I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
- Hiểu được cấu tạo, các số liệu kĩ thuật của quạt điện.
- Sử dụng được quạt điện đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. Tính toán được điện năng tiêu thụ trong gia đình.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng, an toàn khi sử dụng các đồ dùng điện.
II/CHUẨN BỊ.
* GV: - Nghiên cứu nội dung bài 45,49 trong SGK và SGV.
- Tài liệu tham khảo.
- Các biểu mẫu báo cáo thực hành.
- Chuẩn bị như phần I Trang 156 – SGK.
* HS: - Nghiên cứu nội dung bài 45, 49 trong SGK, liên hệ vào thực tiễn.
- Báo cáo thực hành.
30 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 37 đến tiết 56, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sử dụng quá các số liệu kĩ thuật
- Kiểm tra dầu mỡ theo định kì
- Đặt động cơ chắc chắn ở nơi sạch sẽ
- Động cơ mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng,trước khi dùng phải kiểm tra xem điện có rò ra vỏ không.
II. QUạT ĐIệN
1) Cấu tạo
- Cánh quạt: Bằng nhựa hoặc KL,
+ Tạo gió khi quay
- Động cơ điện
- Ngoài ra còn có các bộ phận khác( lưới bảo vệ, hộp số,thay đổi hướng gió , hẹn giờ... )
2) Nguyên lí làm việc
-Khi đóng điện động cơ điện quay kéo cánh quạt quay theo tạo gió mát
3) Sử dụng
-Ngoài các yêu cầu đã nêu ở động cơ điện cần chú ý:
+ Cánh quạt quay nhẹ,
+ Không bị rung,lắc,vướng cánh.
4) Củng cố:(5’) GV Nhấn mạnh trọng tâm.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV Nhận xét giờ học.
5) Hướng dẫn về nhà: (1’)Học kĩ bài.
- Đọc trước nội dung bài 46 Máy biến áp một pha.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 Tiết 42
BÀI 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA.
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
Hiểu được cấu tạo, chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha.
Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng máy biết áp một pha trong gia đình đúng kỹ thuật.
Rèn thói quen làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn điện.
II/CHUẨN BỊ .
* GV: - Nghiên cứu nội dung bài 46 trong SGK và SGV
- Tranh phóng to H 46.1 H 46.4 (T 158 - T159 – SGK).
- Mô hình MBA một pha.
- Các mẫu vật:Lõi thép, dây quấn MBA.
* HS: - Nghiên cứu nội dung bài 46 trong SGK, liên hệ vào thực tiễn.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1)Tổ chức.(1’) 8A : 8B:
2)Kiểm tra bài cũ.( 5’)
H: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha?
3)Bài mới.
Hoạt động 1:(1’) Giới thiệu bài
GVgiới thiệu về máy biến áp một pha sử dụng trong gia đình
H:Vì sao phải dùng máy biến áp?
Hoạt động 2:Tìm hiểu cấu tạo máy biến áp.(20’)
GV Treo tranh kết hợp đưa ra mô hình MBA và hướng dẫn HS quan sát.
HS Quan sát và trả lời câu hỏi.
? Máy biến áp có mấy phần chính
? Lõi thép được làm bằng vật liệu gì. và có chức năng gì.
HS trả lời GV nhận xét KL.
?Dây quấn được làm bằng vật liệu gì.
?Chức năng của dây quấn là gì.
HS trả lời gV nhận xét KL.
? Phân biệt dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp.
HS trả lời GV nhận xét KL.
Hoạt động 3:Tìm hiểu SLKT và sử dụng.(12’)
? Quan sát mô hình MBA hãy cho biết trên MBA ghi các số liệu kĩ thuật gì, giải thích ý nghĩa của chúng.
HS trả lời, GV nhận xét KL.
? Muốn sử dụng MBA được bền lâu cần chú ý gì.
HS trả lời, GV nhận xét KL.
1)CấU TạO MáY BIếN áP .
a) Lõi thép.
- Làm bằng các lá thép KTĐ(dày 0,35 mm 0,5 mm) ghép lại thành một khối.
- Dẫn từ và làm khung quấn dây cho MBA
b) Dây quấn.
- Làm bằng dây điện từ được quấn quanh lõi thép.
- Máy biến áp một pha có hai dây quấn:
+ Dây quấn sơ cấp nối trực tiếp với nguồn điện có điện áp U1 có N1vòng dây
+ Dây quấn thứ cấp lấy điện ra sử dụng có điện áp U2 có N2 vòng dây
2) CáC Số LIệU Kĩ THUậT.
- Công suất định mức (VA, KV)
- Điện áp định mức (V)
- Dòng điện định mức (A)
3) Sử DụNG.
- Điện áp đưa vào máy không được lớn hơn điện áp định mức.
- Không để MBA làm việc quá công suất định mức.
- Đặt MBA ở nơi sạch sẽ.
- Máy mới mua hoặc để lâu ngày không sử dụng trước khi sử dụng phải kiểm tra cách điện.
4) Củng cố: (5’)GV Nhấn mạnh trọng tâm.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS Đọc mục ”Có thể em chưa biết”.
- GV Nhận xét giờ học.
5) Hướng dẫn về nhà: (1’)Học kĩ bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập.
- Đọc trước nội dung bài 48 Sử dụng hợp lý điện năng.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 Tiết 43
BÀI 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
I/ MỤC TIÊU. Sau bài học, học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm điện năng.
- Biết sử dụng điện năng một cách hợp lý.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng.
II/CHUẨN BỊ.
* GV: - Nghiên cứu nội dung bài 48 trong SGK và SGV.
- Tài liệu tham khảo về nhu cầu điện năng của gia đình, địa phương, các khu công nghiệp, NN...
* HS: - Nghiên cứu nội dung bài 44 trong SGK, liên hệ vào thực tiễn.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1)Tổ chức. (1’) 8A: 8B:
2)Kiểm tra bài cũ. (4’)
H: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của MBA một pha?
3) Bài mới.
Hoạtđộng1: (1’)Giới thiệu bài.
GV Trong gia đình và trong sản xuất điện năng được sử dụng làm gì?
HS trả lời GV nhận xét KL vai trò của điện năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng.(13’)
? Em hãy cho biết trong ngày thời điểm nào dùng nhiều điện, thời điểm nào dùng ít điện năng.
? Tại sao lại gọi là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng
HS trả lời GV nhận xét KL
? Các biểu hiện của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng mà em thấy ở gia đình là gì.(u tụt, đèn tối)
HS trả lời GV nhận xét KL
? Tại sao điện áp lại giảm , quạt điện lại quay chậm.
HS trả lời GV nhận xét KL.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.(20’)
? Theo em có các biện pháp nào để sử dụng hợp lý điện năng.
HS trả lời GV nhận xét KL
? Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm, biện pháp khắc phục.
HS trả lời GV nhận xét KL
? Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao.
GV Phân tích cho HS thấy không lãng phí điện năng là biện pháp quan trọng.
GV Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong SGK.
HS Thảo luận cử đại diện trả lời HS khác nhận xét.
GV Nhận xét, KL.
I/ NHU CầU TIÊU THụ ĐIệN NĂNG
1)Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng
- là giờ tiêu thụ điện năng nhiều (18h đến 22h)
2)Những đặc điểm của giờ cao điểm.
- Điện áp giảm ,đèn điện phát sáng kém ,quạt điện quay chậm.
- Điện áp tiêu thụ lớn cung cấp không đủ.
II/Sử DụNG HợP Lí Và TIếT KIệM ĐIệN NĂNG
1) Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
- Cắt điện một số đồ dùng không cần thiết ( bình nước nóng ,lò sưởi)
2)Sử dụng các đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng
VD: Sử dụng đèn huỳnh quang
3) Không sử dụng lãng phí điện năng
- Tan học không tắt đèn phòng học (LP)
- Bật điện ở phòng tắm ,phòng vệ sinh suốt ngày đêm (LP).
4) Củng cố: (5’)GV Nhấn mạnh trọng tâm.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS Đọc mục ”Có thể em chưa biết”.
- GV Nhận xét giờ học.
5) Hướng dẫn về nhà.: (1’)
- Học kĩ bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập.
- Đọc trước nội dung bài 45, 49: TH: Quạt điện tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
Chuẩn bị như bài45 phần I (T156 – SGK).
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 Tiết 44
BÀI 45, 49: THỰC HÀNH
QUẠT ĐIỆN - TÍNH TOÁN ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ TRONG GIA ĐÌNH.
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
- Hiểu được cấu tạo, các số liệu kĩ thuật của quạt điện.
- Sử dụng được quạt điện đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. Tính toán được điện năng tiêu thụ trong gia đình.
- Có ý thức tiết kiệm điện năng, an toàn khi sử dụng các đồ dùng điện.
II/CHUẨN BỊ.
* GV: - Nghiên cứu nội dung bài 45,49 trong SGK và SGV.
- Tài liệu tham khảo.
- Các biểu mẫu báo cáo thực hành.
- Chuẩn bị như phần I Trang 156 – SGK.
* HS: - Nghiên cứu nội dung bài 45, 49 trong SGK, liên hệ vào thực tiễn.
- Báo cáo thực hành.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1)Tổ chức.( 1’) 8A: 8B:
2)Kiểm tra bài cũ.(5’)
? Em hãy cho biết nhu cầu tiêu thụ điện năng.
? Cần phải làm gì để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
3)Bài mới.
Hoạt động 1: (1’)Giới thiệu bài
GV Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
HS Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của từng thành viên trong nhóm.
GV Kiểm tra các nhóm.
HS Nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn trình tự làm bài thực hành cho các nhóm.
Hoạt động 2:(20’)Thực hành về quạt điện.
GV hướng dẫn để HS đọc ,giải thích ý nghĩa số liệu kĩ thuật của quạt điện rồi ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
HS Nghiên cứu.
GV Chỉ dẫn cho học sinh quan sát tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của động cơ.
? Hãy nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận chính của động cơ.
HS Thảo luận nhóm, ghi vào mục 2- Báo cáo thực hành.
Muốn sử dụng an toàn điện cần chúi ý điều gì.
HS Thảo luận trả lời.
GV Nhận xét, bổ xung.
GV Hướng dẫn HS kiểm tra toàn bộ bên ngoài, kết quả ghi vào mục 3 – báo cáo thực hành.
HS kiểm tra rồi điền KQ vào mục 3 – Báo cáo TH.
KQ kiểm tra tốt GV đóng điện cho quạt làm việc, hướng dẫn HS quan sát, theo dõi các số liệu ghi vào mục 4 – báo cáo TH.
? Cần sử dụng ntn để cho quạt làm việc bền lâu.
GV cho HS nhận xét tình trạng làm việc của quạt điện
Hoạt động 3: (14’)Thực hành về tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
GV Thuyết trình.
HS Nghe , suy nghĩ.
GV Nêu VD trong SGK.
HS Vận dụng lý thuyết để tính toán.
GV Hướng dẫn HS làm BT tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình mình.
? Nhà em có bao nhiêu chiếc quạt bàn, công suất của quạt ntn, sử dụng mấy giờ trong một ngày.
? Nhà em có bao nhiêu đèn ống HQ, công suất của đèn ntn, sử dụng mấy giờ trong một ngày.
HS trả lời.
GV Hướng dẫn HS thống kê đồ dùng điện của gia đình mình, ghi vào mục 1 – báo cáo thực hành(T 169).
HS thảo luận nhóm để thống kê vào bảng.
GV Hướng dẫn HS tính điện năng A cho mỗi đồ dùng điện, Ghi KQ vào cột A của bảng.
HS tính tổng điện năng tiêu thụ của gia đình trong ngày, trong tháng(30 ngày).
I/ CHUẩN Bị .
(SGK – T156)
II/ NộI DUNG Và TRìNH Tự THựC HàNH.
1. Thực hành về quạt điện.
VD: Quạt bàn điện cơ: Công suất 35W, cỡ cánh 250mm, điện áp 220V.
- Lõi thép, dây quấn Stato tạo ra từ trường quay.
- Rô to làm quay máy công tác.
- Trục: Lắp cánh quạt.
- Cánh quạt:Tạo ra gió.
Các TBĐK: Điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió, hẹn giờ...
- Chuẩn bị cho quạt làm việc:
+ Kiểm tra phần cơ: Dùng tay quay thử độ trơn ở ổ trục của ro to động cơ.
+ Kiểm tra về điện: Kiểm tra thông mạch của dây quấn Sta to, kiểm tra cách điện giữa dây quấn và vỏ kim loại bằng đồng hồ vạn năng.
- Cho quạt làm việc.
2.Thực hành về tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình.
a. Điện năng tiệu thụ của đồ dùng điện.
- Điện năng là công của dòng điện.
A = P.t (Wh)
Trong đó: t là thời gian làm việc của đồ dùng điện.
P là công suất của đồ dùng điện
A là điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t.
+ 1kWh = 1000 Wh.
b. Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình.
VD: có 4 quạt bàn 65W sử dụng 2,5h/ngày.
A = 65.2,5.4 = 650 (Wh).
4) Củng cố:(3’) GV Nhấn mạnh trọng tâm.
- Thu báo cáo thực hành của HS về nhà chấm điểm.
- GV Nhận xét giờ học.
5) Hướng dẫn về nhà: (1’)Học kĩ bài, hoàn thiện phần báo cáo thực hành vào vở.
- Đọc và tìm hiểu kĩ lại chương VI, VII để giờ sau ôn tập
N S :......../........../.20
N G:........./........../20
TIẾT 45 : ÔN TẬP CHƯƠNG VI, VII
I/ MỤC TIÊU Sau tiết ôn tập học sinh:
- Biết hệ thống lại các kiến thức đã học của chương VI và VII dưới dạng sơ đồ khối.
- Vận dụng các kiến thức đó để trả lời được các câu hỏi tổng hợp.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/CHUẨN BỊ.
- GV nghiên cứu SGK và SGV.
- Các biểu bảng, sơ đồ hệ thống các câu hỏi.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1)Tổ chức 8A: 8B :
2)Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ.
3) Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích , yêu cầu , phương pháp và hệ thống lại kiến thức đã học
GV vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung lên bảng.
Hoạt động 2: Tóm tắt về an toàn điện.
GV Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung an toàn điện theo sơ đồ khối.
HS Tóm tắt trên cơ sở trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 3: Tóm tắt về VLKT điện.
GV Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung VLKT điện theo sơ đồ khối.
HS Tóm tắt trên cơ sở trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Tóm tắt về đồ dùng điện.
GV Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung đồ dùng điện theo sơ đồ khối.
HS Tóm tắt trên cơ sở trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 5: Tóm tắt về sử dụng hợp lý điện năng.
GV Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung sử dụng hợp lý điện năng theo sơ đồ khối.
HS Tóm tắt trên cơ sở trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 6 : Câu hỏi và bài tập.
GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi
H1: Điện năng là gì ? được sản xuất và truyền tải như thế nào, có vai trò gì trong sx và đs?
H2: Những nguyên nhân xảy ra tai nạn điện ? biện pháp khắc phục?
H3: Các yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện là gì ? nêu tên một dụng cụ và giải thích yêu cầu trên?
H4: Nêu các bước cứu người bị tai nạn điện , vì sao cứu người bị tai nạn điện phải rất thận trọng và rất nhanh chóng ?
H5: Vật liệu cơ khí được chia thành mấy loại ,dựa vào đâu để phân loại vật liệu cơ khí?
H6: Để chế tạo nam châm điện ,máy biến áp ,quạt điện cần những vật liệu KTĐ gì? tại sao?
H7:đồ dùng điện trong gia đình được chia làm mấy nhóm
H8: Nêu các ứng dụng của động cơ điện 1 pha trong đồ dùng điện gia đình?
H9: Cần phải làm gì để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình?
H10: Nêu nguyên lí và công dụng của máy biến áp một pha?
H11: vòng
I/ Kiến thức .
1.
An toàn điện
Nguyên nhân xảy ra tai nạn
điện
Một số biện pháp an toàn
Dụng cụ bảo vệ an toàn
Cứu người bị tai nạn điện
2.
Vật liệu kĩ thuật điện.
Vật liệu dẫn điện
Vật liệu cách điện
Vật liệu dẫn từ
3.
Đồ dùng điện
Loại
điện quang
Loại điện nhiệt
Loại điện
cơ
MBA một pha
Đèn sợi đốt
Đèn
HQ
Bàn là điện
Bếp điện
Nồi cơm
điện
ĐCđiện
Một pha
Quạt điện
Máy bơm
Sử dụng hợp lý điện năng
4.
Nhu cầu tiêu thụ điện năng
Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng
Tính toán tiêu thụ điện năng
II/ Câu hỏi và bài tập.
1. Công của dòng điện gọi là điện năng
-điện năng được SX từ các nhà máy điện nhờ biến đỏi các dạng năng lượng khác thành điên năng ,được truyền tảI bằng các đường dây dẫn điện
-vai trò là nguồn động lực và năng lượng cho các máy tạo điều kiện phát triển tự động hoá và nâng cao đời sống con người
2. Chạm trực tiếp vào vật mang điện
Vi phạm khoảng cách an toàn của trạm điện hoặc lưới điện cao áp
đến gần dây dẫn điện đứt rơi xuống đất.
3. Phần cách điện phải được chế tạo bằng vật liệu cách điện
- Các SLKT phải phù hợp với nguồn điện sử dụng
VD : kìm điện
Trên vỏ ghi 220V 10A
Khi sử dụng không được vượt quả dòng điện 10A và điện áp 220V
4. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
-sơ cứu nạn nhân
-đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi nhân viên y tế
+Phải thận trọng không người cứu sơ ý cũng bị điện giật
- không để dòng điện chạy qua cơ thể nạn nhân nâu ( làm cho tim ngừng đập )
5. Chia thành 3loại
-vật liệu dẫn điện
-vật liệu cách điện
-vật liệu dẫn từ
+Dựa vào đặc điểm và công dụng để phân loại .
6. Cần vật liệu dẫn từ (thép KTĐ)
Vì vật liệu này dẫn từ tốt .
7. Đồ dùng điện loại điện quang (biến đổi điện năng thành quang năng)
- Đồ dùng loại điện cơ (biến đổi điện năng thành cơ năng )
- Đồ dùng loại điện nhiệt (biến đổi điện năng thành nhiệt năng )
- Máy biến áp một pha (biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều )
8. Quạt điện , máy bơm nước ,máy xay sinh tố ,tủ lạnh ..v.v
9. Đấu đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp của nguồn điện
- Không cho đồ dùng điện làm việc quá công suất định mức , dòng điện vượt quả trị số định mức.
10. Khi máy biến áp làm việc dòng điện chạy trong dây quấn sơ cấp U1 nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp điện áp lấy ra ở dây quấn thứ cấp U2
- công dụng : biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều cho phù hợp với điện áp định mức của đồ dùng điện (tăng áp hoặc giảm áp ).
4) Củng cố:(3’) .
- GV Nhấn mạnh trọng tâm.
- GV Nhận xét giờ ôn tập.
5) Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Làm đề cương các câu hỏi T171 SGK vào giấy để tiết sau nộp.
- Xem kĩ lại toàn bộ chương VI, VII để giờ sau kiểm tra thực hành.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 Tiết 46
KIỂM TRA: THỰC HÀNH
I/ MỤC TIÊU: Sau tiết kiểm tra :
- Kiểm tra nhằm đánh giá quá trình nhận thức của HS để ghi nhận kết quả học tập của HS từ đó đưa ra phương hướng, biện pháp trong quá trình giảng dạy của thầy và phương thức học tập của trò.
- HS có kĩ năng tính toán.
- Rèn luyện tính tự giác, tích cực, chủ động trong khi làm bài.
II/CHUẨN BỊ
* GV Đề kiểm tra, đáp án chấm.
- Phương pháp kiểm tra tập trung.
*HS Giấy kiểm tra, dụng cụ học tập...
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1)Tổ chức 8A: 8B:
2)Kiểm tra bài cũ: KIểm tra sự chuẩn bị của HS
3) Bài mới:
Đề bài.
Câu 1
Trên đường đi học về, em cùng các bạn bất chợt gặp một người bị dây điện trần( không bọc cách điện) của lưới điện hạ áp 220V bị đứt đè lên người. Em và các bạn sẽ làm gì để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện?
Nếu sau khi tách ra khỏi nguồn điện mà nạn nhân vẫn bị ngất(bất tỉnh)em sẽ làm gì để sơ cứu nạn nhân?
Câu 2:
Hãy tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện trong ngày, trong tháng, trong năm dưới đây:
TT
Tên đồ dùng điện
Công suất điện P(W)
Số lượng
Thời gian sử dụng trong ngày t( h).
Tiêu thụ điện năng trong ngày A(Wh).
1
Đèn sợi đốt.
40
2
4
2
Đèn ống HQ và CL.
20
10
4
3
Quạt bàn.
65
2
3
4
Quạt trần.
80
2
1
5
Tủ lạnh.
120
1
24
6
Ti vi.
70
1
6
7
Bếp điện.
1100
1
1
8
Bơm nước
250
1
1.5
A trong ngày = ....................................................................
A trong tháng = ....................................................................
A trong năm = ......................................................................
Câu 3:
Nêu chức năng của chấn lưu và tắc te trong bộ đèn ống huỳnh quang?
Đáp án - thang điểm.
Câu 1: (3 điểm).
- Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre(gỗ) hất dây điện ra khỏi nạn nhân.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh cần phải làm hô hấp nhân tạo theo một trong 2 phương pháp sau để sơ cứu nạn nhân.
Phương pháp 1: PP nằm sấp.
Phương pháp 2: PP hà hơi thổi ngạt.
* Chú ý: Phải nêu được nội dung của một trong 2 phương pháp sơ cứu nạn nhân.
Câu 2: (4 điểm).
1. 320 Wh
4. 160 Wh
7. 1100 Wh
2. 800 Wh
5.2880 Wh
8. 375 Wh
3. 390 Wh
6. 420 Wh
A trong ngày = 6445 Wh.
A trong tháng = 6445 x 30 = 193350 Wh = 193,35 kWh.
A trong ngày = 6445 x 360 = 2320200 Wh = 2320,2 kWh.
Câu 3: (3 điểm).
*Chức năng của chấn lưu:
- Tạo sự tăng thế lúc ban đầu để đèn làm việc
- Giới hạn dòng điện qua đèn để đèn phát sáng.
*Chức năng của tắc te :
- Tự động nối mạch khi điện áp cao ở hai đầu điện cực và ngắt mạch khi điện áp giảm.
- Mồi đèn sáng lúc ban đầu.
4) Tổng kết
- Thu bài kiểm tra của học sinh
- GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ kiểm tra.
5) Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại bài kiểm tra và hoàn thiện vào vở
- Nghiên cứu trước nội dung bài 50, 51
CHƯƠNG VIII: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 Tiết 47
BÀI 50, 51: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
THIẾT BỊ ĐÓNG - CẮT VÀ LẤY ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
I/ MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh:
Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà. Hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.
Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
Có thái độ hứng thú, say mê tìm hiểu về mạng điện trong nhà.
II/CHUẨN BỊ.
* GV : Tranh vẽ cấu tạo mạng điện trong nhà, một số TB đóng cắt và lấy điện, tranh về hệ thống điện.
- Đọc, nghiên cứu trước nội dung bài 50, 51 SGK, SGV.
- Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm có thể tháo lắp được, tua vít.
* HS: - Đọc, nghiên cứu trước nội dung bài 50, 51 SGK và liên hệ thực tế.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1)Tổ chức 8A: 8B:
2)Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ
3) Bài mới:
Hoạt động 1:GV Giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
HS Thảo luận mục tiêu cần đạt được sau giờ học.
Hoạt động2 : Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
? theo em mạng điện trong nhà nước ta có cấp điện áp là bao nhiêu
? Những đồ dùng điện trong gia đình nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu,tại sao các đồ dùng điện lại có chung cấp điện áp.
+ các đồ dùng điện phải có điện áp phù hợp với điện áp của nguồn điện
? Vậy các đồ dùng điện có điện áp định mức thấp hơn thì sử dụng NTN ?
? Hãy kể tên các đồ dùng điện trong nhà mà em biết.
? Theo em đồ dùng điện của mỗi gia đình có giống nhau về SL không, lấy VD về sự chênh lệch công suất của đồ dùng điện trong nhà mà em biết.
? Theo em đồ dùng điện có công suất càng lớn thì điện áp càng lớn có đúng không.
Hãy lấy VD về sự phù hợp điện áp của đồ dùng điện. (Bếp điện 220V – 1000W,nồi cơm điện 220V – 800W
HS trả lời GV nhận xét KL.
GV cho HS làm bài tập SGK.
? Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì.
HS trả lời, HS khác nhận xét.
GV nhận xét chốt lại kiến thức.
HS Thảo luận nhóm làm BT (T 173 - SGK),cử đại diện lên bảng, các nhóm khác nhận xét.
GV Đưa ra đáp án đúng.
HS Tự đánh giá bài làm của nhóm mình.
? Mạng điện trong nhà cần đảm bảo những yêu cầu KT gì.
HS Trả lời.
GV Nhận xét,bổ xung.
HS Tự KL.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo mạng điện trong nhà
GV Treo tranh phóng to H50.2a SGK và đưa ra mạch điện 1 cầu chì, 1 công tắc, 1 bóng đèn và hướng dẫn HS quan sát.
HS Quan sát tranh, mạch điện kết hợp đọc TT trong SGK để trả lời các câu hỏi.
? Sơ đồ được cấu tạo từ những phần tử nào.
? Chức năng của từng phần tử có trong mạch điện.
? Em hãy nêu cấu tạo của mạng điện trong nhà.
HS trả lời, GV nhận xét KL
Hoạt động 4: Tìm hiểu thiết bị đóng cắt của mạch điện.
GV Treo tranh phóng to H51.1 SGK, đưa ra vật mẫu và hướng dẫn HS quan sát.
HS Quan sát tranh,vật mẫu kết hợp đọc TT trong SGK để trả lời các câu hỏi.
? Trong trường hợp nào bóng đèn sáng hoặc tắt.
HS trả lời
? Vậy công tắc có công dụng gì.
? Trên vỏ công tắc điện có ghi: 220V – 10A,Hãy giải thích ý nghĩa SLKT đó.
GV cho HS làm việc theo nhóm bàn tìm hiểu cấu tạo của công tắc điện
Gọi HS trả lời, GV nhận xét KL.
HS quan sát H51.3 điền vào bảng 51.1 trong SGK.
GV Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
HS Tự đánh giá bài làm của nhóm mình.
GV Hướng dẫn HS điền vào chỗ trống để hoàn thành nguyên lý làm việc của công tắc.
HS Làm BT theo nhóm, cử đại diện nhóm trả lời.
GV Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
HS Tự đánh giá bài làm của nhóm mình.
GV cho hs làm bài tập SGKtrang 178 để hiểu công dụng của công tắc
Gọi HS trả lời GV nhận xét KL.
GV Treo tranh phóng to H51.4 SGK, đưa ra vật mẫu và hướng dẫn HS quan sát.
HS Quan sát tranh,vật mẫu kết hợp đọc TT trong SGK để trả lời các câu hỏi.
? Mô tả cấu tạo của cầu dao.
? Cầu dao được phân loại ntn.
HS Trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV Nhận xét.
? Dựa vào đâu để phân loại cầu dao điện
HS trả lời GV nhận xét KL.
Hãy giải thích các số liệu KT ghi trên vỏ cầu dao.
Hoạt động 5: Tìm hiểu thiết bị lấy điện
GV Treo tranh phóng to H51.6 SGK, đưa ra vật mẫu và hướng dẫn HS quan sát.
HS Quan sát tranh,vật mẫu kết hợp đọc TT trong SGK để trả lời các câu hỏi.
? Các bộ phận của ổ điện được làm bằng vật liệu gì.
? ổ điện có chức năng gì.
HS trả lời GVKL.
HS trả lời GV nhận xét KL.
? Quan sát hình 51.7 cho biết phích cắm điện có mấy bộ phận
? Phích cắm điện dùng để làm gì.
HS trả lời GVKL
I/ ĐặC ĐIểM Và YÊU CầU CủA MạNG DIệN TRONG NHà.
1. Đặc điểm của mạng điện trong nhà.
* Điện áp của mạng điện trong nhà:220V
* Đồ dùng của mạng điện trong nhà:
- Đa dạng
- Có công suất điện lớn nhỏ khác nhau.
* Điện áp của các thiết bị điện,đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp định mức của mạng điện.
Đáp án.
Bàn là 220V – 1000W, Công tắc 500V – 10A
Phích cắm 250V – 5A.
2.Yêu cầu của mạng điện trong nhà.
- Thiết kế, lắp đặt phải cấp đủ điện cho các đồ dùng và phương án dự phòng
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngôi nhà.
- Dễ kiểm tra, sửa chữa
- Sử dụng thuận tiện bền, chắc và đẹp
II/ CấU TạO CủA MạNG ĐIệN TRONG NHà
- Công tơ điện.
- Dây dẫn.
- Các TBĐ:TB đóng – cắt, bảo vệ, lấy điện.
- Đồ dùng điện.
III/ THIếT Bị ĐóNG - CắT MạCH ĐIệN
1) Công tắc điện
a) Khái niệm.
- Là TB dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay.
b)Cấu tạo
- Vỏ: Bằng nhựa hoặc sứ.
- Cực động và cực tĩnh làm bằng đồng.
Cực tĩnh lắp với thân, có vít cố định đầu dây dẫn điện của mạch điện.
c) Phân loại
- Theo số cực có: công tắc 2 cực, 3 cực
- Theo thao tác đóng cắt có:công tắc xoay, giật,bấm.
Đáp án
1. b,c,g,h. 2.d. 3.e. 4.a.
d) Nguyên lí làm việc.
Đáp án:
- Tiếp xúc – Hở.
- Nối tiếp – Sau.
2) Cầu dao.
a) Khái niệm (SGK)
b)Cấu tạo
- Vỏ
- Cực động.
- Cực tĩnh
c) Phân loại.
- Theo số cực có: 1 cực,2cực,3 cực
- Theo sử dụng có:1pha,3pha.
IV/ THIếT Bị LấY ĐIệN .
1) ổ điện
- Vỏ bằng sứ hoặc nhựa.
- Các cực tiếp điện bằng đồng.
+ Chức năng : là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện.
2) Phích cắm điện.
- Chốt tiếp điện
- Vỏ.
+ chức năng: lấy điện từ ổ điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
4) Tổng kết.
- HS đọc ghi nhớ (T 175 – 180 trong SGK.)
- Nêu câu hỏi cuối bài để củng cố.
- GV Nhận xét giờ học.
5) Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ bài.
- Nghiên cứu trước nội dung bài52: Thực hành: Thiết bị đóng cắt và lấy điện.
- Chuẩn bị như I bài 52 để giờ sau thực hành.
N S :......../........../.20
N G:........./........../20 Tiết 48
BÀI 52: THỰC HÀNH: THIẾT BỊ ĐÓNG - CẮT VÀ LẤY ĐIỆN.
I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
- Hiểu được cấu tạo, công dụng của các thiết bị đóng – cắt và lây điện.
- Trình bày được nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuật, vị trí lắp đặt của các thiết bị điện trong mạch điện.
- Có ý thức áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II/C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12519371.doc