I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: + Cũng cố kiến thức về phương trình, cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
+ HS hiểu cách biến đổi phương trình đưa về dạng ax + b = 0
+ Hiểu được và sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân để giải các phương trình
- Kỹ năng: + Áp dụng 2 qui tắc để giải phương trình.
+ Rèn luyện kỹ năng giải phương trình và cách trình bày lời giải.
- Thái độ: Tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Các bài tập về phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, bảng phụ.
HS: Câu trả lời cho các bài tập.
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tiết 43, 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/01/2015.
Tiết 43. §3. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯA ĐƯỢC VỀ DẠNG ax + b = 0
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: + HS hiểu cách biến đổi phương trình đưa về dạng ax + b = 0.
+ Hiểu được và sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân để giải các phương trình
- Kỹ năng: + Có kỹ năng biến đổi tương đương để đưa phương trình đã cho về dạng ax + b = 0.
+ Vận dụng qy tắc biến đổi đưa phương trình về dạng ax + b = 0.
- Thái độ: Rèn luyện tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Các phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, bảng phụ.
HS: Các quy tắc biến đổi tương đương một phương trình.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠỴ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
? HS1: Giải các phương trình sau
a) x - 5 = 3 - x
b) 7 - 3x = 9 - x
? HS2: Giải các phương trình sau:
c) x + 4 = 4(x - 2)
d)
a) x - 5 = 3 - x 2x = 8 x = 4
Vậy S = {4}.
b) 7 - 3x = 9 - x 3x = -2 x = ;
Vậy S = .
c) x + 4 = 4(x - 2) x + 4 = 4x - 8
3x = 12 x = 4. Vậy S = {4}.
d) 15 - 9x = 10x - 4
19 x = 19 x = 1. Vậy S = {1}.
2. Nêu vấn đề: (1’)
GV: Qua bài giải phương trình của bạn đã làm ta thấy bạn chủ yếu vẫn dùng 2 qui tắc để giải nhanh gọn được phương trình. Trong quá trình giải bạn biến đổi để cuối cùng cũng đưa được về dạng ax + b = 0. Bài này ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn.
3. Bài mới: (33’)
1. Cách giải phương trình
GV nêu ví dụ 1: Giải phương trình
2x - 3 = 3(x - 1) + x + 2 (1)
GV: hướng dẫn: để giải được phương trình bước 1 ta phải làm gì ?
? áp dụng qui tắc nào?
? Thu gọn và giải phương trình?
? Tại sao lại chuyển các số hạng chứa ẩn sang 1 vế, các số hạng không chứa ẩn sang 1 vế?
GV: Chốt lại phương pháp giải.
* Ví dụ 2: Giải phương trình
x - =
GV: Ta phải thực hiện phép biến đổi nào trước?
? Bước tiếp theo làm ntn để mất mẫu?
? Thực hiện chuyển vế?
* Hãy nêu các bước chủ yếu để giải PT ?
GV: Theo dõi, sau đó cũng cố lại.
HS: Làm các VD theo gợi ý của GV:
* Ví dụ 1: Giải phương trình
2x - 3 = 3(x - 1) + x + 2 (1)
Phương trình (1) 2x - 3 = 3x - 3 + x + 2
2x - 3x - x = 2 - 3 + 3
-2x = 2 x = - 1.
vậy S = {-1}
* Ví dụ 2: Giải phương trình:
x - =
12x - 10x - 4 = 21 - 9x
2x + 9x = 21 + 4
11x = 25 x = 1 , vậy S = {}
HS: Nêu các bước giải:
+Thực hiện các phép tính để bỏ dấu ngoặc hoặc qui đồng mẫu để khử mẫu.
+ Chuyển các hạng tử có chứa ẩn về 1 vế, còn các hằng số sang vế kia.
+ Giải phương trình nhận được.
2. Áp dụng
Ví dụ 3: Giải phương trình
GV cùng HS làm VD 3.
GV: cho HS nhận xét, sửa lại.
GV: Nêu chú ý như SGK và cho HS làm ví dụ 4:
? Ngoài cách giải thông thường ra còn có cách giải nào khác?
GV nêu cách giải như sgk qua các ví dụ 5 và 6:
* Ví dụ 5: Ta có
x + 1 = x - 1
x - x = -1 - 1 0x = -2 , PT vô nghiệm
* Ví dụ 6: Ta có
x + 1 = x + 1
x - x = 1 - 1
0x = 0
phương trình nghiệm đúng với mọi x.
HS: Sy nghĩ cùng thực hiện ví dụ 3: Giải phương trình
x = 4 vậy S = {4}
HS: Cùng làm VD4.
* Ví dụ 4: Giải phương trình
(x - 1) () = 2
(x - 1) = 2 x - 1 = 3 x = 4 .
Vậy S = {4}.
HS: Theo dõi cùng thực hiện làm ví dụ 5 và ví dụ 6.
4. Cũng cố: (5’)
? Nêu các bước giải phương trình bậc nhất?
? Chữa bài 10 (SGK - Tr 12).
? Làm bài tập 11 a, c, f (SGK - tr 13).
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn lại phương pháp giải phương trình.
- Làm các bài tập 11 b, d, e; 12; 13 (SGK - Tr 13).
- Chẩn bị bài tập phần: Diện tích hình thoi đê tiết sau: Luyện tập.
Xem lại các công thức tính diện tích.
IV. Rút kinh nghiệm: .
Ngày soạn: 21/01/2015.
Tiết 44. LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: + Cũng cố kiến thức về phương trình, cách giải phương trình bậc nhất một ẩn.
+ HS hiểu cách biến đổi phương trình đưa về dạng ax + b = 0
+ Hiểu được và sử dụng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân để giải các phương trình
- Kỹ năng: + Áp dụng 2 qui tắc để giải phương trình.
+ Rèn luyện kỹ năng giải phương trình và cách trình bày lời giải.
- Thái độ: Tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Các bài tập về phương trình đưa được về dạng ax + b = 0, bảng phụ.
HS: Câu trả lời cho các bài tập.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠỴ
Hoạt động củaGV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (7’)
? HS1: Trình bày bài tập 12 (b) SGK?
? HS2: Trình bày bài tập 13 SGK?
GV: Theo dõi, kiểm tra vở bài tập dưới lớp.
? Nhận xét?
GV: Cũng cố lại và cho điểm.
HS1:
30x + 9 = 60 + 32x
2x = - 51 x =
HS 2: Sai vì x = 0 là nghiệm của phương trình. Sửa lại:
x(x +2) = x( x + 3) x2 + 2x = x2 + 3x
x2 + 2x - x2 - 3x = 0- x = 0
x = 0.
2. Bài mới: (33’)
? Làm bài tập 17 a, b, e, f (SGK)
GV: Gọi 4 HS lên bảng trình bày.
GV: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn gặp khó khăn.
? Nhận xét bài làm của bạn?
GV: Cũng cố lại.
? Làm bài tập 18 (SGK - tr 14)
GV: Gọi 2 HS lên bảng còn lại làm tại chỗ.
GV: Theo dõi, uốn nắn.
? Nhận xét?
GV: Cũng cố lại.
? Làm bài tập14 (SGK - tr13)
? Muốn biết số nào trong 3 số nghiệm đúng phương trình nào ta làm như thế nào?
GV: Đối với PT = x có cần thay x = 1 ; x = 2; x = -3 để thử nghiệm không? (Không vì = x x 0 2 là nghiệm)
1. Chữa bài 17: Giải các phương trình
a) 7 + 2x = 22 - 3x 2x + 3x = 22 - 7
5x = 15 x = 3 => S = {3}.
b) 8x - 3 = 5x + 12 8x - 5x = 12 + 3
3x = 15 x = 5 => S = {5}.
e) 7 - (2x + 4) = - (x + 4)
7 - 2x - 4 = -x - 4 2x - x =7 - 4 + 4
x = 7 => S = {7}.
f) (x-1) - (2x- 1) = 9 - x
x - 1 - 2x + 1 = 9 - x
x - 2x + x = 9
0x = 9 . Vậy phương trình vô nghiệm.
2. Chữa bài 18: Giải các phương trình
a) 2x - 6x - 3 = x - 6x
2x - 6x + 6x - x = 3x = 3
=> S = {3}.
b)
8+ 4x - 10x = 5 - 10x + 5
8 - 6x = -10x -6x + 10x = -8
4x = -8 x = -2 => S = {-2}.
3. Chữa bài 14
- 1 là nghiệm của phương trình
= x + 4.
2 là nghiệm của phương trình = x.
- 3 là nghiệm của phương trình
x2 + 5x + 6 = 0
3. Cũng cố: (5’)
GV: Hệ thống lại phương pháp giải cho các dạng phương trình đã học.
? Làm bài tập:
a) Tìm điều kiện của x để giá trị phương trình: xác định được
- Giá trị của phương trình được xác định được khi nào?
b) Tìm giá trị của k sao cho phương trình :
(2x +1)(9x + 2k) - 5(x +2) = 40
có nghiệm x = 2
HS: Ta có
a) 2(x- 1)- 3(2x + 1) 0
2x - 2 - 6x - 3 0
- 4x - 5 0 x
Vậy với x phương trình xác định được.
b) Tìm giá trị của k sao cho phương trình : (2x +1)(9x + 2k) - 5(x +2) = 40
có nghiệm x = 2.
Giải: Vì x = 2 là nghiệm của phương trình nên ta có:
(2.2 + 1)(9.2 + 2k) - 5(x +2) = 40
5(18 + 2k) - 20 = 40
90 + 10k - 20 = 40
70 + 10 k = 40
10k = -30 k = -3.
Vậy với k = -3 thì PT đã cho có nghiệm x = 2.
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại bài đã chữa.
- Làm bài tập phần còn lại.
- Chuẩn bị bài: §6. Diện tích đa giác (Phần hình học).
Xem lại các kiến thức về tính chất của diện tích đa giác, các công thức tính diện tích các hình đã học.
IV. Rút kinh nghiệm: .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 43,44 -Dai 8.doc