Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 41, 42

I/ MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn và nghiệm của phương trình bậc nhất. Nắm được cách giải PTBN một ẩn.

- Kỹ năng: + Lấy được ví dụ về phương trình bậc nhất một ẩn và xác định được hệ số của ẩn, điều kiện của hệ số của ẩn.

+ Sử dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.

+ Biết được nhân (chia) hai vế của PT với cùng một số khác 0.

+ Giải được phương trình bậc nhất 1 ẩn.

II/ CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ.

HS: Quy tắc chuyển vế; 2 tính chất về đẳng thức.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 41, 42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/01/2018. Ngày dạy: 15/01/2018 – 8C. CHƯƠNG III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN Tiết 41. §1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH I/ MỤC TIÊU - Kiến thức: + HS nhận biết được phương trình, vế trái, vế phải của phương trình; hiểu được nghiệm của một phương trình. + Hiểu được khái niệm hai phương trình tương đương. + Biết rằng giải phương trình là tìm tập hợp nghiệm của phương trình đó. + Vận dụng được quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân. - Kỹ năng: + Lấy được ví dụ về phương trình một ẩn. + Biết một giá trị của ẩn có là nghiệm hoặc không là nghiệm của phương trình cho trước hay không. + Lấy được ví dụ về hai phương trình tương đương và chỉ ra được hai phương trình cho trước có tương đương với nhau không (trong trường hợp đơn giản). II/ CHUẨN BỊ HS: Cách tính GTBT tại giá trị cho trước của biến. Đọc trước bài học. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Đặt vấn:  ? Tìm x biết x + 5 = 2x + 2 ? Sau khi HS làm xong GV giới thiệu vào bài mới. 2. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung 1. Phương trình một ẩn GV trở lại phần bài cũ giới thiệu về phương trình, VT và VP của phương trình. GV: Hai vế của phương trình có cùng biến x -> PT một ẩn . ? Em hiểu phương trình ẩn x là gì? HS trả lời. GV: Chốt lại dạng TQ. GV: Cho HS làm cho ví dụ về: a) PT ẩn y. b) PT ẩn u. HS: Thực hiện lấy ví dụ về PT ẩn y và ẩn u. GV trở lại phần bài cũ của HS và giới thiệu x = 3 là một nghiệm của PT x + 5 = 2x + 2. ? Làm : Cho phương trình: 2(x + 2) - 7 = 3 - x a) x = - 2 có thoả mãn phương trình không?tại sao? b) x = 2 có là nghiệm của phương trình không? tại sao? ? Tìm nghiệm của PT: x2 = 1 HS: Ta có x2 = 1 x2 = (1)2 x = 1; x = -1 Vậy x2 = 1 có 2 nghiệm là: 1 và -1. GV: Nếu ta có phương trình x2 = - 1 kết quả này đúng hay sai? HS: Sai vì không có số nào bình phương lên là 1 số âm. GV: Vậy x2 = - 1 vô nghiệm. ? Từ đó em có nhận xét gì về số nghiệm của các phương trình? GV nêu nội dung chú ý. * Phương trình ẩn x có dạng: A(x) = B(x) Trong đó: A(x) vế trái. B(x) vế phải. Hệ thức: x +5 = 2x + 2 là một PT với ẩn số x. Vế trái của phương trình là x + 5. Vế phải của phương trình là : 2x + 2. * Nghiệm của PT là giá trị của ẩn thõa mãn PT đó. Phương trình: 2(x + 2) - 7 = 3 - x a) x = - 2 không thoả mãn phương trình. b) x = 2 là nghiệm của phương trình. * Chú ý: - Hệ thức x = m (với m là 1 số nào đó) cũng là 1 phương trình và phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó. - Một phương trình có thể có 1 nghiệm. 2 nghiệm, 3 nghiệm nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc vô số nghiệm. 2. Giải phương trình GV: Giới thiệu về giải PT, tập nghiệm của phương trình. HS: Theo dõi và ghi nhớ. GV cho HS làm . HS: Thực hiện làm . ? Cách viết sau đúng hay sai ? a) PT x2 = 1 có S = ; b) x + 2 = 2 + x có S = R. HS: a) Sai vì S = b) Đúng vì mọi xR đều thỏa mãn PT + Việc tìm ra nghiệm của PT (giá trị của ẩn) gọi là giải PT (Tìm ra tập hợp nghiệm). + Tập hợp tất cả các nghiệm của 1 phương trình gọi là tập nghiệm của PT đó. Kí hiệu: S = {} . a) PT: x = 2 có tập nghiệm là S = b) PT vô nghiệm có tập nghiệm là S = 3. Phương trình tương đương GV yêu cầu HS đọc SGK . HS : Đọc phần giới thiệu ở SGK. GV: Kí hiệu để chỉ 2 PT tương đương. ? PT x – 2 = 0 và x = 2 có TĐ không ? ? Hai PT x2 = 1 và x = 1 có TĐ không ? HS: Không vì chúng không cùng tập nghiệm ? Lấy VD về 2 PTTĐ . Hai phương trình có cùng tập nghiệm là 2 pt tương đương. VD: x - 2 = 0 x = 2 Vì chúng có cùng tập nghiệm S = {2} 3. Cũng cố: GV: nhấn mạnh các kiến thức HS cần nắm. ? Bài 1 SGK? (Gọi HS làm) GV: Lưu ý với mỗi PT tính kết quả từng vế rồi so sánh . ? Bài 3 SGK? HS: Theo dõi và thực hiện làm các BT Bài tập 1: KQ x = -1 là nghiệm của PT a) và c) 2 PT không tương đương vì chúng không cùng tập hợp nghiệm . 4. Hướng dẫn về nhà: + Học kỹ k/n PT một ẩn, nghiệm, tập hợp nghiệm của một PT, hai phương trình tương đương. + Làm BT: 2; 4; 5 SGK - Tr 6, 7 và BT 1; 2; 6; 7 SBT. + Hướng dẫn: Bài 2: Muốn biết giá trị nào của ẩn là nghiệm của một PT ta thay giá trị đó vào PT, nếu thõa mãn thì giá trị đó là một nghiệm của PT, ngược lại thì không là nghiệm. Bài 4: Có thể bằng cách tìm nghiệm hoặc thay vào như bài 2 để nối. Bài 5: Tìm tập nghiệm của 2 PT rồi so sánh, nếu chúng có cùng tập nghiệm thì 2 PT tương đương. + Đọc: Có thể em chưa biết. + Chuẩn bị bài : §4. Diện tích hình thang (Phần hình học). Ôn các công thức tính diện tích đã học. Ngày soạn: 17/01/2018. Ngày dạy: 18/01/2018 – 8C. Tiết 42. §2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI I/ MỤC TIÊU - Kiến thức: HS hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất 1 ẩn và nghiệm của phương trình bậc nhất. Nắm được cách giải PTBN một ẩn. - Kỹ năng: + Lấy được ví dụ về phương trình bậc nhất một ẩn và xác định được hệ số của ẩn, điều kiện của hệ số của ẩn. + Sử dụng thành thạo quy tắc chuyển vế. + Biết được nhân (chia) hai vế của PT với cùng một số khác 0. + Giải được phương trình bậc nhất 1 ẩn. II/ CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ. HS: Quy tắc chuyển vế; 2 tính chất về đẳng thức. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS Kiểm tra bài cũ: ? Chữa BT 2/SGK? ? 2PT: x - 2 = 0 và x(x - 2) = 0 có tương đương với nhau không ? GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung 1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn GV: Giới thiệu về PTBN 1 ẩn. GV: Đưa các VD, chỉ rõ đặc điểm của phương trình. HS theo dõi. ? Xác định đâu là PT bậc nhất một ẩn và xác định hệ số a, b trong các phương trình sau: a) 2x – 1 = 0; b) 5 - x2 = 0; c) -2 + y = 0; d) 3 - 0y = 0 HS: PT a); c) là PTBN ? Làm BT 7SGK ? HS: Thực hiện làm BT 7. ? Các PT còn lại tại sao không là PTBN ? Đ/N : PTBN một ẩn có dạng: ax + b = 0, với a, b là hai số đã cho và a 0. VD: 2x + 1 = 0; -2 + y = 0; 5x = 0; x – 5 = 0; 3 – 2x = 0;............. => là PTBN 1 ẩn. BT 7: Các PT ở a); c); d) là PT bậc nhất. PT ở b) không là PT BN vì có số mũ của ẩn là 2; PT ở e) không là PT BN vì có hệ số a = 0. 2. Hai quy tắc biến đổi phương trình GV đưa BT: Tìm x biết: x - 6 = 0 Yêu cầu HS làm. HS: x - 6 = 0 x = 6 ? Trong quá trình thực hiện tìm x ta đã thực hiện QT nào ? HS: Ta đã thực hiện QT chuyển vế. ? Nhắc lại QT chuyển vế ? Với PT ta cũng có thể làm tương tự . ? Phát biểu quy tắc chuyển vế ? GV cũng cố lại. ? Làm HS: Làm ? Tìm x, biết 3x = 6 ? Sử dụng quy tắc nào? (QT nhân) ? Phát biểu quy tắc nhân? GV: Cũng cố và giới thiệu quy tắc chia như SGK: Trong một PT, ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0. ? Làm ? HS: Làm GV cho HS nhận xét và cũng cố lại. Quy tắc chuyển vế: ax + b = 0 ax = - b VD: Giải PT x – 6 = 0x = 6 Vậy S = {6} a) x - 4 = 0 x = 4 b) + x = 0 x = - c) 0,5 - x = 0 x = 0,5 Quy tắc nhân: ax = - b x = - VD: Giải PT x – 6 = 0x = 6 Vậy S = {6} a) = -1 x = - 2 b) 0,1x = 1,5 x = 15 c) - 2,5x = 10 x = - 4 3. Cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn GV nêu phần thừa nhận SGK-tr 9. Cho HS đọc 2 VD SGK HS tự nghiên cứu 2 VD SGK GV: Hướng dẫn HS giải PTTQ và nhấn mạnh: PTBN 1 ẩn ax + b = 0 luôn có 1 nghiệm duy nhất là x = -. ? Làm HS: làm GV theo dõi sau đó cũng cố lại. Cách giải: ax + b = 0 ax = - b x = - Vậy PT ax + b = 0 luôn có 1 nghiệm duy nhất là x = -. Giải PT: 0,5 x + 2,4 = 0 - 0,5 x = -2,4 x = - 2,4 : (- 0,5) x = 4,8 => S = 4. Cũng cố: ? Làm BT 8 SGK? GV tổ chức hoạt động nhóm. HS làm bài theo sự HD của GV ? Trong các PT sau PT nào là PT bậc nhất . a) x – 1 = x + 2; b) (x – 1)(x – 2) = 0 c) ax + b = 0; d) 2x + 1 = 3x + 5 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc định nghĩa, số nghiệm của PT bậc nhất 1 ẩn, hai QT biến đổi phương trình . - Làm bài tập: 6; 9 SGK - tr 9; 10 và 10; 13; 14; 15 SBT. - Chuẩn bị bài: §5. Diện tích hình thoi (Phần hình học). Xem lại công thức tính diện tích các hình đã học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 41,42 -Dai 8 HK2.doc
Tài liệu liên quan