Vào bài: Trong vũ trụ bao la, Trái đất tuy rất nhỏ nhưng lại là hành tinh duy nhất có sự sống. Từ xưa đến nay, con người luôn muốn khám phá những bí ẩn của Trái đất. Với sự tiến bộ của khoa học và sự nghiên cứu miệt mài của những nhà nghiên cứu thì một số bí ẩn như hình dạng, kích thước, vị trí của TĐ đã được giải đáp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cô và các em sẽ tìm hiểu bài 1.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí của TĐ trong hệ mặt trời
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT
BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Nắm được tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời, biết được một số đặc điểm của hành tinh, vị trí, hình dạng, kích thước.
-Hiểu được một số khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc và biết một số công dụng của chúng.
-Xác định được các đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc trên quả địa cầu.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng xác định trên bản đồ và trên quả địa cầu.
-Cách sử dụng sách giáo khoa và bản đồ trong học tập địa lí đạt hiệu quả.
3. Thái độ
-Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên và bảo vệ hành tinh mình đang sống
-Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn địa lí trong nhà trường phổ thông.
II.Phương tiện dạy học
-Quả địa cầu, sách giáo khoa
III.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Vào bài: Trong vũ trụ bao la, Trái đất tuy rất nhỏ nhưng lại là hành tinh duy nhất có sự sống. Từ xưa đến nay, con người luôn muốn khám phá những bí ẩn của Trái đất. Với sự tiến bộ của khoa học và sự nghiên cứu miệt mài của những nhà nghiên cứu thì một số bí ẩn như hình dạng, kích thước, vị trí của TĐ đã được giải đáp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cô và các em sẽ tìm hiểu bài 1.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí của TĐ trong hệ mặt trời
Quan sát hình 1 và cho biết:
-Trong vũ trụ bao la có một ngôi sao lớn tự phát ra ánh sáng, ngôi sao đó được gọi là gì?
=> Mặt trời
-Có mấy hành tinh quay quanh mặt trời? Đó là những hành tinh nào?
=> Có 8 hành tinh quay quanh mặt trời, đó là Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ. Thiên Vương, Hải Vương.
+Vào thời cổ đại: 5 hành tinh được quan sát bằng mắt thường: thủy, kim, hỏa, mộc, thổ
+1781: nhờ có kính thiên văn, phát hiện ra sao Thiên Vương.
+1846: phát hiện sao Hải Vương
+1930: phát hiện ra sao Diêm Vương. Tuy nhiên 3 điều kiện để trở thành 1 hành tinh là: hành tinh đóphải quay quanh mặt trời, đủ lớn để có cho mình một trọng lực riêng với dạng khối cầu của nó, nó phải có quỹ đạo tự do cho những đối tượng nhỏ xung quanh nó và Diêm Vương tinh không đáp ứng được điều kiện thứ 3 nên bị giáng xuống thành hành tinh lùn và không còn thuộc hệ mặt trời.
Mặt trời cùng với 8 hành tinh quay quanh nó được gọi là gì?
Hệ mặt trời
Người đầu tiên tìm ra hệ mặt trời là Ni-cô-lai Cô-péc-nic
Trái đất ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt trời?
TĐ ở vị trí thứ 3
Với vị trí thứ 3 xa dần mặt trời thì TĐ cách Mặt trời 150 triệu Km, khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng, đây là điều kiện rất cần cho sự sống.
Theo sự tích “Bánh chưng, bánh dày” thì các em thấy được theo trí tưởng tượng của người xưa thì Trái Đất có dạng hình vuông. Vậy thì thật sự Trái đất có phải hình vuông hay không? Để biết được điều này, cô và các em sẽ bước vào phần 2.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến.
Các em quan sát hình 2, 3 trong SGK và cho cô biết Trái đất có hình gì? => hình cầu
Quan sát hình 2 trong SGK và cho biết độ dài bán kính và đường xích đạo là bao nhiêu?
Bán kính: 6370 km
Đường xích đạo: 40076 km
Em có nhận xét gì về kích thước của Trái đất?
-GV: để tìm hiểu phần này cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm, các e hãy quan sát hình 3 và thảo luận nội dung sau:
+Nhóm 1: Hãy cho biết các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? Độ dài của chúng ra sao?
+Nhóm 2: những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với đường kinh tuyến là đường gì? Độ dài của chúng ra sao?
+Nhóm 3: Trên quả địa cầu, nếu cách 1 độ ta vẽ được 1 đường kinh tuyến và 1 đường vĩ tuyến thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, bao nhiêu vĩ tuyến
+Nhóm 4: Đường kinh tuyến gốc và đường vĩ tuyến gốc có đặc điểm gì?
Các nhóm có thời gian là 3 phút để thảo luận, ghi lại câu trả lời sau đó trình bày.
Trả lời nhóm 3: 360 kinh tuyến, 181 vĩ tuyến.
Vậy đối diện Kinh tuyến 00 là kinh tuyến bao nhiêu độ? 1800
Các đường kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến gì?
Các đường kinh tuyến nằm bên trái đường kinh tuyến gốc là kinh tuyến gì?
Vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam có đặc điểm gì?
Người ta có thể vẽ vô vàn đường kinh tuyến vĩ tuyến lên bề mặt Trái đất nhưng thường chỉ vẽ một số đường để làm mốc. VD: 20, 40..
Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì từ cực Bắc tới cực nam có tất cả 181 vĩ tuyến: 90 ở Bắc, 90 ở nam và 1 đường xích đạo.
Ngoài thực tế trên bề mặt Trái đất không có các đường Kinh vĩ tuyến, chúng chỉ được thể hiện trên BĐ và quả địa cầu để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của con người.
I.Vị trí của TĐ trong hệ mặt trời
-Mặt trời cùng với 8 hành tinh quay quanh nó gọi là hệ mặt trời
-Trái đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời.
II. Hình dạng, kích thước của Trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến.
a.Hình dạng và kích thước
-Trái đất có dạng hình cầu
-Trái đất có kích thước rất lớn.
b.Hệ thống kinh – vĩ tuyến
-Kinh tuyến là những đường nối từ cực Bắc tới cực Nam.
-Vĩ tuyến là vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc kinh tuyến.
-Kinh tuyến gốc: kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Anh).
-Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 00
(xích đạo)
-Kinh tuyến đông là những đường kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
-Kinh tuyến tây là những đường kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
-Vĩ tuyến Bắc là nhữngvĩ tuyến nằm từ xích đạo lên cực Bắc.
-Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ cích đạo xuống cực nam.
4.Củng cố
-Xác định lại cực Bắc, cực Nam, kinh tuyến gốc, vi tuyến gốc, xích đạo, bán cầu Bắc, Bán cầu Nam, bán cầu Đông, bán cầu Tây.
5.Dặn dò
Học bài và trả lời câu hỏi
Chuẩn bị bài 3: Tỉ lệ bản đồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Vi tri hinh dang va kich thuoc cua Trai Dat_12376372.docx