GV: Theo em tại sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?
HS: Trả lời
GV: KL: Để tránh tụt điện áp
GV: Vậy để giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm ta cần phải làm gì?
HS: Trả lời:
GV: KL: Để giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm ta phải cắt 1 số đồ dùng điện không thiết yếu.
GV: Nêu thêm 1 số ví dụ
GV: Vì sao phải sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao?
HS: Trả lời
GV: Vì như thế sẽ tiết kiệm được điện năng
GV: Vì sao hiện nay người người nhà nhà thường dùng đèn huỳnh quang thay cho đèn sợi đốt? Vì sao?
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 47 - Bài 48 + 49: Sử dụng hợp lý điện năng thực hành: Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 07/03/2018
Lớp: 8A
TIẾT 47. BÀI 48 + 49: SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐIỆN NĂNG
THỰC HÀNH: TÍNH TOÁN ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết sử dụng hợp lý điện năng
+ Hiểu được nhu cầu tiêu thụ điện năng
2. Kỹ năng:
_Tính toán nhu cầu tiêu thụ điện năng trong gia đình
3. Thái độ:
+ Có thói quen tiết kiệm điện năng
+ Làm việc nghiêm túc, khoa học
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
+ giáo án, bài giảng powerpoint, các tài liệu liên quan khác
+ Bảng phụ
2. Chuẩn bị của HS:
+ Đọc trước bài 48
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn đinh tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu cấu tạo của máy biến áp?
? Khi dùng máy biến áp cần chú ý những gì?
3. Giới thiệu bài mới:
Ngày nay, điện năng được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống như: công sở, gia đình, nhà máy,...Với tình trạng dân số ngày càng tăng, công nghệ ngày càng cao đòi hỏi nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn. Vậy sử dụng điện năng thế nào cho hợp lý? Đó cũng chính là nội dung của tiết học hôm nay.
4. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: Do thói quen sinh hoạt và làm việc của mỗi cá nhân hay cơ quan tổ chức mà nhu cầu sử dụng điện năng trong ngày khác nhau
? Theo em thì thời gian nào trong ngày sẽ dùng nhiều điện?
HS: Trả lời
GV: KL: Từ 18h -> 22h
GV: ? Theo em thì thời gian nào trong ngày sẽ dùng ít điện?
HS: Trả lời
GV: KL: Khoảng thời gian còn lại trong ngày
GV: Vậy giờ cao điểm là như thế nào?
HS: Trả lời
GV: KL: giờ cao điểm là những giờ tiêu thụ điện năng nhiều trong ngày.
GV: Vậy khoảng thời gian nào được tính là giờ cao điểm?
HS: Trả lời
GV: KL: giờ cao điểm là khoảng thời gian từ 18h -> 22h.
GV: Tại sao khoảng thời gian từ 18h -> 22h lại được xem là giờ cao điểm?
HS: Trả lời
GV: KL: Vì giờ đó sử dụng nhiều đồ dùng điện như: Bóng đèn, quạt điện, nồi nấu cơm, máy bơm nước,...
GV: Yêu cầu HS quan sát SGK và cho biết: ? Giờ cao điểm có những đặc điểm gì?
HS: Trả lời
GV: KL:
Điện năng tiêu thụ rất lớn trog khi khả năng cung cấp điện của nhà máy điện không đáp ứng đủ
Điện áp của mạng điện bị giảm xuống ảnh hưởng đến chế độ làm việc của đồ dùng điện
I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng
1. Giờ cao điểm tiêu thụ điên năng
- Giờ cao điểm là những giờ tiêu thụ điện năng nhiều trong ngày
- Khoảng thời gian trong ngày 18h -> 22h là giờ cao điểm
2. Những đặc điểm của giờ cao điểm
- Điện năng tiêu thụ rất lớn trog khi khả năng cung cấp điện của nhà máy điện không đáp ứng đủ
- Điện áp của mạng điện bị giảm xuống ảnh hưởng đến chế độ làm việc của đồ dùng điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV: Cho HS nghiên cứu SGK và cho biết: ? Theo em có các biện pháp nào sử dụng hợp lý điện năng?
HS: Trả lời
GV: KL: Có 3 biện pháp cơ bản mà SGK đã nêu đó là:
Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng
Không sử dụng lãng phí điện năng
GV: Theo em tại sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?
HS: Trả lời
GV: KL: Để tránh tụt điện áp
GV: Vậy để giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm ta cần phải làm gì?
HS: Trả lời:
GV: KL: Để giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm ta phải cắt 1 số đồ dùng điện không thiết yếu.
GV: Nêu thêm 1 số ví dụ
GV: Vì sao phải sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao?
HS: Trả lời
GV: Vì như thế sẽ tiết kiệm được điện năng
GV: Vì sao hiện nay người người nhà nhà thường dùng đèn huỳnh quang thay cho đèn sợi đốt? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: KL: Vì đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng ít hơn 4- 5 lần so với đèn sợi đốt
GV: GV nêu 1 số ví dụ cho HS sau đó treo bảng phụ cho HS trả lời
II. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng
1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
Để giảm bớt điện năng trong giờ cao điểm ta phải cắt 1 số đồ dùng điện không thiết yếu.
Vd: Cắt điện bình nóng lạnh, lò sưởi, tắt 1 số đèn không cần thiết, không là quần áo, không bơm nước,...
2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng
- Đồ dùng điện hiệu suất cao sẽ ít tốn điện năng
3. Không sử dụng lãng phí điện năng
Không sử dụng đồ dùng điện khi không có nhu cầu
LP
- Tan học không tắt đèn phòng học
TK
- Khi xem ti vi, tắt đèn bàn học tập
LP
- Bật đèn ở phòng tắm, phòng vệ sinh suốt ngày đêm
TK
- Khi ra khỏi nhà, tắt điện các phòng.
Hoạt động 3: Thực hành tính toán điện năng trong gia đình
Hoạt động của Gv - HS
Nội dung
GV: Công thức tính điện năng tiêu thụ ntn?
HS: A =P.t
GV: Chia lớp thành 4 nhóm
Đưa ra BT1: Tính điện năng tiêu thụ của một bóng đèn 220V – 100W trong 1 ngày. Biết 1 ngày bật 5 giờ
HS: Hoạt động nhóm trả lời:
A = P. t = 100. 5 = 500 ( Wh)
GV: Đưa ra BT2: Hãy tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trên trong một tháng
HS: A 1 tháng = A 1 ngày . 30 = 500. 30 =15000 ( Wh) = 15 ( kWh)
GV: Để tính được điện năng tiêu thụ của gia đình ta phải làm những bước nào?
HS:
B1: Tìm hiểu công suất điện và thời gian sử dụng trong 1 ngày của đồ dùng điện
B2: Tính điện năng tiêu thụ trong 1 ngày
B3: Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng
GV:Hướng dẫn HS cách hoàn thành mẫu báo cáo
HS: Làm vào mẫu báo cáo ( cá nhân)
III. Thực hành
1) Tính điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện
A = P. t
A: điện năng tiêu thụ
P: Công suất của đồ dùng điện
T: Thời gian sử dụng
2) Tính điện năng tiêu thụ trong gia đình
(theo mẫu báo cáo tr 169)
4. Củng cố - dặn dò
- Cho HS đọc phần ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Dặn HS về nhà đọc trước bài 49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiết 47, bài 48+ 49.docx