Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 53, 54

I/ MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc kiến thức đã học của chương III.

- Kỹ năng: Cũng cố và nâng cao các kỹ năng giải phương trình một ẩn.

II/ CHUẨN BỊ

 GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi CasiO.

 HS: Kiến thức toàn chương III và các kiến thức liên quan.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Nêu vấn đề:

GV: Chúng ta đã nghiên cứu hết chương 3. Hôm nay ta cùng nhau ôn tập lại toàn bộ chương.

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 53, 54, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/3/2018. Ngày dạy: 05/3/ 2018 – 8C. Tiết 53. LUYỆN TẬP (tiếp) I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS tiếp tục được luyện tập giải bài toán bằng cách lập phương trình. - Biết dùng kiến thức các môn học Hình học, Hóa học, sinh học, địa lí, Lịch sử và hiểu biết xã hội. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích bài toán, chọn ẩn, biểu thị các đại lượng để lập được phương trình. - Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất một ẩn. - Vận dụng sáng tạo, linh hoạt để giải các bài toán thực tiễn và hiểu biết về tự nhiên xã hội trong thời đại ngày nay. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, say mê môn học. - Có ý thức tiết kiệm, thực hiện an toàn giao thông. - Hiểu được công lao đóng góp xây dựng quê hương đất nước của các thế hệ cha ông và có thái độ đúng đắn đối với các di tích lịch sử - văn hóa. II/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Máy tính cầm tay. - Chọn bài tập có nội dung sử dụng kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội. - Tìm hiểu thực trạng xã hội hiện nay trên các lĩnh vực: Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử, - Hình ảnh minh họa các nội dung trên. 2. Học sinh: - Ôn lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. - Tìm hiểu về Đền thờ Hồ Phi Chấn. - Máy tính cầm tay. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh lớp học. 2. Bài cũ: ? Em hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? ? Nêu cách giải phương trình ax + b = 0? 3. Nêu vấn đề: GV: Trong tiết học này các em sử dụng các kiến thức bạn vừa nhắc (ở phần bài cũ) để luyện tập về giải bài toán bằng cách lập phương trình với các dạng bài tập có nội dung hình học, vật lí, hóa học và bài tập có nội dung thực tiễn. Thông qua các bài tập các em được cũng cố kiến thức ở một số môn học và có thêm hiểu biết về đời sống xã hội và kỹ năng sống. 4. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Em nào biết đền thờ Hồ Phi Chấn ở vị trí nào? GV: Đô đốc Hồ Phi Chấn, một người con ưu tú của vùng đất Thạch Văn, Thạch Hà – Hà Tĩnh - người đã có nhiều cống hiến trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh và các thế lực phong kiến vào cuối thế kỷ XVIII. Vậy đề thờ có diện tích bao nhiêu? Câu trả lời sẻ có ngay sau khi các em giải xong bài toán: Bài 1: Khuôn viên Đền thờ Hồ Phi Chấn có dạng hình chữ nhật, biết chiều dài và chiều rộng hơn kém nhau 10m. Nếu tăng chiều rộng thêm 5m thì diện tích đền tăng thêm 175m2. Tính diện tích khuôn viên ngôi đền. ? Nêu cách chọn ẩn? GV: Nếu chọn ẩn khác nhau thì điều kiện sẽ khác nhau. GV: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm điền vào chỗ trống theo nội dung bài ra. GV: tổ chức nhận xét, cho điểm, khen các nhóm có kết quả nhanh và chính xác. GV: Lưu ý HS: Đối với bài toán có đơn vị khi chọn ẩn, biểu thị các đại lượng và trả lời bài toán phải nhớ ghi đơn vị, khi lập phương trình, giải phương trình không ghi đơn vị. HS nghe và theo dõi hình ảnh. HS: Theo dõi đề bài, phân tích bài toán. HS: Chọn ẩn là độ dài một trong hai cạnh, đơn vị là mét, điều kiện của ẩn là dương. HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm dán kết quả lên bảng. HS trao đổi và nhận xét kết quả của nhóm khác. Giải: Gọi x(m) là chiều dài (đk: x > 10) Chiều rộng là: x - 10 (m) Diện tích khuôn viên Đền lúc đầu: x(x - 10) (m2) Diện tích khuôn viên Đền lúc sau: x(x – 10 + 5) = x(x - 5) (m2) Theo bài ra ta có phương trình: x(x - 10) + 175 = x(x - 5) x2 – 10x + 175 = x2 – 5x 5x = 175 x = 35 (TM) Chiều dài khuôn viên Đền là 35 (m), Chiều rộng khuôn viên Đền là: 35 – 10 = 25 (m) Diện tích khuôn viên Đền thờ Hồ Phi Chấn: 35 . 25 = 875 m2 * Tích hợp môn Địa lí, Lịch sử - Văn hóa, Giáo dục công dân. GV liên hệ: Đền thờ Hồ Phi Chấn được xây dựng cuối triều Tây Sơn ở giáp Trung Thủy, tổng Hạ Nhất, phủ Thạch Hà nay thuộc xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh gồm một tòa, xung quanh xây tường bao, mái che được trát bằng hỗn hợp chất kết dính truyền thống gồm vôi, mật mía và nhựa cây, cấu trúc rắn chắc chịu được thời tiết khắc nghiệt.       Ngôi đền hiện nay mới được phục dựng quay mặt ra biển cả tựa lưng vào làng quê trông rất uy nghi, đây là một trong những di tích lịch sử liên quan đến phong trào Tây Sơn đang được chính quyền địa phương và dòng họ quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa. Di tích đền thờ và mộ Hồ Phi Chấn còn lưu giữ các tư liệu gốc có giá trị liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Đô đốc Hồ Phi Chấn, một nhân vật có nhiều đóng góp quan trọng đối với phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước của dân tộc vào thế kỷ XVIII. Hơn 200 năm trôi qua nhưng tên tuổi sự nghiệp của vị đô đốc Hồ Phi Chấn vẫn khắc sâu trong lòng người dân Thạch Văn cũng như nhân dân cả nước./. GV: Các em đã chứng kiến trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng về các vụ tai nạn giao thông xẩy ra. GV đưa ra một số hình ảnh minh họa. ? Có em nào biết số vụ tai nạn giao thông ở nước ta qua các năm? GV: Các em sẻ được biết thêm vấn đề này qua bài tập sau: Bài 2: Năm 2017 cả nước có số vụ tai nạn giao thông so với năm 2016 giảm 1309 vụ. Biết tổng số vụ TNGT hai năm 2016 và 2017 là 41 869 vụ. Tính số vụ tai nạn giao thông năm 2016. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn? ? Biểu thị đại lượng nào qua ẩn? ? Dựa vào đâu để lập phương trình? GV kiểm tra dưới lớp, nhắc nhở một số lỗi trình bày của HS. HS: quan sát hình ảnh (Như ở trang cuối) HS trả lời câu hỏi. HS theo dõi đề bài và thực hiện giải theo gợi ý của GV. Giải: Gọi x (vụ) là số vụ TNGT năm 2016 (đk: x N*, x < 40560) Số vụ TNGT năm 2017 là: x - 1309 (vụ) Do tổng số vụ TNGT hai năm 2016 và 2017 là 41869 vụ nên ta có phương trình: x - 1309 + x = 41869 2x - 1309 = 41869 2x = 43178 x = 21589 (TM) Vậy số vụ tai nạn giao thông năm 2016 là 21589 vụ. * Tích hợp giáo dục về an toàn giao thông. GV liên hệ: Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2017 cả nước có 20 280 vụ TNGT, làm 8 279 người chết, 5 587 người bị thương, 11 453 người bị thương nhẹ (tổng có 17 040 người bị thương); Bình quân mỗi ngày có 55 vụ TNGT, làm gần 23 người chết, 15 người bị thương, 32 người bị thương nhẹ. So với năm 2016 giảm gần 7%; Tết 2018 cả nước có 220 vụ TNGT làm 195 người chết, 199 người bị thương. Tuy có giảm song đó là những con số không nhỏ và đáng báo động. Thiệt hại về người và tài sản do TNGT gây ra đang là một thảm họa và có thể coi là quốc nạn. Các em khi tham gia giao thông cần chấp hành tốt luật giao thông đường bộ và tuyên truyền với người thân thực hiện tốt để phòng tránh những vấn đề đáng tiếc xẩy ra do TNGT. GV nêu bài tập: Bài 3: Cho Fe tác dụng vừa hết với 3,65g HCl thu được 6,35g FeCl2 và 0,1g khí H2 bay lên. Tính khối lượng của sắt. ? Viết phương trình phản ứng? ? Nêu định luật bảo toàn khối lượng, nêu công thức tính? ? điều kiện của x? GV yêu cầu HS làm vào vở, một HS lên bảng. HS theo dõi đề bài. HS thực hiện giải. Giải: Gọi x(g) là khối lượng Fe phản ứng (đk x 0) Ta có PTHH: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: x + mHCl = mFeCl2 + mH2 x + 3,65 = 6,35 + 0,1 x = 2,71 (TM) Vậy khối lượng của sắt là 2,71g. * Tích hợp môn hóa học. GV: Trong môn hóa học với dạng bài tập liên quan tới định luật bảo toàn khối lượng hầu hết phải áp dụng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho nên các em cần lưu ý đặt điều kiện cho ẩn 0. 5. Cũng cố: GV yêu cầu học sinh ghi nhớ các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, cách giải phương trình bậc nhất ax + b = 0. 6. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại kiến thức về giải bài toán bằng cách lập phương trình. Lưu ý đặt điều kiện cho ẩn. - Xem lại các bài tập đã làm và làm các bài tập 45, 46, 47, 48 SGK – tr31, 32. - Chuẩn bị bài: §5. Trường hợp đồng dạng thứ nhất (Phần hình học). Xem lại kiến thức về tam giác đồng dạng đã học. Ngày soạn: 07/3/2018. Ngày dạy: 08/3/2018 – 8C. Tiết 54. ÔN TẬP CHƯƠNG III I/ MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm chắc kiến thức đã học của chương III. - Kỹ năng: Cũng cố và nâng cao các kỹ năng giải phương trình một ẩn. II/ CHUẨN BỊ GV: Bảng phụ, máy tính bỏ túi CasiO. HS: Kiến thức toàn chương III và các kiến thức liên quan. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Nêu vấn đề: GV: Chúng ta đã nghiên cứu hết chương 3. Hôm nay ta cùng nhau ôn tập lại toàn bộ chương. 2. Bài mới: (Tổ chức ôn tập) Hoạt động của GV và HS Nội dung I. Lý thuyết GV: Cho HS trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là hai PT tương đương? + Nếu nhân 2 vế của một phương trình với một biểu thức chứa ẩn ta có kết luận gì về phương trình mới nhận được? + Với điều kiện nào thì phương trình ax + b = 0 là phương trình bậc nhất ? ? Một phương trình bậc nhất có mấy nghiệm? ? PT tích có dạng như thế nào? Cách giải? GV: Cũng cố. + Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm. + Nếu nhân 2 vế của một phương trình với một biểu thức chứa ẩn thì phương trình mới có thể không tương đương với phương trình đã cho. + Điều kiện để phương trình ax + b = 0 trở thành phương trình bậc nhất là a 0. + Một phương trình bậc nhất có thể vô nghiệm, có thể có một nghiệm duy nhất và cũng có thể có vô số nghiệm. + Phương trình tích: A(x) . B(x) = 0. Cách giải: A(x) . B(x) = 0 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 Ta giải các pt A(x) = 0 và B(x) = 0 rồi lấy tất cả các nghiệm tìm được. II. Bài tập GV nêu BT1 GV cho một số HS lên bảng giải. ? Làm bài tập 50 SGK – tr 33? HS thực hiện. GV: Theo dõi, hướng dẫn cho HS yếu. HS so với kết quả của mình và sửa lại cho đúng. GV cũng cố lại. ? Làm bài tập 51 SGK – tr 33? ? Có nghĩa là ta biến đổi phương trình về dạng như thế nào? HS lên bảng trình bày GV: Lưu ý HS sử dụng các hằng đẳng thức. ? Nhận xét? GV cũng cố. ? Làm bài tập 53 SGK – tr 34? GV gọi HS lên bảng chữa bài tập. HS đối chiếu kết quả và nhận xét. GV hướng dẫn HS giải cách khác. 1. Bài tập 1: Giải phương trình a) 2x + 1 = 0 b) 3x – 2 = 0 c) 6 – 3x = 0 d) x + = 0 2. Bài tập 2: Giải pt Kết quả: a) S = {3} b) Vô nghiệm: S = c) S ={2} d) S = {-} 3. Bài tập 3: Giải pt a) (2x + 1)(3x - 2) = (5x - 8)(2x + 1) (2x + 1)(3x - 2) - (5x - 8)(2x + 1) = 0 (2x + 1)(6 - 2x) = 0 Vậy S = {- ; 3}. b) 4x2 – 1 = (2x + 1)(3x - 5) (2x - 1)(2x + 1) - (2x + 1)(3x - 5) = 0 (2x + 1)(2x - 1 - 3x + 5) = 0 (2x + 1)(4 - x) = 0 => S = { -; 4 } c) (x + 1)2 = 4(x2 - 2x + 1) (x + 1)2 - [2(x - 1)]2 = 0 (x – 3)(3x – 1) = 0 Vậy S ={3; } d) 2x3 + 5x2 - 3x = 0x(2x2 + 5x - 3) = 0 x(2x - 1)(x + 3) = 0 => S = {0; ; -3 } 4. Bài tập 4: Giải phương trình +=+ (+1)+(+1)=(+1)+(+1) +=+ (x+10)(+--) = 0 x = -10 Vậy S ={ -10 }. 3. Củng cố: GV: Nhấn mạnh lại các kiến thức HS cần nắm. 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại các kiến thức đã ôn tập và các bài tập đã làm. - Làm các bài 52; 54; 55; 56 (SGK-Tr33; 34). - Tiết sau học: §6. Trường hợp đồng dạng thứ hai (Hình học). Xem lại kiến thức về tam giác đồng dạng đã học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 53,54 -Dai 8 - năm 17-18.doc