Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
? Lấy một đơn thức và một đa thức bất kỳ ?
+ Đặt phép nhân đơn thức với đa thức
+ Nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức.
+ Cộng các tích tìm được.
GV: cho HS kiểm tra chéo kết quả của nhau và kết luận: 10x3 - 4x2 + 8x là tích của đơn thức 2x với đa thức 5x2 - 2x + 4
? Em hãy phát biểu qui tắc nhân 1 đơn thức với 1 đa thức?
GV: cho HS nhắc lại & ta có tổng quát như thế nào?
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/9/2014
CHƯƠNG I - PHÉP NHÂN VÀ CHIA CÁC ĐA THỨC
Tiết 1 §1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
I/ MỤC TIÊU
+ Kiến thức: HS nắm được các qui tắc về nhân đơn thức với đa thức theo công thức: A(B C) = AB AC. Trong đó A, B, C là đơn thức.
+ Kỹ năng: HS thực hành được các phép tính nhân đơn thức với đa thức có không quá 3 hạng tử và không quá 2 biến.
II/ CHUẨN BỊ
+ GV: Kiến thức về nhân một số với một tổng, lũy thừa; Bảng phụ..
+ HS: Ôn phép nhân một số với một tổng. Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số và các kiến thức liên quan.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) HS1: Hãy nêu qui tắc nhân 1 số với một tổng? Viết dạng tổng quát?
(?) HS2: Hãy nêu qui tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số? Viết dạng tổng quát?
3. Đặt vấn đề: (2’)
GV chỉ vào phần bài cũ của HS 1: Nếu thay mỗi số bằng một đơn thức thì cách viết này có đúng nữa không ? và để thực hiện được phép tính đó ta sử dụng những kiến thức gì ? Tiết học hôm nay ta sẻ biết được điều đó.
4. Bài mới: (30’)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
*Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
? Lấy một đơn thức và một đa thức bất kỳ ?
+ Đặt phép nhân đơn thức với đa thức
+ Nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức.
+ Cộng các tích tìm được.
GV: cho HS kiểm tra chéo kết quả của nhau và kết luận: 10x3 - 4x2 + 8x là tích của đơn thức 2x với đa thức 5x2 - 2x + 4
? Em hãy phát biểu qui tắc nhân 1 đơn thức với 1 đa thức?
GV: cho HS nhắc lại & ta có tổng quát như thế nào?
GV: cho HS nêu lại qui tắc & ghi bảng.
HS khác phát biểu.
*Hoạt động 2 : Áp dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
GV yêu cầu học sinh tự nghiên cứu ví dụ trong SGK trang 4.
GV yêu cầu học sinh làm ?2.
Gọi học sinh lên bảng trình bày.
Một HS lên bảng.
GV: Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS gặp khó khăn.
1. Qui tắc:
?1. Làm tính nhân (có thể lấy ví dụ HS nêu ra)
2x(5x2 - 2x + 4)
= 2x. 5x2 + 2x.(- 2x) + 2x.4.
= 10x3 - 4x2 + 8x
* Qui tắc: (SGK)
- Nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức.
- Cộng các tích lại với nhau.
Tổng quát:
A, B, C là các đơn thức, ta có:
A(B C) = AB AC
2. Áp dụng:
Ví dụ: Làm tính nhân
(- 2x3) ( x2 + 5x - )
= (2x3). (x2)+(2x3).5x+(2x3). (- )
= - 2x5 - 10x4 + x3
?2. Làm tính nhân
(3x3y - x2 + xy). 6xy3 =3x3y.6xy3+(- x2).6xy3+xy. 6xy3
= 18x4y4 - 3x3y3 + x2y4.
? Làm ?3.
GV: Gợi ý cho HS công thức tính S hình thang.
GV: Cho HS báo cáo kết quả.
Một số HS báo cáo kết quả
GV: Chốt lại kết quả đúng:
S = . 2y
= 8xy + y2 +3y.
Thay x = 3; y = 2 thì S = 8.3.2.+ 22 + 3.2 = 58 m2.
?3. Ta có
S = . 2y
= 8xy + y2 +3y.
Thay x = 3; y = 2 thì S = 58 m2.
5. Củng cố: (5’)
GV: Nhấn mạnh nhân đơn thức với đa thức và áp dụng làm bài tập
* Tìm x: x(5 - 2x) + 2x(x - 1) = 15
HS: lên bảng giải HS dưới lớp cùng làm.
HS so sánh kết quả
GV: Hướng dẫn HS đoán tuổi ở BT 4 và đọc kết quả (Nhỏ hơn 10 lần số HS đọc).
HS tự lấy tuổi của mình hoặc người thân và làm theo hướng dẫn của GV như bài 14.
* BT nâng cao: 1) Đơn giản biểu thức
3xn - 2 (xn+2 - yn+2) + yn+2 (3xn - 2 - yn-2 )
Kết quả nào sau đây là kết quả đúng?
A. 3x2n yn ; B. 3x2n - y2n ;
C. 3x2n + y2n; D. - 3x2n - y2n.
* Tìm x:
x(5 - 2x) + 2x(x - 1) = 15
5x - 2x2 + 2x2 - 2x = 15
3x = 15
x = 5
2) Chứng tỏ rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào biến? x(5x - 3) -x2(x - 1) + x(x2 - 6x) - 10 + 3x
= 5x2 - 3x - x3 + x2 + x3 - 6x2 - 10 + 3x
= - 10.
6. Hướng dẫn về nhà: (2’)
+ Học bài và làm các bài tập: 1, 2, 3, 5 (SGK); 2, 3, 5 (SBT).
+ Chuẩn bị bài §1. Tứ giác (Phần hình học).
Xem lại định lý về tổng các góc của tam giác.
Hướng dẫn:
Bài 3: Trước hết thực hiện phép tính ở vế trái và đưa về dạng ax = b => x = -.
Bài 5: Áp dụng quy tắc theo chiều A.B + A.C = A(B + C)
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 1 chuẩn.doc.docx