong gia đình hiệu quả Học sinh có ý thức bảo quản đồ dùng điện, sử dụng một cách hiệu quả tiết kiệm điện năng Tuần 21 Tiết 36 Bài 38 : ĐỒ DÙNG ĐIỆN LỌAI ĐIỆN QUANG ĐÈN SỢI ĐỐT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: – Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt. – Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt. 2. Kỹ năng: – Hiểu được ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt. 3. Thái độ: – Có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: Tranh vẽ về đèn sợi đốt, đèn sợi đốt còn tốt và đèn sợi đốt hỏng - Học sinh: Tìm hiểu bóng đèn sợi đốt chiếu sáng ở gia đình. III. Lên lớp. 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): ? Nêu đặc điểm vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ? 3. Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu bài (3 phút): Năm 1879 nhà bác học người Mỹ Thomas Edisson đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Sáu mươi năm sau 1939 đèn hùynh quang xuất hiên để khắcphục các nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy những nhược điểm đó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp trả lời câu hỏi này: Bài 38 : ĐỒ DÙNG ĐIỆN LỌAI ĐIỆN QUANG ĐÈN SỢI ĐỐT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Họat động 2 : Phân lọai đèn điện (7 phút) - Đèn điện sử dụng điện năng biến đổi thành dạng năng lượng nào? - Em hãy kể tên các loại đèn điện mà em biết? GV đưa ra thông tin dựa vào nguyên lý làm việc , phân đèn điện làm ba lọai : I. Phân lọai đèn điện - Đèn điện sử dụng điện năng biến đổi điện năng thành quang năng - HS lấy ví dụ - Dựa vào nguyên lý làm việc , phân đèn điện làm ba lọai : + Đèn sợi đốt + Đèn hùynh quang + Đèn phóng điện( đèn cao áp Hg, dèn cao áp Na,) Họat động 3 : Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt (15 phút) Đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn dây tóc - Quan sát hình 38.2 SGK và cho biết đèn sợi đốt có mấy bộ phận chính? - Sợi đốt làm bằng vật liệu gì ? Sợi đốt là dây kim lọai có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng vonfarm để chịu nhiệt độ cao. Sợi đốt là phần tử quan trọng của bóng đèn, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. - Bóng thủy tinh làm bằng thủy tinh chịu nhiệt . Người ta rút hết không khí và bơm vào khí trơ ( khí acgon, khí kripton,) vào trong bóng để làm tăng tuổi tuổi thọ của sợi đốt. Kích thước bóng phải đủ lớn , đảm bảo bóng thủy tinh không bị nổ . Có lọai bóng sáng và bóng mờ . Lọai bóng mờ giảm được độ chói - Đuôi đèn : làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm và được gắn chặt với bóng thủy tinh. Trên đuôi có hai cực tiếp xúc. Khi sử dụng, đuôi đèn được nối với chui đèn phù hợp để nối với mạng điện, cung cấp điện cho đèn. - Có mấy kiểu đuôi đèn? Hiên nay lọai đuôi xoày được sử dụng phổ biến - Em hãy mô tả đường đi của dòng điện vào dây tóc bóng đèn? - Hãy phát biểu tác dụng phát quang của dòng điện? II Đèn sợi đốt 1. Cấu tạo - Đèn sợi đốt có ba bộ phận chính : bóng thủy tinh, sợi đốt , đuôi đèn (đuôi xóay hoặc đuôi ngạnh) - Sợi đốt làm bằng vonfarm để chịu nhiệt độ cao - Có hai kiểu đuôi đèn : đuôi xoáy và đuôi ngạnh 2. Nguyên lý làm việc - Dòng điện đi từ hai chân dưới của đuôi đèn sau đó đi vào dây tóc bóng đèn đối với đuôi ngạnh, và 1 chân dưới đuôi đèn với phần xoáy của đuôi đèn đối với đuôi xóay - Khi đóng điện , dòng điện chạy trong dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng lên đến nhiệt độ cao dây tóc đèn phát sáng. Họat động 4 :Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kỹ thuật và sử dụng đèn sợi đốt (15 phút) Giáo viên giới thiệu - Đèn phát ra ánh sáng liên tục ( có lợi hơn các lọai đèn khác khi thị giác phải làm việc nhiều) - Hiệu suất phát quang thấp: vì khi làm việc chỉ sử dụng 4% - 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng , phần còn lại tỏa nhiệt. Nếu sờ vào bóng đèn đang làm viêc sẽ thấy nóng và có thể bị bỏng. Vì vậy hiệu suất phát quang của đèn sợi đốt thấp - Vì sao sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm được điện năng? Vì khi làm việc chỉ sử dụng 4% - 5% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng phát ra ánh sáng , phần còn lại tỏa nhiệt. - Tuổi thọ thấp : khi làm việc đèn sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng . Tuổi thọ chỉ khỏang 1000 giờ. - Hãy giải thích ý nghĩa của các đại lượng ghi trên đèn sợi đốt? VD 220V, 75 W Đèn sợi đốt được sử dụng ở đâu? Để sử dụng đèn bền lâu ta phải bảo quản như thế nào? - Vì sao hạn chế di chuyển hoặc rung bóng đèn khi đèn đang phát sáng ? 3. Đặc điểm của đèn sợi đốt HS tiếp thu a) Đèn phát ra ánh sáng liên tục b) Hiệu suất phát quang thấp c) Tuổi thọ thấp 4. Số liệu kĩ thuật Các đại lượng trên cho biết về - Điện áp định mức :220V - Công suất định mức : 75W 5. Sử dụng - Sử dụng để chiếu sáng trong gia đình - Phải thường xuyên lau chùi bụi bám vào đèn, để đèn phát sáng tốt , hạn chế di chuyển hoặc rung bóng đèn khi đèn đang phát sáng - Vì khi nóng sợi đốt dễ bị đứt Họat động 5 : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (3 phút) Củng cố - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ Trả lời câu hỏi SGK Giao nhiệm vụ về nhà: Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài học Nghiên cứu bài 39 HS đọc HS trả lời HS ghi nhiệm vụ Tuần 22 25/12/2017 Tiết 37 BÀI 39. ĐÈN HUỲNH QUANG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: – Hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang. – Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang . 2. Kỹ năng: – Kể tên được một số đồ dùng loại điện - quang. – Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn để lựa chọn đèn chiếu sáng hợp lí. 3. Thái độ: – Có ý thức tìm hiểu các loại đồ dùng điện. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: Tranh vẽ về đèn ống huỳnh quang và đèn Compac huỳnh quang, đèn ống huỳnh quang còn tốt và mẫu vật các bộ phận của đèn ống huỳnh quang. - Học sinh: Tìm hiểu bóng đèn huỳnh quang chiếu sáng ở gia đình. III. Lên lớp. 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): ? Nêu cấu tạo của đèn sợi đốt? Trên đèn sợi đốt thường ghi các thông số nào? ? Vì sao sợi đốt là phần tử rất quan trọng của bóng đèn?Nêu nguyên lí hoạt động của đèn sợi đốt? 3. Bài mới. Giới thiệu nội dung bài học: Đèn huỳnh quang có nhiều loại, trong đó có đèn ống huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang là thông dụng nhất và các tính năng của chúng ngày càng được nâng cao, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc điểm, cách sử dụng đèn ống huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang BÀI 39. ĐÈN HUỲNH QUANG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang (15 phút) GV cho HS quan sát H39.1 và giải thích sau đó cho HS quan sát thêm ống đèn còn tốt và các mẫu vật (ống đã bị vỡ, điện cực...). ? Em hãy nêu cấu tạo các bộ phận chính của đèn huỳnh quang? - GV nhận xét và cho HS ghi các ý chính vào vở. - GV cho HS 2 loại đèn ống 0,6m và 1,2m đưa ra nhận xét: ống thuỷ tinh có nhiều loại trên thực tế chúng ta thường dùng 2 loại này. Ngoài ra còn có các loại có chiều dài khác nhau như 1,5m hay 2,4 m... - GV chỉ cho HS thấy lớp bột huỳnh quang phía trong ống và hỏi: ? Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì? - GV giải thích thêm: Trong bóng người ta hút hết không khi sau đó bơm vào một ít khí trơ, hơi thuỷ ngân làm tăng tuổi thọ bóng. - GV đưa ra kết luận. - GV cho HS quan sát điện cực và giải thích (Điện cực nằm ở hai đầu bóng). Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: ? Em hãy nêu cấu tạo của điện cực? - GV kết luận -GV gọi 1 HS đọc phần 2 ? Em hãy nêu nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang? - GV hướng dẫn, yêu cầu HS học theo SGK. I. Đèn ống huỳnh quang. 1. Cấu tạo - HS quan sát - HS có thể trả lời: Có 2 bộ phận chính ống thuỷ tinh và 2 điện cực. a. Ống thuỷ tinh. - HS quan sát, lắng nghe, ghi chép - HS quan sát - HS có thể trả lời: Lớp bột này tác dụng với tia tử ngoại sinh ra ở hai đầu bóng khi đèn sáng để phát ra ánh sáng. - HS lắng nghe, ghi chép Bóng làm bằng thuỷ tinh dạng hình trụ, phía trong có phủ một lớp bột huỳnh quang. Bóng đèn được hút hết không khí bơm vào một ít khí trơ, hơi thuỷ ngân. b. Điện cực - HS quan sát, tìm hiểu, tiếp thu. - HS:Làm bằng Vonfram dạng lò xo xoắn phía ngoài điện cực phủ một lớp bari – oxit để phát ra điện tử. - HS lắng nghe, ghi các ý chính vào vở. Làm bằng Vonfram dạng lò xo xoắn phía ngoài điện cực phủ một lớp BariOxit để phát ra điện tử. 2. Nguyên lý làm việc. - HS đọc phần 2 - HS trả lời như SGK Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ trong ống phát ra ánh sáng Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kĩ thuật và công dụng của đèn ống huỳnh quang (10 phút). - GV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi sau: ? Em hãy nêu đặc điểm của đèn ống huỳnh quang? - GV tổng hợp các ý kiến của các nhóm sau đó kết luận. ? Đèn ống huỳnh quang có các số liệu kĩ thuật nào? Em hãy giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật đó? - GV hướng dẫn HS cách sử dụng đèn ống huỳnh quang. 3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. - Các nhóm thảo luận và trả lời. Hiện tượng nhấp nháy: gây mỏi mắt. Hiệu suất phát quang cao: 20 – 25 % là quang năng. Tuổi cao: 8000 giờ. Phải mồi phóng điện - HS lắng nghe, ghi chép các ý chính. 4. Các số liệu kĩ thuật. - HS dựa vào SGK trả lời, em khác nhận xét, bổ sung Điện áp định mức 220V Chiều dài ống: 0,6m; công suất 18W. Chiều dài ống: 1,2m; công suất 36W. 5. Sử dụng. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép ý chính. Phải lau chùi bộ đèn để đèn phát sáng tốt Hoạt động 3: Tìm hiểu đèn compac huỳnh quang và so sánh đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang (10 phút) - GV giới thiệu đèn compac huỳnh quang. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để so sánh ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. - HS thảo luận, hoàn thành bảng 39.1/SGK. - GV nhận xét, nhấn mạnh. II. Đèn Compac huỳnh quang. - HS quan sát bóng đèn, nghe giảng. Cấu tạo : chấn lưu được đặt trong đuôi đèn, kích thước gọn nhẹ dễ sử dụng Đặc điểm : hiệu suất phát quang gấp 4 lần đèn sợi đốt III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Bảng 39.1: So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm Đèn sợi đốt -Không cần chấn lưu -Ánh sáng liên tục -Không tiết kiệm điện năng -Tuổi thọ thấp Đèn huỳnh quang -Tiết kiệm điện năng -Tuổi thọ cao -Cần chấn lưu -Ánh sáng không liên tục Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) Củng cố: - GV: Cho 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK. ? Phát biểu đặc điểm và nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang? ? Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng? Giao nhiệm vụ về nhà: Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung bài học Nghiên cứu bài 40 chuẩn bị dụng cụ và báo cáo thực hành HS đọc HS trả lời: Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ trong ống phát ra ánh sáng Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang: Hiện tượng nhấp nháy: gây mỏi mắt. Hiệu suất phát quang cao: 20 – 25 % là quang năng. Tuổi cao: 8000 giờ. Phải mồi phóng điện Người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng: Tiết kiệm điện năng. Tuổi thọ cao - HS ghi nhiệm vụ về nhà Tuần 23 Tiết 38 BÀI 40. THỰC HÀNH ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG 8/1/2018 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: – Hiểu được cấu tạo của đèn huỳnh quang, chấn lưu, tắcte. – Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng bộ đèn huỳnh quang. 2. Kỹ năng: – Lắp được bộ đèn ống huỳnh quang, đèn làm việc. – Biết sử dụng các đèn ống huỳnh quang đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. 3. Thái độ : – Có ý thức thực hiện các quy định về an toàn điện. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: + Thiết bị: 1 đèn ống huỳnh quang 220V, loại 0,6m, 1 bộ máng đèn cho loại 0,6m, 1 chấn lưu, 1 tắc te,1 phích cắm điện. + Vật liệu:1 cuộn băng dính cách điện, 2m dây dẫn điện 2 lõi. + Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít. Nguồn 220V lấy ở ổ điện. - Học sinh: Mỗi tổ chuẩn bị trước 1 báo cáo thực hành theo mục III/Tr. 142_SGK III. Lên lớp. 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): GV: Nêu cấu tạo của đèn huỳnh quang? Trên đèn huỳnh quang thường ghi các thông số nào? HS: Cấu tạo: Có 2 bộ phận chính ống thuỷ tinh và 2 điện cực. Ống thuỷ tinh. Bóng làm bằng thuỷ tinh dạng hình trụ, phía trong có phủ một lớp bột huỳnh quang. Bóng đèn được hút hết không khí bơm vào một ít khí trơ, hơi thuỷ ngân. Điện cực: Làm bằng Vonfram dạng lò xo xoắn phía ngoài điện cực phủ một lớp BariOxit để phát ra điện tử. *Trên đèn huỳnh quang thường ghi các thông số: công suất, điện áp định mức GV: Đèn huỳnh quang có đặc điểm gì? Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng? HS: Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang: Hiện tượng nhấp nháy: gây mỏi mắt. Hiệu suất phát quang cao: 20 – 25 % là quang năng. Tuổi cao: 8000 giờ. P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doct3339-27cn 8.doc
Tài liệu liên quan