I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS thực hiện đúng phép chia đa thức 1 biến đã sắp xếp. Biết vận dụng phép chia đa thức một biến vào việc tính nhanh, tìm dư của phép chia 2 đa thức.
- Kỹ năng: Thực hiện thành thạo chia đa thức cho đa thức bằng cách đã học và bằng phương pháp PTĐTTNT.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Các bài tập.
- HS: Kiến thức về phép chia đa thức một biến.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2017.
Ngày dạy: 03/11/2017 – 8D.
Tiết 17. §12. CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS hiểu được khái niệm chia hết và chia có dư. Nắm được các bước trong thuật toán phép chia đa thức A cho đa thức B (đã sắp xếp).
- Kỹ năng: Thực hiện đúng phép chia đa thức A cho đa thức B (Trong đó B chủ yếu là nhị thức, trong trường hợp B là đơn thức HS có thể nhận ra phép chia A cho B là phép chia hết hay không chia hết).
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ.
- HS: Kiến thức về phép chia, cách đặt tính chia.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu quy tắc chia 1 đa thức A cho 1 đơn thức B (Trong trường hợp mỗi hạng tử của đa thức A chia hết cho B)
Làm phép chia (3x2y2 + 6x2y3 - 12xy) : 3xy.
? Không làm phép chia hãy giải thích rõ vì sao đa thức A = 5x3y2 + 2xy2 - 6x3y chia hết cho đơn thức B = 3xy
? Em có nhận xét gì về 2 đa thức sau: A = 2x4 - 13x3 + 15x2 + 11x - 3 và B = x2 - 4x - 3?
3. Đặt vấn đề:
GV chỉ lên bài củ của HS 3: A và B là hai đa thức một biến đã sắp xếp; Nếu lấy đa thức A chia cho đa thức B thì ta làm ntn? Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
4. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
GV: Cho đa thức
A= 2x4-13x3 + 15x2 + 11x - 3
B = x2 - 4x – 3
GV: A và B là 2 đa thức 1 biến đã sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần của biến.
? Thực hiện phép chia đa thức A cho đa thức B?
+ Đa thức A gọi là đa thức bị chia.
+ Đa thức B gọi là đa thức chia .
Ta đặt phép chia
2x4 - 13x3 + 15x2+11x- 3 x2 - 4x – 3
GV gợi ý như SGK.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
1. Phép chia hết.
Cho đa thức:
A = 2x4 - 13x3 + 15x2 + 11x - 3
B = x2 - 4x - 3
B1: 2x4 : x2 = 2x2
Nhân 2x2 với đa thức chia x2- 4x- 3
2x4- 12x3+ 15x2 +11x -3 x2- 4x- 3
- 2x4 - 8x3- 6x2 2x2
0 - 5x3 + 21x2 + 11x - 3
B2: -5x3 : x2 = -5x
2x4- 12x3+15x2+ 11x-3 x2 - 4x - 3
2x4 - 8x3 - 6x2 2x2 - 5x
- 5x3 + 21x2 + 11x- 3
-5x3 + 20x2 +15x- 3
0 + x2 - 4x - 3
B3: x2 : x2 = 1
2x4- 12x3+15x2+ 11x-3 x2 - 4x - 3
2x4 - 8x3 - 6x2 2x2 - 5x + 1
- 5x3 + 21x2 + 11x- 3
-5x3 + 20x2 +15x- 3
0 + x2 - 4x - 3
x2 - 4x – 3
0
Phép chia có số dư cuối cùng = 0
GV: Nếu ta gọi đa thức bị chia là A, đa thức chia là B, đa thức thương là Q Ta có: A = B.Q (B 0)
? Thực hiện phép chia đa thức 5x3 - 3x2 + 7 cho đa thức x2 + 1
HS thực hiện tương tự như trên.
? NX đa thức dư cuối cùng?
HS: Trả lời.
GV: Đa thức dư có bậc nhỏ hơn đa thức chia nên phép chia không thể tiếp tục được Phép chia có dư đa thức - 5x + 10 là đa thức dư (Gọi tắt là dư).
GV: Giới thiệu nội dung chú ý như SGK.
HS: Ghi nhớ.
Phép chia hết.
* Vậy ta có:
(2x4 - 12x3 + 15x2 + 11x – 3):(x2 - 4x - 3) = 2x2 - 5x + 1
2. Phép chia có dư:
Thực hiện phép chia 5x3 - 3x2 + 7 cho đa thức x2 + 1.
5x3 - 3x2 + 7 x2 + 1
5x3 + 5x 5x - 3
- 3x2 - 5x + 7
- 3x2 - 3
- 5x + 10
+ Kiểm tra kết quả:
( 5x3 - 3x2 + 7) = (x2+1).(5x-3) - 5x +10
* Chú ý: Với 2 đa thức tuỳ ý A và B có cùng 1 biến (B0) tồn tại duy nhất 1 cặp đa thức Q và R sao cho: A = B.Q + R Trong đó R = 0 hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B (R được gọi là dư trong phép chia A cho B).
Khi R = 0 => A chia hết cho B.
5. Củng cố:
GV nhấn mạnh lại kiến thức HS cần ghi nhớ.
GV: Tổ chức cho HS làm các bài tập 67; 68 SGK.
HS thực hiện làm.
GV theo dõi sau đó cũng cố lại.
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại bài học và các bài tập đã làm.
- Làm các bài tập: 69, 70, 74 (SGK - Tr 31, 32).
- Chuẩn bị bài: §10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước (Phần hình học).
Xem lại khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Hướng dẫn:
Bài 69: Thực hiện phép chia như ở VD trong mục 2 của bài học.
Bài 74: Thực hiện phép chia để tìm ra đa thức dư, sau đó dựa vào đk chia hết =>a
Ngày soạn: 05/11/2017.
Ngày dạy: 06/11/2017 - 8D.
Tiết 18. LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS thực hiện đúng phép chia đa thức 1 biến đã sắp xếp. Biết vận dụng phép chia đa thức một biến vào việc tính nhanh, tìm dư của phép chia 2 đa thức.
- Kỹ năng: Thực hiện thành thạo chia đa thức cho đa thức bằng cách đã học và bằng phương pháp PTĐTTNT.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Các bài tập.
- HS: Kiến thức về phép chia đa thức một biến.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Làm phép chia: (2x4 + x3 - 3x2 + 5x - 2) : ( x2 - x + 1).
? Áp dụng HĐT để thực hiện phép chia: (x2 + 2xy + y2) : (x + y)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
GV: Cho đa thức A = 3x4 + x3 + 6x - 5 và B = x2 + 1. Tìm dư R trong phép chia A cho B rồi viết dưới dạng A = B.Q + R
GV: Khi thực hiện phép chia, đến dư cuối cùng có bậc < bậc của đa thức chia thì dừng lại.
? Làm bài tập 70 SGK?
Làm phép chia
a) (25x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2
b) (15x3y2 - 6x2y - 3x2y2) : 6x2y
? Làm bài tập 71 SGK?
GV: Không thực hiện phép chia hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đa thức B hay không.
a) A = 15x4 - 8x3 + x2; B =
b) A = x2 - 2x + 1; B = 1 - x
? Tính nhanh
a) (4x2 - 9y2 ) : (2x-3y)
b) (8x3 + 1) : (4x2 - 2x + 1)
c)(27x3 - 1) : (3x - 1)
d) (x2 - 3x + xy - 3y) : (x + y)
- HS lên bảng trình bày câu a
- HS lên bảng trình bày câu b
? Tìm số a sao cho đa thức 2x3 - 3x2 + x + a (1) Chia hết cho đa thức x + 2 (2)
? Em nào có thể biết ta tìm A bằng cách nào?
HS: Ta tiến hành chia đa thức (1) cho đa thức (2) và tìm số dư R & cho R = 0 Ta tìm được a.
Vậy a = 30 thì đa thức (1) đa thức (2)
GV: Cho đa thức f(x) = x3 + 5x2 - 9x - 45; g(x) = x2 - 9. Biết f(x)g(x) hãy trình bày các cách tìm thương.
C1: Chia BT;
C2: Gọi đa thức thương là ax + b (Vì đa thức chia bậc 2, đa thức bị chia bậc 3 nên thương bậc 1)
f(x) = (x2 - 9)(ax + b)
GV: Tìm đa thức dư trong phép chia
(x2005 + x2004 ) : ( x2 - 1)
GV: Cũng cố lại.
1. Bài tập 69 (SGK - tr 31)
3x4 + x3 + 6x - 5 x2 + 1
3x4 + 3x2 3x2 + x - 3
0 + x3 - 3x2+ 6x-5
x3 + x
-3x2 + 5x - 5
-3x2 - 3
5x - 2
Vậy ta có: 3x4 + x3 + 6x - 5
= (3x2 + x - 3)( x2 + 1) + 5x - 2
2. Bài tập 70 (SGK - tr 32)
Làm phép chia
a) (25x5 - 5x4 + 10x2) : 5x2
= 5x2 (5x3- x2 + 2) : 5x2 = 5x3 - x2 + 2
b) (15x3y2 - 6x2y - 3x2y2) : 6x2y
= 6x2y(
3. Bài tập 71 (SGK - tr 32)
a) A B vì đa thức B thực chất là 1 đơn thức mà các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B.
b) A = x2 - 2x + 1 = (1 -x)2 (1 - x)
4. Bài tập 73 (SGK - tr 32)
* Tính nhanh
a) (4x2 - 9y2 ) : (2x-3y)
= [(2x)2 - (3y)2] : (2x-3y)
= (2x - 3y)(2x + 3y) : (2x-3y) = 2x + 3y
c) (8x3 + 1) : (4x2 - 2x + 1)
= [(2x)3 + 1] : (4x2 - 2x + 1) = 2x + 1
b)(27x3-1): (3x-1) = [(3x)3-1]:(3x - 1) = 9x2 + 3x + 1
d) (x2 - 3x + xy - 3y) : (x + y)
= x(x - 3) + y (x - 3) : (x + y)
= (x + y) (x - 3) : ( x + y) = x - 3
5. Bài tập 74 (SGK - tr 32)
2x3 - 3x2 + x + a x + 2
2x3 + 4x2 2x2 - 7x + 15
- 7x2 + x + a
-7x2 - 14x
15x + a
15x + 30
a - 30
Gán cho R = 0 a - 30 = 0 a = 30
6. Bài tập nâng cao (BT3/39 KTNC) *C2: x3 + 5x2 - 9x - 45
= (x2 - 9)(ax + b) = ax3 + bx2 - 9ax - 9b
Vậy thương là x + 5
7. Bài tập 7 (KTNC - tr 39)
Gọi thương là Q(x) dư là r(x) = ax + b (Vì bậc của đa thức dư < bậc của đa thức chia). Ta có:
(x2005+ x2004 ) = ( x2 - 1). Q(x) + ax + b
Thay x = 1 Tìm được a = 1; b = 1
Vậy dư r(x) = x + 1.
4. Củng cố:
GV Nhắc lại kiến thức HS cần nắm.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại toàn bộ chương. Trả lời 5 câu hỏi mục A.
- Làm các bài tập 75a, 76a, 77a, 78ab, 79abc, 80a, 81a, 82a.
- Chuẩn bị bài tập để tiết sau: Luyện tập (Phần hình học).
- Hướng dẫn: Bài 77: Biến đổi các biểu thức về dạng tích rồi thay các giá trị vào và tính.
Bài 78: Vận dụng các HĐT để tính.
Bài 79: Sử dụng các PP phân tích ĐTTNT để phân tích.
Bài 81: Đưa các đẳng thức về dạng A.B = 0 => A = 0 hoặc B = 0 => x=?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 17,18 -Dai 8.doc