I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản kỹ thuật điện bằng sơ đồ hóa kiến thức.
– Nêu được một số kiến thức cơ bản về mạng điện trong nhà.
2.Kỹ năng :
– Hình thành tác phong làm việc theo quy trình.
3.Thái độ:
– Tích cực ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống những kiến thức chính của phần kĩ thuật điện.
- HS: Ôn tập trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Như thế nào là vật liệu kĩ thuật điện? Cho ví dụ?
? Vật liệu kĩ thuật điện gồm mấy loại ? Cho ví dụ?
14 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 48 đến tiết 52, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần33
Tiết 48
BÀI 55. SƠ ĐỒ ĐIỆN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu được khái niệm , sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
2. Kĩ năng:
Đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn TBĐ , đồ dùng điện trong lớp , ở nhà
* Trọng tâm: Hiểu và đọc được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt MĐ
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Dụng cụ để có một mạch điện như : Hình vẽ 55.1. Tranh vẽ một số kí hiệu trong sơ đồ điện (bảng 55.1 SGK trang 190).
- Phương pháp: Vấn đáp, HĐN, trực quan sinh động.
2. Học sinh: Kẻ bảng 55.1 SGK vào vở ghi.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Đặt vấn đề (2 phút)
- Giới thiệu mục tiêu và đặt v/đ: nếu thiết kế một mạch điện mà ta phải vẽ toàn bộ hiện trạng đi dây vị trí các bóng Rất cần các hình biểu diễn các TB, Đồ Dùng điện theo quy ước để vẽ mạng điện hay hệ thống điện cho nhanh gọn.
BÀI 55: SƠ ĐỒ ĐIỆN
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện. (15 phút)
- Tiếp v/đ. Tại sao cần dùng SĐ điện?
- Quan sát H55.1 SGK và so sánh giữa mạch điện thực tế với sơ đồ mạch điện . Chúng có mấy phần tử ? được dùng kí hiệu nào? còn dây dẫn dùng kí hiệu ntn?
- Sơ đồ điện là ?
1. Sơ đồ điện là gì?
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Là hình biểu diễn quy ước của một số TBĐ, đồ dùng điện trong một mạch điện hoặc hệ thống điện.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu một số kí hiệu quy ước trong mạch điện. (10phút)
- Treo bảng 55.1(tranh vẽ) yêu cầu các nhóm phân loại các kí hiệu theo các nhóm sau: Nhóm kí hiệu nguồn điện
- Nhóm kí hiệu dây dẫn
- Nhóm kí hiệu các TBĐ
- Nhóm kí hiệu đồ dùng điện
cất tranh. Hãy nhớ lại các kí hiệu của các nhóm vẽ một kí hiệu của một TBĐ hay đồ dùng điện?
2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện.
- Quan sát và nhận xét, trả lời câu hỏi của GV
- Các nhóm kí hiệu gồm : dây dẫn, nguồn điện, TBĐ, đồ dùng điện (SGK)
- Một vài HS lên bảng thực hiện nhớ lại kí hiệu và vẽ lại. HS khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4: Phân loại sơ đồ điện. (10 phút)
- Gv yêu cầu đọc mục a,b SGK;
- Thế nào là mlh của các phần tử điện?
- Thế nào là biểu thị vị trí , cách lắp đặt giữa các phần tử mạch điện?
- GV cho HS quan sát H55.2 và H55.3
? Em hãy nêu sự khác nhau giữa hai sơ đồ trên.
? Sơ đồ nguyên lí cho ta biết điều gì?
? Sơ đồ lắp đặt cho ta biết điều gì?
- GV nhận xét, kết luận.
3. Phân loại sơ đồ điện:
- Đọc mục 3cả avàb
- Trả lời CH của Gv
+ Sơ đồ nguyên lí H55.2 : chỉ biểu thị đây là MĐ gồm 1cầu chì và 1ổ điệndùng để lấy điện cho đồ dùng điện
+ Sơ đồ lắp đặt : thể hiện rõ vị trí lắp đặt của cầu chì và ổ điện cùng trên một bảng điệnvà cách đi dây từ nguồn điện đến bảng điện
a. Sơ đồ nguyên lí: H55.2
là sơ đồ chỉ nêu lên mlh giữa các phần tử trong MĐ , mà không thể hiện vị trí ,cách lắp đặt sắp xếp các phần tử đó.
b. Sơ đồ lắp đặt: H55.3
là sơ đồ biểu thị rõ vị trí , cách lắp đặt của các phần tử trong MĐ
c. Phân biệt sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt: H55.4SGK
4. Củng cố: (3 phút)
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 192.
- Nêu các câu hỏi cuối bài và trả lời ngay trên lớp.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Đọc trước bài 56+ 57 SGK. Chuẩn bị các mẫu b/c cho bài học sau (Giấy khổ A4).
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Vẽ được các sơ đồ mạch điện để bố trí sử dụng các đồ dùng điện hợp lí sẽ tiết kiệm được năng lượng điện khi. Ví dụ:
- Vẽ sơ đồ nguyên lí, lắp đặt mạch điện cầu thang.
- Bố trí vị trí đèn điện hợp lý để không phải sử dụng nhiều đèn khi làm việc hoặc phòng ở luôn đảm bảo độ sáng cần thiết.
2/4
Tuần 34
Tiết 49
BÀI 56. THỰC HÀNH
VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MẠCH ĐIỆN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lí, mối liên hệ giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt.
2. Kỹ năng :
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí và của một số mạch điện cơ bản trong nhà.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích mạch điện
3. Thái độ :
- Có ý thức thực hiện an toàn điện.
- Có ý thức tìm hiểu mạch điện trong mạng điện trong nhà.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: H56.1 SGK phóng to.
2. Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giấy A4 làm sẵn mẫu báo cáo thực hành.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp giáp có điểm gì giống và khác nhau.
? Vẽ một số kí hiệu quy ước của một số kí hiệu thiết bị điện?
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu bài thực hành
Gv nêu mục tiêu bài thực hành
Chia nhóm thực hành, cử nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị báo cáo thực hành của nhóm
Gv nêu mục tiêu cần đạt của bài thực hành
BÀI 56. THỰC HÀNH
VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MẠCH ĐIỆN
I. Chuẩn bị
- Dụng cụ: thước kẻ
- Vật liệu: giấy, bút chì, bút mực, tẩy
Hoạt động 2: Phân tích sơ đồ nguyên lí mạch điện
Gv hướng dẫn hs làm việc theo nhóm, phân tích mạch điện theo các bước
+ Quan sát nguồn điện là nguồn một chiều hay xoay chiều? cách vẽ nguồn điện?
+ Kí hiệu dây pha dây trung tính?
+ Mạch điện có bao nhiêu phần tử? các phần tử trong sơ đồ mạch điện có mối liên hệ về điện có đúng không?
+ Các kí hiệu điện trong sơ đồ điện đã chính xác chưa?
Gv cho HS quan sát H56.1 SGK phóng to và hướng dẫn HS quan sát và phân tích mạch điện tìm chỗ sai của mạch điện để điền vào báo cáo.
Gv bổ sung kết quả và nhấn mạnh một lần nữa cách phân tích mạch điện
II. Nội dung và trình tự thực hành
Phân tích mạch điện
HS cử nhóm trưởng
Quan sát mạch điện trả lời
Hình 56.1a SGK: vị trí vôn kế và ampe kế phải đổi chỗ cho nhau vì ampe kế dùng đo dòng điện trong mạch phải mắc nối tiếp, vôn kế dùng đo hiệu điện thế đèn nên được mác song song
Hình 56.1d SGK cầu chì nối với dây pha kí hiệu là A, dây còn lại dây trung tính kí hiệu là O
Các nhóm báo cáo kết quả
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện
Gv hướng dẫn hs làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ các mạch điện hình 56.2 SGK
+ Xác định nguồn điện là nguồn xoay chiều hay một chiều?
+ Nếu là nguồn xoay chiều thì xác định vị trí dây pha và dây trung tính (vẽ hai đường thẳng song song nằm ngang, trên là dây pha, dưới là dây trung tính) khi vẽ nguồn cần kí hiệu ngay để tránh nhầm lẫn khi vẽ các thiết bị
+ Phân tích số lượng và vị trí của các phần tử trong mạch điệnvà mối quan hệ về điện giữa chúng
+ Xác định các điểm nối và các điểm chéo nhau của dây dẫn
+ Kiểm tra lại sơ đồ nguyên lí mạch điện so với mạch điện thực
Gv hướng dẫn hs làm việc cá nhân
Vẽ sơ đồ nguyên lí
HS theo dõi SGK tr194 vẽ sơ đồ
O
A
Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt theo nội dung đã phân tích.
- GV hướng dẫn HS kiểm tra lại sơ đồ nguyên lí và lắp đặt đã vẽ và sửa chữa lại nếu cần thiết.
- GV nhận xét kết qủa làm bài của HS và củng cố sơ đồ đúng.
Giao nhiệm vụ về nhà.
- Đọc và tìm hiểu trước bài "Thiết kế mạch điện"
HS vẽ sơ đồ.
HS lắng nghe
HS ghi nhiệm vụ
Tuần 35
9/4
Tiết 50
Bài 58. Thiết kế mạch điện
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách vẽ sơ đồ mạch điện.
- Hiểu được các bước thứ hànhiết kế mạch điện.
2. Kĩ năng:
- Thiết kế được một mạch điện chiếu sáng đơn giản.
3. Thái độ:
Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương tiện: Nghiên cứu SGK bài 58, tranh sơ đồ mạch điện hình 58.1. Chuẩn bị phiếu học tập các bước thiết kế mạch điện.
- Phương pháp: Vấn đáp, HĐN, trực quan sinh động.
2. Học sinh: Đọc và xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp. 1’
2. Kiểm tra bài cũ. 2’
- Câu hỏi: Sơ đồ mạch điện là gì?
- Trả lời:
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu nội dung bài học (2 phút)
Công việc thiết kế giúp các em hình thành thành tư duy kĩ thuật, qua đó các em được sáng tạo thể hiện khả năng của mình trong các lĩnh vực kĩ thuật, điều quan trọng giúp các em làm được một vài sản phẩm thô sơ nhưng ý nghĩa
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 2 . Tìm hiểu thế nào là thiết kế mạch điện (10 phút)
? Trước khi làm lắp một bóng điện vào một vị trí nào đó, em thường thấy người ta phải làm gì? Tại sao cần như vậy?
- GV nhận xét, kết luận và nêu ra khái niệm thiết kế mạch điện.
1. Khái niệm về thiết kế mạch điện.
- HS dựa vào SGK trả lời (nhu cầu sử dụng, các phương án lắp đặt, các phần tử cần để lắp đặt và tiến hành lắp đặt)
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- Là những công việc cần làm trước khi lắp đặt mạch điện.
Hoạt động 2. Tìm hiểu trình tự thiết kế mạch điện (25 phút)
- GV nêu và hướng dẫn HS trình tự để thiết kế một mạch điện. (dựa theo ví dụ và câu hỏi SGK)
Công việc thiết kế được xuất phát từ một nhu cầu tạo ra một sản phẩm mới nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.
Bất cứ một thiết nào cũng đều xuất phát từ một nhu cầu cụ thể nào đó, nhu cầu này nảy sinh từ cuộc sống thực tế, trong mọi lĩnjh vực như : May mặc, cơ khí, điện, điện tử,
VD : Nam lắp đặt mạch điện dùng để làm gì ?
Từ nhu cầu thiết kế ban đầu, HS phải đưa ra được một số phương án thiết kế, nhằm đạt được mục đích của mình. Các phương án này thể hiện qua các sơ đồ nguyên lý mạch điện, có thể chưa chuẩn xác và chưa đẹp.
Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện thề hiện được mục đích thiết kế mạch điện.
Phân tích những đặc điểm của sơ đồ mạch điện đã vẽ có phù hợp với yêu cầu thiết kế không, từ đó lựa chọn sơ đồ mạch điện phù hợp.
VD : Mạch điện Nam cần lắp đặt có đặc điểm gì ?
Từ đặc điểm trên chọn phương án thích hợp.
- Đối với mạch điện của Nam ta chọn những thiết bị và đồ dùng điện nào ?
- Em hãy chọn loại bóng đèn có điện áp phù hợp theo yêu cầu của Nam.
Để phù hợp điện áp ta chọn loại đèn có điện áp định mức 220V.
Dùng cho đèn bàn nên dùng bóng có công suất 25 W.
Dùng đèn chiếu sáng giữa phòng nên chọn loại công suất 60 W hoặc 100W
Cho HS lắp thử và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết chưa ?
Để lắp đặt mạch điện đơn giản cũng yêu cầu HS tiến hành các bước theo SGK :
Vẽ sơ đồ lắp đặt.
Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cần thiềt .
Lắp đặt mạch điện và kiểm tra mạch điện có làm việc đúng yêu cầu thiết không ?
- GV thực hiện chia nhóm HS thực hiện thiết kế một số mạch điện (bài tập) sau:
Bài số 1: Thiết kế mạch điện chiếu sáng gồm: 1 cầu chì, hai công tắc hai cực điều khiển hai bóng đèn độc lập.
Bài số 2: Thiết kế mạch điện chiếu sáng gồm: 1 cầu chì, một công tắc hai cực điều khiển mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai bóng đèn.
Bài số 3: Thiết kế mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn.
-> GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét -> GV kết luận (vẽ lại nếu cần thiết)
2. Trình tự thiết kế mạch điện.
HS thiếp thu quy trình thực hiện, theo dõi bài tập trả lời câu hỏi của gv
+ Bước 1: Xác định mạch điện dùng để làm gì?
- Nam lắp đặt mạch điện dùng 2 bóng đèn sợt đốt được điều khiển đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và giữa phòng.
+ Bước 2: Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án thích hợp.
- Dùng 2 bóng đèn sợi đốt đóng cắt riêng biệt để chiếu sáng bàn học và phòng.
+ Bước 3: Chọn thiết bị và đồ dùng thích hợp cho mạch điện.
- 2 công tắc hai cực, 1 cầu chì, 2 bóng đèn
+ Bước 4: Lắp và kiểm tra mạch điện theo thiết kế.
HS thực hiện thiết kế một số mạch điện
Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi cuối bài
Yêu cầu hs đọc ghi nhớ
Giao nhiệm vụ về nhà
Chuẩn bị phần ôn tập chương VII, VIII
Hs trả lời
Hs ghi nhiệm vụ
Tuần 36
Tiết 51
16/4
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
– Hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản kỹ thuật điện bằng sơ đồ hóa kiến thức.
– Nêu được một số kiến thức cơ bản về mạng điện trong nhà.
2.Kỹ năng :
– Hình thành tác phong làm việc theo quy trình.
3.Thái độ:
– Tích cực ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
II. Chuẩn bị
- GV: Hệ thống những kiến thức chính của phần kĩ thuật điện.
- HS: Ôn tập trước ở nhà.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Như thế nào là vật liệu kĩ thuật điện? Cho ví dụ?
? Vật liệu kĩ thuật điện gồm mấy loại ? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gv đưa ra câu hỏi
? Như thế nào là vật liệu kĩ thuật điện?
? Vật liệu kĩ thuật điện gồm mấy loại?
? Như thế nào là vật liệu dẫn điện? Cho ví dụ?
? Như thế nào là vật liệu cách điện? Cho ví dụ?
? Như thế nào là vật liệu dẫn từ? Cho ví dụ?
? Nêu các số liệu kĩ thuật chung của đồ dùng điện.
? ý nghĩa của điện áp định mức như thế nào?
? ý nghĩa của công suất định mức là như thế nào?
? ý nghĩa của dòng điện định mức là như thế nào?
? Như thế nào là đò dùng điện - quang? Cho ví dụ? Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?
? Như thế nào là đồ dùng điện nhiệt? Cho ví dụ? Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện với nồi cơm điện?
? Như thế nào là đồ dùng điện - cơ? Cho ví dụ? Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha?
? Nêu công thức của máy biến áp một pha
? Theo em sử dụng điện năng hợp lí có tác dụng gì?
? Như thế nào là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng? Nêu đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng?
? Nêu các biện pháp tiêu thụ điện năng hợp lí?
? Nêu và giải thích công thức tính lượng điện năng tiêu thụ?
? Tính lượng điện năng tiêu thụ của 2 bóng đèn 220V - 50W trong vòng 3 tiếng 15 phút.
? Mạng điện trong nhà có đặc điểm gì?
- GV yêu cầu HS nêu và giải thích yêu cầu của mạng điện trong nhà.
? Mạng điện trong nhà có cấu tạo gồm những phần tử nào?
? Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của công tắc điện, cầu dao, cầu chì và aptomat.
? Như thế nào là sơ đồ điện?
? Sơ đồ điện gồm mấy loại? Nêu khái niệm?
? So sánh sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt?
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu quy trình thiết kế mạch điện?
Hs trả lời
1. Vật liệu kĩ thuật điện.
a. Khái niệm: Là những vật liệu dùng trong chế tạo, lắp đặt điện.
b. Phân loại: Bao gồm ba loại chính:
- Vật liệu dẫn điện: Là những vật liệu có điện trở suất nhỏ ( 10^-6 -> 10^-8 Wm) và cho dòng điện chạy qua được.
- Vật liệu cách điện: Là những vật liệu có điện trở suất lớn (10^8 -> 10^13Wm) và không cho dòng điện chạy qua.
- Vật liệu dẫn từ: Là những vật liệu mà đường sức từ của từ trường do dòng điện sinh ra chạy qua được.
c. Số liệu kĩ thuật và ý nghĩa.
- Điện áp định mức (đơn vị là V)
Giá trị định mức đồ dùng điện hoạt động bình thường
- Công suất định mức (đơn vị là W)
- Dòng điện định mức (đơn vị là A).
2. Đồ dùng điện trong nhà.
a. Đồ dùng điện - quang: Là những đồ dùng chuyển từ điện năng thành ánh sáng.
b. Đồ dùng điện - nhiệt: Là những loại đồ dùng chuyển từ điện năng thành nhiệt năng.
c. Đồ dùng điện - Cơ: Là những đồ dùng chuyển từ điện năng thành cơ năng.
3. Sử dụng điện năng.
- Cần phải sử dụng điện năng hợp lí để giảm bớt chi tiêu cho gia đình, bảo vệ đồ dùng gia đình tốt hơn...
- Những biện pháp tiêu thụ điện năng hợp lí:
+ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.
+ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao.
+ Không sử dụng lãng phí điện.
A = P.t
A - điện năng tiêu thu,
P - công suất,
t - thời gian.
4. Mạng điện trong nhà.
a. Đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Điện áp định mức: 220V
- Đồ dùng điện đa dạng, công suất rất khác nhau.
- Điện áp giữa đồ dùng điện phù hợp với điện áp của mạng điện.
b. Yêu cầu của mạng điện trong nhà:
- Đảm bảo đủ cung cấp điện.
- An toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.
- Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp.
- Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
c. Cấu tạo của mạng điện trong nhà: Bao gồm
- Công tơ điện.
- Dây dẫn điện.
- Các thiết bị đóng cắt, lấy điện và bảo vệ.
- Đồ dùng điện.
5. Sơ đồ điện.
a. Khái niệm: Là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện.
b. Phân loại:
+ Sơ đồ nguyên lí:
+ Sơ đồ lắp đặt:
c. Trình tự thiết kế mạch điện.
- Xác định mạch điện dùng để làm gì?
- Đưa ra các phương án thiết kế và chọn phương án thích hợp.
- Chọn thiết bị và đồ dùng thích hợp.
- Lắp mạch điện và kiểm tra.
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập, chuẩn bị giấy và đồ dùng học tập để tiết sau kiểm tra HKII.
Tuần 37
23/4
Tiết 52
KIỂM TRA HK II
I. Mục tiêu bài học: Bài kiểm tra nhằm.
- Hệ thống lại kiến thức chính đã học trong HKII và đánh giá sự học tập của HS đối với môn học.
- Rèn luyện tính tự giác học và làm bài của học sinh
- Có ý thức tốt trong giờ kiểm tra và giờ học
II. Chuẩn bị
- GV: Đề bài, đáp áp + biểu điểm
- HS: Học và ôn tập trước ở nhà, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giấy kiểm tra.
III. Lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra.
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cấp
độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khái niệm về điện năng và an toàn điện
3
0,75
1 câu:
2 điểm
Đồ dùng điện
1
2
2
0,5
1
2
3 câu:
3 điểm
Sử dụng và tính toán tiêu thụ điện năng
1
2
1 câu:
0,5điểm
Mạng điện trong nhà
2
0,5
1
0,25
1
2
2 câu:
2,5điểm
Cộng
Số câu 5
Số điểm3,25
Số câu 3
Số điểm0,75
Số câu 3
Số điểm 6
12 câu
10 điểm
I. Trắc nghiệm (2 điểm): chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là:
A. Từ 6 - 10 giờ B. Từ 1 - 6 giờ C. Từ 18 - 22 giờ D. Từ 13 - 18 giờ
Câu 2: Thiết bị đóng cắt mạch điện là:
A. Cầu chì B. Ổ cắm C. Áp tô mát D. Công tắc
Câu 3: Ở nước ta mạng điện trong nhà có điện áp là:
A. 110V B. 380V C. 220V D. 200V
Câu 4: Vật liệu cách điện có điện trở xuất là :
A.10-6 Ωm – 10-8 Ωm . B. 106 Ωm – 108 Ωm C. 108 Ωm – 1013 Ωm. D. 10-8Ωm – 10-13 Ωm
Câu 5: Trên phích cắm điện có ghi 250V – 5A số đó có ý nghĩa là:
A.Điện áp định mức, dòng điện định mức. B.Điện áp định mức, công suất định mức.
C.Dòng điện định mức, công suất định mức. D.Trị số thực của phích cắm.
Câu 6: Tất cả các đồ dùng điện dưới đây đều là đồ dùng loại điện - nhiệt:
A. Bàn là, bếp điện, đèn sợi đốt, nồi cơm điện. B. Bàn là, ấm điện, máy xay sinh tố, lò sưởi điện
C. Bàn là, quạt điện, bếp điện, ấm điện. D. Bàn là, ấm điện, bếp điện, nồi cơm điện.
Câu 7: Trên bóng đèn sợi đốt có ghi 220V – 40 W số đó có ý nghĩa là:
A.Điện áp định mức, dòng điện định mức. B.Điện áp định mức, công suất định mức.
C.Dòng điện định mức, công suất định mức. D.Trị số thực của bóng đèn sơi đốt
Câu 8: Thiết bị cung cấp và lấy điện trong mạch điện là:
A. Cầu chì B. Ổ cắm C. Áp tô mát D. Công tắc
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1(2 điểm): Đồ dùng điện trong gia đình phân làm mấy loại? Đó là những loại nào? Năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào là gì? Lấy ví dụ cho từng loại?
Câu 2 (2 điểm): Một máy biến áp một pha có: cuộn sơ cấp 3650vòng, cuộn thứ cấp 110 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp với điện áp 220V, hai đầu cuộn thứ cấp có điện áp bao nhiêu? Máy biến áp đó là máy tăng áp hay giảm áp?
Câu 3(2 điểm): Một bóng đèn có công suất là 40W được sử dụng với nguồn điện có điện áp là 220V.
a) Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong một tháng (30 ngày), biết rằng mỗi ngày bật bóng đèn 8 giờ.
b) Tính tiền điện phải trả trong 1 tháng của bóng đèn này, biết 1KWh có giá trung bình là 1500 đồng, thuế GTGT là 10%.
Câu 4 (2 điểm) Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện:
a, 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc hai cực điều khiển 1 đèn.
b, 1 cầu chì, 2 công tắc ba cực điều khiển 1 bóng đèn
3. Đáp án + biểu điểm.
I
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
C
C
A
D
B
B
II
Nội dung
Điểm
Câu 1. Đồ dùng điện trong gia đình chia làm 3 loại
+ Đồ dùng điện - quang: Là những đồ dùng chuyển từ điện năng thành ánh sáng vd đèn sợi đốt
+ Đồ dùng điện - nhiệt: Là những loại đồ dùng chuyển từ điện năng thành nhiệt năng vd nồi cơm điện
+ Đồ dùng điện - Cơ: Là những đồ dùng chuyển từ điện năng thành cơ năng Vd quạt điện
Câu 2
Điện áp 2 đầu cuộn thứ cấp là
=> U2 = N2 x U1 : N1= 110 x 220 : 3650 = 6,63 V
Máy biến áp giảm áp
Câu 3
Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong một tháng (30 ngày) là
A = P x t = [40 x (8 x 30)] = 9600 wh = 9,6 kwh
Tiền điện phải trả trong 1 tháng của bóng đèn này là
(9,6 x1500) + (9,6 x 1500 x 10%) = 15840 đồng
Câu 4 Sơ đồ nguyên lí mạch điện:
a, 1 cầu chì, 1 ổ điện, 1 công tắc hai cực điều khiển 1 đèn.
O
A
b, 1 cầu chì, 2 công tắc ba cực điều khiển 1 bóng đèn
A
0
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
IV. Củng cố - luyện tập.
- GV thu bài kiểm tra sau đó hướng dẫn cách trả lời bài làm theo hệ thống câu hỏi để HS tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Xem lại nội dung kiến thức đã học của chương trình lớp 8 trong hè để chuẩn bị học chương trình lớp 9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t48-52,cn 8.doc