Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)

1. Mục tiêu:

- Biết được đặc điểm hình dạng, độ cao và các thế mạnh về nông nghiệp của địa hình cao nguyên.

- So sánh được sự khác nhau giữa địa hình bình nguyên và cao nguyên.

2. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp: thảo luận, đàm thoại gợi mở.

- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật dạy học hợp tác.

3. Phương tiện:

 Hình ảnh cao nguyên, bình nguyên ( hình 40).

4. Tiến trình hoạt động:

 

docx8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên người dạy: Tạ Thị Phượng Môn: Địa lí Tiết: 2 Ngày dạy: 15/12/2017 Tên bài học: Bài 14: Địa hình bề mặt Trái đất (tiếp theo) Tiết PPCT: 16 Lớp: 6D Trường: THCS Trần Hưng Đạo GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh cần đạt: Kiến thức: - Nêu được đặc điểm địa hình, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi. - Nêu được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp. Kĩ năng: - Nhận biết được 3 dạng địa hình (đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mô hình. - Đọc bản đồ (lược đồ) địa hình xác định một số bình nguyên trên thế giới và ở Việt Nam. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thích khám phá khoa học. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ... - Năng lực chuyên biệt: + Tư duy tổng hợp lãnh thổ. + Sử dụng bản đồ. + Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh... II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Bản đồ tự nhiên thế giới. Lược đồ địa hình Việt Nam. Một số tranh ảnh, hình vẽ liên quan đến bài học. Các thiết bị hỗ trợ cho tiết học (máy tính, máy chiếu, phiếu học tập...). Học sinh: Sách, vở, dụng cụ học tập. Nghiên cứu trước bài học. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận, sử dụng bản đồ. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật sử dụng bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ... IV. Các hoạt động dạy và học: Ổn định lớp: (1 phút) lớp trưởng báo cáo sĩ số. Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi: Địa hình núi gồm mấy bộ phận? Căn cứ theo độ cao thì núi được chia thành mấy loại? Tiến trình bài mới: Tình huống xuất phát Mục tiêu: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát hình ảnh để nhận biết các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. - Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh. 2. Phương pháp và kỹ thuật dạy hoc: - Phương pháp: phương pháp trực quan. - Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi. 3. Phương tiện: Hình ảnh về các dạng địa hình. 4. Tiến trình hoạt động: - Bước 1: GV dẫn dắt, giao nhiệm vụ: + Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu một dạng địa hình rất phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta là địa hình núi. Ngoài địa hình núi và thì trên bề mặt đất còn có những dạng địa hình khác. Đó là những dạng địa hình nào cô mời các em xem những hình ảnh sau (cho học sinh xem ảnh). + Yêu cầu: Các em quan sát hình ảnh trên màn hình kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy cho cô biết các hình ảnh trên thể hiện những dạng địa hình nào? - Bước 2: Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời. - Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác bổ sung. - Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới: Qua phần trình bày của các bạn chúng ta được biết thêm những dạng địa hình khác trên Trái đất như bình nguyên, cao nguyên, đồi. Vậy những dạng địa hình này có đặc điểm hình thái ra sao, có vai trò như thế nào trong việc phát triển KT-XH. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo). Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm địa hình bình nguyên (đồng bằng): Mục tiêu: Biết được đặc điểm hình dạng, độ cao và các thế mạnh về nông nghiệp của địa hình bình nguyên. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Phương pháp: thảo luận, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi. Phương tiện: Hình ảnh bình nguyên, bản đồ tự nhiên thế giới, phiếu học tập. Tiến trình hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh địa hình đồng bằng, kết hợp kênh chữ ở mục 1 SGK trang 46, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau: + Nhóm 1, 2, 3: Nêu đặc điểm bề mặt và độ cao địa hình bình nguyên. Địa hình Bình nguyên (đồng bằng) Đặc điểm địa hình Độ cao + Nhóm 4, 5, 6: Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, bình nguyên được phân thành những loại nào? Nêu thế mạnh về nông nghiệp của địa hình bình nguyên. Địa hình Bình nguyên (đồng bằng) Phân loại Thế mạnh kinh tế - Bước 2: HS thảo luận và tìm câu trả lời. - Bước 3: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. (Mở rộng) GV cho HS xác định vị trí các đồng bằng của sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Cửu Long (Việt Nam) trên bản đồ tự nhiên thế giới. Địa hình Bình nguyên (đồng bằng) Đặc điểm địa hình Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Độ cao Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Phân loại Có hai loại bình nguyên: + Bình nguyên do băng hà bào mòn. + Bình nguyên do phù sa sông, biển bồi tụ. Thế mạnh kinh tế Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, Dân cư tập trung đông đúc. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình cao nguyên. Mục tiêu: Biết được đặc điểm hình dạng, độ cao và các thế mạnh về nông nghiệp của địa hình cao nguyên. So sánh được sự khác nhau giữa địa hình bình nguyên và cao nguyên. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Phương pháp: thảo luận, đàm thoại gợi mở. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật dạy học hợp tác. Phương tiện: Hình ảnh cao nguyên, bình nguyên ( hình 40). Tiến trình hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh kết hợp với kênh chữ trong mục 2 SGK trang 47, thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau: + Nêu đặc điểm hình dạng và độ cao của địa hình cao nguyên. + Nêu một số vai trò của cao nguyên trong việc phát triển kinh tế. + Quan sát hình 40 SGK trang 47, kết hợp với kênh chữ mục 1, 2 SGK trang 46, 47. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên? - Bước 2: HS nghiên cứu hình ảnh và thông tin trong SGK , thảo luận tìm câu trả lời. - Bước 3: HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc. - Độ cao tuyệt đối của cao nguyên thường từ 500m trở lên. - Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm địa hình đồi. Mục tiêu: Biết được đặc điểm hình dạng, độ cao và các thế mạnh về nông nghiệp của địa hình đồi. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Phương pháp: đàm thoại gợi mở; trực quan. Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật dạy học hợp tác. Phương tiện: Hình ảnh về địa hình đồi và một số hoạt động kinh tế vùng đồi. Tiến trình hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh kết hợp với kênh chữ trong SGK trang 47 và hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi sau: + Nêu một số đặc điểm của địa hình đồi? + Nêu những thế mạnh kinh tế của vùng đồi? - Bước 2: HS nghiên cứu hình ảnh và thông tin trong SGK tìm câu trả lời. - Bước 3: HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. (Mở rộng) Đồi và núi có gì giống và khác nhau? - Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải. Độ cao tương đối thường không quá 200m. - Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp. Tích hợp bảo vệ môi trường: Mỗi dạng địa hình đều có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển KT-XH. Là môi trường sống của con người và các loài sinh vật. Các dạng địa hình cũng chịu nhiều ảnh hưởng trong quá trình khai thác Củng cố, luyện tập: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh trò chơi Ai là triệu phú: Bước 1: GV lần lượt nêu câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm. Bước 2: HS suy nghĩ tìm câu trả lời. Bước 3: HS chọn câu trả lời đúng, HS khác bổ sung ( nếu có). Bước 4: GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng. Câu 1. Đỉnh núi cao nhất nước ta là A. Ngọc Linh. C. Cà Đam. B. Phan-xi-păng. D. Tây Côn Lĩnh. Câu 2. Độ cao tuyệt đối của núi được tính từ điểm nào đến điểm nào? A. Từ mực nước biển đến đỉnh núi. B. Từ sườn núi đến đỉnh núi. C. Từ chân núi đến gần đỉnh núi. D. Từ mực nước biển đến sườn núi. Câu 3. Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng nào? A. Đồng bằng. B. Biển. C. Núi lửa. D. Núi đá vôi. Câu 4. Có bao nhiêu nguyên nhân hình thành bình nguyên? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 5. Độ cao tuyệt đối của đồng bằng là bao nhiêu? A. Dưới 500m. B. 400-600m. C. Trên 500m. D. dưới 200m. Câu 6. Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng Bình-Trị-Thiên. C. Đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 7. Quá trình bồi tụ ở hạ lưu các con sông lớn thường hình thành nên dạng địa hình nào? A. Đồng bằng châu thổ. B. Bán bình nguyên. C. Cao nguyên. D. Đồng bằng ven biển. Câu 8. Độ cao tuyệt đối của cao nguyên là bao nhiêu? A. Dưới 500m. B. Trên 400m. C. 300m. D. Trên 500m. Câu 9. Cao nguyên Lâm Viên nằm ở vùng nào của nước ta? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 10. Đồi có độ cao tương đối là bao nhiêu? A. Trên 200m. B. Dưới 200m. C. Trên 500m. D. Dưới 500m. VI. Vận dụng, mở rộng: GV nhắc nhở HS học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK trang 48, soạn đề cương ôn tập học kì I. VII. Nhận xét, rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 14 Dia hinh be mat Trai Dat tiep theo_12313556.docx
Tài liệu liên quan