I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
-Biết được quy trình, các thao tác sơ chế, tạo hình nguyên liệu
-Biết được yêu cầu kỹ thuật về pha thái nguyên liệu; cắt tỉa hình tượng phẳng
- Biết được cách sử dụng các gia vị hợp lý và mục đích yêu cầu của làm chín thực phẩm
2-Thái độ:
-Có ý thức nghiêm túc trong việc học
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1-Giáo viên:- Nghiên cứu kỹ bài 6 trong SGK
-Tranh ảnh giới thiệu về một số cách tỉa nguyên liêu.
2- Học sinh: -Vở, viết, Đọc trước bài 6
46 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 9 - Trường THCS Chi Lăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và an toàn lao động.
Có ý thức sử dụng, bảo quản và giữ an toàn khi lao động.
Chuẩn bị.
Giáo viên.
Nghiên cứu nội dung bài 4 SGK, tài liệu tham khảo và trong cuộc sống.
Tìm hiểu các dụng cụ dùng trong nhà bếp và cách bảo quản.
Học sinh
Đọc trước bài 4 SGK..
Sưu tầm các loại đồ dùng, dụng cụ dùng sử dụng trong nhà bếp.
Đưa ra cách lựa chọn và bảo quản.
Tổ chức hoạt động dạy và học.
1 Ổn định tổ chức : 1’
2- Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới: 1’
Các dụng cụ dùng trong nhà bếp được làm từ các chất liệu khác nhau vì vậy mà cách sử dụng bảo dưỡng khác nhau. Bài hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về các loại dụng cụ và thiết bị dùng trong nhà bếp và cách bảo quản sư dụng chúng.
4. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Các loại dụng cụ , thiết bị dùng trong chế biến và bày dọn bữa ăn:
GV Các dụng cụ và thiết bị nhà bếp bao gồm những dụng cụ cầm tay, những thiết bị sử dụng điện và những đồ dùng cố định.
? Kể tên các loại dụng cụ cắt, thái, xay, giã.
Hs liên hệ trả lời
? Kể tên các loại dụng cụ đo lường dùng trong nấu ăn.
Hs liên hệ trả lời
? Kể tên các dụng cụ dùng để nấu nướng.
? Em biết những loại dụng cụ làm bánh nào.
? Kể tên các loại dụng cụ dọn thức ăn và dụng cụ để ăn.
? Kể tên các loại dụng cụ dọn, rửa, vệ sinh nhà bếp.
? Kể tên các loại dụng cụ chứa đựng thực phẩm dự trữ.
? ở gia đình em sử dụng những dụng cụ nào để đảm bảo vệ sinh cho thức ăn và gia đình trong bữa ăn.
? Trong khi nấu ăn bị bỏng thì cần đến những dụng cụ cấp cứu nào.
? Kể tên các đồ dùng sử dụng điện, khí đốt.
? Trong gia đình em khu vực nhà bếp sử dụng những đồ dùng cố định nào.
GV lấy ví dụ: tủ đựng đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản
GV giới thiệu: Các dụng cụ nhà bếp được chế tạo từ những chất liệu khác nhau. Cần dựa vào tính chất lý, hoá học của chất liệu để biết cách sử dụng và bảo quản nhưng dụng cụ đó được lâu bền và đảm bảo an toàn cho thực phẩm trong quá trình chế biến và chứa đựng
? Kể tên các loại dụng cụ và thiết bị nhà bếp làm bằng kim loại.
Khi sử dung những dụng cụ này cần chú ý điều gì?
? Kể tên các loại dụng cụ nhà bếp làm bằng sành sứ, thủy tinh, đất nung..
Khi sử dung những dụng cụ này cần chú ý điều gì?
? Kể tên các loại dụng cụ nhà bếp làm bằng tre gỗ.
Khi sử dung những dụng cụ này cần chú ý điều gì?
? Kể tên các loại dụng cụ nhà bếp làm bằng nhựa.
Khi sử dung những dụng cụ này cần chú ý điều gì?
? Kể tên các loại dụng cụ nhà bếp làm bằng vải, sợi.
Khi sử dung những dụng cụ này cần chú ý điều gì?
? Kể tên các loại dụng cụ nhà bếp làm bằng nhựa.
Khi sử dung những dụng cụ này cần chú ý điều gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp an toàn lao động trong nhà bếp.
Khi sử dụng nhà bếp thường gặp sự cố gì? Nguyên nhân do những nguyên lieuj, nhiên liệu gì.
? Kể tên các biện pháp phòng cháy trong nhà bếp.
? cách chữa cháy trong nhà bếp nơi nấu ăn.
GV lưu ý không đổ nước làm lửa lan rộng
? Khi nấu ăn ta thường hay bị bỏng vậy có những nguyên nhân gây bỏng nào.
? Đưa ra cách phòng chống bỏng do nhiệt
? Trong nhà bếp cần làm gì để tránh đứt tay.
? Trong nhà bếp cần làm gì để đề phòng va chạm gât đổ vỡ.
? Trong nhà bếp cần làm gì để tránh bị điện giật
.
42’
45’
38’
I.Các loại dụng cụ , thiết bị dùng trong chế biến và bày dọn bữa ăn:
Các dụng cụ và thiết bị nhà bếp bao gồm những dụng cụ cầm tay, những thiết bị sử dụng điện và những đồ dùng cố định. Có thể chia thành các nhóm đồ dùng sau:
1.Dụng cụ cắt , thái, xay, giã:
-Dao các loại: Gồm dao chặt, dao cắt, gọt, thái, dao tỉa.
-Kéo, bàn nạo đu đủ ( hay nạo dừa).
-Thớt , cối chày giã.
-Cối xay tiêu, xay thịt ( loại quay tay)
-dụng cụ mở đồ hộp.
2.Dụng cụ đo lường.
Thìa, bát , chai có vạch chia, cân nhiệt kế, đồng hồ
3. Dụng cụ nấu nướng:
-Các loại xoong chảo, nồi, chõ nấu xôi, vỉ hấp, ấm đun nước nồi áp suất.
-Muôi, thìa, đũa nấu.
-Dụng cụ chuyên dùng: Vợt lưới , vỉ nướng .
4.Dụng cụ làm bánh:
-Chậu đựng trứng, đựng bột, xẻng gỗ trộn bột, cây cán bột.
-Khuôn làm bánh , dàn để bánhvà một số dụng cụ chuyên dùng khác để làm một số loại bánh Á, Âu.
5. Dụng cụ dọn thức ăn và dụng cụ để ăn:
-Bát, đĩa các loại, dao ăn, thìa, đĩa, đũa, kê đũa, ly cốc
- Khay, mâm.
- Khăn bàn, khăn ăn
- Bàn ghế ăn.
6.Dụng cụ rửa. dọn và vệ sinh nhà bếp:
- Rổ rá đựng thực phẩm
- Chậu rửa.
- Búi rửa bát.
- Khăn lau bát
- Khăn hoặc cây lau nhà – khăn lau bàn, chổi quét.
-Xẻng rác, thùng đựng rác .
7.Dụng cụ chứa đựng thực phẩm dự trữ:
Hộp, chai, lọ đựng gia vị và thực phẩm khô, thùng đựng gạo
8.Dụng cụ an toàn:
- Lồng bàn.
- Lót tay để bắc nồi
- Lót nồi ( rế)
9.Dụng cụ cấp cứu:
- Thuốc chữa bỏng
- Bông băng, thuốc sát trùng
10. Các đồ dùng sử dụng điện, sử dụng khí đốt:
- Nồi cơm điện- chảo điện- các loại máy xay- máy đánh trứng
-Bếp điện – lò nướng – lò vi sóng - tủ lạnh .
- Bếp ga- bếp dầu.
11. Các đồ dùng cố định:
- Tủ đựng thức ăn , tủ đựng dụng cụ nhà bếp.
- Bồn rửa, bàn bếp.
- Bếp lò ( bếp than, bếp củi)
II. Cách sử dụng và bảo quản:
1.Dụng cụ kim loại:
- Nồi, chảo, ấm đun, muối, thìa, dao, kéo..chế tạo từ những kim loại như nhôm, gang, sắt, sắt không gỉ ( inox), sắt trắng men, đồng.
- Khi sử dụng những dụng cụ này cần chú ý:
+ Nấu nướng xong phải rửa sạch ngay, lau khô ráo, không dùng xà phòng có chứa nhiều axit để rửa. Không dùng giấy nhám hay vật nhọn sắc để cạo hoặc đánh rửa.
+ Dùng đũa tre hoặc gỗ để khuấy, đảo thức ăn.
+ Không để thức ăn trong dụng cụ qua đêm, nhất là thức ăn có vị chua mặn.
+ Tránh va đập mạnh đồ dùng bằng nhôm, gang, sắt, tráng men.
+ Nồi gang chịu nhiệt cao, giữ nóng lâu.
+ Nồi nhôm truyền nhiệt tốt, nấu nhanh.
2.Dụng cụ sành, sứ, thuỷ tinh, đất nung:
- Bao gồm: Nồi đất, âu ( liễn) sành, chén, bát, ly, cốc..
- Khi sử dụng những dụng cụ này nên chú ý:
-Xếp đặt nhẹ, cẩn thận, tránh va đập.
-Rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước rửa chén bát, lau khô
- Nồi đất mới, khi dùng lấy lá có nhựa như rau lang, rau muống, xát vào xung quanh nồi để chắc chắn hơn. Đổ đầy nước , đun sôi nhiều lần cho bớt mùi đất. Khi nấu đun nhỏ lửa. Nồi đất giữ nhiệt tốt.
- Đồ thuỷ tinh: Trước khi dùng cho vào nồi nước lạnh luộc kỹ để không bị nứt khi rót nước nóng.
3.Dụng cụ bằng tre, gỗ:
+ Bao gồm : Đũa tre ( hoặc đũa gỗ) , rổ rá tre, nuôi thìa, thớt gỗ..
+ Khi sử dụng cú ý:
-Dùng xong rửa sạch ngay, không ngâm trong nước để tránh bị nở do hút nước khi khô sẽ bị cong , nứt.
- Phơi khô để không bị ẩm mốc.
- Không để gần lửa dễ bị cháy , dòn gãy.
4.Dụng cụ bằng nhựa:
Bao gồm: Rổ rá, bát, đĩa, đũa, thìa , cốc..
-Không để thức ăn nóng trong đồ nhựa , nhất là những loại nhựa không chịu được nhiệt và dễ phai màu.
- Dùng xong rửa sạch ngay bằng nước rửa chén bát.
- Không để gần lửa, dễ bị cháy.
5. Đồ dùng bằng vải, sợi:
Gồm các loại kahưn bàn, khăn ăn, khăn phục vụ, khăn lau..
Dùng xong phải giặt sạch, phơi khô ngay. Nếu có điều kiện giạt tay cho trắng sạch.
6.Các đồ dùng sử dụng điện, sử dụng khí đốt.
-xem hướng dẫn , tính năng và cách sử dụng của đồ dùng khi mới mua về.
-Sử dụng đúng định mức điện thế ghi trên dụng cụ ( 110V- 220V)
-Dùng xong rửa sạch, lau khô
-Không để nước ướt hệ thống điện gây chập mạch.
-Dùng tủ lạnh: Thức ăn để trong tủ lạnh phải gói hoặc đậy kín .Không mở cửa tủ quá lâu làm giảm độ lạnh của tủ.
III.An toàn lao dộng trong nhà bếp:
1.Phòng chống cháy nổ:
+Phòng cháy:
-Nguyên liệu và nhiên liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu, giấy, khăn lau để xa ngọn lửa bếp.
- Không mặc áo len có lông dài, áo tay rộng khi nấu nướng.
- Khi bật lửa để xa người.
- Không nên để lửa to qúa khi nấu nướng.
- Dùng bếp dầu nên kiểm tra cẩn thận. bếp đủ bấc, ống dẫn dầu kín, rót dầu trước khi đốt lửa, không dùng xăng thay dầu.
- Dùng bếp ga xong chú ý khoá van an toàn
- Sử dụng nồi áp suất kiểm tra van an toàn trước khi dùng , không đun nấu thức ăn quá đầy có thể bị trào lên tắc van an toàn.
+Chữa cháy:
-Nếu vải hay giây bị cháy hãy dập tắt bằng nước.
-Nếu dầu hay mỡ cháy dập tắt bằng bột nư gạo, bột ngô, bột mì .,..hay bỏ muối vào, tuyệt đối không đổ nước làm lửa cháy lan rộng thêm.
-Nên có một bình chữa cháy trong bếp và biết cách sử dụng thành thạo
Nếu bếp dầu bị phụt cháy phải dùng chăn hay mảnh bao thấm nước phủ bao ngọn lửa, không dùng nước.
2.Phòng chống bỏng do nhiệt:
-Khi mở nắp nồi, nên đứng xa. để tránh hơi nóng lùa vào mặt , mở nắp nồi áp suất phả xả van an toàn trước khi mở.
-Dùng đũa dài để nấu và vớt thức ăn, không dùng tay cầm vào thức ăn dang nấu trên bếp.
- Dùng khăn lót tay để bắc nồi ra khỏi bếp.
- Đặt nồi, chảo trên bếp ngay ngắn, để tránh thức ăn đang sôi đổ vào người đang đứng nấu.
-Khi rán, thực phẩm phải khô ráo và đưa vào nhẹ tay tránh bắn mỡ vào người.
-Khi lấy thức ăn trong lò nướng phải kéo vỉ lò ra ngoài mới lấy thức ăn ra.
-Bưng bê bếp hoặc thức ăn đang sôi phải chú ý tránh người xung quanh.
3. Đề phòng đứt tay:
-Dùng dao đúng thao tác kĩ thuật của từng thao tác cắt thái.
-Rửa dao riêng, không chung với bất cứ dụng cụ nào khác, xếp các cạnh dao về cùng một phía.
- Khi đưa dao cho người khác nên đưa cán dao.
- Không nhặt các mảnh thuỷ tinh hay sành sứ vỡ bằng tay. Dùng khăn hoặc giấy thấm nước để thu gom, gói kỹ , bỏ vào thùng rác.
4. Đề phòng va chạm:
-Các đồ dùng xếp đúng chỗ, an toàn, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp để tránh rơi vào người hoặc va chạm trong quá trình nấu nướng.
-Đóng tất cả các cánh tủ để không bị va, vấp.
5. Đề phòng điện giật:
Khi sử dụng các thiết bị làm bếp dùng điện cần chú ý:
-Không cắm phích điện khi tay ướt.
- Không để nước ướt ổ điện hay phích cắm.
-Cắm dây điện vào đồ dùng trước,cắm vào ổ điện sau.
- Không cắm nhiều thiết bị vào cùng một ổ điện.
- Khi rút dây điện, tay cầm vào phích điện, không cầm dây điện kéo.
- Không giăng dây điện vướng lối đi.
- Không dùng dụng cụ kim loại để khuấy đảo thức ăn trong nồi điện hoặc khi nấu bằng bếp điện.
- Dùng lót tay khô để nhấc nồi ra khỏi bếp điện
- Đứng cách điện với mặt đất khi sử dụng đồ điện.
5. Củng cố- HDVN 7’
- Yêu cầu hS trả lời câu hỏi cuối bài.
- Quan sát khu vực nhà bếp và xắp xếp lại để đảm bảo an toàn lao động trong nhà bếp.
- Xem trước nội dung bà BÀI 5: BỐ TRÍ SẮP XẾP NỘI THẤT NHÀ BẾP.
******************************
TIẾT 10-11-12 BÀI 5: BỐ TRÍ SẮP XẾP NỘI THẤT NHÀ BẾP.
I.. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh phải:
- Biết cách sắp xếp và trang trí các khu vực trong nhà bếp hợp lý và khoa học, tạo sự gọn gàng, ngăn nắp và thoải mái khi ăn.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào điều kiện cụ thể của gia đình.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Đồ dùng: Các mẫu hình nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp, hình ảnh các khu làm việc trong nhà bếp, hình ảnh một số kiểu nhà bếp thông dụng
2. Học sinh:
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phương án trả lời các câu hỏi ở Sgk.
+ Đồ dùng: Tranh ảnh tự sưu tầm
III. Tiến trình thực hiện:
1. Tổ chức ổn định lớp:
- Kiểm tra số lượng học sinh tham gia, kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Những dụng cụ, thiết bị nhà bếp được làm bằng những chất liệu gì? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ, thiết bị đó.
- Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm, thủy tinh, nhựa.
- Kể tên một vài loại đồ dùng điện trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản các loại đó?
3 Khởi động. 1’
Nhà bếp là nơi thực hiện nhu cầu ăn uống, là nơi người nội trợ tốn nhiều thời gian và công sức do đó để sắp xếp và trang trí hợp lý, gọn gàng, ngăn nắp, khoa học trong nhà bếp ntn chúng ta đi nghiên cứu bài mới.
4. Bài mới
Họat động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc trong nhà bếp
- Y/c hs liên hệ thức tế để xác định các công việc trong nhà bếp.
Em hãy kể tên những công việc cân làm trong nhà bếp?
- ý kiến khác?
Gv tổng hợp, nhận xét- kết luận
- Y/c hs xác định các đồ dùng cần thiết qua những công việc cần làm trong nhà bếp.
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bố trí , sắp xếp các khu vực hoạt động trong nhà bếp.
- Thế nào là sắp xếp hợp lý?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá
- Tai sao phải phân chia khu vực hoạt động trong nhà bếp?
- ý kiến khác?
- Gv tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận
- Theo em các khu vực hoạt động trong nhà bếp được bố trí ntn?
HS trả lời câu hỏi và hoàn thành nội dung vào vở theo sự hướng dẫn của giáo viên.
? Trong khu vực cất giữ thực phẩm bao gồm những đồ dùng nào? Vị trí các đồ dùng trong nhà bếp.
? Nơi chuẩn bị thực phẩm để nấu nướng cần những đồ dùng nào và vật liệu làm các đồ dùng này.
? Tại so lại ohair dùng các vật liệu đó.
HS liên hệ thực tế trả lời.
? Bố trí Nơi rửa thực phẩm và rửa các dụng cụ nhà bếp ở cạnh khu vực nào?
? Khu vự bếp nấu bố trí ở vị trí nào? Trong khu vự bếp nấu cần những đồ dùng nào.
GV phân tích kỹ từng nội dung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sắp xếp trang trí nhà bếp hợp lý.
?. Em hãy kể một số dạng hình nhà bếp thông dụng trong các hộ gia đình hiện nay?
- Y/c hs liên hệ thực tế.
Bếp của gia đình em được sắp xếp như thế nào?
- Gv phân tích, kết luận về các dạng nhà bếp thông dụng.
- Y/c hs lần lượt phân tích sự phù hợp, điểm chưa hợp lý đối với từng dạng được thể hiện ở Sgk (dạng chữ I, dạng hai đường thẳng song song, dạng chữ U, dạng chữ L)
GV cho hs quan sát hình vẽ trong SGK
?. Vị trí và các khu vực làm việc ở SGK được sắp xếp như thế nào?
y/c hs quan sát hình vẽ sgk.
?. Vị trí các khu vực làm việc nên sắp xếp như thế nào cho hợp lý? (hãy diễn tả theo hình)
Em hãy nêu tên các khu vực đã được đóng khung (có ghi số) trên sơ đồ bếp dạng chữ U (H10)?
Theo em cách sắp xếp này đã hợp lý chưa? Tại sao?
Y/c hs quan sát h11 sgk.
Em hãy nêu tên các khu vực đã được đóng khung (có ghi số) trên sơ đồ bếp dạng chữ L?
Theo em cách sắp xếp này đã hợp lý chưa? Tại sao?
20’
45’
50’
I. Cách sắp xếp và trang trí nhà bếp:
1. Những công việc cần làm trong nhà bếp
Cất giữ thực phẩm chưa dùng
Cất giữ dụng cụ làm bếp
Chuẩn bị sơ chế thực phẩm: cắt, thái, rửa....
nấu nướng thực hiện món ăn
Bày dọn thức ăn, bàn ăn
2. Những đồ dùng cần thiết để thực hiện các công việc nhà bếp
Tủ cất giữ thực phẩm, tủ lạnh
Bàn cắt, thái
Chậu rửa
Bếp đun
Bàn sửa soạn thức ăn
Tủ, kệ chứa thức ăn và các đồ dùng cho chế biến
II. Bố trí , sắp xếp các khu vực hoạt động trong nhà bếp.
1.Thế nào là sắp xếp nhà bếp hợp lý?
-Là bố trí các khu vực làm việc trong bếp thuận lợi cho người nội trợ để công việc được triển khai gon gàng, khoa học
- Để công việc tiến hành được gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, ít tốn thời gian di chuyển.
2. Bố trí các khu vực hoạt động trong nhà bếp:
- Nơi cất giữ thực phẩm.
+Gồm tủ đựng thực phẩm và tủ lạnh.
- Nơi chuẩn bị thực phẩm để nấu nướng: Bố trí liền ngay khu vực cất giữ thực phẩm và nơi rửa (bàn làm gằng gỗ, bọc tôn hoặc lát gạch men trên mặt
- Nơi rửa thực phẩm và rửa các dụng cụ nhà bếp.
- Bếp nấu.
III. Một số cách sắp xếp trang trí nhà bếp thông dụng:
- Nhà bếp thường được sắp xếp theo các dạng hình thông dụng: dạng chữ I, hai đường thẳng song song, chữ U, chữ L.
1. Dạng chữ I:
- Sử dụng một bên tường.
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
Được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ. Trên tường có các ngăn tủ chứa bát, đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết.
2. Dạng hai đường thẳng song song:
Sử dụng hai bức tường đối diện.
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
Tạo thành một tam giác đều, đựoc nối liền bởi các ngăn, kệ tủ.
3. Dạng hình chữ U:
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
4. Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ.
5. Trên tường có các ngăn tủ chứa bát, đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết.
Cách sắp xếp này là hợp lý vì: các khu vực làm việc (tủ chứa thực phẩm, nơi dọn rửa, nơi đun nấu) nằm trên 3 góc của tam giác đều. Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ ở dưới thấp cũng như ở trên tường nên tiện cho việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian.
4. Dạng hình chữ L:
1. Tủ chứa thực phẩm.
2. Nơi dọn rửa.
3.Nơi đun nấu.
4. Nơi bày dọn thức ăn.
5. Các ngăn và kệ tủ chứa bát, đĩa, thức ăn và vật dụng cần thiết.
6,7. Nơi chứa rác.
Cách sắp xếp này là hợp lý vì: các khu vực làm việc (tủ chứa thực phẩm, nơi dọn rửa, nơi đun nấu) nằm trên 3 góc của tam giác đều. Các khu vực làm việc được nối liền bởi các ngăn và kệ tủ ở dưới thấp cũng như ở trên tường nên tiện cho việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian.
5. Củng cố- HDVN: 10 phút
- Y/c 01 hs đọc phần ghi nhớ.
- + Trả lời các câu hỏi ở Sgk.
- Hướng dẫn học bài ở nhà: Xem lại toàn bộ nội udng đã học chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
TIẾT 13 KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Đánh giá được chất lượng học tập giữa học ḱ 1.
- Vận dụng kiến thức đă học giải quyết bài tập cụ thể.
2. Kỹ năng
- Liên hệ thực tiễn
3. Thái độ
- Nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ :
- Đề kiểm tra.
III. ĐỀ RA, ĐÁP ÁN ( 45phut)
Câu 1: ( 1 điểm) Trình bày vai trò dinh dưỡng, nguồn cung cấp thực phẩm của gluxit và nhu cầu cảu nó đối với con người.
Câu 2: (2 điểm)Trình bày cách bảo quản các chất dinh dưỡng trong lúc chế biến. Cho ví dụ.
Câu 3: ( 3 điểm)Nêu các biện pháp an toàn lao động trong nhà bếp.
Câu 4: (4 điểm)Ở gia đình em bố trí nhà bếp theo kiểu mô hình nhà bếp nào. Trình bày cách bố trí nhà bếp đó. Đưa ra những ưu nhược điểm.
ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 1điểm )Vai trò dinh dưỡng của gluxit:
-Cung cấp năng lượng
-Có mặt trong thành phần tế bào, tổ chức và tham gia vào quá trình chuyển hoá cơ bản. chuyển hoá gluxit liên quan chặt chẽ với quá trình chuyển hoá Prôtêin và lipit
Nguồn cung cấp thực phẩm:
-Lượng thực (Gạo, ngô, khoai, sắn..) và các chế phẩm ( kẹo, mạch nha)
- các loại quả ( mít, xoài, cam, quýt..) , mía, củ cải, một số loại rau, đậu
+Thực phẩm động vật: Mật ong, sữa..
Nhu cầu:
Từ 6- 10 g/ kg trọng lượng cơ thể / ngày
nếu lao động nặng cần 15 g
Câu 2: (2 điểm)
Cách bảo quản các chất dinh dưỡng ( 1,5 điểm)
Trong quá trình chế biến các chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị hao hụt do bị hoà tan, bay hơi hoặc biến chất. Do đó trong quá trình chế biến thực phẩm cần chú ý :
1.Khi chuẩn bị nấu
+Rau, củ
-Rửa sạch trước khi cắt thái.
-Chỉ cắt trước khi nấu.
-Không để rau củ khô héo.
-Rau ăn sống nên cắt gọt vỏ khi gần ăn.
+Thịt , cá:
-Rửa sạch trước khi cắt thái, không ngâm lâu trong nước vì sinh tố và các khoáng chất bị hoà tan trong nước.
-Làm chín khi thịt, cá còn tươi.
-Không để ruồi bọ đậu vào làm nhiễm khuẩn.
2.Trong quá trình làm chín thực phẩm
-Trong thời gian làm chín phải phù hợp với yêu cầu về trạng thái của từng nguyên liệu trong món ăn . Không nên hầm quá nhừ hay rán kỷ quá sẽ mất nhiều sinh tố.
-Không hâm lại thức ăn nhiều lần.
-Khi nấu tránh khuấy đảo nhiều làm tăng sự bay hơi của các chất dinh dưỡng .
-Không đun nóng chất béo nhiều lần (vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi) làm sinh tố A trong chất béo bị phân huỷ và làm chất béo biến chất.
-Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1
Lấy dược ví dụ hợp lý 0,5 điểm
Câu 3: ( 3 điểm) Các biện pháp an toàn lao động trong nhà bếp.
1.Phòng chống cháy nổ:
+Phòng cháy:
-nguyên liệu và nhiên liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu, giấy, khăn lau để xa ngọn lửa bếp.
- Không mặc áo len có lông dài, áo tay rộng khi nấu nướng.
- Khi bật lửa để xa người.
- Không nên để lửa to qúa khi nấu nướng.
- Dùng bếp dầu nên kiểm tra cẩn thận. bếp đủ bấc, ống dẫn dầu kín, rót dầu trước khi đốt lửa, không dùng xăng thay dầu.
- Dùng bếp ga xong chú ý khoá van an toàn
- Sử dụng nồi áp suất kiểm tra van an toàn trước khi dùng , không đun nấu thức ăn quá đầy có thể bị trào lên tắc van an toàn.
+Chữa cháy:
-Nếu vải hay giây bị cháy hãy dập tắt bằng nước.
-Nếu dầu hay mỡ cháy dập tắt bằng bột nư gạo, bột ngô, bột mì .,..hay bỏ muối vào, tuyệt đối không đổ nước làm lửa cháy lan rộng thêm.
-Nên có một bình chữa cháy trong bếp và biết cách sử dụng thành thạo
Nếu bếp dầu bị phụt cháy phải dùng chăn hay mảnh bao thấm nước phủ bao ngọn lửa, không dùng nước.
2.Phòng chống bỏng do nhiệt:
-Khi mở nắp nồi, nên đứng xa. để tránh hơi nóng lùa vào mặt , mở nắp nồi áp suất phả xả van an toàn trước khi mở.
-Dùng đũa dài để nấu và vớt thức ăn, không dùng tay cầm vào thức ăn dang nấu trên bếp.
- Dùng khăn lót tay để bắc nồi ra khỏi bếp.
- Đặt nồi, chảo trên bếp ngay ngắn, để tránh thức ăn đang sôi đổ vào người đang đứng nấu.
-Khi rán, thực phẩm phải khô ráo và đưa vào nhẹ tay tránh bắn mỡ vào người.
-Khi lấy thức ăn trong lò nướng phải kéo vỉ lò ra ngoài mới lấy thức ăn ra.
-Bưng bê bếp hoặc thức ăn đang sôi phải chú ý tránh người xung quanh.
3. Đề phòng đứt tay:
-Dùng dao đúng thao tác kĩ thuật của từng thao tác cắt thái.
-Rửa dao riêng, không chung với bất cứ dụng cụ nào khác, xếp các cạnh dao về cùng một phía.
- Khi đưa dao cho người khác nên đưa cán dao.
- Không nhặt các mảnh thuỷ tinh hay sành sứ vỡ bằng tay. Dùng khăn hoặc giấy thấm nước để thu gom, gói kỹ , bỏ vào thùng rác.
4. Đề phòng va chạm:
-Các đồ dùng xếp đúng chỗ, an toàn, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp để tránh rơi vào người hoặc va chạm trong quá trình nấu nướng.
-Đóng tất cả các cánh tủ để không bị va, vấp.
5. Đề phòng điện giật:
-Khi sử dụng các thiết bị làm bếp dùng điện cần chú ý:
-Không cắm phích điện khi tay ướt.
- Không để nước ướt ổ điện hay phích cắm.
-Cắm dây điện vào đồ dùng trước , cắm vào ổ điện sau.
- Không cắm nhiều thiết bị vào cùng một ổ điện.
- Khi rút dây điện, tay cầm vào phích điện, không cầm dây điện kéo.
- Không giăng dây điện vướng lối đi.
- Không dùng dụng cụ kim loại để khuấy đảo thức ăn trong nồi điện hoặc khi nấu bằng bếp điện.
- Dùng lót tay khô để nhấc nồi ra khỏi bếp điện
- Đứng cách điện với mặt đất khi sử dụng đồ điện.
Câu 4: ( 4 điểm ) Trình bày đúng đủ ( 2điểm) và đưa ra được ưu điểm và nhược điểm (2diểm)
IV. Kết thúc.
Thu bài và dặn dò HS xem trước nội udng chương III bài 6CHƯƠNG III KỸ THUẬT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
TIẾT 14-15-16 BÀI 6 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠO MÓN ĂN
I/ MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
-Biết được quy trình, các thao tác sơ chế, tạo hình nguyên liệu
-Biết được yêu cầu kỹ thuật về pha thái nguyên liệu; cắt tỉa hình tượng phẳng
- Biết được cách sử dụng các gia vị hợp lý và mục đích yêu cầu của làm chín thực phẩm
2-Thái độ:
-Có ý thức nghiêm túc trong việc học
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1-Giáo viên:- Nghiên cứu kỹ bài 6 trong SGK
-Tranh ảnh giới thiệu về một số cách tỉa nguyên liêu.
2- Học sinh: -Vở, viết, Đọc trước bài 6
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: 1 phút
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Khởi động: 1’
Để tạo được món ăn ngon thì ta cần biết chế biến món ăn ngoài ra còn cần tỉa nguyên liệu và cách nêm gia vị hợp lý cho món ăn. Ta vào bài hôm nay QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠO MÓN ĂN
4- Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Nghiên cứu mục dích và yêu cầu sơ chế nguyên liệu thực phẩm
Gv giảng dẫn dắt vào vấn đề.
Hs phân tích các vd, làm việc theo cá nhân.
Gv cho ví dụ về sơ chế rau, mướp, y/c hs phân tích: gồm những khâu nào, mục đích.
Gọi vài hs trình bày ý kiến của mình.
Nhận xét đánh giá chung.
Hs xác định được mục đích của sơ chế nguyên liệu và trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
Hướng học sinh đi đến mục đích, các công đoạn sơ chế.
Gv nhận xét, bổ sung đưa ra, mục đích hoàn chỉnh.
Gọi hs nhắc lại
Chuyển ý sang mục khác
Gv giới thiệu một số mẫu sơ chế.
Hs: phân thành bàn cùng thảo luận với nhau.
Đại diện nhóm đưa ra ý kiến của nhóm mình, các nhóm nhận xét bổ sung để hình thành kiến thức cho mình. Hs: phân thành bàn thảo luận với nhau.
Hs: phân thành bàn thảo luận với nhau.
Gv cho hs 2’làm bài nhanh về các yêu cầu sơ chế nguyên liệu.
Gv thu 5 bài đầu tiên, nhận xét. Từ đó tổng hợp thành những y/c hoàn chỉnh.
Gọi hs nhắc lại.
`43’
I. Sơ chế nguyên liệu
1. Mục đích.
- Là quá trình dùng các tác động nhằm loại bỏ phần không ăn được, làm sạch nguyên liệu, biến nguyên liệu thực phẩm thành hình dạng phù hợp với y/c chế biến món ăn cụ thể.
- Gồm 2 công đoạn cụ thể: sơ chế tinh và sơ chế thô.
2. Yêu cầu sơ chế nguyên liệu
a. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm: nguyên liệu phải được làm sạch các y/t gây hại cho con người.
b. Sử dụng hợp lý nguyên liệu.
c. Đảm bảo giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách Tạo hình nguyên liệu:
GV giới thiệu.
Nguyên liệu động thực vật sau khi sơ chế còn ở thể trạng cả con, cả khối. Do đó cần phải biến đổi hình dạng để phù hợp nấu nướng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của nấu ăn. Tạo hình nguyên liệu gồm: Cắt thái, giã, tạo hình từ nguyên liệu ở thể quánh mượt.
? Mục đích của việc cắt thaid nguyên liệu.
Khi cắt thái nguyên liệu cần chú ý những điểm gì?
? Kể tên các phương pháp cắt thái nhà em thường dùng.
GV giới thiệu một số hình nguyên liệu
? Em hiểu phương pháp giã là như thế nào. Cho ví dụ.
? Thế nào là tạo hình từ
Các nguyên liệu để nấu ăn khi qua các khâu chế biến sơ bộ, muốn tạo ra nhiều món ăn khác nhau thì phải tiến hành phối hợp nguyên liệu và gia vị trước hoặc trong khi làm chín.
45’
40’
II. Tạo hình nguyên liệu:
1.Cắt thái nguyên liệu:
1.1/Mục đích: Nhằm biến đổi hình dạng của nguyên liệu cho phù hợp phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nau an 8 Giao an nghe nau an_12423464.doc