I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: + HS hiểu cách biến đổi phương trình tích dạng A(x).B(x) = 0.
+ Nắm vững phương pháp giải phương trình tích.
- Kỹ năng: + Phân tích đa thức thành nhân tử để giải phương trình tích.
+ Giải được phương trình tích dạng đơn giản một cách thành thạo.
- Thái độ: Tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Hệ thống các bài tập; bảng phụ.
- HS: Cách giải phương trình tích.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠỴ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? HS 1: Nêu phương pháp giải phương trình tích?
? HS 2: Giải phương trình sau:
x3 - 3x2 + 3x - 1 = 0
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tiết 45, 46, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2015.
Tiết 45. §3. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: + HS hiểu cách biến đổi phương trình tích dạng A(x).B(x) = 0
+ Nắm vững cách tìm nghiệm của phương trình tích A(x).B(x) = 0 bằng cách tìm nghiệm cả các phương trình A(x) = 0, B(x) = 0.
- Kỹ năng: Giải được phương trình tích dạng đơn giản.
- Thái độ: Tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Kiến thức về phương trình tích; bảng phụ.
- HS: đọc trước bài học.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠỴ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Phân tích đa thức thành nhân tử
a) x 2 + 5x; b) 2x(x2 - 1) - (x2 - 1); c) (x2 - 1) + (x + 1)(x - 2)
2. Bài mới: (31’)
1. Phương trình tích và cách giải
GV: hãy nhận dạng các phương trình sau:
a) x( x + 5) = 0
b) (2x - 1) (x +3)(x +9) = 0
c) ( x + 1)(x - 1)(x - 2) = 0
GV: Những phương trình mà khi đã biến đổi 1 vế của phương trình là tích các biểu thức còn vế kia bằng 0. Ta gọi là các phương trình tích.
? Em hãy lấy ví dụ về PT tích?
? Trả lời ?2
GV nêu và hướng dẫn HS giải các phương trình.
a) (x - 7)(x - 2) = 0.
b) (2x - 5)(x + 2)(3x - 7) = 0.
? Muốn giải phương trình có dạng
A(x).B(x) = 0 ta làm như thế nào?
GV: Chốt lại
A(x).B(x) = 0 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0
HS: Các phương trình đều có một vế là tích của các biểu thức còn vế kia bằng 0.
HS: Theo dõi.
HS: Lấy ví dụ về phương trình tích.
HS: Thực hiện trả lời ?2: Trong một tích, nếu có một thừa số bằng 0 thì tích đó bằng 0 và ngựơc lại nếu tích bằng 0 thì ít nhất một trong các thừa số của tích bằng 0.
Ví dụ:
a) (x - 7)( x - 2) = 0
x - 7 = 0 hoặc x - 2 = 0
Vậy S = {2 ; 7}
b) (2x - 5)(x + 2)(3x - 7) = 0
.
Vậy S = {-2; }
2. Áp dụng
? Giải phương trình:
a) 2x(x - 3) + 5(x - 3) = 0 (1)
? Trước hết ta cần làm gì?
? Thực hiện giải?
GV: Theo dõi, gợi ý thêm cho HS còn khó khăn.
? Làm ?3.
GV cho HS tự tìm hiểu VD3.
? Nêu cách giải?
? Làm ?4.
GV: Theo dõi sau đó cũng cố lại.
a) 2x(x - 3) + 5(x + 1) = 0
(x - 3)(2x + 5) = 0
x - 3 = 0 hoặc 2x + 5 = 0
x – 3 = 0 hoặc 2x + 5 = 0
x = 3 hoặc x = . Vậy S = {3; }.
?3.
(x - 1)(x2 + 3x - 2) - (x3 - 1) = 0
(x - 1)(x2 + 3x - 2) - (x -1)(x2 + x + 1) = 0
(x - 1)(x2 + 3x - 2- x2 - x - 1) = 0
(x - 1)(2x - 3) = 0
Vậy tập nghiệm của PT là: {1 ; }
HS: Tự tìm hiểu VD 3.
HS: + B1 : Chuyển vế
+ B2 : - Phân tích vế trái thành nhân tử
- Đặt nhân tử chung
- Đưa về phương trình tích
+ B3 : Giải phương trình tích.
? 4. Giải phương trình
(x3 + x2) + (x2 + x) = 0
(x2 + x)(x + 1) = 0
x(x+1)(x + 1) = 0 x = 0 hoặc x + 1 = 0 x = 0 hoặc x = -1
Vậy tập nghiệm của PT là:S = {0 ; -1}
3. Củng cố: (7’)
GV: Nhấn mạnh lại cách giải phương trình tích.
? Làm bài 21.a và bài 22.e SGK?
? Em có nhận xét gì về vế trái của phương trình?
? Thực hiện phân tích thành nhân tử và giải phương trình?
? Nhận xét?
GV: Cũng cố lại.
HS: Thực hiện làm các bài tập theo yêu cầu của GV.
Bài tập 21: Giải phương trình
(3x - 2)(4x + 5) = 0
3x – 2 = 0 hoặc 4x + 5 = 0 x = hoặc x = . Vậy S = {}.
Bài tập 22: Phân tích vế trái thành nhân tử, giải phương trình
e) (2x - 5)2 - (x + 2)2 = 0
(2x – 5 + x + 2)(2x – 5 – x - 2) = 0
(3x - 3)(x - 7) = 0 3x – 3 = 0 hoặc x – 7 = 0 x = 1 hoặc x = 7. Vậy S = {1; 7}.
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại bài đã học.
- Làm các bài tập: 21b,d ; 23, 24 , 25.
- Chuẩn bị bài: §1. Định lí Ta-lét trong tam giác.
Ngày soạn: 25/01/2011.
Tiết 46. LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: + HS hiểu cách biến đổi phương trình tích dạng A(x).B(x) = 0.
+ Nắm vững phương pháp giải phương trình tích.
- Kỹ năng: + Phân tích đa thức thành nhân tử để giải phương trình tích.
+ Giải được phương trình tích dạng đơn giản một cách thành thạo.
- Thái độ: Tư duy lô gíc - Phương pháp trình bày.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: Hệ thống các bài tập; bảng phụ.
- HS: Cách giải phương trình tích.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠỴ
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? HS 1: Nêu phương pháp giải phương trình tích?
? HS 2: Giải phương trình sau:
x3 - 3x2 + 3x - 1 = 0
2. Bài mới: (Tổ chức luyện tập – 36’).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Làm bài tập 21 b, c, d?
GV: Gọi một số HS lên bảng, còn lại làm dưới lớp.
? Có nhận xét gì về x2 + 1?
? Làm bài tập 22 b, d, f?
GV: Gợi ý HS biến đổi các phương trình đã cho về phương trình tích.
? Làm bài tập 23 (a, d)?
- HS làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả .
? Nhận xét?
GV: Cũng cố lại.
HS: Thực hiện làm các bài tập theo yêu cầu và gợi ý của GV.
1. Bài tập 21: Giải các phương trình
b) (2,3x- 6,9)(0,1x+2) = 0
Vậy S = {3; -20}.
c) (4x + 2)(x2 + 1) = 0
4x + 2 = 0 (do x2 + 1 > 0) x = -1/2
Vậy S = {-1/2}.
d) (2x+7)(x-5)(5x+1) = 0
Vậy S = {}.
2. Bài tập 22: Phân tích vế trái thành nhân tử, giải các phương trình
b) (x2 - 4) + (x - 2)(3 - 2x) = 0
(x-2)(x + 2) + (x - 2)(3 - 2x) = 0
(x - 2)( x + 2 + 3 - 2x) = 0
(x - 2)(5 - x) = 0 x - 2 = 0 hoặc 5 - x = 0
x = 2 hoặc x = 5. Vậy S = {2; 5}.
d) x(2x - 7) - 4x +14 = 0
x(2x - 7) - 2(2x - 7) = 0 (2x -7)(x - 2) = 0
Vậy S = {7/2; 2}.
f) x2 - x - (3x - 3) = 0 x(x - 1) - 3(x - 1) = 0
(x -1)(x - 3) = 0 x -1 = 0 hoặc x - 3 = 0
x =1 hoặc x = 3. Vậy S = {1; 3}.
3. Bài tập 23: Giải các phương trình
a ) x(2x - 9) = 3x( x - 5)
2x2 - 9x - 3x2 + 15 x = 06x - x2 = 0
x(6 - x) = 0 x = 0 hoặc 6 - x = 0 x = 6
Vậy S = {0; 6}
d) x - 1 = x(3x - 7)3x - 7 = x( 3x - 7)
(3x - 7 )(x - 1) = 0x = ; x = 1 .
Vậy: S = {1; }.
3. Củng cố: (2’)
GV: Nhắc lại phương pháp giải phương trình tích.
4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Làm các bài tập còn lại và giải phương trình:
a) (x +1)(x + 2)(x + 3)(x + 4) = 24
b) x2 - 2x2 = 400x + 9999
- Xem trước bài: §2. Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét.
Xem lại bài định lí Ta-lét.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 45,46 -Dai 8.doc